Thành phần dinh dưỡng của rau muống
Trong 100g rau chứa:
- Nước: 86g
- Calorie: 19kcal (2% lượng khuyến nghị hằng ngày)
- Carbohydrate: 3,14g (2%)
- Đường: 9,85
- Protein: 2,6g (4,5%)
- Chất béo: 0,2g (1%)
- Cholesterol: 0mg
- Chất xơ: 2,1g (5,5%)
Vitamin
- Thiamin (B1): 0,03mg
- Folat (B9): 57 microgam
- Niacin (B3): 0,90mg
- Axít pantothenic (B5): 0,141mg
- Riboflavin: 0,10 mg
- Vitamin A: 6.300 IU (210%)
- Vitamin C: 55mg (92%)
Các chất khác
- Sắt: 1,67mg (21%)
- Kali: 312mg
- Natri: 113mg
- Canxi: 77mg
- Phốt pho: 39mg
- Magiê: 71mg (18%)
- Kẽm: 0,18mg
- Đồng: 0,023mg
Lợi ích của rau muống
Theo Đông y, rau muống được coi là "vị thuốc dân dã", có vị ngọt, tính hơi lạnh đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Rau muống có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng...
1. Iốt và kẽm tốt cho máu
Iốt và kẽm là phương thuốc để chữa bệnh thiếu máu. Chúng cũng có thể được sử dụng để ổn định tế bào máu để bạn không cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi. Bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp huyết áp của bạn luôn ở mức bình thường.
2. “Bôi trơn” hệ tiêu hóa
Để tránh táo bón, bạn nên ăn nhiều rau, đặc biệt là một loại rau rất giàu chất xơ như rau muống. Loại rau này giàu vitamin và chất xơ, rất quan trọng và cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng các món ăn chế biến từ rau muống tốt hơn là không nên ăn sau 8 tiếng kể từ khi nấu chín vì sẽ chứa những chất axít oxalic, gây hại cho dạ dày.
3. Rau muống chứa rất nhiều khoáng chất, giúp duy trì thận khỏe mạnh
Rau muống chứa nhiều nước giúp thận lọc máu hiệu quả. 86% rau là nước. Hãy bổ sung món rau này để thận hoạt động tối ưu nhé!
4. Giúp đẹp tóc
Bạn có biết rau muống chứa nhiều vitamin B, rất tốt cho tóc? Những ai đang bị rụng tóc, hói đầu hay bất kỳ vấn đề nào khác về tóc nên bổ sung rau vào thực đơn hàng ngày. Vitamin B sẽ hoạt động hiệu quả để cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc và dưỡng da đầu để có một mái tóc khỏe và đẹp hơn.
5. Vitamin A bổ mắt
Vitamin A rất cần cho sức khỏe đôi mắt. Giống như các loại rau có chứa nhiều vitamin A khác, rau muống cũng có beta carotene giúp làm sáng mắt.
6. Phòng chống gốc tự do
Các gốc tự do ứ đọng bên trong cơ thể có thể bị tiêu diệt khi bạn ăn nhiều rau muống. Bạn có thể dùng món này mỗi ngày vì rau có rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp hấp thụ chất độc và thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không nên nấu quá chín. Chỉ nên hấp hoặc luộc để giữ nguyên các chất chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể khỏi chất độc một cách tự nhiên.
7. Tăng cường miễn dịch
Nếu bạn thường xuyên bị sốt hoặc dễ bị ốm, điều đó có nghĩa hệ miễn dịch của bạn khá kém. Rau muống có thể “nâng cấp” hệ miễn dịch nhờ chứa các vitamin B1, B2, B3 và B6, làm phục hồi các tế bào cơ thể. Bạn có thể ăn ít nhất 4 lần một tuần để có hệ miễn dịch khỏe hơn.
8. Kích hoạt cảm giác thèm ăn
Bạn đang chán ăn, không thích ăn và không hứng thú khi ăn? Điều này có thể do tình trạng dạ dày đầy hơi và axít. Bạn hãy thử ăn rau muống với cơm. Sự kết hợp hai món này có thể trung hòa dịch vị khỏi khí và axít, giúp dạ dày thoải mái hơn.
9. Phòng chống ung thư
Rau muống chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, ngăn ung thư chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Loại rau dân dã này thực sự được thừa nhận là một trong những thực phẩm tốt nhất để ngừa ung thư.
10. Giúp tim khỏe mạnh
Lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến nguy cơ đau tim cao hơn. Do đó, hãy bắt đầu ăn rau muống mỗi ngày để ngăn ngừa đau tim.
Rau muống có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin, duy trì sức khỏe tim mạch và giúp không bị tắc nghẽn cholesterol. Rau cũng chứa inositol và choline rất hữu ích để ngăn ngừa xơ cứng tĩnh mạch máu.
11. Rau muống ngừa cao huyết áp
Rau muống rất giàu kali và ít natri, cũng như có một lượng khoáng chất cân bằng rất hữu ích để trị tăng huyết áp và ngừa đột quỵ. Axít folate trong rau giúp bạn giảm mức huyết áp cao và thư giãn tĩnh mạch, làm máu lưu thông tốt hơn.
12. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Một lợi ích sức khỏe khác của rau muống là ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhờ chứa magiê – một khoáng chất có thể ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Thường xuyên ăn rau muống sẽ giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu.
13. Giúp trí não khỏe mạnh và tăng trí nhớ
Khả năng ghi nhớ của con người sẽ giảm sút theo tuổi tác. Để duy trì sức khỏe não bộ và tăng cường trí nhớ, bạn cần ăn nhiều rau như rau muống, vốn có nhiều vitamin và khoáng chất để duy trì sức khỏe của não, giúp bạn không bị chứng mất trí nhớ hoặc Alzheimer.
14. Bổ xương và cơ
Canxi và kali cao trong rau muống có thể củng cố xương và cơ khắp cơ thể bạn. Bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ xốp loãng xương bằng cách ăn thường xuyên.
15. Làm mới làn da
Một trong những lợi ích tốt nhất của rau muống là làm tươi trẻ làn da. Điều này là do trong rau có hàm lượng vitamin A và C rất cao, giữ độ ẩm cho da và cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào biểu bì, chống lại mụn trứng cá, nếp nhăn và các vấn đề về da khác.
16. Tốt cho mọi đối tượng
Các khoáng chất, kẽm và iốt có trong rau muống rất tốt cho trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển. Nếu bạn có con đang trong độ tuổi đang lớn, hãy cho trẻ ăn rau thường xuyên để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn.
Loại rau này cũng rất tốt cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Rau có hàm lượng calorie thấp và cholesterol tự do, có thể duy trì và sản xuất các tế bào máu mới trong suốt chu kỳ.
17. Lợi ích cho người tập thể dục
Rau muống giàu protein và kali, rất tốt cho cơ bắp, đồng thời thích hợp cho người muốn giảm cân vì chứa rất ít calorie.
Nhóm người nên hạn chế ăn rau muống
Dù ngon lành như vậy, nhưng theo khuyến cáo của lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên ăn rau muống, dù là món luộc hay xào.
1. Bệnh nhân mắc bệnh gút
Những người mắc bệnh gút thường bị rối loạn chức năng chuyển hóa chất đạm nên cần kiêng những thực phẩm chứa nhiều đạm. Trong khi đó, rau muống lại chứa khá nhiều chất này. Ngoài rau muống thì đậu lăng, củ cải đường, bông cải xanh, cải chíp... cũng giàu đạm vì vậy trước khi ăn người bệnh gút nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Người bị viêm khớp
Nếu đang bị đau xương khớp, bạn không nên ăn rau muống bởi nó có thể khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, bức bối. Tuy nhiên, nếu bị loãng xương, việc ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.
3. Người mới phẫu thuật
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những người mới phẫu thuật, đang có mụn nhọt, hoặc vết thương mới bị không nên dùng vì sẽ bị lồi sẹo, vết thương lâu lành.
4. Người đang uống thuốc Đông y
Đang uống thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Kỹ thuật trồng rau muống tại nhà xanh tốt quanh năm
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Khay, thùng xốp, chậu,…
- Đất trồng: đất Tribat, giá thể nền hữu cơ hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế
- Hạt giống: Bạn có thể tìm mua hạt giống cải bó xôi chịu nhiệt từ nhà cung cấp uy tín.
Hạt giống rau muống của Công ty Hà Nội Xanh mang nhiều ưu điểm như:
- Hạt giống F1
- Hạt giống đồng đều, sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm trên 90%.
- Trồng được quanh năm và chịu được điều kiện thời tiết nóng bức và phát triển tốt ngay cả mùa hè nóng bức.
- Thời gian thu hoạch: sau khoảng 30 ngày gieo hạt
- Nguồn gốc rõ ràng
- Không có hoá chất độc hại
Do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn.
Tiến hành gieo trồng và chăm sóc
- Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1 (có thể thay thế phân giun bằng đất Tribat, sau đó đổ hỗn hợp đất phù sa và phân giun vào khay dày khoảng 7 – 8cm sau đó san phẳng bề mặt, tưới ẩm đất.
- Hạt giống ngâm trong nước nhiệt độ 50 – 52 oC trong 3 – 6 giờ sau đó đem hạt đi gieo. Rải hạt thành hàng10cm x 15cm, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng trên bề mặt hạt để giữ ẩm.
- Dùng bình phun cung cáp độ ẩm thường xuyên cho hạt đã gieo. Khay hạt được đặt ở nơi khố ráo, thoáng mát, tới khi cây con ra được 2 – 3 cặp lá mới tiến hành đưa chậu cây ra ngoài ánh nắng
- Bón phân: Nên dùng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây vừa giúp tơi xốp đất, giàu dinh dưỡng, tốt cho cây lại vô cùng an toàn cho sức khoẻ và môi trường.
Thu hoạch: Sau 30 ngày có thể tiến hành thu hoạch rau đợt đầu tiên. Sau đó bạn tiếp tục tưới nước bón phân để gốc rau tiếp tục mọc ra những mầm chồi mới. Nếu chăm khéo bạn có thể thu hái rau muống quanh năm.
Các món ngon với rau muống
1. Món nộm rau muống
Bên cạnh nộm su hào dưa góp, nộm hoa chuối hay nộm đu đủ,…nộm rau muống cũng thuộc danh sách các món nộm thanh mát, thường xuyên được lựa chọn ăn kèm để “chống ngán”.
1.1. Nộm rau muống thịt bò
Nguyên liệu
- Rau muống: 300g
- Thịt bò: 200g
- Đậu phộng rang (lạc rang): 50g
- Nước cốt chanh
- Tỏi
- Ớt tươi
- Gia vị: nước mắm, đường
Cách làm nộm rau muống thịt bò
- Nhặt bỏ lá rau muống, giữ phần cọng rồi đem ngâm rửa sạch, nếu cọng to dày thì có thể chẻ nhỏ làm 2 - 3 phần. Sau đó chần/trụng rau chín, rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt để ráo nước.
- Băm nhỏ tỏi và ớt tươi.
- Rửa sạch thịt bò với nước muối loãng, sau đó phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào, nêm nếm gia vị. Chú ý nên xào với lửa lớn để thịt bò không bị dai.
- Pha nước trộn nộm, gồm nước mắm, đường, tỏi, ớt, nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1.
- Đập dập đậu phộng
- Xếp rau muống, thịt bò ra đĩa, rưới nước trộn lên, rồi rắc đậu phộng lên, trộn đều và thưởng thức.
1.2. Gỏi rau muống chiên giòn
Nguyên liệu
- Rau muống: 200g
- Cà rốt: 1 củ
- Xoài xanh (chua vừa đủ): 1/2 trái
- Tỏi
- Ớt tươi
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, giấm ăn, đường
- Bột chiên giòn
Cách làm gỏi rau muống chiên giòn
- Nhặt rau muống và ngắt đoạn vừa ăn, sau đó ngâm rửa sạch khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ra.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ.
- Gọt vỏ xoài xanh và cũng bào thành sợi nhỏ.
- Pha bột chiên giòn, chú ý đừng pha quá loãng. Nhúng rau muống vào rồi đem chiên giòn, vàng đều.
- Băm nhỏ tỏi và ớt tươi.
- Pha nước trộn gỏi gồm nước mắm, giấm ăn, đường với tỉ lệ 2:3:3, khuấy đều rồi cho tỏi và ớt vào cùng.
- Xếp rau muống đã chiên giòn lên đĩa, xếp cà rốt cùng xoài xanh lên, rưới nước trộn gỏi lên là được.
1.3. Gỏi rau muống tôm khô
Nguyên liệu
- Rau muống: 200 – 300g
- Tôm khô: 20 – 30g
- Rau húng quế
- Đường
- Nước cốt chanh
- Tỏi
- Ớt tươi
- Đậu phộng rang
- Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm
Cách làm gỏi rau muống tôm khô
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống, rồi đem luộc nhanh khoảng 5 – 10 phút, khi chín nên ngâm nước lạnh để giữ được độ giòn của rau.
- Rau húng quế rửa sạch, ngắt nhỏ.
- Ngâm tôm khô trong nước khoảng 10 – 15 phút.
- Phi thơm tỏi băm nhỏ, cho tôm khô vào xào, thêm chút hạt nêm.
- Pha nước trộn gỏi gồm nước mắm, nước cốt chanh, đường theo tỉ lệ 2:2:1, khuấy đường tan đều rồi cho tỏi và ớt đã băm nhỏ vào.
- Đập dập đậu phộng.
- Tiến hành trộn gỏi, xếp rau muống, tôm khô, húng quế vào tô, rưới nước gỏi lên, trộn đều tay. Cuối cùng rắc đậu phộng và thưởng thức.
1.4. Nộm rau muống mè trắng (vừng trắng)
Nguyên liệu
- Rau muống: 200g
- Mè trắng (vừng trắng): 50g
- Nước cốt chanh
- Ớt tươi
- Gia vị: đường, hạt nêm
Cách làm nộm rau muống đậu phộng
- Nhặt lá rau muống, chỉ dùng phần cọng, đem ngâm rửa sạch rồi luộc trong vòng 5 – 10 phút. Khi rau chín nên ngâm rau trong nước lạnh để rau giòn hơn.
- Rang thơm mè trắng.
- Hòa nước cốt chanh, đường, gia vị cùng chút nước lọc, nêm nếm cho vừa ăn.
- Bỏ hạt ớt tươi, cắt vỏ ớt thành sợi dài, mảnh.
- Xếp rau ra tô, rưới nước trộn nộm rồi rắc mè, thêm ớt vào trộn đều là có món nộm rau muống mè trắng.
2. Món canh rau muống
Nếu nhắc tới các món ngon từ rau muống phổ biến nhất, chắc chắn không thể bỏ qua những món canh rau muống ngọt mát, thanh nhẹ. Cùng “điểm qua” 5 công thức nấu canh rau muống cực kì đơn giản sau đây nhé!
2.1. Canh rau muống luộc
Nguyên liệu
- Rau muống: 200g
- Hạt nêm
- Nước lọc: 700ml
- Chanh (hoặc 1 – 2 quả sấu)
Cách luộc rau muống xanh giòn
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống.
- Đun sôi nước, rồi thả rau muống vào luộc. Khi rau chín vớt ra để vào nước lạnh để rau giòn xanh hơn.
- Cho thêm chút gia vị vào phần nước luộc. Nếu dùng chanh thì bạn nên để nước nguội bớt rồi mới vắt nước chanh vào. Còn nếu nấu với sấu, sau khi vớt rau ra, hãy thả sấu vào, đun thêm 5 – 10 phút để sấu chín, dầm ra là dùng được.
2.2. Canh rau muống cà chua
Nguyên liệu
- Rau muống: 300g – 500g (tùy nhu cầu)
- Cà chua: 3 – 4 trái
- Hành tím
- Tỏi
- Nước lọc: 700ml – 1 lít
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm
Cách làm canh rau muống cà chua
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cà chua rửa sạch, gọt vỏ và thái múi cau.
- Phi thơm hành tím, tỏi băm nhỏ, cho cà chua vào xào trước, thêm chút gia vị, rồi trút nước vào đun.
- Khi nước sôi, bạn thả rau muống vào, vặn lửa nhỏ, đêm thêm 10 – 15 phút để rau muống chín mềm, nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tắt bếp thưởng thức.
2.3. Canh nghêu rau muống
Nguyên liệu
- Rau muống: 300g
- Nghêu/ngao: 500g
- Hành tím
- Gừng
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm
Cách làm canh nghêu rau muống
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Ngâm nghêu trong nước 30 phút để cát bẩn ra hết. Tiếp đến luộc nghêu, thấy nghêu mở miệng thì có thể tắt bếp, lấy ra tách lấy thịt nghêu.
- Tiến hành lọc lại nước luộc nghêu, phi thơm hành tím rồi cho nước vào đun lại, khi sôi thì thả rau muống. Đun khoảng 15 phút thì thêm vài lát gừng vào, nêm nếm gia vị và trút phần thịt nghêu vào, đảo đều rồi tắt bếp và thưởng thức.
2.4. Canh rau muống khoai sọ
Nguyên liệu
- Rau muống: 200g
- Khoai sọ: 100g (6 – 7 củ)
- Sườn heo non: 150 – 200g
- Hành tím
- Rau ngổ (ngò om)
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
Cách làm canh rau muống khoai sọ
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống. Cắt thành khúc nhỏ khoảng 10cm.
- Rau ngổ cũng ngâm rửa sạch, ngắt nhỏ.
- Rửa sạch sườn non với nước muối loãng, rồi đem hầm trước thể nước dùng ngọt thơm.
- Gọt vỏ khoai sọ, gọt tới đâu thả khoai vào nước lạnh tới đó để khoai không bị thâm đen.
- Phi thơm hành tím, cho khoai sọ vào xào với chút nước mắm, hạt nêm, rồi trút vào nồi nước sườn.
- Hầm khoai và sườn khoảng 30 – 40 phút, khi khoai chín mềm, vặn nhỏ lửa lại và thả rau muống vào. Khi rau muống chín thì tắt bếp, thêm rau ngổ vào, đảo đều và dùng món.
2.5. Canh chua cá hú rau muống
Tô canh cá hú rau muống chua dịu, man mát đích thị là món ăn giải nhiệt và cực “đưa cơm” trong những ngày hè nóng nực. Kết hợp cá hú mềm ngọt, thêm chút thơm (dứa), cà chua, đậu bắp hay giá đỗ, nấu cùng rau muống thì “đúng bài” rồi!
3. Món rau muống xào
Tận dụng rau muống xanh mướt và ngọt giòn bạn có thể “biến tấu” được khá nhiều món rau muống xào ngon hết ý đấy nhé!
3.1. Rau muống xào tỏi
Đâu cần phải chuẩn bị nguyên liệu đắt đỏ gì, chỉ có tỏi phi thơm xào cùng rau muống giòn dai nhưng lại dễ khiến người ta “lên cơn thèm”.
3.2. Rau muống xào chao
Nguyên liệu
- Rau muống: 200 – 300g
- Viên chao: 2 – 3 viên
- Tỏi
- Gia vị: đường, hạt nêm
Cách làm rau muống xào chao
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống, tiếp đến đem luộc chín khoảng 10 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
- Hòa tan viên chao với nước, thêm chút đường.
- Phi thơm hành tím băm nhỏ, cho nước chao vào, đun khoảng 3 – 5 phút thì cho rau muống vào xào, đảo thật đều, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi rau muống chín thì tắt bếp và dùng món.
3.3. Rau muống xào ốc móng tay
Nguyên liệu
- Rau muống: 500g
- Ốc móng tay: 500 – 700g
- Tỏi
- Dầu hào
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
Cách làm rau muống xào ốc móng tay
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống khoảng 15 phút, rồi vớt ra để ráo nước. Đem luộc sơ khoảng 5 – 10 phút.
- Rửa sạch ốc móng tay và ngâm trong nước vo gạo khoảng 15 – 20 phút. Hấp chín ốc, khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra, tách vỏ, lấy thịt ốc.
- Phi thơm tỏi băm nhỏ, cho ốc móng tay vào xào, nêm chút gia vị, rồi cho rau muống vào xào cùng, thêm chút dầu hào. Đảo đều tay đến khi rau muống chín thì tắt bếp, rắc hạt tiêu lên và trút ra đĩa thưởng thức.
3.4. Rau muống xào tôm
Nguyên liệu
- Rau muống: 300g
- Tôm sú: 200g
- Hành tím
- Dầu hào
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
Cách làm rau muống xào tôm
- Ngâm rửa sạch rau muống, vớt để ráo nước rồi đem luộc chín sơ.
- Bóc vỏ tôm, bỏ đầu, rút chỉ đen. Tiếp đến ướp với chút hạt nêm, dầu hào và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 20 phút.
- Phi thơm hành tím, cho tôm vào xào trước, thấy tôm chuyển đỏ hồng thì thêm rau muống vào, nêm nếm gia vị, đảo đều tay tới khi rau muống chín thì tắt bếp.
3.5 Rau muống xào nấm
Nguyên liệu
- Rau muống: 300g
- Nấm rơm: 100g
- Tỏi
- Hành tím
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
Cách làm rau muống xào nấm
- Nhặt và ngâm rửa sạch rau muống. Đem luộc rau muống khoảng 5 – 10 phút, rau chín thì vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 2 – 3 phút để rau xanh giòn.
- Rửa sạch nấm rơm (có thể ngâm nước muối nhưng nên ngâm nhanh khoảng 5 – 10 phút), cắt đôi nấm.
- Phi thơm tỏi băm nhỏ, cho nấm vào xào trước, thêm chút hạt nêm. Đảo đều khoảng 5 – 10 phút thì cho rau muống vào, nêm lại gia vị vừa ăn, xào thêm khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
4. Rau muống ngâm chua ngọt
Rau muống giòn giòn quyện với vị thơm cay của tỏi ớt, chút ngọt dịu của đường, đem ngâm chua đủ độ cho ra đời món rau muống ngâm chua ngọt ngon tuyệt!
Nguyên liệu
-
Rau muống: 500g
- Cà rốt: 1 củ
- Tỏi
- Hành tím
- Ớt tươi
- Giấm ăn
- Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm
Cách làm rau muống ngâm chua ngọt
-
Nhặt bỏ lá rau muống, giữ lại phần cọng và đem rửa sạch. Sau khi ráo nước thì cắt khúc ngắt khoảng 5 – 7cm, đem trần sơ khoảng 3 – 5 phút, vớt ra thả vào nước lạnh.
- Băm nhỏ tỏi, ớt. Pha hỗn hợp gồm đường, nước mắm, giấm ăn và nước lọc khuấy tan đều. Tiếp đến bắc bếp đun sôi khoảng 5 – 7 phút, thả tỏi và ớt vào, để nguội.
- Gọt vỏ cà rốt, cắt thành hình bông hoa hoặc khúc dài tùy ý.
- Hành tím, ớt bóc nhỏ, cắt lát tròn mỏng.
- Xếp rau muống vào hũ sạch, xen kẽ tỏi, hành tím, ớt, cà rốt. Đổ nước giấm đường đã nguội vào ngập rau muống để ngâm, dùng đĩa sứ chèn lên trên cho rau ngập trong nước. Đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 - 3 tiếng là có thể dùng.
Bữa cơm nhà với món ngon từ rau muống tuy giản dị, dân dã nhưng lại rất ngon miệng, giàu dưỡng chất và sẽ thật tuyệt vời khi những người thân yêu được ăn rau muống do chính tay bạn trồng, chắc sẽ ăn thấy ngon hơn, thích thú hơn, đặc biệt an toàn cho sức khoẻ.
Xem thêm