Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý

04/03/2024 | 76

Sống trong thời đại công nghệ phát triển, các sản phẩm điện tử dường như đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống. Cũng bởi thế nên trẻ em ngày nay được tiếp cận các thiết bị công nghệ từ rất sớm và “chán ghét” việc đọc sách. Thậm chí, TV hay điện thoại còn được xem là "cứu tinh" của những bậc cha mẹ thường xuyên bận rộn, giúp việc trông trẻ, cho trẻ ăn trở nên dễ dàng hơn. Bởi trước một thế giới diệu kỳ trên màn hình, hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ ngồi im chăm chú theo dõi.


 

 

 

 



 

 




Smartphone và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ thứ gì chúng muốn chỉ bằng một cú nhấp tay. Tuy nhiên những điều này không dạy trẻ cách sử dụng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc tự thử thách chính mình, đó là đăc điểm của một tính chất “gây nghiện”.

Trẻ em có thể “nghiện” và chìm đắm vào những nội dung đa dạng trên smartphone, máy tính bảng. “Một trong những điều tuyệt vời của smartphone và máy tính bảng đó là luôn có những điều mới mẻ để khám phá và sự mới mẻ đó gần như vô hạn”, tiến sĩ Gary Small, Giáo sư tâm thần học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thần kinh và Hành vi con người thuộc Đại học California (Los Angeles, Mỹ) cho biết. “Vì lý do đó, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng smartphone hay máy tính bảng”.

Con nghiện điện thoại, bố mẹ nên làm gì để trẻ cai?

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển điện thoại trở thành một vật bất ly thân của con người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có những trẻ em được bố mẹ cho tiếp xúc điện thoại từ nhỏ. Cũng từ đó, trẻ em có khả năng nghiện điện thoại là rất lớn. Tuy nhiên, hành động mù quáng này của cha mẹ gây ra những hậu quả nặng nề, lâu dài lên con trẻ mà không hay.

Steve Jobs cũng cho rằng thiết bị điện tử vô cùng có hại với trẻ em. Không chỉ Steve Jobs mà rất nhiều các tỷ phú công nghệ khác khắc cấm con không được tiếp xúc quá nhiều.
Để tìm hiểu kĩ hơn về sự khác biệt này, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm. 

Thí nghiệm này có 100 trẻ em tham gia và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm là các em không tiếp xúc điện thoại, nhóm còn là những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm những đứa trẻ nghiện điện thoại chỉ có 2 em là đỗ đại học, còn nhóm không tiếp xúc thì phần lớn đều đỗ đại học.

Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý- Ảnh 1.

Quả thật cách phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Từ thí nghiệm trên, đại học Harvard đã rút ra một kết luận là: Khi trưởng thành, so với những đứa trẻ không dùng điện thoại, những đứa trẻ nghiện điện thoại có sự khác biệt rất lớn và được thể hiện thông qua các phương diện sau:

1.Khác biệt trí tuệ

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều trường học cấm học sinh mang điện thoại tới lớp. Bởi vì trẻ em còn quá nhỏ, không có khả năng tự kiểm soát bản thân. Những đứa trẻ mà nghiện dùng điện thoại sẽ không tập trung vào việc học tập. 

Đa phần trí thông minh của trẻ em đều như nhau, sự khác biệt lớn nhất là môi trường và cách mà bố mẹ chúng giáo dục.

Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng không có một đứa trẻ nào nghiện sử dụng điện thoại mà thành tích học tập vẫn tốt. Bởi vì tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp 3. Những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại khi lên đến cấp 3 thành tích học tập sẽ giảm sút.

2.Khác biệt thị lực

Khi còn nhỏ, thị lực của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ngược lại, những đứa trẻ không xem điện thoại có tỉ lệ bị cận thị thấp hơn nhiều. Đây cũng là điểm mà các bậc phụ huynh có thể thấy dễ dàng nhất.

3. Khác biệt tính cách

Nghiên cứu còn phát hiện, những đứa trẻ nghiện điện thoại sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Chúng có thể không cần bạn bè khác ngoài điện thoại. Dần dần các em không thích giao lưu với thế giới bên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.

Ngược lại, những đứa trẻ không thích xem điện thoại sẽ thích đi ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, tính cách cũng hướng ngoại hơn.

Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại đa phần sẽ hướng nội, tự ti, không thích giao lưu với người khác. Khi lớn rất khó để hòa nhập thế giới bên ngoài.

4. Khác biệt về sự tập trung

Theo như cuộc điều tra của đại học Harvard, một đứa trẻ 3 tuổi mỗi ngày xem 1 tiếng điện thoại, đến khi chúng 6 tuổi thì sự tập trung giảm đến 10%. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Vì điện thoại di động ngày này được cập nhật rất nhanh, các công năng ngày càng đa dạng, hình ảnh ngày càng bắt mắt, nội dung giải trí trên mạng cũng ngày càng hỗn loạn. Trẻ em dễ tìm được những thông tin giải trí ngắn. Khi tiếp xúc với thông tin, chúng chỉ dừng lại ở việc đọc qua loa. Cứ như vậy, sự phát triển thị lực và thính lực của trẻ em bị tổn thương nghiêm trọng, dễ mất đi khả năng tập trung.

Như mọi cũng biết, khả năng tập trung của một đứa trẻ vô cùng quan trọng. Có thể nói là là năng lực cơ bản để phát triển những năng lực khác, Trong một lớp học, các em học sinh có thành thích khác nhau, vấn đề không phải là sự chênh lệch giữa IQ mà là sự tập trung.

Trên thực tế, rèn luyện sự tập trung cho trẻ là việc khá đơn giản. Bố mẹ có thể có thể lợi dụng tính thích chơi trò chơi của trẻ em mà tổ chức một số trò chơi rèn luyện trí não linh hoạt để thúc đẩy nhịp nhàng của tay, não và mắt.
 

Theo cafef.vn 

-----

* Nên quan tâm 👉 Dùng điện thoại để trẻ ngồi yên và dễ bảo hơn - Nhiều cha mẹ đang “hại con” mà không biết

Biết cách động viên con, con sẽ ngày một tốt hơn

Mẹ ơi! Chiều nay mẹ nhớ đón con sớm nhé

Khi con không nghe lời, bố mẹ có thể áp dụng 8 câu nói "thần thánh" này

Khi trái tim con được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương đích thực

Ba mẹ ơi! Hãy yêu thương con đúng cách khi còn có thể

Thomas Edison: từ đứa trẻ bị coi là đần độn đến nhà phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới nhờ có người mẹ vĩ đại

Sức mạnh của lời nói dịu dàng

Từ đứa trẻ bại não thành nhân tài Harvard: Tình yêu vô điều kiện của mẹ đã làm nên phép màu

Cha mẹ có đang yêu thương con đúng cách không?

Bức thư tổng thống Mỹ Lincoln gửi thầy giáo của con trai, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên đọc một lần

Bức thư Einstein gửi con gái: "Tình yêu là thứ năng lượng vĩ đại nhất thế gian này"

9 bài học Jack Ma dạy con ai cũng nên đọc 1 lần

Muốn vĩ đại hãy sống như đại bàng


(*) Xem thêm

Bình luận