Hạt giống rau Mồng tơi

15.000đ 10.000đ -33%

Rau mồng tơi là loại rau xanh rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Rau mồng tơi thường được trồng trong mùa hè - thu, thường được dùng nấu canh suông hoặc kết hợp với cá, tôm, cua... tạo nên những món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nắng nóng. 


Còn hàng
1

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau rất phổ biến trong mọi bữa ăn của người Việt Nam. Trong 100g rau mồng tơi có chứa 93% nước, 1,4% glucid, 1,85 ptoid, 0,3g chất béo, 2,5g chất xơ, 109mg canxi, 52mg photpho, 1,2mg sắt, 800 IU vitamin A, 0,05mg thiamin, 140mg forlate, 102mg acid ascorbie (vitamin C) và chỉ chứa 19kcal năng lượng. Hơn nữa, rau mồng tơi còn chứa vitamin PP, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể chúng ta.

1. Rất tốt cho mẹ bầu:

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A và sắt. Trong 1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần.

cây mồng tơi

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể bao các dịch nhầy ở mắt, phổi, ruột và cơ quan sinh dục giúp ngăn chặn sự xâm nhậm của vi khuẩn và các tác nhân lây nhiễm khác, hỗ trợ sản xuất các tế bào bạch cầu, giảm nguy cơ tử vong ở trẻ em do bệnh sởi, sốt rét gây ra.

Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

2. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

3. Trị núm vú sưng: Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

4. Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

5. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng; hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

6. Chữa yếu sinh lý nam giới: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

7. Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

8. Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1- 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

9. Giảm chất béo, cholesterol: 

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh. Chất nhầy pectin có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. 

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.

tác dụng rau mồng tơi

10. Trị hơi thở nóng khó chịu: Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa.

11. Chữa chảy máu cam: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu, máu sẽ cầm ngay.

12. Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.

13. Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay 2 - 3 lần.

14. Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang).

15. Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt , bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

16. Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.

17. Trị bệnh trĩ: Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).

Những lưu ý khi dùng rau mồng tơi

Những người bị sỏi thận không ăn rau mồng tơi vì trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận . Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Ăn rau mồng tơi có tốt không? | Vinmec

Ngoài ra, những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Loại rau này kỵ với thịt bò. Khi kết hợp chúng cùng nhau sẽ làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi, đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những trường hợp đang bị táo bón mà ăn rau mồng tơi chung với thịt bò sẽ khiến tình trạng khó đi cầu càng thêm nghiêm trọng.

Bạn cũng không nên nấu phô mai cùng với rau mồng tơi. Cả hai nguyên liệu này đều giàu đạm nên khi ăn chung sẽ gây dư thừa năng lượng, làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột.

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi tại nhà hiệu quả

1. Lựa chọn hạt giống

Hầu hết mọi người hay nghĩ rằng hạt giống phải ngâm ủ trước khi gieo trồng sẽ cho kết quả nảy mầm tốt hơn, tuy nhiên điều này là không cần thiết khi bạn lựa chọn hạt giống được sản xuất bởi công ty uy tín tại Việt Nam. Hạt giống rau mồng tơi của Hà Nội Xanh hạt to, mẩy, kích thước hạt giống đồng đều, không cần ngâm ủ và đảm bảo tỷ lệ nảy mầm > 90%.

Hạt giống mồng tơi cao sản gói 20 gram xuất xứ Việt Nam | Shopee Việt Nam

Hầu hết các loại hạt giống có xuất xứ nước ngoài do quá trình lưu chuyển và bảo quản lâu nên đã được xử lý hạt ngủ đông, do vậy trước khi gieo trồng phải ngâm ủ để kết thúc quá trình ngủ đông này, kích thích hạt nảy mầm. Vì thế lời khuyên đầu tiên cho các bạn là hãy lựa chọn hạt giống rau mồng tơi có xuất xứ Việt Nam.

2. Gieo trồng rau mồng tơi

- Khay trồng: Mồng tơi là cây tương đối dễ tính, bạn có thể lựa chọn bất cứ loại thùng chậu nào sẵn có trong nhà để trồng: chậu nhựa, thùng xốp... nếu có điều kiện bạn nên mua loại chậu thông minh đang sẵn bán trên thị trường, nó gúp bạn đỡ vất vả trong việc tưới tắm và dọn dẹp vệ sinh sau này.

- Đất trồng: dùng đất tơi xốp, pha nhiều cát, thông thoáng, khả năng thoát nước cao. Nếu không thể tìm được loại đất đạt yêu cầu trên bạn có thể sử dụng đất sạch giàu dinh dưỡng tribat cũng rất tốt.

- Gieo hạt: Cây mồng tơi khi phát trưởng thành sẽ rất to và là cây thu hoạch quanh năm, do đó bạn phải đảm bảo mỗi cây cách nhau tối thiểu 10cm khi gieo trồng, với chậu thông minh kích thước 67 x 24 x 20cm chỉ nên trồng tối đa là 15 cây/ chậu.

Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng đủ để che phủ và giữ ẩm cho hạt, tưới nước bằng bình tưới hoa sen 2 lần/ ngày, sau 5-7 ngày hạt mồng tơi sẽ bắt đầu nảy mầm.

Quá trình sau đó, nếu được trồng bằng đất dinh dưỡng tribat bạn không cần bón thêm bất cứ loại phân nào cho cây, chỉ cần tưới nước 1 lần/ ngày, sau 3-4 tuần rau mồng tơi đã cho thu hoạch, rất xanh non, ngọt và sạch hoàn toàn.

3. Bón phân sau thu hoạch

Bạn dùng kéo sắc cắt ngọn mồng tơi tại vị trí ngay phía trên hai lá mầm của cây, việc làm này gúp cây nhanh chóng nảy 2 nhánh mới ở hai bên của lá mầm. Cuối cùng bổ sung thêm 2cm đất tribat vào chậu, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

Bạn nên bón phân hữu cơ vi sinh có thể tự ủ hoặc mua để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, môi trường đất.

Để đạt năng suất cao nhất, bạn thu hoạch toàn bộ rau cho vào túi bóng và cất trong tủ lạnh dùng lâu dài ( rau mồng tơi tự trồng có thể để trong tủ lạnh cả tuần không hỏng), sau đó lại tiếp tục quá trỉnh bón phân như đã nói, 2 tuần sau bạn lại thu hoạch 1 lứa rau mới.

Những món ăn ngon với rau mồng tơi

1. Rau mồng tơi xào tỏi

cach-nau-rau-mong-toi-voh-0
Rau mồng tơi xào tỏi (Nguồn: Internet)

Rau mồng tơi xào tỏi là một trong những món ăn ngon, hấp dẫn từ rau mồng tơi. Món ăn với cách chế biến đơn giản và rất dễ dàng, dù cho bạn có vụng về trong nấu nướng cũng có thể làm được.

1.1 Nguyên liệu

  • Mồng tơi: 500g

  • Tỏi: 5 tép
  • Nước mắm, dầu ăn
  • Gia vị thông dụng

1.2 Cách làm món rau mồng tơi xào tỏi

Mồng tơi mua về nhặt lấy lá và phần non đem đi rửa sạch qua nước muối 1 lần, sau đó rửa lại với nước sạch.

Củ tỏi lột vỏ và đập dập.

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu ăn vào đợi dầu nóng thì cho tỏi đã đập dập vào đảo sơ. Sau đó, cho rau mồng tơi đã rửa sạch vào xào.

Nêm nếm gia vị với các loại như muối, hạt nêm, đường theo khẩu vị, rồi đảo đều đến khi rau mồng tơi chín thì tắt bếp.

Cho món ăn ra đĩa, thêm chút hành ngò, tiêu xay nếu thích là món ăn đã hoàn thành rồi.

2. Canh mồng tơi nấu tôm

cach-nau-rau-mong-toi-voh-2
Canh mồng tơi nấu tôm (Nguồn: Internet)

Những món canh luôn rất dễ ăn, dễ nấu. Chẳng hạn như món canh mồng tơi nấu tôm cũng là một món canh đơn giản, dễ nấu có vị ngon ngọt thanh mát cho mâm cơm gia đình.

2.1 Nguyên liệu

  • Mồng tơi: 300g

  • Mướp hương: 1 trái
  • Hành tím băm: 1 muỗng canh
  • Tôm khô: 100g
  • Hành lá: 2 nhánh
  • Dầu ăn
  • Nước mắm
  • Gia vị thông dụng

2.2 Cách làm canh mồng tơi nấu tôm

Tôm khô mua về loại bỏ bụi bẩn, rửa sạch lại với nước vài lần. Sau đó cho tôm vào chén và ngâm với nước ấm hoặc nước lọc khoảng 1 tiếng để tôm được nở mềm.

Mướp hương gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc vừa ăn.

Rau mồng tơi nhặt lá và ngọn non, đem rửa sạch với nước.

Hành lá bỏ gốc cắt nhuyễn.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho hành tím băm vào phi thơm. Khi nghe có mùi bạn cho phần tôm vào xào khoảng 5 phút.

Sau đó, cho vào nồi khoảng 1 lít nước lọc (lượng nước gia giảm theo số người ăn) đun sôi. Nước sối tiến hành cho rau mồng tơi vào và nêm nếm gia vị với nước mắm, đường, hạt nêm theo khẩu vị, tắp bếp là hoàn thành món ăn.

3. Canh mồng tơi nấu nghêu

cach-nau-rau-mong-toi-voh-3
Canh mồng tơi nấu nghêu (Nguồn: Internet)

Tương tự như món canh mồng tơi nấu tôm, canh mồng tơi nấu nghêu cũng là một món ngon từ rau mồng tơi mà bạn không nên bỏ qua.

3.1 Nguyên liệu

  • Rau mồng tơi: 300g

  • Ngao: 500g
  • Gia vị thông dụng

3.2 Cách làm canh mồng tơi nấu nghêu

Ngao mua về loại bỏ con chết, ngâm ngao trong nước khoảng 2 tiếng có thêm một vài miếng ớt để cho ngao nhanh mở miệng và nhả sạch cát, chà sạch vỏ rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.

Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào, khi nước sôi, cho ngao vào nồi cùng 2 muỗng cà phê muối, đậy nắp và luộc cho đến khi ngao mở miệng và chín đều.

Sau khi luộc, bạn vớt ngao ra, tách thịt ngao ra khỏi vỏ, ngâm trong tô nước lạnh thêm 5 phút nữa rồi vớt ra và để ráo nước. Đối với phần nước luộc, bạn đợi cho cát lắng hết xuống đáy rồi từ từ đổ ra tô, sau đó bỏ phần cát đi, rửa sạch nồi rồi cho nước luộc vào lại.

Bạn nhặt lá sâu, dập nát, ngâm rau mồng tơi trong nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra và để ráo. Khi rau ráo nước, bạn cắt rau thành từng đoạn vừa ăn.

Bạn nấu sôi nước luộc ngao, sau đó, cho ngao vào nấu 2 phút rồi cho hết rau mồng tơi vào nấu cùng trên lửa vừa. Sau khoảng 3 phút nấu, canh sôi, bạn hớt lớp bọt trên mặt rồi nêm canh với 1 muỗng cà phê hạt nêm là hoàn thành.

4. Canh cua rau đay mướp và mồng tơi

cach-nau-rau-mong-toi-voh-4
Canh cua nấu rau đay, mướp hương và mồng tơi (Nguồn: Internet)

Rau đay, mướp hương, mồng tơi và cua đều là những nguyên liệu rất dễ tìm, kết hợp chúng lại với nhau sẽ mang đến một món ăn ngon khỏi chê.

4.1 Nguyên liệu

  • Cua đồng: 500g

  • Mồng tơi: 1 bó
  • Rau đay: 1 bó
  • Mướp hương: 1 quả
  • Dầu ăn
  • Gia vị thông dụng

4.2 Cách nấu canh cua rau đay mồng tơi

Cua đồng mua về rửa sạch, tách mai, lột bỏ phần yếm rồi khều lấy hết gạch cua ra để riêng.

Thịt cua đem đi giã hoặc xay cùng một ít muối. Hòa phần cua nhuyễn với nước lọc qua rây lưới nhỏ để bỏ phần bã vỏ cua.

Rau đay, mồng tơi nhặt và rửa sạch. Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi.

Mướp hương gọt vỏ và rửa sạch. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi cắt miếng chéo.

Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài. Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang một bên rồi cho mướp hương vào trước, sau khoảng 2 phút thì cho rau đay và mồng tơi vào, nêm gia vị vừa ăn.

Phần gạch cua đem đi chưng bằng cách cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch cua vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn ăn cùng cơm nóng.

5. Canh thịt xay mồng tơi

cach-nau-rau-mong-toi-voh-5
Canh thịt xay rau mồng tơi (Nguồn: Internet)

Nếu vẫn còn băn khoăn rau mồng tơi nấu gì ngon thì hãy thử nấu món canh thịt xay mồng tơi theo công thức bên dưới để có thể thưởng thức được một món ăn thanh đạm, bổ dưỡng.

5.1 Nguyên liệu

  • Thịt heo băm: 300g

  • Rau mồng tơi: 300g
  • Hành tím: 5 củ
  • Dầu ăn, nước mắm
  • Gia vị thông dụng

5.2 Cách nấu canh thịt xay mồng tơi

Thịt băm cho vào tôm nêm nếm gia vị với hạt nêm, đường, tiêu theo khẩu vị, trộn đều hỗn hợp cho thấm gia vị, rồi ướp thịt trong khoảng 15 phút.

Mồng tơi nhặt bỏ lá hư và lá sâu, rồi đem rửa sạch với nước, cắt mồng tơi thành những khúc vừa ăn

Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào nồi. Khi dầu nóng bạn cho hành tím vào phi thơm. Sau đó cho thịt băm vào xào trên lửa vừa khoảng 5 – 10 phút.

Khi thịt chín săn lại, bạn cho vào 1 lít nước (có thể gai giảm theo số lượng người ăn) đun sôi. Khi nước sôi, cho vào 2 muỗng canh nước mắm và nêm nếm lại cho vừa ăn. Sau đó cho rau mồng tơi vào, đảo đều cho mồng tơi chín thì tắt bếp.

Múc canh ra tô, cho thêm hành ngò và tiêu cho thơm, ăn ngon hơn khi canh còn nóng.

-----

Rau mồng tơi có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nên bạn hãy thường xuyên bổ sung món rau này vào thực đơn của gia đình mình nhé. Sẽ càng tuyệt vời nếu bạn chế biến và thưởng thức những món ăn ngon với rau mồng tơi do chính tay mình trồng ra phải không nào?!