Hạt giống rau Tía tô

15.000đ 10.000đ -33%

Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là cây thuốc quý trong chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp của chúng ta. Nên thật khôn ngoan khi bạn trồng một cây tía tô trong vườn nhà đấy.


Còn hàng
1

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của cây tía tô

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic.

Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao (0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…) kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (canxi, phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) nên rất có nhiều công dụng cho cơ thể.

8 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BỘT LÁ TÍA TÔ VỚI SỨC KHỎE

Mọi bộ phận của cây tía tô đều hữu dụng. Chiết xuất từ tía tô được phát hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho do lạnh, làm cho ra mồ hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác dụng an thai.

Trị hen suyễn

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology vào tháng 6 năm 2000 cho thấy, dầu hạt tía tô có ảnh hưởng nhất định lên bệnh hen suyễn, giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị hen.

Giúp ngăn ngừa dị ứng

Lá tía tô có khả năng làm dịu các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, thở gắt,… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của lá tía tô trong việc điều trị các chứng mẫn cảm, dị ứng theo mùa và bệnh hen suyễn, nhờ các thành phần gồm quercetin, axit alpha-lineolic, luteolin và axit rosmarinic có trong lá tía tô.

Khả năng chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa Aldehyde trong tía tô có tác dụng ngăn chặn gốc tự do hình thành và gây tổn thương đến các tế bào và DNA.

Giải cảm 

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

Nấu cháo: Cháo giải cảm phải có thịt nạc xay, lá tía tô và gạo. Nấu cháo như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá thái chỉ.

Giảm tình trạng đau dạ dày

Hoạt chất Tanin và Glucosid chiết xuất từ tía tô có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét. Đồng thời, chúng còn giúp trung hòa, giảm acid trong dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng, đầy bụng cực kỳ hiệu quả.

Hơn nữa người bệnh bị trào ngược dạ dày và co thắt cũng nên dùng lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên dùng lá cây ở dạng nước sắc. Nhờ vậy mà cơ thể người bệnh mới hấp thụ nhanh hơn, giảm dịch vị về mức bình thường.

Tía tô: Công dụng, tác hại và cách dùng lá tía tô đúng

Ngăn ngừa bệnh tim 

Dầu hạt tía tô giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và acid béo không bão hòa omega – 3 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Chống viêm và dị ứng

Các thành phần hóa học chứa trong tía tô như Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin và giảm Cytokine, hạn chế xảy ra vấn đề viêm và dị ứng ở cơ thể.

Hỗ trợ chữa bệnh gút

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có hai cách để tận dụng loại lá cây này:

– Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau

– Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.

Trị viêm khớp dạng thấp

Các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu tía tô có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng viêm phát triển ở khớp, giúp điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.

Nếu cảm thấy nước tía tô xay khó uống thì hãy thử chuyên sang phương pháp đắp thuốc. Chỉ cần giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau cũng giảm đi đáng kể.

Thư giãn tinh thần

Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.

Công dụng làm đẹp từ tía tô 

Một vài nghiên cứu đã phát hiên hoạt chất chứa trong tía tô có tác dụng ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase ở chuột, giúp làm sáng da.

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.

Lá tía tô mang lại nhiều công dụng tuyệt vời
Tía tô có thể sử dụng để trong làm đẹp

Cách 1: Uống nước xay từ tía tô 

Cách làm: Lấy lá cây rửa sạch rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Hiệu quả của nước tía tô là tăng độ ẩm, chống lão hóa và làm mềm vết chai sần trên da. Lưu ý nên uống từ từ từng ngụm một để các dưỡng chất từ từ thấm vào da.

Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô

Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun trong nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ rồi tắm.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa cảm mạo

  • Cách 1: Lá tía tô, rửa sạch, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách làm này giúp thoát mồ hôi ra ngoài, giải cảm nhanh.
  • Cách 2: Dùng 15 – 20 gram lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 10 phút. Sau đó, giã nát và thêm một ít nước sôi, lọc lấy nước thuốc và uống. Để thuốc phát huy tác dụng, sau khi uống xong bệnh nhân nên nằm nghỉ và đắp chăn kín. Uống nước lá tía tô chữa cảm mạo chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em và người già.
  • Cách 3: Sử dụng lá tía tô nấu nước và xông. Bên cạnh đó cũng có thể dùng nước ngâm chân, giúp đẩy mồ hôi ra ngoài, giải cảm.

+ Điều trị chứng ho ở trẻ sơ sinh

Dùng 20 gram lá tía tô, 5 gram hoa khế, 5 – 10 gram hoa đủ đủ đực và 5 gram đường phèn. Tất cả các nguyên liệu trừ đường phèn được đem đi rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt, thêm đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê (tương đương 2,5 ml).

Chữa phong hàn, động thai với cây tía tô | VTV.VN

+ Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi, tắm cho trẻ. Hoặc cha mẹ cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho bé.

+ Giảm đau nhức do gout gây ra

Mỗi khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, người bệnh có thể hái một nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt sống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá tía tô uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

+ Điều trị sưng vú

Sử dụng 10 gram lá tía tô, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngừng.

+ Trị trúng độc do ăn hải sản

Dùng 10- gram lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống. Hoặc sắc thuốc lá tía tô khô và uống mỗi ngày.

+ Điều trị mụn thịt mụn cơm

Hái một nắm lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối để làm sạch bụi bẩn, ký sinh trùng và giảm bớt lượng lông trên lá. Sau đó, giã nát và thoa lên những nốt mụn. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần, giúp giảm mụn và làm sáng da.

+ Chữa bụng trướng

Lấy một ít lá tía tô đã được vệ sinh sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào uống.

+ Cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da

Sử dụng một nắm lá tía tô non, giã nát rồi đắp lên vết thương. Sau đó, dùng lá tía tô tươi sao vàng, nghiền nhỏ và rắc lên.

18 tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làm đẹp

Một số lưu ý khi dùng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và nhan sắc. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây nên những vấn đề sau:

  • Đối với bà bầu: Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
  • Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
  • Sau khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da, chờ ít nhất một giờ mới được ra nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Kỹ thuật trồng tía tô 

Rau tía tô có thể trồng được quanh năm.

Chuẩn bị:

+ Hạt giống: Nên chọn hạt giống từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và năng suất về sau

Hạt giống tía tô của Công ty Hà Nội Xanh mang nhiều ưu điểm như:

  • Hạt giống F1
  • Hạt giống đồng đều, sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm trên 90%
  • Không có hoá chất độc hại

Do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn.

+ Dụng cụ: có thể sử dụng các loại thùng xốp hoặc khay nhựa để làm thùng chứa đất.

+ Đất: Dùng đất tơi xốp (đất tribat, mùn dừa, đất thường trộn theo tỷ lệ 1:1:1)

Cách trồng và chăm sóc:

+ Gieo hạt: Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước chừng 5 tiếng. Sau đó rải hạt đều tay trên mặt thùng đất, rải 1 lớp đất ẩm mỏng lên trên sẽ giúp hạt nhanh mọc hơn.

+ Bón phân : Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón định kỳ 15 ngày/lần để tốt cho đất và cây, an toàn cho môi trường và rau sạch chuẩn organic.

+ Tưới nước tuỳ điều kiện thời tiết: trời mưa và độ ẩm cao thì tưới ít có thể tuần tưới 2 - 3 lần. Mùa hè nắng nóng thì ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Bất ngờ với 8 lợi ích sức khỏe của lá tía tô • Leep.app • Live ActiveThu hoạch: Khoảng 45 ngày sau khi gieo trồng, bạn có thể thu hái những lá già, ngọn cây cứng cáp. Sau khi hái hết lượt bạn tiếp tục tưới nước và bón phân định kỳ như trên để cây luôn phát triển xanh tốt, đảm bảo có rau dùng quanh năm luôn.