Cha mẹ có đang yêu thương con đúng cách không?

02/12/2021 | 856

Cha mẹ đang yêu con là vì con hay vì chính cha mẹ? Cha mẹ đã thực sự hiểu con chưa? Đây là những câu hỏi khó mà nhiều ba mẹ cứ tưởng dễ trả lời. Ai cũng nói cha mẹ yêu thương con vô điều kiện, nhưng yêu thương như thế nào để giúp con trở thành một người tốt thực sự và luôn hạnh phúc thì có lẽ cần phải học nhiều.

25 điều ba mẹ cần làm để gắn kết yêu thương với con - Cẩm nang Bibomart

Yêu thương con vô điều kiện tức là gửi đến con thông điệp “dù thế nào thì cha mẹ vẫn yêu thương con”.

Tình yêu thương của cha mẹ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn, giúp cha mẹ dạy con tốt hơn. Theo chuyên gia tâm lý người Mỹ Gary Chapman, cha mẹ phải luôn dành cho con tình yêu, nhưng tình yêu đó phải giúp cho trẻ phát triển bản thân và sống có trách nhiệm. Và điều đó chỉ đạt được khi cha mẹ yêu thương con mình bằng tình yêu thương vô điều kiện. Theo Tiến sĩ Gary Chapman, đây là loại tình yêu đầy đủ và trọn vẹn nhất, thừa nhận con vì chính bản thân chúng chứ không phải vì những gì con làm. Dù con có làm (hay không làm) điều gì đó thì chúng vẫn được yêu thương.

Trong cuốn sách “5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em” (NXB Trẻ), chuyên gia tâm lý Gary Chapman định nghĩa tình yêu vô điều kiện là tình yêu mà cha mẹ dành cho con bất kể điều gì xảy ra chăng nữa. Chúng ta yêu thương con ngay cả khi con không đạt được thành tích như ta mong muốn, khi con mắc sai lầm hoặc không hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận mọi hành vi của con. Nó có nghĩa là chúng ta thể hiện tình yêu với con vào bất cứ lúc nào, ngay cả khi trẻ có hành vi khiến ta buồn lòng.


Tình yêu vô điều kiện là tình yêu mà cha mẹ dành cho con bất kể điều gì xảy ra chăng nữa (ảnh minh họa)

Yêu thương con vô điều kiện tức là gửi đến con thông điệp “dù thế nào thì cha mẹ vẫn yêu thương con”.

Quan niệm về tình yêu vô điều kiện là: “Cha mẹ yêu con, quan tâm đến con, chăm lo cho con vì con là con của cha mẹ. Không phải lúc nào cha mẹ cũng thích những điều con làm, nhưng cha mẹ luôn yêu và quan tâm đến con. Con là con của cha mẹ và không ai hắt hủi con cả. Cha mẹ sẽ ở đây và làm những gì cha mẹ tin là tốt nhất cho con, luôn yêu thương con dù việc gì xảy ra chăng nữa.”

Tiến sĩ Gary Chapman cho rằng, tình yêu thương cần điều kiện không phải là tình yêu thương thật sự. Và ông chỉ ra một thực tế đáng buồn là các bậc phụ huynh thường dành cho con trẻ loại tình yêu có điều kiện. Loại tình yêu này lệ thuộc vào những việc trẻ làm hơn là bản thân trẻ. Nó đòi hỏi ở con trẻ một thành tích vượt trội nào đó và thường biểu hiện bằng cách nuôi dạy con gắn liền với việc tặng quà cho chúng, trao phần thưởng và những đặc lợi khác khi trẻ hành động hay đạt thành tích theo ý nguyện của cha mẹ.

Nhiều cha mẹ cứ nghĩ rằng lo cho con đủ ăn ngon, mặc đẹp, được đi học trong ngôi trường tốt, thi thoảng cho con đi du lịch đó đây... thế là đủ rồi. Không chỉ vậy, ba mẹ thường xuyên áp đặt mong muốn suy nghĩ của mình lên những đứa con, khi chúng tỏ ra nghe lời thì mới cho là ngoan, nếu không sẽ coi con là hư là láo, rồi một loạt hệ quả kéo theo như không khí bất hoà trong gia đình, cảm xúc bất hạnh, khổ đau... Như vậy thật nguy hiểm. Thay vì để những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực là tin tưởng con, tôn trọng con, cho con quyền quyết định trong một số trường hợp mà con có thể...

Tiến sĩ Gary Chapman khẳng định, chỉ có tình yêu vô điều kiện mới ngăn chặn được những “căn bệnh” ở trẻ như sự giận dữ, cảm giác không được yêu thương, mặc cảm có lỗi, sợ hãi và bất an. Chỉ khi nào chúng ta cho con trẻ đúng tình yêu vô điều kiện đó, chúng ta mới có thể hiểu được chúng một cách sâu sắc và xử lý được những hành vi đa dạng ở trẻ.

Làm thế nào để cho con tình yêu thương vô điều kiện?

Thiết nghĩ, trong cuộc sống hàng ngày, nếu không xác định rõ tiêu chí yêu thương con vô điều kiện, chúng ta rất dễ rơi vào lối mòn yêu con theo điều kiện mà chúng ta đặt ra. Khi con được bố mẹ yêu thương vì con đáp ứng những điều kiện của bố mẹ, tự bản thân con cũng cảm thấy rằng có điều gì đó bất ổn. Trong thâm tâm, con không khỏi băn khoăn rằng nếu con không đạt được những gì bố mẹ trông đợi, chắc gì bố mẹ sẽ chấp nhận con.

Chỉ khi cha mẹ bản lĩnh bỏ ngoài tai mắt những so sánh ganh đua, những khen chê kỳ vọng, bỏ sau lưng những định kiến thành tích để nghe nhìn bằng cả trái tim, đáp lại bằng sự thấu hiểu, động viên đúng lúc để cho con luôn được là chính mình, được phát huy hết tiềm năng vốn có,... để tương lai con trở thành những người có đủ tâm tầm tài. Đó mới chính là tình yêu thương vô điều kiện.

Chuyên gia tâm lý Gary Chapman thừa nhận rằng việc yêu thương con bằng tình yêu vô điều kiện không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu rõ lợi ích của việc yêu thương con vô điều kiện và thực hành nó thường xuyên, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo Tiến sĩ Gary Chapman, để có thể cho đi tình yêu vô điều kiện, bạn hãy thường xuyên nhắc nhở mình những sự thật hiển nhiên về con mình như sau:

1. Dù sao con mình cũng chỉ là đứa trẻ.

2. Vì thế, con sẽ có cách hành xử của trẻ con.

3. Đa số hành vi của con trẻ đều chẳng dễ chịu chút nào.

4. Là một bậc cha mẹ yêu thương con, tôi tin rằng con mình sẽ trưởng thành và từ bỏ những hành vi trẻ con đó.

5. Nếu tôi chỉ yêu con mình khi cháu làm cho tôi hài lòng (tình yêu có điều kiện) thì cháu sẽ không bao giờ cảm nhận được tình yêu thương của tôi. Điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự hào của con tôi và ngăn chặn quá trình trưởng thành của cháu. Sự phát triển và hành vi của con tôi phụ thuộc vào cách giáo dục của tôi.

6. Nếu tôi yêu thương con bằng tình yêu thương vô điều kiện, cháu sẽ cảm thấy thoải mái đồng thời sẽ kiểm soát được hành vi của bản thân trong suốt quá trình trưởng thành.

Yêu thương con là khi ba mẹ biết đặt mình vào vị trí của con để đồng cảm, sẻ chia, động viên

Cuộc sống này vốn không dễ dàng mà ngược lại đầy khó khăn, thử thách. Cũng như thời tiết, có những ngày nắng thì cũng có những ngày giông bão. Khi chúng ta hét vào mặt đồng nghiệp, bực bội với vợ/chồng, chán nản với công việc đang làm, nợ nần, nghiện ngập... đó chính là những biểu hiện của rối loạn điều hòa cảm xúc hay còn gọi là không thể tự điều chỉnh. Trong thực tế, phần lớn sự kịch tính và bất hạnh trong cuộc sống xảy đến với chúng ta đều đến từ thách thức ở chính bên trong mình: chúng ta gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc. Và rất có thể, điều đó là do khi còn nhỏ, chúng ta đã không được yêu thương vô điều kiện đúng cách.

Một điều chắc chắn rằng nhiều bố mẹ vẫn còn hiểu sai về định nghĩa của một tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô điều kiện là rất quan trọng với một đứa trẻ, bởi vì nó tạo ra EQ, hay còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc, cao hơn. Mà cao hơn thì có nghĩa là con có thể kiểm soát cảm xúc của mình, từ đó là kiểm soát được hành vi của con.

Theo chuyên gia tâm lý gia đình Parent Coach Linh Phan: Khi một đứa trẻ được lớn lên trong tình yêu vô điều kiện (đúng cách), con sẽ đi theo tiếng gọi và kim chỉ của la bàn bên trong mình. Con sẽ hành động với một ý chí mạnh mẽ. Và con sẽ trở thành một trong những người giúp cho thế giới này tốt đẹp hơn, chỉ bằng cách cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Ai cũng nói cha mẹ yêu thương con vô điều kiện, nhưng vô điều kiện như nào cho đúng cách thì cần phải học - Ảnh 2.

Tình yêu vô điều kiện không có nghĩa chỉ đơn giản là mang đến cho con mọi thứ vật chất cần thiết trong cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Tình yêu vô điều kiện không có nghĩa chỉ đơn giản là mang đến cho một cuộc sống sung túc. Nhiều người nghĩ rằng làm cha mẹ là yêu con vô điều kiện, là trở thành một giáo viên để dạy dỗ con: chữ nghĩa, màu sắc, chia sẻ, đúng-sai. Chưa đủ, có một bài học quan trọng hơn nhiều chúng ta cần hướng dẫn con mình và cũng là cơ hội để thể hiện tình yêu vô điều kiện của chúng ta: đó là làm thế nào để đối phó, quản lý cảm xúc và hành vi của chúng. Đó chính là cơ sở của EQ, là cơ sở xác định chất lượng cuộc sống cơ bản, quan trọng hơn nhiều chỉ số IQ của con.

Con sẽ biết cách quản lý cảm xúc từ việc dõi theo và bắt chước cha mẹ mình. Nên cha mẹ cần làm gương cho con: 

- Cha mẹ trước tiên phải là người biết điều tiết cảm xúc của bản thân.

Khi sinh ra, trẻ như một trang giấy trắng, tính cách của trẻ không phải tự nhiên hình thành mà trẻ học những bài học đầu tiên về cuộc sống từ bố mẹ, những người thân thiết trong gia đình. Vì vậy, muốn con kiềm chế cảm xúc tốt thì đầu tiên bố mẹ cũng phải thật bình tĩnh và tiết chế ở mọi nơi.

Nếu bạn nổi nóng, con sẽ nghĩ đó là hành vi đúng đắn khi không hài lòng và con sẽ bắt chước như vậy. Ngược lại, khi bạn bình tĩnh và giải quyết tình huống theo hướng tích cực, trẻ sẽ quan sát và học theo. Trẻ giống như chiếc gương phản chiếu tính cách, con người của cha mẹ.

- Có thể giữ bình tĩnh và đối mặt một cách tử tế với sự khó chịu của con và chấp nhận cảm xúc của con ngay cả khi chúng ta cần giới hạn hành động/hành vi sai trái.

- Đáp lại sự tức giận bằng lòng trắc ẩn, để con có thể cho ta thấy con khóc, sợ hãi hay là đằng sau sự tức giận của con.

Bắt nạt: Khi con bị bắt nạt, bố mẹ nên chia sẻ với con thế nào? (Phần 1)

Bộ não của con sẽ học được cách tự làm dịu thông qua quá trình này. Sau đó, con học cách ổn định bản thân ngay cả khi đối mặt với những tình huống và cảm xúc căng thẳng.

Dân chuyên môn người ta gọi đây là "emotion coaching"- huấn luyện cảm xúc, nhưng bố mẹ cũng có thể coi đó chính là tình yêu vô điều kiện mà mọi đứa trẻ đều cần. Yêu thương vô điều kiện nhưng rất cần điều kiện là vậy.

Yêu con vô điều kiện đúng cách là khi:

- Ta thấy đằng sau hành vi xấu của con là nỗi sợ hãi, quá tải cảm xúc, sự choáng ngợp...

- Ta lắng nghe, xoa dịu những cảm xúc khó khăn và kiên nhẫn chờ đợi đến khi con có thể làm đúng thay vì hình phạt khắc nghiệt ngay lập tức.

- Ta biết tự hỏi bản thân "Mình có thể giúp con bằng cách nào" và quan tâm tới con thay vì để bản thân mình bị quá khích, tức giận trước.

- Ta biết chấp nhận cảm xúc của con trước, chờ đợi cho tới khi con bình tĩnh và thực sự có thể học hỏi để thay đổi hành vi cho đúng đắn hơn.

Khi chúng ta tự điều chỉnh cảm xúc của mình, chấp nhận cảm xúc của con, con học cách quản lý cảm xúc rồi hành vi sớm hơn những đứa trẻ khác. Con cũng gần gũi hơn với cha mẹ trong những năm tháng ấu thơ. Con sẽ biết cách tự xoa dịu, xử lý căng thẳng cả lúc nhỏ lẫn khi trưởng thành.

Tình yêu vô điều kiện là thứ ta đang trao đi cho con mỗi phút. Cũng là những bài học quan trọng nhất đang dạy cho con mỗi ngày.

Tất nhiên với chính chúng ta, việc nhận thức và thay đổi cũng chẳng diễn ra trong 1 sớm 1 chiều. Nhưng với tư cách là cha mẹ, thử thách này không thể không cố gắng mà làm. Tình yêu vô điều kiện là thứ ta đang trao đi cho con mỗi phút. Cũng là những bài học quan trọng nhất đang dạy cho con mỗi ngày.

Suy rộng ra, với các mối quan hệ khác như vợ chồng, người yêu. Chúng ta cũng cần yêu đối tác của mình một cách vô điều kiện như thế. Bằng cách đó, chúng ta cùng nhau vượt qua được những giông bão, mà phần nhiều đều xuất phát tự tâm mình mà ra.

Yêu con vô điều kiện còn là buông tay đúng lúc để cho con tự đứng và bước đi trên đôi chân của chính mình.

Chiều con, bao bọc con quá mức không phải là biểu hiện sự thương con muốn tốt cho con mà là đang hại con. Nếu là những người cha người mẹ thông minh, thực sự muốn tốt cho con hãy để con được lớn.

Đừng vội đỡ khi thấy con vấp ngã. Hãy để bé tự đứng lên bằng đôi chân của mình. Hãy để bé biết tại sao bé ngã. Và hãy dạy bé là do bé đi đứng không cẩn thận nên bị ngã. Đừng dạy bé là do cái đất hư nên bé mới ngã. Hãy dạy bé bài học cẩn thận về sau để không bị ngã nữa.

Hãy chấp nhận bị ốm bị sụt sịt, để bé thấy tắm mưa thật sự rất vui rất thú vị nhưng cũng có thể khiến bé bị ốm. Để bé biết rằng bất cứ việc làm nào bé cũng cần phải trả giá. Bé muốn những giây phút vui vẻ dưới mưa thì bé sẽ phải chịu hàng giờ ốm sốt. Để bé biết yêu quý những giây phút vui vẻ hơn.

Hãy chấp nhận quần áo lấm lem, da con đen, để con thấy chơi bóng, chơi chuyền, chơi bi và đồ hàng với bạn, thú vị hơn những video trên Ipad ra sao, để con thấy thế giới ngoài kia phong phú bao la hơn trong iPad ra sao...

Hãy chấp nhận một vài chiếc bát vỡ, tô bể để con thấy được niềm tự hào to lớn khi con tự tay làm một điều gì đó, tự mình đạt một dấu mốc quan trọng của chính con trong cuộc đời.

Hãy chấp nhận những "sáng tạo" của con để con có tư duy riêng, có những chính kiến của riêng mình, hay vì chỉ rập khuôn máy móc, chỉ như một con rối gỗ lập trình theo những gì có trước!

Hãy chấp nhận những bước đi đầu tiên đầy hoang mang lo sợ và thậm chí có thể thất bại của con để con biết năng lực mình đến đâu và con cần phải làm gì để cải thiện nó.

Yêu con, không muốn con sau này sống ăn bám, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, bố mẹ cần phải học cách ‘buông tay’ càng sớm càng tốt. ‘Buông tay’ để dạy con không có nghĩa là bố mẹ phủi bỏ trách nhiệm của mình, mà ngược lại, hành động này chính là cách thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của con trẻ.

Một cái cây trồng trong nhà kính sẽ chẳng thể nào chịu được nắng mưa, sương gió mặn mòi, phát triển thành đại thụ.

Một đứa trẻ cũng vậy, lớn lên trong sự bao bọc, che chở của cha mẹ khi lớn lên sẽ sống phụ thuộc vào người khác, thiếu mọi kỹ năng sống khiến trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, ngay từ sớm phụ huynh cần cho trẻ học cách đối diện với tất cả mọi chuyện.

Biết ‘buông tay’ mới là những ông bố, bà mẹ thông minh và yêu con sâu sắc. Bởi cha mẹ không thể sống hộ, sống thay cuộc đời của con. Trên con đường trưởng thành, bố mẹ có thể tham gia, góp ý, định hướng và dẫn dắt chứ không phải bao bọc, làm hộ con mọi việc. Chúng ta không nỡ nhìn thấy con khổ nhưng thế giới ngoài kia sẽ khiến chúng rất khổ.

Cha mẹ nào cũng đều nói mình yêu con nhưng hãy thử nghĩ lại xem cách yêu con của mình đã đúng hay chưa? Có khi nào chúng ta đang lợi dụng danh nghĩa của tình yêu mà vượt qua giới hạn của người sinh thành?

Làm cha mẹ, ai cũng muốn dành tất cả tình yêu cho con, cũng biết nuông chiều con sẽ là hại con nhưng có những lúc, chúng ta đi quá giới hạn yêu, chạm tới mức nuông chiều mà không hay.

Dưới đây là những gợi ý giúp bố mẹ ‘buông tay’ để con có cơ hội trưởng thành:

Hình thành cho con thói quen tự phục vụ bản thân

Khi trẻ còn nhỏ, người lớn đặc biệt là ông bà thường hay lo lắng trẻ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm… chỉ thiếu là không thể ăn thay cho cháu.

Dạy trẻ cách buộc dây giày cực dễ với mẹo sau

Lại có những bậc phụ huynh thấy con mình ăn vừa bẩn vừa chậm, nhìn con cầm đũa lóng ngóng liền tự tay bón cho con ăn cho nhanh. Cha mẹ đâu biết rằng đang đánh mất cơ hội rèn luyện, tự lập, trưởng thành của con và không để con ý thức, biết trân trọng đồ ăn thức uống.

Khi trẻ không muốn ăn, bố mẹ không cần ép, qua giờ ăn không còn cơm để cho trẻ biết thế nào là đói, vài lần chúng sẽ tự nhận thức được rằng phải ăn đúng giờ. Điều này có ích cho sức khỏe, ý chí, tâm lý của con.

Các kỹ năng sống cần thiết yếu kém, trẻ nhút nhát, tự ti về bản thân thì hòa nhập vào cộng đồng trở nên khó khăn hơn. Người làm bố mẹ không nên để tình yêu của mình với con trở thành chướng ngại cản trở sự trưởng thành của trẻ.

Thực ra, không phải trẻ không làm được mà là người lớn không muốn để con thử sức, có không ít trẻ đi mẫu giáo vẫn không có khả năng tự lo cho mình như tự mặc quần áo, tự đi giày hay tự vào nhà vệ sinh… Các bậc phụ huynh đã từng nghĩ, thấy những bạn khác biết làm mà mình không biết làm, liệu trẻ có cảm thấy tự ti?

Vì thế mới nói, nếu bố mẹ ôm đồm bao bọc trẻ càng nhiều, năng lực, kỹ năng sống của trẻ càng kém.

Cho trẻ cơ hội tự lựa chọn và quyết định 

Cha mẹ không nên lúc nào cũng chọn quần áo, đồ chơi, áp đặt sở thích lên trẻ, quyết định thay con thích gì và tặng người khác cái gì. Cha mẹ có thể đưa ra lời khuyên, thảo luận về sự lựa chọn với con, phân tích những mặt phải trái, hậu quả sự việc cho trẻ lựa chọn. Hãy cho con cơ hội chọn những gì con muốn, tất nhiên là trong vòng kiểm soát.

Để con tự đi 

Cha mẹ không cần đi theo con khắp mọi nơi, tùy điều kiện và hoàn cảnh có thể để trẻ tự đi bộ hoặc bắt xe buýt tới trường. Việc đi cùng con giúp người lớn yên tâm hơn nhưng ở độ tuổi nhất định, trẻ hiểu các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cách ứng xử trên đường thì nên để con tự bước.

Ngoài ra, nếu con đi cùng bạn bè, phụ huynh cần để bọn trẻ đi với nhau, thảo luận về bài tập về nhà, đồ chơi mới… trên hành trình đó.

Yêu thương vô điều kiện: Nền tảng để con phát triển toàn diện - 2

Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi

Trong giai đoạn phát triển cảm xúc, một số bé có thể thường làm những việc gây tổn thương đến mình như bứt tóc, đập đầu… để gây sự chú ý, để truyền đạt thông tin, hay để đạt được điều gì đó.

Trẻ thường hành xử theo cảm xúc, vừa gào khóc xong có thể tươi cười được luôn. Khi trẻ bắt đầu la hét, nổi cơn thịnh nộ, phụ huynh cần chỉ cho con cách kiểm soát cảm xúc.

Dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Phân tích cho con hiểu tác hại của cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như sợ hãi, ghen tị, thất vọng…, trẻ sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn, loại bỏ và hạn chế những cảm xúc tiêu cực.

Lúc này, bản thân mỗi cha mẹ cũng cần bình tĩnh để có cách ứng xử với trẻ phù hợp. Nếu để mặc trẻ, chúng sẽ quen với cách thức la hét để thể hiện sự bất mãn, không có điểm dừng.

Dạy trẻ tự giác

Trẻ nên học tính kỷ luật, chủ động làm những việc như đánh răng trước khi đi ngủ, cất đồ chơi và làm bài tập về nhà. Phụ huynh chỉ cần theo sát những việc con làm và nhắc nhở khi cần.

Cách dạy con tự học hiệu quả cha mẹ nhất định phải biết | BLACASA

Để trẻ tự trả lời

Nếu phụ huynh luôn giúp con trả lời câu hỏi từ người khác, chúng sẽ trở nên nhút nhát và khép kín. Trẻ trở nên ỷ lại, không tự tin vào bản thân mình khi cần tự quyết định vấn đề nào đó, lúc cha mẹ không ở bên cạnh.

Trẻ cũng cần có cơ hội để tự nói về mình. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ nên để con học cách trả lời và rèn luyện thành phản ứng tự nhiên.

Để trẻ được mắc sai lầm

Tất nhiên, cha mẹ cần giải thích cho con hiểu về các mối nguy hiểm trong cuộc sống, nhưng đôi khi việc mắc các sai lầm cũng giúp trẻ rút ra được kinh nghiệm sống. Điều này rất quan trọng trong tương lai. Mọi sai lầm, vấp ngã, sự thất vọng đều là một phần của cuộc sống.

Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe

Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn.

Bố mẹ cần phân biệt cho con thấy sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe. Dạy trẻ luôn có suy nghĩ rằng câu chuyện mà người khác đang chia sẻ là quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.

Việc lắng nghe giúp con xử lý tình huống tốt hơn và không dễ dàng cáu gắt khi giao tiếp.

Giúp trẻ xây dựng ý kiến riêng

Trẻ cần có năng lực đánh giá và tư duy phản biện trong mọi tình huống, đồng thời biết cách bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng. Nhờ vậy trong tương lại, chúng có thể giữ suy nghĩ của riêng mình và không chịu ảnh hưởng từ tư duy của người khác.

Không mãi xem con là "con nít"

Từ năm 3 tuổi, phụ huynh nên cho con tập làm quen với một số công việc đơn giản. Trẻ có thể tự xếp đồ chơi, giúp mẹ lau bàn. Theo thời gian, cha mẹ có thể mở rộng danh sách công việc nhà cho chúng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển bản thân, siêng năng và kỷ luật hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết giúp đỡ và tôn trọng người khác.

Không nên mang tâm lý xem con là “trẻ nít” mà cần đối đãi với con như người đã trưởng thành, tôn trọng con như một thành viên có tiếng nói trong gia đình. Như vậy, con sẽ ngày càng trở nên tự lập, tự tin và bản lĩnh hơn.

Kể chuyện về một gia đình hạnh phúc (Dàn ý + 3 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

Tóm lại, bên cạnh trái tim yêu thương, cha mẹ cũng cần phải có trí tuệ và nghị lực để yêu thương  thực sự là tình yêu thương trong sáng (không bị vẫn đục bởi những điệu kiện này kia), không phải là thương hại rồi đến thương đau, để cho con cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện tại và tương lai.

Thắm Lê tổng hợp theo afamily.vn, dantri.com.vn, beyeu.com, dkn.tv & Youtube

---
Biết cách động viên con, con sẽ ngày một tốt hơn

Khi trái tim con được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương đích thực

Mẹ ơi! Chiều nay mẹ nhớ đón con sớm nhé

9 câu nói của cha mẹ giúp trẻ tự tin trưởng thành

Ba mẹ ơi! Hãy yêu thương con đúng cách khi còn có thể

Nếu có ý định sinh con thứ 2 mẹ nên đọc bài này

Cách công nương Kate Middleton nuôi dạy những đứa trẻ hoàng gia Anh

 


(*) Xem thêm

Bình luận