Hạt rau mầm súp lơ xanh 25g

15.000đ 10.000đ -33%

Rau mầm súp lơ xanh có mùi thơm nhẹ (như bông súp lơ), vị ngọt không hăng chứa rất nhiều chất chống oxy hoá mạnh, vitamin, khoáng chất nên rất thích hợp trở thành món ăn giàu dinh dưỡng cho cả gia đình, đặc biệt thích hợp bổ sung vào cháo, bột ăn dặm cho trẻ nhỏ.


Còn hàng
1

Hiện nay trên thị trường rau mầm gần như chỉ có rau mầm cải củ, giá đỗ, rau muống, hướng dương... Do đặc tính dễ trồng, chăm sóc, chi phí thấp và giàu chất dinh dưỡng của những loại cây này nên đã được trồng phổ biến tại nhiều gia đình.

Tuy nhiên có một loại rau mầm vẫn chưa được nhiều người biết đến nhưng lại vô cùng bổ dưỡng và có khả năng chữa được bệnh ung thư. Đó là rau mầm súp lơ. 

Súp lơ, hay su lơbắp su lơhoa lơcải hoa là một loại cải ăn được, họ Cải, mọc quanh năm, gieo giống bằng hạt.

Rau mầm Súp lơ xanh (Bông cải xanh) - Y Học Cộng Đồng

Lợi ích của rau mầm Súp lơ xanh cho sức khoẻ

Theo các chuyên gia, khẩu phần 85 gam mầm bông cải xanh bao gồm: 35 calo, 4 gam chất xơ, 2 gam đạm, 0.5 gam chất béo, 60% giá trị vitamin C hàng ngày và một số loại vitamin, khoáng chất khác. 

Theo Healthline, rau mầm bông cải xanh được coi là "siêu thực phẩm" giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe.

Chống ung thư

Rau mầm cải xanh có chứa sulforaphane, một hợp chất có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể giúp giảm viêm, giảm sự xâm nhập và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Cụ thể, sulforaphane trong rau mầm bông cải xanh có thể chống lại ung thư dạ dày, ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột kết, gan và phổi.

Là một loại rau quen thuộc với hầu hết người Việt Nam, nhưng ít người biết được rằng ăn mầm súp lơ xanh lại có thể giúp phòng chống bệnh ung thư dạ dày một cách hiệu quả.

Theo phân tích của các nhà khoa học, cây mầm súp lơ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn cây trưởng thành. Cây mầm Bông cải xanh (tên khoa học Brassica oleracea var. italica) chứa hàm lượng glucosinolate cao hơn cây trưởng thành  10 – 100 lần

Tuy nhiên, hàm lượng glucosinolate giảm đáng kể theo thời gian tăng trưởng, bảo quản và chế biến.

Glucosinolate là tiền chất của isothiocyanate – một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, hoạt tính chống oxy hóa cao và còn có khả năng giết chết vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày và các bệnh ung thư dạ dày. Glucosinolate có nhiều trong các cây họ thập tự, đặc biệt là trong cây súp lơ xanh.

Trong một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Cancer Prevention Reseach (tạp chí của Hiệp hội Phòng chống ung thư Hoa Kỳ) đã chỉ ra ăn rằng  mầm súp lơ xanh có thể giúp phòng bệnh ung thư dạ dày một cách hiệu quả vì trong rau mầm súp lơ xanh có chứa các hợp chất thúc đẩy cơ thể sản xuất chất sulforaphane – giúp tạo enzym chống ung thư có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori – loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh ung thư dạ dày.

Để minh chứng cụ thể cho kết luận này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể liên quan tới nó. Trước tiên là cuộc thử nghiệm trên những đối tượng đã bị nhiễm khuẩn Helicobacter trước đó. Suốt 8 tuần liên tiếp, mỗi người được cung cấp 70 gram rau mầm súp lơ xanh trong chế độ ăn hàng ngày. Kết quả kiểm tra cho thấy mức độ vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể họ giảm đi rất nhiều.

Theo các nhà khoa học, chất sulforaphane tìm thấy trong rau mầm súp lơ xanh có thể chống lại Helicobacter. Ở súp lơ xanh trưởng thành, hàm lượng sulforaphane càng lớn hơn. Vì vậy, để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mầm rau cải xanh là một trong những thực phẩm mà bạn nên biết tới.

Bật mí cách chế biến rau mầm súp lơ bổ dưỡng- tốt cho dạ dày

Ung thư vòm họng: Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh và Đại học Johns Hopkins đã phát hiện chiết xuất mầm bông cải xanh bảo vệ chống ung thư miệng. Cụ thể là ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ ở chuột và sự phù hợp của nó ở người.

Ung thư phổi: Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2005 đã thử nghiệm khả năng của sulforaphane. Chúng có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi ở những người hút thuốc và người bị tổn thương phổi.

Ung thư ruột kết: Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy sulforaphane từ mầm bông cải xanh và các loại rau họ cải khác gây chết tế bào. Chúng cũng phá vỡ DNA vĩnh viễn trong các tế bào ung thư ruột kết trong khi các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng.

Ung thư tuyến tiền liệt: Selen được tìm thấy trong mầm rau ngăn chặn sự biểu hiện của protein có tên là phối tử NGK2D. Chúng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và khiến nó hoạt động quá mức. Sau đó ngừng hoạt động trong các bệnh ung thư. Bao gồm ung thư bạch cầu, ung thư tuyến tiền liệt và khối u ác tính.

Ung thư vú: Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sulforaphane ngăn chặn sự phát triển của tế bào gốc ung thư vú. Nó là một phương pháp ăn kiêng hữu ích để bảo vệ khỏi ung thư vú.

Ung thư bàng quang: Các nhà nghiên cứu nhận thấy bàng quang thay đổi khi sử dụng mầm bông cải xanh. Vì dịch chiết được đưa trực tiếp đến phần bàng quang. Nơi ung thư bàng quang phát triển. Đó là một kết quả rất hứa hẹn trong việc ngăn ngừa ung thư bàng quang và làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của nó.

Hỗ trợ sức khỏe tâm thần và não bộ

Sulforaphane trong mầm bông cải xanh cũng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh về não, bao gồm đột quỵ não, bệnh Alzheimer và Parkinson, đồng thời cải thiện một số triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy sulforaphane có thể bảo vệ các tế bào não và cải thiện các chứng suy giảm tâm thần như mất trí nhớ.

Mầm bông cải xanh có thể giảm một số vấn đề liên quan đến chấn thương não. Sử dụng sulforaphane ngay sau khi chấn thương có thể giảm tổn thương não. Nó cũng giúp răng nhận thức ở bệnh nhân. Thường xuyên ăn mầm rau này có thể giúp giảm sự gián đoạn của hàng rào máu não. Chúng cũng hạn chế rối loạn chức năng thần kinh sau khi đột quỵ xảy ra.

Hạt giống mầm Súp lơ xanh

Thúc đẩy sức khỏe đường ruột

Do đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, sulforaphane từ mầm bông cải xanh có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, rau mầm bông cải xanh cũng là nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào.

Một nghiên cứu kéo dài 16 tuần ở 50 người bị viêm dạ dày do H. pylori cho thấy ăn khoảng 70 gam rau mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi mỗi ngày làm giảm nhiễm khuẩn H. pylori và viêm dạ dày.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Rau mầm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng cũng rất giàu coenzyme Q10, một hợp chất có tác dụng giảm huyết áp.

Do mầm bông cải xanh chứa nhiều tiền chất chống oxy hoá cực mạnh nên còn có tác dụng thanh lọc, thải độc, bảo vệ tế bào, hạn chế lão hoá từ đó giúp chúng ta có cơ thể khoẻ mạnh hơn, trẻ lâu hơn

Có lợi cho tim mạch

Một nghiên cứu ở chuột cho thấy sau khi chúng sử dụng mầm bông cải xanh sẽ giảm huyết áp. Nó cũng làm giảm huyết áp trong một nghiên cứu khác vào năm 2016. Nó cũng làm giảm triglyceride. Ngoài ra, nó cũng có lợi cho một chấn thương tim nghiêm trọng được gọi là chấn thương tái tưới máu cơ tim.

Giúp xương chắc khỏe

Các báo cáo cho thấy sulforaphane mạnh mẽ chống lại bệnh loãng xương. Sulforaphane từ mầm bông cải xanh dường như ngăn chặn các quá trình phân tử và viêm. Quá trình này liên quan đến sự hình thành các nguyên bào xương, một nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương.

Biểu sinh cũng đóng một vai trò ở đây. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy sulforaphane ảnh hưởng đến lớp biểu sinh để chống lại các cơ chế góp phần hình thành bệnh loãng xương.

Cải thiện chức năng hô hấp

Sulforaphane có trong thực phẩm này tốt cho sức khỏe đường hô hấp. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mầm bông cải xanh và các tế bào hỗ trợ sulforaphane trong phổi loại bỏ các độc tố môi trường. Cụ thể là khí thải diesel, được biết là góp phần gây dị ứng, hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp khác.

Các nhà nghiên cứu cũng đã thấy rằng sulforaphane làm giảm căng thẳng oxy hóa và hạn chế sự nhân lên của virus RSV. Virus này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Rau mầm súp lơ xanh có thật sự tốt như lời đồn

Hỗ trợ điều trị đa xơ cứng

Sulforaphane là một chất dinh dưỡng đang được nghiên cứu. Chúng được xem xét về chế độ ăn uống tiềm năng trong bệnh đa xơ cứng (MS). Trong một mô hình chuột, sulforaphane làm giảm viêm và stress oxy hóa. Liên quan đến việc khử demin thấy trong MS. Hồi sinh Demyelinating, là quá trình hệ thống miễn dịch cơ thể làm tổn thương lớp vỏ myelin xung quanh các sợi thần kinh. Đây là nguyên nhân của các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến MS.

Giải độc cơ thể, gia tăng sức đề kháng và chống lão hoá

Hai nghiên cứu được thực hiện ở những khu vực nổi tiếng quá tải độc tố trong không khí. Kết quả cho thấy sử dụng thực phẩm này dẫn đến việc bài tiết lượng hóa chất trong không khí lớn hơn nhiều so với người uống giả dược. Một nghiên cứu khác cho thấy những người tham gia giải độc đáng kể các hóa chất nguy hiểm chỉ sau 10 ngày.

Trong mầm Súp lơ xanh có chứa nhiều tiền chất chống oxy hoá cực mạnh và nhiều vitamin C, E cũng là những chất chống oxy hoá nên sẽ giúp bảo vệ các tế bào khỏi quá trình oxi hoá, thanh lọc thải độc tố, cải thiện hệ thống miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật, từ đó làm chậm quá trình lão hoá giúp cơ thể khoẻ mạnh và trẻ lâu hơn với làn da mịn màng, tươi sáng.

Lợi ích từ vitamin nhóm B

Các loại rau xanh đậm trong đó có súp lơ xanh chứa lượng lớn vitamin nhóm B. Do đó cơ thể sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nhóm vitamin này nếu bạn thường xuyên ăn súp lơ xanh:

- Ăn ngon miệng, chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

- Tăng trưởng hồng cầu

- Cải thiện thị lực

- Cải thiện sức khoẻ não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương

- Vitamin B đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Những vitamin này hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi cũng như giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

- Đối với các bà mẹ tương lai, vitamin B có thể tăng mức năng lượng, giảm buồn nôn và giảm nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.

Cách chọn hạt giống tốt

Để có rau mầm sạch và an toàn chất lượng, yếu tố đầu tiên là bạn phải chọn hạt giống tốt.

- Hạt giống phải còn hạn sử dụng: Không nên chọn những hạt giống đã hết hạn, vì lúc đó mầm không còn tốt nữa.

- Hạt giống được bảo quản tốt: Khi mua nên chọn hạt giống có bao bì sạch, không bị nát, có thương hiệu công ty càng tốt.

- Hạt giống không có thuốc bảo quản: Đây là yếu tốt cực kỳ quan trọng, vì đã gọi là rau sạch mà sử dụng hạt giống có hóa chất bảo quản thì có hại cho sức khỏe người tiêu dùng

- Nguồn gốc rõ ràng: Nên chọn những hạt giống có nguồn gốc rõ ràng từ nhà cung cấp uy tín.

Thông tin hạt giống rau mầm súp lơ xanh:

- Hạt giống có kích thước đồng đều nhau, sạch bệnh

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống trên 90%.

- Không hoá chất bảo quản

- Xuất xứ: Italia

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm súp lơ xanh

Đa phần các loại rau cải thường rất dễ trồng và chăm sóc do vậy bạn có thể tự trồng tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau như trồng thủy canh, trồng bằng máy, trồng bằng giá thể . Thời gian từ gieo và thu hoạch: 5 ~ 7 ngày. Cách trồng rất đơn giản chỉ cần thực hiện các bước sau:

*  Vật liệu:

- Hạt giống: 1 gói 25g hoặc nhiều hơn tuỳ nhu cầu

- Giá thể Tribat

- Chuẩn bị khay hoặc thùng xốp, chậu

* Cách làm:

- Hạt không cần ngâm ủ.

- Cho vào khay, chậu, thùng xốp một lớp đất Tribat dày khoảng 2 – 3 cm, làm phẳng bề mặt sau đó tiến hành tưới ẩm đất. Gieo hạt giống lên trên bề mặt đất, chú ý gieo đều tay số lượng hạt giống sử dụng 10g/40cm², tuới ẩm lại lần nữa, đặt tấm bìa cứng lên khay sau… Tưới nước thường xuyên từ 1 – 2 lần/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.

- Khi hạt nảy mầm bỏ tấm bìa ra, đưa khay ra nơi có ánh nắng tán xạ như ban công, mái hiên. Tránh đặt nơi có ánh nắng và mưa trực tiếp.

- Tưới nước 1- 2 lần/ngày. Sau 5 – 7 ngày cho thu hoạch, trước khi thu hoạch 1 ngày ngừng tưới nước.

- Thu hoạch: Loại bỏ phần rễ, rửa sạch rau mầm, tiến hành chế biến món ngon cho gia đình cùng thưởng thức.

Hạt giống mầm Súp lơ xanh

Chúng ta có thể trồng hạt mầm bông cải xanh không cần đất mà bằng khay chứa nước và vỉ tre hay vỉ nhựa có lỗ nhỏ.

Cách chế biến mầm súp lơ xanh sao cho ngon miệng và bảo toàn dinh dưỡng

Có một điều mà ít ai chú ý tới đó là các hoạt chất quý trong rau mầm súp lơ xanh rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ. Chỉ ở khoảng nhiệt độ  80 - 100 độ C, sulforaphane và một số vitamin trong mầm đã bị phá hủy. Do đó, chế biến rau mầm súp lơ xanh là một bước rất quan trọng. 

Hiện nay, xu hướng chế biến rau mầm trong bữa ăn thành các món salad trộn không qua nấu chín đang là cách chế biến phổ biến và khoa học, có lẽ đây là cách nguyên vẹn để bảo tồn nguyên vẹn các hoạt chất có lợi và bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số cách chế biến rau mầm súp lơ xanh bạn có thể tham khảo: 

Salad rau mầm dầu giấm

Để chế biến rau mầm theo cách này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Mầm súp lơ xanh, cà chua bi, trái oliu, giấm, đường tỏi ớt. 

Rau mầm cần rửa sạch, để ráo nước. Các thành phần như cà chua, trái oliu có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên quả tùy thích. Tiếp đến, để chế biến phần nước sốt salad, bạn cần phi thơm tỏi, trộn giấm và đường theo tỷ lệ 1:2. Cuối cùng, trộn đều các thành phần trên và nước sốt lên là có món salad mầm thơm ngon. 

chế biến rau mầm

Salad rau mầm dầu giấm

Salad rau mầm thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Thịt bò phi lê, cà rốt, rau mầm súp lơ xanh, cà chua, hành tím, gia vị. Chế biến rau mầm súp lơ xanh thành salad thịt bò không những mang tới cảm giác ngon miệng mà còn rất giàu vitamin và chất đạm. Đó sẽ là sự lựa chọn thông minh giúp giải nhiệt mùa hè. 

Chế biến rau mầm theo cách này cần phải sơ chế các nguyên liệu (mầm, cà chua, hành tím rửa sạch, để ráo nước), thịt bò xào tái để giữ được mùi vị của thịt. Tiếp đến phần nước sốt, trộn các gia vị giấm : đường : bột nêm : dầu theo tỷ lệ 4 : 2 :2 :1. Trộn đều các thành phần với nhau ta sẽ có món salad rau mầm thịt bò. 

chế biến rau mầm

Slad rau mầm thịt bò

Nộm rau mầm chua ngọt

Về cách chế biến món này cũng tương tự như chế biến rau mầm súp lơ xanh thành các món salad trộn khác. Tuy nhiên, món nộm rau mầm này nguyên liệu chuẩn bị khá đơn giản. Bạn chỉ cần có mầm súp lơ xanh, 3 quả trứng (gà hoặc vịt tùy thích), gia vị (đường, giấm ớt, tỏi) là đã có thể chế biến món nộm vừa ngon vừa bổ dưỡng. 

Hấp

Các nhà nghiên cứu so sánh chế biến rau mầm súp lơ xanh bằng cách hấp bằng lò vi sóng hoặc nấu cho thấy việc hấp mầm trong 5 phút là cách tốt nhất để giữ lại hoạt tính enzym myrosinase. 

Luộc

Bạn chỉ nên chế biến rau mầm theo cách trần qua trong 1 phút hơn là luộc hoặc nấu chín, để vừa bảo tồn được hàm lượng dinh dưỡng trong mầm lại vừa có độ giòn ngon của rau mầm. 

---------

Mầm bông cải xanh là một loại thực phẩm nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ. Chúng giúp cơ thể cải thiện sức khoẻ toàn diện. Đặc biệt, chúng có thể chống lại căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Nên hãy thêm rau mầm bông cải xanh vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình nhé.