Hạt giống Dưa lê siêu ngọt

20.000đ 15.000đ -25%

Dưa lê là một trong những loại quả miền nhiệt đới, được trồng phổ biến ở Việt Nam và châu Á. Dưa lê có tính hàn, nhiều nước, mùi thơm dịu, vị ngọt mát, giàu vitamin C chống oxy hóa tế bào, tăng cường hàm lượng collagen trong cơ thể giúp tái tạo tế bào, trẻ hóa làn da.


Còn hàng
1

Lợi ích của quả Dưa lê

Dưa lê theo đông y có tính mát, vị ngọt, theo khoa học thì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin A, B, C, natri, kali, magie, chất xơ và đặc biệt là không chứa cholesterol. Ăn dưa lê giúp:

Sự thật bất ngờ về quả dưa lê quen thuộc - KhoaHoc.tv

- Bổ sung nước cho cơ thể

Quả lê chứa một lượng lớn nước cùng khoáng chất thiếu yếu nên có thể thay thế cho nước khoáng uống hằng ngày. Vào những ngày trời nắng nóng, dưa lê sẽ là loại quả tuyệt vời để bạn thanh nhiệt, giảm căng thẳng.

- Tiêu diệt cholesterol “xấu”

Hàm lượng chất xơ trong quả lê cực kỳ cao. Từ đó, giảm tối đa lượng cholesterol xấu ( LDL) trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tránh đột quỵ.

- Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhiều người lo sợ ăn dưa sẽ gây đau bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng chỉ với 1 ly nước ép, chúng có thể chữa đầy hơi, táo bón ngay lập tức. độc tố trong dạ dày cũng được loại bỏ nhanh chóng.

- Ổn định huyết áp

Với những người huyết áp cao, bổ sung dưa lê trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể ổn định huyết áp nhờ chất kali.

Bộ 10 gói Hạt giống dưa lê siêu ngọt - P46087 | Sàn thương mại điện tử của  khách hàng Viettelpost

- Tăng cường sự chắc khỏe của xương, răng

100g dưa lê có thể cung cấp đến 7% lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Vậy nếu ăn dưa lê thì xương và răng của bạn sẽ khỏe hơn. Đồng thời, loại bỏ được các vấn đề đau nhức xương, viêm khớp.

- Nâng cao sức đề kháng

Theo các chuyên gia thì 1 quả lê có thể đáp ứng 34% nhu cầu vitamin trong cơ thể. Việc bổ sung dưa lê vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp tăng cường miễn dịch. Để cơ thể tránh những những bệnh ho, cảm, sốt thông thường.

- Giữ dáng, làm đẹp da

Nếu bạn đang cần tìm một loại quả để giảm cân tự nhiên với chi phí rẻ. Thì hãy lựa chọn dưa lê, loại quả này giúp tăng cường tiêu hóa, làm sạch ruột nhưng cơ thể bạn vẫn có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Đặc biệt, thành phần vitamin C trong dưa lê sản sinh collagen, chống lại lão hóa, các nếp nhăn và chảy lệ trên làn da.

- Bảo vệ mắt

Trong quả dưa lê có chứa Zeaxanthin, lutein cùng phytonutrients tốt cho đôi mắt. Tiêu thụ dưa lê mỗi ngày sẽ giúp tăng cường thị lực, phòng tránh được các bệnh về mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

- Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Khi cơ thể bị thiếu hụt folate thì nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer sẽ cao gấp 3 lần so với người bình thường. Vậy, bạn hãy dung nạp những thực phẩm giàu folate như dưa lê để có được cơ thể khỏe mạnh nhất nhé.

- Dưa lê tốt cho bà bầu và em bé trong bụng

Đúng vậy, trong quả dưa lê có chưa đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Loại trái cây này còn nằm trong top 19 thực phẩm giàu DHA cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, lợi ích mà mẹ nhận được khi dùng dưa lê đó là:

  • Trong khi mang thai thì mẹ thường ăn uống khó tiêu, chán ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Quả dưa lê tiết ra axit giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Đồng thời, điều trị chứng khó tiêu ở bà bầu.
  • Mẹ thường hay mệt mỏi khi mang bầu, dưa lê là loại quả giàu năng lượng. Mẹ hãy ăn dưa lê mỗi ngày để luôn có sức khỏe nhé.Dưa lê là gì?Tìm hiểu những điều hữu ích về dưa lê | Trái cây Vuông Tròn

Kỹ thuật trồng Dưa lê

Dưa lê có thể trồng quanh năm, tuy nhiên chúng thích hợp nhất trồng vào mùa hè thu từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, thời gian sinh trưởng ngắn ngày từ 55 - 60 ngày.

Chọn giống: Các bạn nên chọn mua hạt giống từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo độ nảy mầm cao và năng suất.

Ngâm, ủ giống

Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng.

Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.

Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 4m. Nếu ở nhà phố trồng trong thùng xốp (thùng đựng hoa quả) một cây, hoặc bạn trồng vào mỗi chậu 1 cây (chậu có đường kính 40cm sâu 30cm).

Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu

Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay. Phân bón: Năng suất của dưa rất cao có thể đạt 5 - 6 tạ/sào, trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây rất ngắn sau trồng  40 - 45 ngày cho thu những lứa quả đầu tiên chính vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân.

Bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.

Bấm ngọn, ghim nhánh

Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5 - 6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.

Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố định dây dưa.

Thu hoạch

Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn côn trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay từ khi quả còn xanh.

                            Dưa lê siêu ngọt

Những ai không nên ăn dưa lê

  • Với những người bệnh dạ dày, chỉ nên ăn với lượng vừa phải, ít hơn 100g/ngày, mỗi lần cũng ăn không quá 50g. Nếu không thì dư lượng vitamin C, axit sẽ làm mòn dạ dày, để lâu gây ra ảnh hưởng đến cả gan, thận.
  • Những người có hàm lượng đường trong máu cao nên cân nhắc ăn dưa. Hoặc nếu muốn ăn thì hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Những người có vấn đề về tiêu hóa thì cũng không nên ăn. Nếu không dễ gây tiêu chảy, mất nước, khiến cho cơ thể mệt mỏi.

Một số người ăn dưa có thể bị dị ứng với những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, phát ban...thì nên ngừng ăn, đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Ăn dưa lê có gây nóng không?

Dưa lê là loại trái cây nhiệt đới, chúng có mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt đậm. Với nhiều người thì những loại quả dạng như thế này đều có tính nóng, khiến cơ thể nổi mụn nhọt.

Thực tế theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì ăn dưa lê không hề nóng. Chúng tuy ngọt nhưng lại chứa ít đường. Việc ăn dưa lê đúng cách với lượng vừa phải còn có thể thanh nhiệt, giải độc vào mùa hè. Ngoài ra, bạn hãy bảo quản dưa lê trong tủ lạnh để tránh cây thêm mát và hấp dẫn tuyệt đối nhé.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt cho năng suất "cực cao"

Có thể ăn hạt dưa lê không

Nhiều người có thói quen bỏ hạt dưa lê khi ăn mà không biết chúng mang đến những dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

  • Hạt dưa lê bổ sung 3,6% protein cần thiết/ngày của cơ thể. Hàm lượng này tương đương với đậu nành. Việc ăn dưa lê cả hạt sẽ giúp bạn hấp thụ được lượng protein lớn để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
  • Axit omega-3 trong hạt dưa lê còn giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch. Tăng cường lưu thông máu để giúp bạn có được trái tim khỏe mạnh.
  • Các thành phần dưỡng chất trong hạt dưa lê còn giúp loại bỏ giun, sán. Đó cũng là lý do vì sao nhiều mẹ nên cho bé ăn dưa lê để giúp bé tránh được những bệnh về tiêu hóa, kể cả ăn không tiêu, đầy bụng.
  • Hạt dưa lê giàu vitamin C không kém gì thịt của nó. Nhờ đó mà tăng cường miễn dịch trong cơ thể, chống lại bệnh cảm cúm do virus, vi khuẩn.