Công dụng của mầm thảo dược Methi:
Mầm thảo dược methi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt rất tốt cho người bị tiểu đường và máu mỡ.
Theo các tài liệu khoa học nghiên cứu trong hạt Methi có thành phần dinh dưỡng và khoáng chất: Protein 26,2%, lipit không no 5,8%, khoáng chất 3% gồm sắt, calci, phospho, manhe, kali, natri, kẽm, đồng, mangan; Vitamin gồm có vitamin C, acid folic, thiamin, riboflavin, niacin, chất xơ 3% và 44,2% là đường. Trong rau mầm thảo dược Methi còn có alcaloit trigonellin, choline, saponin, chất dầu, flavonoit và chất nhày. Đây đều là những chất có ích cho cơ thể.
Hạt Methi có màu vàng, vị đắng, tính âm nên thế trong Đông y được sử dụng ôn thận, tán hàn, chỉ thống, được dùng trị tạng thận hư yếu, đường huyết cao, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp, yếu sinh lý và ít sữa sau sinh.
Giảm cholesterol: Một nghiên cứu Medical Collegel Ấn độ cho biết mỗi ngày ăn 20gr trước 2 bữa ăn trưa – tối sẽ giảm cholesterol.
Đối với người bệnh tiểu đường sử dụng hạt Methi hàng ngày sẽ bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, giảm hấp thụ glucose đường ruột. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Manoj Bhat và các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Khoa học tế bào quốc gia Ấn Độ về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt hoặc trong rau mầm Methi” được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “The British Journal of Pharmacology đã chỉ ra rằng việc sử dụng hạt hay rau mầm thảo dược Methi trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%/24h bằng cách cho thêm một muỗng hạt Methi vào các bữa ăn hằng ngày của họ hoặc 100gram rau mầm thảo dược Methi.
Nhờ sự hiện diện của chất xơ tự nhiên Galactomannan, mầm thảo dược Methi làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Các axít amin (4-hydroxyisoleucine) trong hạt và rau mầm thảo dược Methi tác động việc sản xuất hooc môn đường huyết do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Và như vậy, qua nghiên cứu trên, có thể nói rằng, rau mầm Methi rất hữu ích cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.
Ngoài tác dụng mầm thảo dược methi hỗ trợ điều trị tiểu đường ra, hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.
Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-2008).
Ngoài ra rau mầm thảo dược Methi còn có tác dụng trị gầu, tăng cường tiết sữa, giảm cholesterol, bảo vệ gan, đau dạ dày….
Thông tin hạt giống rau mầm Methi:
- Sản phẩm của Công ty Hà Nội Xanh
- Hạt giống đồng đều, không hoá chất bảo quản
- Sạch mầm bệnh (độ sạch >= 98%)
- Tỷ lệ nảy mầm cao (>= 80%)
- Năng suất 500-650g/100g hạt
- Thu hoạch 5-7 ngày sau trồng
- Xuất xứ: Italia
- Mùa vụ: gieo trồng quanh năm
Cách trồng rau mầm:
Chuẩn bị:
- Hạt giống
- Đất Tribat trồng rau mầm
- Khay, thùng xốp,...
Cách trồng:
- Ngâm hạt giống mầm Methi trong nước ấm 3 tiếng sau đó vớt ra để ráo
Hạt ngâm trong nước ấm
- Lấy đất Tribat trồng rau mầm rải vào đáy thùng , độ dày 3-4cm. Dàn phẳng bề mặt sau đó dải 1 lớp giấy ăn mỏng lên trên bề mặt đất.
- Gieo hạt đã ngâm lên trên bề mặt đất đã rải giấy ăn , rắc đều tay tránh bị dày quá và hạt trồng lên nhau
- Sau khi gieo để hạt trong tối 1 ngày để hạt nảy mầm đều hơn. Sau đó khi hạt nảy mầm để ra nơi có ánh sáng tán xạ.
Chăm sóc :
- Ngày tưới 1 lần, tưới vừa đủ ẩm không nên để đất bị ướt quá
Thu hoạch :
- Sau 5-7 ngày trồng có thể thu hoạch được, dùng dao hoặc kéo sắc cắt sát gốc.
Cách chế biến rau mầm thảo dược Methi
Có nhiều cách dùng rau mầm Methi như hấp, luộc, nấu canh, nhúng lẩu, nấu súp, cháo, xào với thịt lợn, bò, gà, tôm... Nhưng lưu ý rau mầm rất non và dễ chín, nên các bạn chỉ cho rau mầm vào nồi trong vòng 1 - 2 phút thôi nhé.
Cách dùng tốt nhất là ăn sống để bảo toàn nguyên các chất dinh dưỡng có trong rau: trộn salad, xay sinh tố, ép nước...
Xem thêm