Chùa Hồi Long: mái ấm chở che những mảnh đời bất hạnh

25/11/2024 | 27

Thương cảm với những mảnh đời bất hạnh, suốt nhiều năm tháng qua, sư cô Thích Đàm Ngoan - trụ trì chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá) đã đang cưu mang, nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc chẳng may mồ côi cha mẹ.

Nhân duyên đặc biệt

Từng học tại trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhưng cô nữ sinh Nguyễn Thị Tâm tự nhiên hữu duyên với phật pháp nên đã chọn theo con đường phụng sự cao cả, thiêng liêng, con đường mà không phải ai cũng theo được.

Nhớ lại những ngày đầu năm 2008 mới được bổ nhiệm về làm trụ trì chùa Hồi Long, sư cô kể, chùa lúc đó chỉ là 3 gian nhà cấp 4 làm tạm để thờ phật, xung quanh hoang sơ, cỏ cây mọc um tùm. Ngôi chùa có tuổi đời cả nghìn năm từ thời nhà Lý, do thời gian và chiến tranh tàn phá khiến ngôi chùa ít nhiều bị hư hỏng, xuống cấp. Sau 1 thời gian cùng với sự chung tay của phật tử và khách thập phương khắp nơi, chùa mới được khang trang như ngày nay.

Ni cô Thích Đàm Ngoan và mái ấm của những đứa trẻ bất hạnh

Xuất phát từ thiện tâm thích chơi với trẻ con nên Sư cô hay đi đến các trường mầm non và rồi phát hiện ra có không ít bé mồ côi nên sư cô phát nguyện lớn cưu mang, nuôi dưỡng các bé đó.

Cùng với tâm niệm chùa không những là nơi du khách đến dâng hương mà còn là mái ấm tình thương của những mảnh đời bất hạnh, sư thầy đã nuôi quyết tâm thành lập một trung tâm từ thiện xã hội ở đây. 

Bằng sự tâm huyết của mình, đầu năm 2019, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long chính thức đi vào hoạt động. Từ đó, cứ ít tháng lại có một đứa trẻ bị bỏ lại cổng chùa hoặc được người dân đưa đến nhờ nhà chùa chăm sóc.

Mái nhà chung của những mảnh đời bất hạnh

Đến xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá hỏi thăm về sư cô Thích Đàm Ngoan - trụ trì chùa Hồi Long, người dân địa phương ai ai cũng biết đến bởi sư cô cũng là người thành lập và phụ trách một trung tâm từ thiện xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi ngay tại chùa.

Sư cô có dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất kiên định, giàu ý chí, nguyện dành cả đời phụng sự Phật pháp và cưu mang trẻ mồ cô... Đó là những gì người ta nói về sư cô Thích Đàm Ngoan.

Sư cô Đàm Ngoan dẫn chúng tôi đi một vòng tham quan khuôn viên chùa và thăm những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, tại đây, ngoài cảnh thanh tịnh của nơi cửa Phật, thì xen vào đó là tiếng cười đùa, tiếng ê a, bi bô hồn nhiên của trẻ nhỏ.

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

Sư cô Thích Đàm Ngoan bên các trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng tại trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Ảnh: Hoài Thu

Bằng sự tâm huyết của mình, đầu năm 2019, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đã chính thức đi vào hoạt động. Từ đó, cứ ít tháng lại có một đứa trẻ bị bỏ lại cổng chùa hoặc được người dân đưa đến nhờ nhà chùa chăm sóc.

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

Ảnh: Hoài Thu

Chia sẻ về công việc của mình, sư cô Thích Đàm Ngoan cho biết, khó khăn nhất là những ngày đầu chưa quen với cách nuôi một đứa trẻ. Những đứa mới lọt lòng thì phải học cách pha sữa, cho con ăn uống theo độ tuổi ra làm sao. Những đứa lớn hơn chút sẽ dạy chúng lễ phép, kính trọng người lớn, nhường nhịn, yêu thương nhau…

Mặc dù thời gian đầu, trung tâm gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí, thiếu cả kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, song với tâm niệm "Dẫu xây chín bậc phù đồ/Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người", sư cô không quản ngại khó khăn, vất vả, vẫn niềm nở đón nhận.

Cứ như thế, 5 năm nay qua, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đã trở thành mái ấm của những đứa trẻ bất hạnh bị chính gia đình chối bỏ. Không có tình cảm của cha mẹ, anh chị em ruột, thay vào đó, các con lại được sư cô tận tâm nuôi dưỡng nên người.

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 4.

Những đứa trẻ mới lọt lòng bị bỏ lại cổng chùa được sư cô tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng. Ảnh: Hoài Thu

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 5.

Những đứa trẻ ở đây luôn biết yêu thương, nhường nhịn nhau. Ảnh: Hoài Thu

Mỗi đứa trẻ khi đến đây mỗi em một hoàn cảnh, một số phận chẳng ai giống ai. Tuy nhiên, khi được cưu mang tại mái ấm này, các em đều được yêu thương, quan tâm chăm sóc như con ruột.

Những đứa trẻ dù lành lặn hay bệnh tật, đều được đặt cho những cái tên rất đẹp, Bảo Minh, Bình An, Bình Minh, Bảo An, Hải Yến…Với sư cô Thích Đàm Ngoan, những cái tên này mang đầy ý nghĩa, đó là hy vọng tương lai đứa trẻ sẽ may mắn, bình an và hạnh phúc.

Em Lường Thị Hải Yến (11 tuổi, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long) chia sẻ: "Thầy là người nghiêm khắc nhưng cũng rất yêu thương chúng em. Thầy đã dạy cho chúng em biết nhiều điều hay lẽ phải. Sau này trưởng thành, dù có đi đâu làm gì, em cũng không quên công ơn của thầy, không quên các anh chị em cùng sinh sống ở đây".

Ngoài việc chăm sóc, lo cái ăn cái mặc cho đứa trẻ bất hạnh kia, sư cô Thích Đàm Ngoan cũng liên hệ với các bệnh viện để tổ chức khám định kỳ, cấp thuốc, đảm bảo sức khỏe cho các em và tạo điều kiện cho các em nhỏ được đến trường, học hành tử tế.

"Tôi coi việc cưu mang các cháu nhỏ là do nhân duyên. Thời gian tới, những bé không may mất cha mẹ, người thân đưa tới hoặc các bé không may bị bỏ rơi thì trung tâm vẫn nhận nuôi dưỡng. Vì gia đình đã quyết định gửi các bé vào đây nghĩa là họ đang rất khó khăn, cần sự giúp đỡ của chùa để nuôi dạy các cháu.

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 6.

Trong 5 năm qua, trung tâm đã cưu mang nuôi dưỡng hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt. Ảnh: Hoài Thu

Sau này tôi già yếu, không còn làm được nhiều việc nữa thì sẽ giao lại trách nhiệm này cho một đệ tử nào đó có đủ tâm đức, nhiệt huyết và cả tài trí để giúp đời, giúp người", sư cô Thích Đàm Ngoan tâm sự.

Hiện Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đang nuôi dưỡng hơn 100 đứa trẻ, có cháu họ mang đến cổng chùa, hay những chùa xung quanh bỏ lại, có cháu bố mẹ ly hôn, ốm đau, đi tù...người thân mang đến. 

Cháu nhỏ nhất đang còn bế nằm ngửa, có cháu đã ra trường đi làm. Các cháu nhỏ học mầm non trong chùa, các bậc còn lại học trong xã, huyện, có cháu đang học đại học, có cháu đã ra đi làm, xây dựng gia đình. Ngoài ra sư còn đỡ đầu cho hàng chục cháu bên ngoài chùa nữa.

Tấm lòng nhân ái của vị sư cô cưu mang hàng chục trẻ mồ côi ở Thanh Hóa - Ảnh 7.

Sư cô luôn dành thời gian vui đùa cùng các em nhỏ. Ảnh: Hoài Thu

Với mong muốn những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi không chỉ được chăm sóc chu toàn mà còn được giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, ngày 1/6/2023 được sự đồng ý và hỗ trợ của Giáo hội phật Giáo Tỉnh Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, xã Hoằng Thanh, chùa Hồi Long đã tổ chức Lễ khánh thành Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng ngay tại chùa.

Thanh Hóa: Khánh thành Trường Mầm non Búp Sen Hồng - Chùa Hồi Long | Giác  Ngộ Online

Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng ra đời dành cho các cháu bé đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long, con em phật tử, con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Hoằng Thanh và các xã lân cận

Khánh thành trường mầm non dành cho trẻ mồ côi tại Thanh Hóa

Đến với những nơi khó khăn nhất

Bên cạnh việc chăm sóc các bé ở Chùa Hồi Long, Sư Cô Thích Đàm Ngoan còn lặn lội không quản gian nan đến với những vùng sâu, vùng xa, miền núi khắp các tỉnh phía bắc đến miền trung để giúp đỡ vật chất và động viên tinh thần tới những trẻ em, bà con còn trong cảnh khổ sớm vượt qua khó khăn. Đó là hành trình đầy gian nan Sư Cô đã đang làm với tất cả nhiệt tâm của tấm lòng nhân ái mênh mang. 

Đều đặn hàng năm, sư cô Thích Đàm Ngoan đều đi đến những vùng đặc biệt khó khăn để làm thiện nguyện.Chùa Hồi Long, nơi mái nhà chung của trẻ mồ côi - Ảnh 2.Sư cô Thích Đàm Ngoan luôn quan tâm, giúp đỡ các cháu.

Sư cho biết, gần như tất cả các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên... lịch trình hàng năm sư đều đã từng đặt chân tới với những suất quà ấm tình người, san sẻ yêu thương. Mới đây, cùng với những mạnh thường quân tặng 200 suất quà, đồng thời khởi công điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên với số tiền 500 triệu đồng...

Đối với các tỉnh miền Trung thường xuyên gánh chịu những cơn bão, lũ, qua những chuyến đi dài, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... sư thầy luôn thấy thôi thúc phải làm điều gì đó.

"Đến tận những bản, làng xa xôi của các tỉnh phía Bắc, hoặc những nơi xảy ra lũ lụt mới thấy người dân cơ cực, vất vả biết chừng nào. Những lúc đó, cố gắng kêu gọi, vận động được thêm nhiều suất quà để người dân vơi bớt khó khăn", sư cô Thích Đàm Ngoan tâm sự.

Chùa Hồi Long, nơi mái nhà chung của trẻ mồ côi - Ảnh 3.

Cùng với những mạnh thường quân khởi công điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Tại tỉnh Thanh Hóa, sư trụ trì chùa Hồi Long đặc biệt quan tâm tới các huyện miền núi phía Tây. Mới trở về sau chuyến đi tới xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân tặng quà và tiền cho các hộ nghèo ở vùng biên giới, sư cô Thích Đàm Ngoan cho biết thêm: "Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học tôi lại tới các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát... để tặng sách vở, quần áo, máy lọc nước cho nhà trường và các cháu. Đối với các huyện miền xuôi, khi biết những mảnh đời khó khăn dù ít hay nhiều chùa đều có quà chia sẻ".

Đặc biệt là Tết Trung Thu, Tết thiếu nhi, nhà chùa thường xuyên tổ chức cho các cháu vui đón tết ở những điểm trường, với mong muốn các cháu có được cái bánh, cái kẹo, cũng như cảm nhận tình cảm ấm áp từ phía nhà chùa.

Chùa Hồi Long, nơi mái nhà chung của trẻ mồ côi - Ảnh 4.

Gần như tất cả các tỉnh phía Bắc sư cô đều từng đặt chân tới để làm thiện nguyện.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra đại dịch COVID -19, cùng với MTTQ huyện Hoằng Hóa, chùa Hồi Long gửi 15 xe container hàng hóa ủng hộ người dân TP. Hồ Chí Minh trong lúc bị phong tỏa, hàng chục xe hàng hóa phục vụ cho các khu cách ly tại các huyện trong tỉnh Thanh Hóa.

Cố gắng tạo thêm nguồn thu để chăm sóc tốt hơn cho các con và làm được nhiều việc thiện lành hơn

Về chi phí nuôi dưỡng trẻ, theo sư cô Ngoan, mỗi tháng tiền trả lương cho bảo mẫu, giáo viên mầm non, người nấu ăn, bảo vệ… rồi tiền ăn, học, dụng cụ học tập, sách vở và chi phí sinh hoạt của chừng ấy con người cũng hết cả hàng trăm triệu đồng/tháng... Đó là chưa kể những lúc trẻ ốm đau đi viện, tiền thuốc men.

Có thể là hình ảnh về ‎1 người, nước hoa, sản phẩm chăm sóc tóc và ‎văn bản cho biết '‎اففنالا AMTOTHIOA ピン Ho Paaia CHEIA Ủ XẢ THẢO DƯỢC HƯƠNG HƯƠNGHÓILONG HOILONG DẦU GỘI THẢO DƯỢC HƯƠNG HOILONG HỒI Chiết Kийr từ các thảo dược: Nha DamLH פה Trứe Bách Gung CoMán H เง้น. ga Chúm Hương mọc mml mẩm nàm nR tóc. Suốn Muợt Chốc Khỏe Chiết xuất từ các ป้าส่ง dược: โริม ซ De G Thi bl Ck Thàn 500ml OCOP Sudn MUgr Chác Khóo 500ml OCOP ·…‎'‎‎

 

Do đó, để có thêm nguồn kinh phí để nuôi, chăm sóc trẻ, mấy năm trở lại đây sư cô Đàm Ngoan đã bắt tay vào nghiên cứu và tạo ra nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc thuần thiên nhiên gồm tinh dầu sả, dầu gội đầu, nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn... trước hết là cho các con trẻ trong chùa dùng vì tính an lành của sản phẩm từ cỏ cây hoa lá, sau là cung cấp ra thị trường, đến nay các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao và được hàng nghìn phật tử cũng như khách hữu duyên trên cả tin dùng.

Chùa Hồi Long, nơi mái nhà chung của trẻ mồ côi - Ảnh 8.

Ngoài giờ đi học, các cháu tại trung tâm phụ giúp việc dán nhãn các loại sản phẩm do nhà chùa sản xuất.

Mặc dù đây đều là các mô hình mới nhưng hiệu quả đem lại rất khả quan giúp nhà chùa có nguồn thu để đảm bảo hoạt động cho trung tâm.

Quý vị hữu duyên quan tâm xin hoan hỷ truy cập vào trang Facebook của chùa Hồi Long là kênh phân phối chính thức các sản phẩm như trên.

Chuyện về sư cô cưu mang những mảnh đời bất hạnh | Xã hội | Báo Văn Hóa  Online

"Trước mắt còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi đang cố gắng hết sức để đảm bảo sản xuất và có nguồn thu duy trì trung tâm. Tâm nguyện duy nhất của tôi là để các cháu có một mái ấm, sau này khôn lớn trưởng thành, các cháu vẫn nhớ nơi đây là nhà để có thể trở về bất cứ lúc nào", sư cô Thích Đàm Ngoan chia sẻ.

---------

Thắm Lê tổng hợp từ danviet.vn, suckhoedoisong và một số nguồn khác (có sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thời điểm hiện tại)


(*) Xem thêm

Bình luận