Hạt đậu Hà Lan đã tốt nhưng mầm đậu Hà Lan còn tốt hơn nhiều do quá trình nảy mầm đẩy hàm lượng các dưỡng chất lên cao. Các men tiêu hóa thực vật có trong mầm đậu Hà Lan giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng đồng nghĩa với gia tăng sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật.
Những lợi ích của rau mầm Đậu Hà Lan cho sức khoẻ
Mầm đậu Hà Lan cũng chứa nhiều vitamin K. 100g lá tươi chứa khoảng 24,8mg hoặc khoảng 21% nhu cầu hàng ngày của vitamin K-1 (phylloquinone). Vitamin K đã tìm thấy có một vai trò tiềm năng trong xương chức năng xây dựng hàng loạt bằng cách thúc đẩy hoạt động Osteo-dinh dưỡng trong xương. Nó cũng đã thiết lập được vai trò ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer bằng cách hạn chế thiệt hại tế bào thần kinh trong não.
Mầm Đậu Hà Lan tươi cũng có chứa một lượng đầy đủ các chất chống oxy hóa flavonoid như carotene, lutein và Zea-xanthin cũng như vitamin A (cung cấp 765 IU hoặc 25,5% RDA 100g). Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của màng nhầy, da và mắt nhìn. Hơn nữa, tiêu thụ trái cây tự nhiên giàu chất flavonoid giúp bảo vệ từ phổi và ung thư khoang miệng.
Mầm đậu Hà Lan tươi rất tốt trong acid ascorbic (vitamin C). Phần 40 mg/100 g hoặc 67% nhu cầu hàng ngày của vitamin C. Vitamin C là một tự nhiên hòa tan trong nước chống oxy hóa mạnh mẽ. Rau quả giàu vitamin này giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh và nhặt rác độc hại, các gốc tự do gây viêm trong cơ thể.
Phyto có nhiều trong mầm đậu Hà Lan tốt cho tóc, móng và da. Vitamin C có trong mầm đậu Hà Lan giúp tăng cường sản sinh collagen... Có nghĩa rằng ăn nhiều loại rau mầm này cho bạn làn da tươi trẻ.
Các loại rau xanh đậm trong đó có mầm đậu Hà Lan chứa lượng lớn vitamin nhóm B. Do đó cơ thể sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nhóm vitamin này nếu bạn thường xuyên ăn mầm đậu Hà Lan:
- Ăn ngon miệng, chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
- Tăng trưởng hồng cầu
- Cải thiện thị lực
- Cải thiện sức khoẻ não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương
- Vitamin B đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Những vitamin này hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi cũng như giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Đối với các bà mẹ tương lai, vitamin B có thể tăng mức năng lượng, giảm buồn nôn và giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.
Thông tin hạt giống rau mầm Đậu Hà Lan :
- Sản phẩm của Công ty Hà Nội Xanh (một nhà cung cấp hạt giống uy tín trên thị trường)
- Hạt giống đồng đều, không hoá chất bảo quản
- Sạch mầm bệnh (độ sạch >= 98%)
- Tỷ lệ nảy mầm cao (>= 80%)
- Năng suất 0.8 - 1.2kg/100g hạt giống
- Thu hoạch 5-7 ngày sau trồng
- Xuất xứ: Italia
- Mùa vụ: gieo trồng quanh năm
Cách trồng rau mầm Đậu Hà Lan:
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
- Hạt giống
- Đất trồng (giá thể): đất tribat trồng rau mầm hoặc đất sạch tribat.
- Khay: Có thể sử dụng các loại khay trồng mầm chuyên dụng hoặc các loại xay xốp, nhựa khác.
- Kệ: Có thể có hoặc không tùy không gian và mục đích trồng.
- Giấy: Dùng giấy mềm để lót trên bề mặt giá thể, tránh bị dính giá thể lên cây khi thu hoạch.
- Bìa caton hoặc bìa cứng để che mặt khay 1-2 ngày sau trồng.
- Bình tưới có vòi phun sương
Cách bước tiến hành:
- Bước 1: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 2 - 3h
- Bước 2: Cho giá thể vào trong khay với độ dày 2 - 3cm đây là độ dày thích hợp nhất cho rễ bám chặt vào giá thể tránh đổ ngã. Làm phẳng bề mặt tránh sau bị dồn hạt, sau đó trải giấy mềm lên trên bề mặt giá thể và tưới ẩm .
- Bước 3: Gieo lên trên bề mặt giá thể đã chuẩn bị, gieo đều tay cho hạt dải đều trên bề mặt. ước lượng khoảng 10g/40cm² giá thể. Tưới phun lại 1 lần nữa rồi lấy tấm bìa cứng lên trên mặt khay.
- Sau 1 ngày hạt sẽ nảy mầm lúc này ta tiến hành bỏ tấm bìa cứng trên mặt khay ra và đưa khay hạt ra nơi có ánh nắng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp. Mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cung cấp đủ lượng ẩm cho khay hạt.
- Bước 4: Sau 5 - 7 ngày là thu hoạch được. Trước khi thu 1 ngày giảm tưới hoặc ngưng tưới tùy độ ẩm của giá thể. Dùng dao bén cắt sát mặt gốc hoặc nhổ rau mầm nên dùng kéo cắt bỏ phần rễ, rửa sạch và sử dụng chế biến món ăn.
Cách chế biến rau mầm Đậu Hà Lan:
Có nhiều cách dùng rau mầm Đậu Hà Lan như hấp, luộc, nấu canh, nhúng lẩu, nấu súp, cháo, xào với thịt lợn, bò, gà, tôm... Nhưng lưu ý rau mầm rất non và dễ chín, nên các bạn chỉ cho rau mầm vào nồi trong vòng 1 - 2 phút thôi nhé.
Cách dùng tốt nhất là ăn sống để bảo toàn nguyên các chất dinh dưỡng có trong rau: trộn salad, xay sinh tố, ép nước...
Mầm rau Đậu Hà Lan có vị ngọt, mềm và nhiều men tiêu hoá nên rất tốt cho trẻ ăn dặm.…
Xem thêm