Dùng điện thoại, máy tính, ti vi để trẻ ngồi yên và dễ bảo hơn - Nhiều cha mẹ đang “hại con” mà không biết!

10/02/2022 | 363

Nhiều cha mẹ vì bận rộn mà khi con còn quá bé đã đưa điện thoại, máy tính cho con xem hay chơi để được yên thân làm việc của mình hoặc nuông chiều con một cách mù quáng, dần hình thành một thói quen cực kỳ nguy hại cho con. Hình ảnh những đứa trẻ cắm mắt chú ý vào màn hình smartphone hay máy tính bảng đã trở nên rất quen thuộc ngày nay. Tuy nhiên, bạn có biết cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ từ sớm và quá nhiều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục về sau không?

Dùng điện thoại để trẻ ngồi yên và dễ bảo hơn, nhiều cha mẹ đang “hại con” mà không biết: Trẻ dưới 1 tuổi xem điện thoại càng nhiều, nguy cơ mắc chứng bệnh này càng cao

Theo một nghiên cứu của tổ chức Kaiser Foundation, trẻ em và thiếu niên sử dụng smartphone và máy tính bảng nhiều gấp 4 đến 5 lần thời lượng cho phép, đôi khi gây nên những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tâm sinh lý. 

Theo một thống kê khác, cứ 10 vị phụ huynh thì 7 người cho con dùng máy tính bảng hoặc các thiết bị công nghệ. Một nghiên cứu của Đại học Lowa đã phát hiện có 90% trẻ mới 2 tuổi đã biết dùng máy tính bảng. "Chúng tôi thấy có nhiều trẻ mới 2 tuổi đã chơi máy tính bảng, trong khi nhiều trẻ 3-4 tuổi mà đã nghiện", tiến sĩ Fran Walfish, chuyên gia trị liệu tâm lý trẻ em và gia đình ở Los Angeles (Mỹ) nói.

Nếu là cha hoặc mẹ đang có thói quen cho con mình ở độ tuổi đang phát triển sử dụng smartphone và máy tính bảng hay xem tivi, thì nhiều tác động vô cùng tệ hại sau đây có thể khiến bạn phải thay đổi.

1. Ẩn chứa các nguy cơ nhiễm bệnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone.

Màn hình smartphone, máy tính bảng chứa lượng vi khuẩn thậm chí con cao hơn bồn cầu nhà vệ sinh

Màn hình smartphone, máy tính bảng chứa lượng vi khuẩn thậm chí con cao hơn bồn cầu nhà vệ sinh.

Do vậy, với những đứa trẻ sư dụng smartphone và máy tính bảng, đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi thường có thói quen cho tay vào miệng, việc lan truyền vi khuẩn từ màn hình thiết bị vào cơ thể chúng dễ dàng diễn ra, gây nên các nguy cơ tiềm tàng và các căn bệnh.

2. Ảnh hưởng đến trí não của trẻ

Nghiên cứu của Alex Schlegel, Khoa Thần kinh học và Nhận thức thuộc Đại học Dartmouth, Đức, cho thấy trí tưởng tượng của con người xuất phát từ mạng lưới thu thập thông tin, hình ảnh và ký hiệu khắp não bộ. Để nghiên cứu xem liệu xem TV có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ hay không, một thí nghiệm đặc biệt cũng đã được được đại học Harvard thực hiện. Mười đứa trẻ được chia thành hai nhóm: nhóm nghe kể chuyện công chúa Bạch Tuyết và nhóm xem trên phim ảnh. Sau đó, chúng được yêu cầu vẽ các nàng công chúa trong tưởng tượng của mình.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 1.

Kết quả, các nàng công chúa do hai nhóm trẻ vẽ hoàn toàn khác nhau về ngoại hình hay những những chi tiết nhỏ. Hầu hết, các bé khi nghe kể chuyện đều có trí tưởng tượng phong phú, các nàng công chúa do các bé vẽ sẽ có nhiều họa tiết hơn. Trong khi đó, nhóm các trẻ xem trên phim ảnh đều có hình tượng công chúa trong tưởng tượng khá giống nhau về các chi tiết cũng như màu sắc. Nghiên cứu này có thể chỉ ra rằng: TV có thể củng cố tư duy của trẻ em, những nhóm trẻ được xem phim đã nhìn thấy tạo hình của nhân vật và bộ não sẽ ghi nhớ những điều đó. Do đó, trẻ sẽ không phát huy hết sự sáng tạo của bản thân như những đứa trẻ chỉ được biết về nhân vật thông qua lời kể.

TV hay điện thoại đôi khi là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Trên thực tế, những đứa trẻ thích xem TV, điện thoại từ nhỏ và những đứa trẻ có thói quen đọc sách lớn lên cũng sẽ có sự khác biệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra điều đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo để điều chỉnh hành vi cho con em của mình.

Một nghiên cứu của Trung tâm Khám phá khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong hình ảnh bộ não của những trẻ thích xem TV, điện thoại so với những trẻ thích đọc sách.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 2.

Hình ảnh bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non thường xuyên được đọc sách.Phần màu đỏ cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức ở khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu.

Cụ thể, hình ảnh bộ não trẻ đọc sách cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu. Trong khi đó, hình ảnh bộ não trẻ xem màn hình điện thoại, tivi thể hiện sự kém phát triển lan rộng và thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 3.

Hình ảnh bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non dành trung bình 2 tiếng mỗi ngày tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi. Phần màu xanh cho thấy sự kém phát triển lan rộng và sự thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập của trẻ.

Chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa những phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập. Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập. Điều này khẳng định, việc đọc sách trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng.

3.Suy giảm miễn dịchTop 5 miếng dán chống bức xạ sóng điện từ hiệu quả nhất - Toplist.vn

Nhiều nghiên cứu khoa học thực nghiệm đã chỉ ra rằng sóng điện từ cực mạnh từ các thiết bị điện tử và viễn thông có tác động xấu đến toàn bộ tế bào trong các cơ quan trong cơ thể (với trẻ em cơ thể đang non nớt thì sự tổn thương còn sâu nặng hơn), khiến các quá trình sinh hoá diễn ra khó khăn hơn, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan, trong đó có hệ thống miễn dịch không hoạt động tối ưu được nữa và nhiều bệnh tật có thể xuất hiện. 

4.Có thể dẫn đến béo phì

Với những đứa trẻ nghiện smartphone và máy tính bảng, chúng sẽ có xu hướng ngồi một chỗ để sử dụng các thiết bị công nghệ, nghĩa là sẽ hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị tăng cân.

Quá ham sử dụng smartphone sẽ khiến trẻ quên đi các vận động về thể chất. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Texas (Mỹ), những đứa trẻ được phụ huynh cho phép sử dụng smartphone và máy tính bảng trong phòng ngủ của chúng sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn 30% so với những đứa trẻ khác. Khi mắc chứng béo phì, nhiều vấn đề khác về sức khỏe sẽ phát sinh như khả năng mắc bệnh tiểu đường, đau tim và thậm chí khả năng đột quỵ.

Nhiều chuyên gia thậm chí còn tin rằng trẻ em trong thế kỷ 21 sẽ là thế hệ đầu tiên có tuổi thọ thấp hơn cha mẹ mình do mắc chứng béo phì và sử dụng các thiết bị công nghệ cao.

5.Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Có một thực tế rằng sử dụng smartphone, máy tính bảng hay thiết bị đọc sách điện tử trước khi đi ngủ vào ban đêm sẽ làm cho việc chìm vào giấc ngủ khó khăn hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình các thiết bị này sẽ gây ức chế hormone melatonin sinh ra trong giấc ngủ đảm bảo giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau, điều này làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Trẻ em xem điện thoại, máy tính nhiều khiến não chậm phát triển
Sử dụng smartphone trên giường sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

Dĩ nhiên điều này cũng không ngoại lệ với trẻ em. Theo khảo sát được tiến hành bởi trường Đại học Boston (Mỹ), ước tính 60% các bậc phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị công nghệ của con em mình, 75% trẻ em được phép sử dụng thiết bị công nghệ trong phòng ngủ của chúng, do vậy có đến 75% trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 10 bị thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng học tập, theo kết quả nghiên cứu của Đại học Boston.

6.Ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng smartphone và máy tính bảng làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ em vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng, đầu óc không thể tập trung được. Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.

10 lý do trẻ em không nên dùng thiết bị cảm ứng

Trẻ có thể lơ là việc học hoặc mất đi khả năng học hỏi nếu thường xuyên sử dụng smartphone.

“Những thiết bị này làm ảnh hưởng đến các giác quan và kỹ năng vận động của trẻ, là những yếu tố quan trọng đối với việc học hỏi và ứng dụng các môn học”, Tiến sĩ Jenny Radesky, Giảng viên bộ môn Phát triển - Hành vi Nhi khoa thuộc trường Đại học Boston (Mỹ) cho biết.

7.Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ

Thật dễ để nói xấu ai đó sau lưng họ, nhưng sẽ khó khăn hơn khi nói thẳng điều đó trước mặt người khác, khi mà biểu cảm của gương mặt, phản ứng của người nghe sẽ khiến người nói có cảm giác hối hận và phải suy nghĩ về những gì mình nói. Tuy nhiên, khi nói xấu người khác qua Internet, thì cho dù có ám chỉ trực tiếp, người nói cũng không thể nhìn thấy gương mặt hay biểu cảm trên gương mặt của người nghe...

Hiểm họa mang tên smartphone đối với trẻ em - Tác hại khi cho trẻ sử dụng  điện thoại thông minh - VnDoc.com

Trẻ sẽ thiếu đi kỹ năng giao tiếp nếu chỉ tập trung vào giao tiếp trên các thiết bị công nghệ.

“Giao tiếp là điều cơ bản để thiết lập các mối quan hệ của con người, và những biểu hiện qua giao tiếp đang dần biến mất với các thiết bị công nghệ hiện đại”, nhà tâm lý học Jim Taylor cho biết. “Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ mà không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là lời nói”.

8.Tăng khả năng mắc các chứng bệnh về tâm thần

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, tự kỷ, lo âu rối loạn cảm xúc, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi...

Mẹ ơi đừng "bỏ rơi" con vì con bị tự kỷ | TCI Hospital

Trẻ có thể mắc phải nhiều chứng rối loạn về tâm lý nếu “nghiện” smartphone.

Trẻ em sử dụng Internet còn có thể rơi vào tình trạng bị bắt nạt trực tuyến, khi những hình ảnh của trẻ em được chia sẻ có thể phải nhận những lời bình luận tiêu cực, bị mang ra làm trò đùa... từ đó làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đặc biệt những đứa trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì.

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, bé trai nhìn màn hình điện thoại, TV nhiều có khả năng bị rối loạn phổ tự kỷ lớn hơn những trẻ ít xem. 

Theo một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, bé trai ở độ tuổi 1-3 xem tivi nhiều có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hơn so với những trẻ không tiếp xúc với màn hình điện tử.

Các tác giả viết: "Giữa đợt bùng phát đại dịch COVID-19 gần đây, đã có một sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống, với các thiết bị điện tử được sử dụng như các kênh giao tiếp và tương tác xã hội chính. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc nghiên cứu mối liên hệ của sức khỏe trẻ em và việc sử dụng công nghệ đóng một vai trò quan trọng".

Nghiên cứu "Môi trường và Trẻ em Nhật Bản" đã sàng lọc hơn 84.000 cặp mẹ con trong số 100.000 phụ nữ mang thai từ tháng 1/2011 đến 3/2014 ở Nhật Bản để phân tích. Ở độ tuổi 3, 0,4% trẻ em (trong đó 76% trẻ em trai) được chẩn đoán phổ tự kỷ.

Lưu ý rằng tỷ lệ trẻ em tự kỷ tăng tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử. Trong đó, bé trai có nguy cơ được chẩn đoán mắc ASD cao gấp ba lần so với trẻ em gái. Kết quả nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Jamanetwork.

"Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông như điện thoại thông minh để nuôi dạy con cái", Megumi Kushima, đồng tác giả nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu đoàn hệ sinh, Đại học Yamanashi ở Nhật Bản, và đồng tác giả Zentaro, cho biết.

Trả lời Fox News, họ cho biết: "Tất nhiên, việc dùng công nghệ để nuôi dạy con cũng có một số tác dụng. Tuy nhiên, một số cha mẹ cho con xem video trong thời gian dài để chúng giữ im lặng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề do thiếu sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học để đưa ra cảnh báo".

Nguy cơ tự kỷ tăng lên thấy rõ ở những trẻ xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày, so với những em bé ít xem TV. Bài báo chưa mô tả hoặc giải thích đầy đủ về những khác biết này. Nghiên cứu của họ cũng có thể thiên về rối loạn tự kỷ nặng vì các trường hợp nhẹ thường không được chẩn đoán trước 3 tuổi.

Các tác giả cho biết, phát hiện này có giá trị quan trọng trong thời đại kỹ thuật số, khi mà 90% trẻ em được nghiên cứu đã tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước 1 tuổi. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cảnh báo trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên tiếp xúc với màn hình điện tử, trừ khi đứa trẻ trò chuyện qua cuộc gọi video với người thân.

Kushima và Yamagata đưa ra cảnh báo: "Giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ".

Thời gian sử dụng thiết bị là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự khởi phát và mức độ của hội chứng tự kỷ, bên cạnh nhiều lý do môi trường khác vẫn chưa tìm ra. Ngoài ra rối loạn phổ tự kỷ còn do các yếu tố bẩm sinh, chẳng hạn như đột biến gen hay các nguy cơ trong quá trình mang thai.

9.Khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn

Viện nghiên cứu Đại học Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát trong 30 năm và phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ tiếp xúc với TV trong một thời gian dài, tính cách và hành vi của chúng sẽ có chiều hướng tiêu cực và hung hăng hơn những đứa trẻ khác.

Nguyên nhân được cho là không phải tất cả các chương trình truyền hình hiện nay đều được thiết kế dành cho trẻ em. Nếu bố mẹ không cho trẻ xem các kênh phù hợp mà để trẻ tự chọn sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhận thức và hành vì của trẻ. Trên TV có nhiều cảnh bạo lực và trẻ không thể nhận biết đúng sai khi còn quá nhỏ nên sẽ bắt chước theo. Đây là điều mà các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

Mặt khác trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường.

Cách xử lý khi các con đánh nhau - VnExpress

Các trò chơi, video bạo lực mà trẻ tiếp xúc qua smartphone có thể khiến chúng trở nên hung hăng và bạo lực hơn.

Ngoài ra, hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.

10.Thiết bị điện tử có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lân về kích thước. Trong thời gian này, giọng nói của cha mẹ, những cái chạm và chơi đùa cùng nhau sẽ giúp xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.

Tuy nhiên với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với màn hình smartphone hay máy tính bảng, nhận thức của chúng sẽ khác.

Mỹ: Trẻ em dành quá nhiều thời gian giải trí với thiết bị điện tử | VTV.VN

Trẻ em có thể thiếu đi những nhận thức về mối quan hệ với cha mẹ nếu tiếp xúc smartphone quá sớm.

“Liên kết thần kinh của trẻ sẽ thay đổi và sẽ tạo ra những nhận thức khác”, chuyên gia tư vấn và y tá nhi khoa Denise Daniels cho biết. “Smartphone sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng và trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sâu sắc giữa trẻ và cha mẹ”.

11.Nguyên nhân của những lần “ăn vạ”

Nếu đã nghiện một thứ gì đó, nó sẽ ám ảnh và sẽ gây nên cơn thịnh nộ cho “con nghiện” nếu lấy đồ vậy gây nghiện ra xa người đó. Điều này xảy ra với mọi lứa tuổi.

Ở trẻ em, nhiều bậc phục huynh thường sử dụng smartphone và máy tính bảng như một cách để “dụ dỗ” trẻ em khi chúng đang giận giữ hoặc “ăn vạ”, tuy nhiên đây hoàn toàn không phải là một ý tưởng hay.

Trẻ có thể cáu giận, khóc lóc và “ăn vạ” nếu không được sử dụng smartphone hay máy tính bảng

“Nếu sử dụng smartphone và máy tính bảng như một phương pháp chủ yếu để đánh lạc hướng trẻ em, chúng có thể phát triển cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi với điều này, từ đó chúng sẽ càng trở nên “nghiện” và “ăn vạ” để được phép sử dụng các thiết bị này”, Tiến sĩ Jenny Radesky, Giảng viên bộ môn Phát triển - Hành vi Nhi khoa thuộc trường Đại học Boston (Mỹ) nhận xét.

12.Thiếu đi các kỹ năng công đồng

Học tập những kỹ năng cộng đồng là một yếu tố cần thiết để tạo nên thành công cho một đứa trẻ, tuy nhiên nếu nghiện smartphone và máy tính bảng, trẻ em sẽ không còn hứng thú với việc học tập các kỹ năng cộng đồng.

Đam mê smartphone có thể khiến trẻ mất đi những kỹ năng cộng đồng cần thiết

Hãy để những đứa trẻ “nghiện” smartphone đặt máy xuống, giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình, những đứa trẻ cùng trang lứa để giúp chúng tăng kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu sự đồng cảm... dĩ nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng cần phải có sự đồng cảm với chính con của mình.

13.Làm tăng lo lắng về mặt xã hội

Trẻ em nên được tiếp xúc và giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ nhiều hơn là dùng các thiết bị số như điện thoại, máy tính. Bởi vì khi dùng các thiết bị đó trẻ sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, sống một cuộc sống đơn giản, vắn tắt, khá đơn điệu và nhàm chán. 

Những hành vi cho thấy trẻ đang lo lắng | Báo Dân trí

Ban đầu có vẻ trẻ sẽ phản ứng tiêu cực nhưng bạn phải kiên quyết bảo chúng bỏ chiếc máy điện thoại xuống để tiếp xúc với mọi người, với những đứa trẻ bằng tuổi mình. Khi làm việc đó, trẻ sẽ nhận ra và hiểu được những cảm xúc, tâm tư của mọi người, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, học cách biết cảm thông và cảm thấy dễ chịu, hòa hợp với mọi người xung quanh hơn.

Trau dồi kỹ năng xã hội là bắt buộc cho sự thành công chung của một đứa trẻ. Nếu chúng lo lắng trong việc tương tác với người khác, nó có thể làm giảm năng lực của trẻ và sự thành công trong tương lai.

---------

Ngày xưa người ta thường nói "yêu cho roi cho vọt", ngày nay cha mẹ yêu con thì xin đừng cho con chơi với các thiết bị công nghệ quá sớm và quá nhiều, nhất quyết không chiều theo sở thích của con. Việc cấm con chơi hoàn toàn là điều không thể nhưng phụ huynh cần biết tiết chế và quản lý giờ chơi, thời lượng chơi cũng như trò chơi hay nội dung phim con được phép xem phải phù hợp với độ tuổi. 

Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cùng xem và giải thích nội dung phim cho con để trẻ có thể tiếp thu và hiểu đúng và đủ ý nghĩa thông điệp mà bộ phim truyền tải. Đồng thời, cha mẹ cũng nên giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu về việc tại sao bé không thể xem một số chương trình. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong quá trình xem không chỉ góp phần gắn kết cha mẹ với trẻ mà còn đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tạo ra các hoạt động bổ ích (như chơi cờ cùng bố, chơi các trò chơi vận động ngoài trời cùng anh chị em/ bạn bè, hay đơn giản đi bộ cùng cả nhà vào lúc rảnh rỗi...), thúc đẩy các con tham gia là cách tốt nhất giúp con rời xa các màn hình điện thoại/ máy tính/ ti vi để rèn luyện thân thể mạnh khỏe hơn, xây dựng các kỹ năng giao tiếp gắn kết các thành viên trong gia đình, rộng hơn là với mọi người trong xã hội, tăng khả năng linh hoạt của não bộ... 

Cha mẹ nếu đã đang phạm sai lầm trong việc cho con trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thì cần thay đổi ngay trước khi quá muộn, cố gắng xây dựng nền tảng tốt về thân - tâm - tuệ, giúp con trưởng thành mạnh mẽ trong tương lai, sống đời hạnh phúc.

Thắm Lê tổng hợp có bổ sung (theo Foxnews, Báo Dân trí & Cafef) 

---------

*Có thể bạn quan tâm:

Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý

Biết cách động viên con, con sẽ ngày một tốt hơn

Mẹ ơi! Chiều nay mẹ nhớ đón con sớm nhé

Khi con không nghe lời, bố mẹ có thể áp dụng 8 câu nói "thần thánh" này

Khi trái tim con được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương đích thực

Ba mẹ ơi! Hãy yêu thương con đúng cách khi còn có thể

Thomas Edison: từ đứa trẻ bị coi là đần độn đến nhà phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới nhờ có người mẹ vĩ đại

Sức mạnh của lời nói dịu dàng

Từ đứa trẻ bại não thành nhân tài Harvard: Tình yêu vô điều kiện của mẹ đã làm nên phép màu

Cha mẹ có đang yêu thương con đúng cách không?

Bức thư tổng thống Mỹ Lincoln gửi thầy giáo của con trai, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên đọc một lần

Bức thư Einstein gửi con gái: "Tình yêu là thứ năng lượng vĩ đại nhất thế gian này"

9 bài học Jack Ma dạy con ai cũng nên đọc 1 lần

Muốn vĩ đại hãy sống như đại bàng


(*) Xem thêm

Bình luận