Hạt giống đậu đũa

20.000đ 15.000đ -25%

Đậu đũa là một loại quả thon dài hình như chiếc đũa còn có tên khác là Đỗ dải áo. Đậu đũa cực kỳ giàu dinh dưỡng, chất xơ và protein. Chúng cũng là nguồn cung cấp một số loại vi chất quan trọng với cơ thể như: Folate, đồng, thiamine, sắt... Đậu đũa thường được luộc, hấp, xào... thành những món ngon trong bữa cơm của nhiều gia đình.


Còn hàng
1

3 Cách làm đậu đũa xào chay với cà chua và nấm ngon miệng thanh đạm dễ làm

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của Đậu đũa:

  • Tất cả các giống đậu đũa đều là nguồn cung cấp protein cũng như chất xơ rất tốt. Chất xơ có tác dụng giống như các loại thuốc nhuận tràng, giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với các chất độc hại cũng như liên kết với các hóa chất gây ung thư ruột non hay ung thư ruột già. Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm mức cholesterol máu thông qua giảm tái hấp thu acid mật liên kết với cholesterol.

  • Đậu đũa là nguồn cung cấp biochanin A - Một estrogen thực vật đóng vai trò quan trọng trong các khẩu phần ăn để phòng chống ung thư. Đậu đũa cũng là thực phẩm không chứa gluten do đó có thể sử dụng để thay thế cho những bệnh nhân dị ứng gluten.

  • Đậu đũa cũng là nguồn cung cấp một số loại vitamin nhóm B như: Folate, thiamin, acid pantothenic, pyridoxine, riboflavin và niacin... Hầu hết các enzyme này hoạt động trong chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Folate cùng với vitamin B12 là một trong những chất cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Cung cấp đầy đủ folate cho những phụ nữ mang thai có thể giúp phòng chống những khuyết tật về hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra, đậu đũa còn cung cấp lượng Kali cần thiết để trung hòa với lượng Natri trong cơ thể giúp giảm huyết áp.
Mẹo trồng và chăm sóc đậu đũa trong thùng xốp cho quả sai, ít sâu bệnh

Vì chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết nên đậu đũa có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Có thể kể đến như:

Hỗ trợ giảm cân

Do hàm lượng protein và chất xơ hòa tan cao nên thêm đậu đũa vào chế độ ăn uống là cách tuyệt vời để giảm cân. Protein trong đậu đũa được chứng minh làm giảm mức ghrelin – một loại hormone có tác dụng kích thích cảm giác đói. Trong khi đó chất xơ hòa tan có tác dụng giống như gel, di chuyển chậm qua đường tiêu hóa giúp tạo cảm giác no lâu hơn.

Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Đậu đũa cung cấp nguồn chất xơ quan trọng giúp bảo vệ đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân ở những bệnh nhân táo bón. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chất xơ còn có thể giúp ngăn ngừa những rối loạn tiêu hóa khác như: Trào ngược dạ dàybệnh trĩ và viêm loét dạ dày...

Chất xơ hòa tan trong đậu đũa và một số loại thực vật khác cũng cung cấp prebiotic, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột giúp hình thành hệ vi sinh khỏe mạnh.

Đậu đũa

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đũa được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch thông qua khả năng giảm thiểu một số yếu tố nguy cơ cho bệnh tim như: Bệnh van timbệnh tim bẩm sinhrối loạn nhịp timxơ vữa động mạchphình động mạch chủ....

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên ăn các loại đậu, đặc biệt là đậu đũa khả năng giảm mức cholesterol toàn phần cũng như cholesterol xấu (LDL), góp phần bảo vệ hệ thống tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng giảm viêm qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Thông tin hạt giống

Hạt giống đậu đũa của Công ty Hà Nội Xanh là những hạt giống được lựa chọn kỹ, hạt giống có màu nâu đậm, hạt mập, kích thước các hạt đậu đũa đồng đều nhau, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao trên 90%. Đậu đũa còn có tên gọi khác là đậu dải áo, đây là giống cây thân leo được trồng hàng năm lấy trái làm thực phẩm. Quả dài 35 – 75cm, cây đậu đũa bắt đầu ra trái sau khi gieo hạt 60 ngày.

Hạt giống đậu đũa rất dễ trồng, ở nước ta hạt giống đậu đũa có thể trồng quanh năm.

  • Vụ Xuân Hè gieo hạt từ tháng 2 – 3 dương lịch
  • Vụ Hè Thu gieo hạt từ tháng 5 – 6 dương lịch
  • Vụ Thu Đông gieo hạt vào tháng 8 – 9 dương lịch
  • Vụ Đông Xuân gieo hạt vào tháng 11 – 12 dương lịch

Kỹ thuật trồng Đậu đũa

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước

Đậu đũa có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất giữ ẩm tốt, giàu mùn và có độ pH từ 6-7. Cây ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25-35 độ C...

Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…

Hạt giống đậu đũa bạn có thể tìm mua từ nhà cung cấp uy tín.

Ăn đậu đũa tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Ăn đậu đũa tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

2. Ngâm ủ và gieo hạt

Hạt giống trước khi đem gieo bạn nên ngâm nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C trong vòng 4 tiếng sau đó vớt ra và ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay.

Bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ hạt và gieo trực tiếp. Tuy nhiên, như vậy tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn.

Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm. Sau khi gieo hạt, lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 1cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Đậu đũa rất dễ trồng. Ảnh minh họa.

Đậu đũa rất dễ trồng. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Ngày tưới nước 2 lần cho cây đậu đũa vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Sau khi gieo hạt được khoảng 20-25 ngày thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 7-10 ngày tiến hành bón 1 đợt.

Khi cây cao được khoảng 15-20cm thì tiến hành làm giàn cho cây. Làm giàn tương tự như đậu cove.

Đậu đũa bắt đầu cho thu hoạch rộ. Ảnh minh họa.

Đậu đũa bắt đầu cho thu hoạch rộ. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khoảng 50-60 ngày sau khi trồng thì đậu đũa cho thu hoạch. Nên thu hoạch khi hạt còn nhỏ bởi nếu để hạt quá to quả sẽ bị già, ăn không ngon.