Hạt giống củ dền đỏ

15.000đ 10.000đ -33%

Củ dền đỏ có tên khoa học là Beta vulgaris, họ Cải. Củ dền rất giàu vitamin và khoáng chất như chất sắt, calcium, viatmin A, vitamin C, acid folic... Đã từ lâu củ dền được vinh danh là một loại củ quý giá bởi đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.


Còn hàng
1

Củ dền đỏ là loại cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm, thân đứng có vằn ít phân nhánh. Lá có phiến hình trứng, màu lục, có mép lượn song, hoa có màu lục nhạt, mọc thành bông dài. Củ dền đỏ có nguồn vùng bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, được trồng và tạo ra các chủng khác nhau có loại dùng để lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc, loại lấy đường, chế rượu. Lá và hạt cũng được sử dụng, lá thu hái sử dụng tươi, hạt thu ở các quả già. 

Các nước Mỹ, Nga, Pháp, Ba Lan và Đức là những nước trồng nhiều củ dền nhất thế giới hiện nay.

Củ dền đỏ có tác dụng gì? | Vinmec

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của củ dền đỏ

Củ dền là một nguồn dinh dưỡng giàu folate, mangan và cũng chứa thiamine, riboflavin, vitamin A, B1, B2, B6, pantothenic acid, choline, betaine, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng và selen.Trong 100g củ dền có 23mg vitamin C (38% nhu cầu hàng ngày), 28mcg folacin (14% nhu cầu hàng ngày). 

Màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa  giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.

Với hàm lượng các dưỡng chất phong phú, củ dền đỏ có nhiều công dụng cho sức khoẻ như sau:

1. Thanh lọc máu: lá và củ của cây rau dền đỏ đều là những chất tẩy sạch hiệu quả nên rất tốt cho máu.

2. Hạ huyết áp: Các nhà khoa học cho rằng thành phần nitrat trong củ dền có thể giảm huyết áp. Theo những kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu bệnh tăng huyết áp tại Mỹ cho thấy huyết áp ở người uống nước ép củ dền hay dùng thuốc dạng viên nitrat thì sau 24 giờ huyết áp giảm. Huyết áp càng cao thì tác dụng của nitrat càng rõ rệt.

Nghiên cứu cho thấy khi dùng 1 pint (0,57 lít) nước ép củ dền có hiệu quả khả quan trong việc làm giảm huyết áp đối với người cao huyết áp.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần nitrat vô cơ trong củ dền đã chuyển hóa thành khí nitrat oxide (NO) khi ăn. Loại khí này giúp cho các mạch máu để tăng dòng chảy của máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ. 

Các loại rau quả có màu xanh, có lá như rau diếp và củ dền là loại thực phẩm tuyệt vời làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim vì chúng có chứa hàm lượng vô cơ cao có trong nitrat.

Theo kết quả nghiên cứu khác của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt. Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.

Củ dền là gì? 6 công dụng và 4 lưu ý khi dùng củ dền mà bạn cần biết

3. Củ dền là siêu thực phẩm của thai phụ:

Tăng chất sắt phòng chữa thiếu máu.

Vitamin C trong củ dền giúp cơ thể hấp thu chất sắt.

Axit Folic trong củ dền dạng hòa tan trong nước của vitamin B9 giúp phát triển bào thai và hình thành các tế bào màu đỏ.

Betacyanin sắc tố màu đỏ đậm của củ dền có tác dụng giải độc gan. Gan khỏe mạnh nghĩa là hệ tiêu hóa hoạt động tốt và có lợi cho thai phụ.

Nước củ dền ngăn chặn tình trạng tăng cân quá mức khi mang thai.

Củ dền tăng cường khả năng chịu đựng thể chất khi chuyển dạ, hạ huyết áp và ngăn ngừa khiếm khuyết cho thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thai phụ cần bổ sung củ dền vào chế độ ăn trong thời kỳ mang thai dưới dạng salat hoặc nấu chung với các loại rau xanh khác. Với củ siêu thực phẩm này cắt mỏng trộn với rau củ nướng để ăn chung với rau củ nướng hoặc luộc đều được cho là rất tốt cho sức khỏe thai phụ.

4. Làm giảm mệt mỏi: Nitrat có trong các loại rau củ có tác dụng làm giảm quá trình hấp thu oxy, từ đó làm giảm sự mệt mỏi do việc tập luyện gây ra. .

Andy Jones, một chuyên gia nghiên cứu nói rằng: “Chúng tôi hết sức ngạc nhiên bởi hiệu quả của củ dền vì những hiệu quả này không thể có được từ những phương pháp khác kể cả việc luyện tập”. Tôi tin rằng các vận động viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư sẽ rất thích thú đối với kết quả của cuộc nghiên cứu này.

5. Giúp gan khỏe mạnh: sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ. Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.

Cách trồng củ dền và kinh nghiệm trồng củ dền đỏ - Hội Nuôi Trồng

6. Ổn định trạng thái tinh thần: ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

7. Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp. Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ. Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, chất xơ trong củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

8. Chứng thiếu máu: hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.

9. Xơ vữa động mạch: nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch.

10. Giãn tĩnh mạch: trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

11. Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.

Chất xơ trong củ dền đỏ cũng góp phần làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp phát hiện và loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng kịp chuyển hóa thành tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, khi tươi sống, củ dền đỏ chứa các thành phần quan trọng như betaine – có chức năng làm giảm một số tác nhân gây nhiễm trùng trong cơ thể.

12. Ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư. 

13. Chống nhiễm toan: độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.

14. Loét dạ dày: pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

15. Táo bón: hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.

Nước ép củ dền có thể giúp điều trị rối loạn cương dương?

16. Bài độc: chất choline trong nước ép rau dền không chỉ là chất bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu.

17. Bệnh về túi mật và thận: cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

18. Gan hoặc mật: các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.

19. Bệnh gút: có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ dền.

Lưu ý: Do củ dền chát (chứa nhiều kali) nên không ăn được nhiều và không nấu món một mình nó.

Kỹ thuật trồng củ dền đỏ tại nhà

Củ dền đỏ được trồng quanh năm tại khu vực có khí hậu mát như sapa và lâm đồng. Các khu vực khác trồng từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng củ dền. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Củ dền không quá kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa… 
Hạt giống
Nên chọn mua hạt giống từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và năng suất cao nhất.

Hạt giống kinh giới của Công ty Hà Nội Xanh mang nhiều ưu điểm như:

  • Hạt giống F1
  • Hạt giống đồng đều, sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%
  • Không có hoá chất độc hại
  • Sinh trưởng rất mạnh, kháng bệnh tốt, cho năng suất cao
  • Xuất xứ: Italia

Do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn.

Củ dền rất dễ trồng và ít sâu bệnh.
Củ dền rất dễ trồng và ít sâu bệnh.
2. Ngâm ủ và gieo hạt.
Để hạt nảy mầm nhanh, bạn có thể ngâm hạt giống vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 độ C khoảng 3 - 5 tiếng. Lót 1 lớp bông gòn xuống đáy một cái chén nhỏ, tưới nước cho ấm và rải hạt lên trên lớp bông sau đó phủ tiếp 1 lớp bông gòn khác lên trên, tưới ẩm. Chờ đến khi hạt xuất hiện vết nứt nhỏ thì bắt đầu đem trồng ra đất.
Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 10 - 15cm, cây cách cây 10cm. Sau khi gieo xong tiến hành phủ 1 lớp đất mỏng và tưới nước giữ ẩm.
Củ dền sắp cho thu hoạch.
Củ dền sắp cho thu hoạch.
3. Chăm sóc
Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Trời mưa nhiều và độ ẩm cao thì giảm số lần tưới.
Khi cây được chừng 20 ngày, tỉa bớt các cây con yếu, tuyệt đối không nhổ lên trồng lại vì cây sẽ không phình củ được. Sau đó tiến hành bót lót đợt 1 cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ 20 ngày lại bón đợt tiếp theo. Mỗi đợt bót phân kết hợp xới đất và nhổ cỏ.
Củ dền còn có tác dụng chống u thư.
Củ dền còn có tác dụng chống ung thư.
4. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 70 - 80 ngày thì củ dền bắt đầu cho thu hoạch. Củ dền nếu chăm tốt thì mỗi củ nặng từ 200 – 300g.
Nên thu hoạch khi củ chưa phân hoá già (xơ cứng) bởi khi để quá giá sẽ làm giảm cảm quan cũng như dinh dưỡng của củ dền.
Củ dền có thể sử dụng được cả lá và củ. Nếu bạn muốn sử dụng lá thì có thể tỉa lá sử dụng trước, hoặc có thể nhổ cả cây để sử dụng.

Các món ngon với củ dền

1. Canh củ dền đỏ nấu sườn non

Nguyên liệu

  • 1 củ dền đỏ
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ khoai tây
  • 100g sườn non
  • 1 tép tỏi, hành củ, hành lá
  • Gia vị: tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm…

Chế biến

Bước 1: Củ dền, cà rốt, khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp với tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm, tỏi băm để cho thấm.

Bước 2: Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho hành củ cắt nhỏ vào, đảo cho thơm và hơi vàng rồi cho tỏi vào, khi tỏi gần vàng thì thêm sườn non, đảo cho thịt săn lại thì cho đủ lượng nước vào nấu đến khi nước sôi.

Vậy là canh củ dền nấu sườn đã xong rồi, trang trí với hành lá và ngò rí, rắc lên một ít tiêu rồi thưởng thức thành phẩm thôi nào.

Khi nước đã sôi thì cho củ dền, cà rốt vào, khi củ dền và cà rốt gần mềm thì bạn thêm khoai tây, nấu đến khi các loại củ chín đều thì nêm lại gia vị cho vừa miệng, tắt bếp. Múc canh sườn nấu củ dền ra tô, rắc hành lá cắt nhỏ, dùng ngay.

2. Salad củ dền

Trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt vẫn thường dùng salad khá thường xuyên. Nếu bạn cần giảm cân hoặc có các vấn đề như máu nhiễm mỡ thì salad củ dền là một sự lựa chọn lành mạnh dành cho bạn. Bạn có thể chuẩn bị thêm một phần salad củ dền ăn kèm với các món mặn trong bữa ăn hoặc sau đó nhé.

Nguyên liệu

  • 150g củ dền

  • 200g tôm
  • 50g cà chua bi
  • 150g cà rốt
  • 1 nhánh hành lá
  • 10g xà lách xoắn
  • Giấm
  • Dầu oliu
  • Mù tạt vàng
  • Tỏi băm
  • Gia vị: hạt nêm, muối, mì chính, tiêu…

Chế biến

Bước 1: Củ dền gọt vỏ, đem luộc chín, rồi thái que. Tôm rửa sạch, để ráo, hấp chín, bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi và chỉ đen. Cà chua bi thái làm đôi. Xà lách rửa sạch, để ráo. Hành lá tước sợi.

Bước 2: 

Hòa giấm với mù tạt, đường, muối, hạt nêm, dầu oliu và tỏi băm cho đều. Cho củ dền, cà rốt vào tô, rưới sốt lên trộn đều, rồi thêm tôm xóc lên liên tục khoảng 3 phút, sau cùng thêm cà chua vào.

Cho ra đĩa, dùng kèm với xà lách. Trang trí với hành lá tước sợi. Dùng sau 15 phút để nước trộn ngấm đậm.

Cách làm salad củ dền ngon giúp giảm cân hiệu quả

Một bí quyết nhỏ cho bạn đó là để hấp củ dền nhanh, bạn có thể dùng lò vi sóng. Rửa sạch củ dền, rồi cho 1/2 lượng nước ngập củ dền, và bật lò trong vòng 16 phút, sau đó tắt lò, để nguyên trong vòng 5 phút, rồi lấy ra lột vỏ và thái que.

3. Nước ép củ dền

Sau bữa ăn chính trong ngày và nạp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, bạn có thể bổ sung nước ép củ dền vào thực đơn cuối bữa ăn của mình. Loại nước ép này rất tốt cho giảm cân, làm đẹp da và tốt cho huyết áp của bạn. Tuy nhiên, vì nước ép củ dền rất mạnh, do đó bạn không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó. Đây là cách để bạn hạn chế một số tác hại của củ dền liên quan.

Nguyên liệu

  • 1/2 củ dền cỡ vừa

  • 1 quả cam không hạt
  • 2 củ cà rốt

Chế biến

  • Gọt vỏ củ dền (nếu là hữu cơ có thể rửa sạch để nguyên vỏ), cắt miếng cho vừa với máy ép. Cam chọn loại cam vàng không hạt, nếu dùng cam xanh có hạt thì vắt riêng nước cam và phải uống luôn vì nước ép sẽ bị đắng sau chỉ 15–20 phút. Cà rốt gọt vỏ cắt thanh dài (nếu là hữu cơ có thể rửa sạch, để cả vỏ).

  • Bỏ tất cả nguyên liệu xen kẽ trong máy ép. Khi uống, rót ra ly có đá, dùng ngay.

Cách Làm Nước Ép Củ Dền Đỏ

4. Súp củ dền

Vị ngọt tự nhiên từ củ dền được nấu kèm với cải thảo, thịt nạc xay ăn rất ngon miệng và có tác dụng bổ máu, cung cấp chất sắt. Chắc không ai xa lạ với món súp này, nhiều loại rau củ kết hợp với xương hoặc thịt tạo ra vị ngọt thật đậm đà và vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu:

  • 400g sườn hoặc xương heo
  • 2 củ cà rốt
  • 1 củ dền đỏ
  • 4 củ khoai tây
  • 1 củ hành tây to
  • 1/2 muỗng canh muối
  • Một ít tiêu xay
  • Nước mắm ngon
  • Hành ngò

Cách làm:

  • Sườn hoặc xương heo, cắt khúc vừa miệng, chần sơ qua nước sôi rửa sạch. Cà rốt, gọt vỏ, cắt khoanh. Củ dền đỏ, gọt vỏ, bổ tư hoặc 6 tùy củ to nhỏ. Khoai tây, gọt vỏ, bổ tư. Hành tây, lột vỏ, bổ tư, nướng sơ, hoặc làm chín 2 phút bằng lò vi sóng. Hành ngò, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Cho xương, hành tây, muối, tiêu, vào nồi với 4 tô nước. Nấu 8 phút nếu bằng nồi áp suất (tính từ lúc nắp nồi quay); 40 phút hoặc hơn cho đến khi thịt mềm, nếu nấu bằng nồi thường.

  • Sau đó cho củ dền, khoai tây, cà rốt vào, đậy nắp, tiếp tục hầm thêm 5 phút (bằng nồi áp suất), khoảng 10 phút bằng nồi thường, hoặc cho đến khi các loại củ mềm. Nêm nước mắm sao cho vừa miệng ăn trước khi múc ra tô, rắc hành ngò, xay tí xíu tiêu lên trên. Ăn nóng cùng cơm.

5. Canh củ dền với thịt

Nguyên liệu (Cho 4 người): Thịt bằm 300 gr Nước 300 ml Khoai tây 100 gr Củ dền 100 gr Cà rốt 100 gr Hành lá 10 gr Ngò 10 gr Hạt nêm 15 gr Bột ngọt 10 gr Đường 10 gr Muối 10 gr Dầu ăn 20 mlNguyên liệu món ăn 2 món canh củ dền xương heo và thịt bằm

Cách chế biến Canh củ dền thịt băm

Bước 1: Sơ chế rau củ

Bạn gọt vỏ, cắt bỏ đầu, cuống cà rốt. Tiếp theo, gọt vỏ củ dền và khoai tây rồi rửa sạch cả 3 nguyên liệu rồi để ráo. Khi các nguyên liệu đã ráo nước, bạn cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Hành lá, ngò gai cắt bỏ cuống, rửa sạch và cắt nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

Bước 1 Sơ chế rau củ Canh củ dền thịt băm

Bước 2: Xào thịt băm

Bạn cho 20ml dầu ăn vào nồi, khi dầu sôi, cho hành tím vào phi thơm. Khi hành chuyển vàng, cho thịt băm vào xào và nêm nếm với 5gr hạt nêm, 5gr bột ngọt, 5gr đường trong 3 phút để thịt săn lại.

Lưu ý: Việc xào thịt trước khi nấu canh sẽ giúp thịt không bị tan trong nước, ngoài ra, nước canh khi nấu xong sẽ không bị hôi.

Bước 2 Xào thịt băm Canh củ dền thịt băm

Bước 2 Xào thịt băm Canh củ dền thịt băm

Bước 3: Nấu canh

Khi thịt đã được xào xong, bạn cho nước sôi từ từ vào nồi rồi đậy nắp lại và ninh trong 5 phút. Sau đó, bạn mở nắp, hớt phần bọt bên trên để nước canh được trong.

Tiếp theo, bạn cho củ dền vào nồi, đậy nắp và nấu trong 5 phút vì củ dền có độ cứng, lâu chín. Khi củ dền đã mềm, bạn cho cà rốt, khoai tây vào và nấu thêm 10 phút nữa trên lửa vừa rồi nêm nếp với 10gr hạt nêm, 5gr bột ngọt, 5gr đường, 10gr muối là được.

Mẹo nhỏ: Không nên cho nước lạnh trực tiếp vào nồi mà phải nấu sôi vì sẽ khiến thịt bị bở ra, không còn ngon nữa.

Bước 3 Nấu canh Canh củ dền thịt băm

Bước 3 Nấu canh Canh củ dền thịt băm

Thành phẩm

Múc canh củ dền thịt bằm ra tô, cho thêm hành lá, ngò rí lên trên rồi thưởng thức vị ngon, ngọt của canh cùng các loại rau củ. Món canh này ăn chung với cơm nóng thì sẽ ngon và bổ dưỡng lắm đấy!

Bước 4 Thành phẩm Canh củ dền thịt băm

Chúng ta đã thấy củ dền đỏ vô cùng tốt cho sức khoẻ. Vậy nên bạn hãy trồng củ dền đỏ trong ban công, sân thượng hay vườn nhà để thêm sắc màu cho khu vườn sinh động hơn và để tăng cường sức khoẻ cho gia đình bạn nhé. Mọi người chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú và an tâm khi được thưởng thức các món ăn hay đồ uống từ củ dền do bạn trồng ra đấy.