Hạt mầm Cỏ Lúa Mì (Lúa Mạch)

15.000đ 10.000đ -33%

Mầm lúa mạch hay Cỏ Lúa mì là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chứa vitamin A, C, E, là bộ 3 trong chống oxy hoá, bảo vệ tế bào, trẻ hoá cơ thể, axit folic, thiamin tốt cho hệ thần kinh, sắt bổ máu, kẽm, magie, phốt pho cũng là những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.


Còn hàng
1

Cỏ lúa mì có tốt cho sức khỏe? | Vinmec

Lợi ích của Cỏ Lúa Mì cho sức khoẻ

Trong Cỏ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 amino acid và hơn một trăm enzyme có lợi cho sức khỏe con người.

Hạt giống cỏ lúa mì | Shopee Việt Nam

Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe dinh dưỡng kết luận: "Cỏ lúa mì là loại thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người". Cỏ lúa mì có tác dụng:

Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Các enzym và các amino acid khác trong Cỏ lúa mì giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp, phá vỡ các tế bào ung thư, hỗ trợ gan và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, Cỏ lúa mì cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân ung thư vì nó giúp cung cấp một môi trường kiềm hóa giúp ức chế tế bào ung thư hiệu quả.

Điều trị thiếu máu

Với những bệnh nhân thiếu máu, cỏ lúa mì là một thực phẩm không thể thiếu. Vì chất diệp lục dồi dào có trong cỏ lúa mì có tác dụng xây dựng lại các mạch máu, tạo ra hồng cầu cho cơ thể.

Cỏ lúa mì còn chứa sắt, niacin (B3), cyanocobalamin (B12), axit folic, đồng, kali và protein giúp sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, rất tốt cho người thiếu máu hoặc gặp các chứng rối loạn máu khác.

Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường

Với những người bị bệnh tiểu đường, sử dụng cỏ lúa mì trước khi ăn sẽ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol hấp thụ vào cơ thể nhờ lượng chất xơ dồi dào.

Hàm lượng Magie cao trong cỏ lúa mì còn có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và có khả năng tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2: bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc và bệnh thận.

Thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Cỏ lúa mì có khả năng tái tạo hồng cầu nhanh chóng, giúp cải thiện chức năng của gan, tim mạch một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có thể giải độc gan, thanh lọc độc tố trong máu.

Trị táo bón

Là một loại thực phẩm giàu chất xơ, cỏ lúa mì có tác dụng điều trị táo báo hiệu quả.

Nhiều Enzyme có trong cỏ lúa mì còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp đào thải các chất thải một cách nhanh chóng.

Lon Bột cỏ lúa mì nguyên chất Dalahouse 150g - Detox hoàn toàn tự nhiên |  Tiki

Phục hồi vết thương

Chất diệp lục có trong cỏ lúa mì cũng được coi là một chất kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương một cách tự nhiên.

Dùng cỏ lúa mì có thể khắc phục được tình trạng da xấu, lở loét, và những vết bỏng.

Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường thể lực

Cỏ lúa mì chứa hơn 100 enzyme, 17 loại amino acid và trên 10 loại khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm,...

Do đó, uống nước ép cỏ lúa mì thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường thể lực.

Giảm béo, giảm cân

Cỏ lúa mì có thể giúp điều trị bệnh béo phì.

Nếu muốn giảm cân, bạn nên bổ sung cỏ lúa mì vào thực đơn hằng ngày. Bởi đây là một loại thực phẩm ít calo và không chứa chất béo. Chất xơ có trong cỏ lúa mì giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.

Nước ép từ cỏ lúa mì cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng nhưng không làm bạn tăng cân.

Chứa hơn 90 loại enzym, cỏ lúa mì giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo rất tốt.

Khử mùi hôi cơ thể

Nhờ khả năng kháng khuẩn của diệp lục, cỏ lúa mì có tác dụng khử mùi hôi cơ thể rất tốt.

Để có hơi thở thơm tho, bạn hãy súc miệng bằng 1 lượng nhỏ nước ép cỏ lúa mì hoặc nhai Cỏ lúa mì tươi. Bạn cũng có thể chải lưỡi bằng bàn chải được ngâm trong nước ép cỏ lúa mì.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Cỏ lúa mì có tác dụng chữa mụn trứng cá, làm mờ vết sẹo, giúp da sáng khỏe từ bên trong.

Ngoài ra, cỏ lúa mì còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, gở lẻ, ngộ độc da, bệnh chàm (eczema) và các vết côn trùng cắn.

Thông tin hạt giống Mầm Lúa mạch:

- Sản phẩm của Công ty Hà Nội Xanh (một nhà cung cấp hạt giống uy tín trên thị trường)

- Hạt giống đồng đều, không hoá chất bảo quản

- Sạch mầm bệnh (độ sạch >= 98%)

- Độ ẩm <= 10%

- Tỷ lệ nảy mầm cao (>= 80%)

- Thu hoạch 8 - 10 ngày sau trồng

- Xuất xứ: Italia

- Mùa vụ: gieo trồng quanh năm

khay mầm lúa mạch

Cách trồng mầm Cỏ Lúa mì:

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:

  • Hạt giống 
  • Đất trồng (giá thể): đất tribat trồng rau mầm hoặc đất sạch tribat.
  • Khay: Có thể sử dụng các loại khay trồng mầm chuyên dụng hoặc các loại xay xốp, nhựa khác.
  • Kệ: Có thể có hoặc không tùy không gian và mục đích trồng.
  • Giấy: Dùng giấy mềm để lót trên bề mặt giá thể, tránh bị dính giá thể lên cây khi thu hoạch.
  • Bìa caton hoặc bìa cứng để che mặt khay 1-2 ngày sau trồng.
  • Bình tưới có vòi phun sương

Cách bước tiến hành:

  • Bước 1: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 8 - 10h 
  • Bước 2: Cho giá thể vào trong khay với độ dày 2 - 3cm đây là độ dày thích hợp nhất cho rễ bám chặt vào giá thể tránh đổ ngã. Làm phẳng bề mặt tránh sau bị dồn hạt, sau đó trải giấy mềm lên trên bề mặt giá thể và tưới ẩm .
  • Bước 3: Gieo lên trên bề mặt giá thể đã chuẩn bị, gieo đều tay cho hạt dải đều trên bề mặt. ước lượng khoảng 10g/40cm² giá thể. Tưới phun lại 1 lần nữa rồi lấy tấm bìa cứng lên trên mặt khay. 
  • Sau 1 ngày hạt sẽ nảy mầm lúc này ta tiến hành bỏ tấm bìa cứng trên mặt khay ra và đưa khay hạt ra nơi có ánh nắng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp. Mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cung cấp đủ lượng ẩm cho khay hạt.  
  • Bước 4: Sau 10 - 12 ngày là thu hoạch được. Trước khi thu 1 ngày giảm tưới hoặc ngưng tưới tùy độ ẩm của giá thể. Dùng dao bén cắt sát mặt gốc hoặc nhổ cỏ mầm lên, dùng kéo cắt bỏ phần rễ, rửa sạch và sử dụng chế biến món ăn.

Cách dùng bột và nước ép cỏ lúa mì

Có 2 cách sử dụng phổ biến đó là người ta cắt lá cỏ lúa mì để ép lấy nước hoặc sấy thành bột.

Khi mới bắt đầu làm quen với cỏ lúa mì, bạn chỉ nên dùng 30ml nước nguyên chất pha loãng cùng với 100ml nước để uống.

Đối với bột cỏ lúa mì, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê với 200ml nước ấm, uống 2 lần/ngày. Sau khi đã quen, bạn có thể tăng lên 1 muỗng cà phê bột lúa mì cho mỗi lần uống.

Tuy là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể, nhưng nếu dùng quá nhiều cỏ lúa mì có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.

Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại cây này.

Nên uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng để có kết quả tốt nhất. Còn nếu muốn giảm cân thì nên uống trước khi ăn.

Nước ép cỏ lúa mì có vị ngọt đậm, không đắng và mùi cỏ đặc trưng. Hương vị này có thể sẽ khó uống với nhiều người, nên bạn có thể pha nước ép hoặc bột cỏ lúa mì với nước dừa, hoặc nước ép của một số loại quả khác để uống ngon hơn.

Bạn cũng có thể dùng nước ép cỏ lúa mì để cho vào cháo, bột của trẻ nhỏ. Lưu ý chỉ nên đun sôi trong 1-2 phút để không làm mất đi nhiều vitamin và enzym quý giá có trong cỏ lúa mì.