Hạt giống Cải cúc nếp

15.000đ 10.000đ -33%

Rau cải cúc vừa là rau ăn vừa được xem là loại thảo dược tự nhiên nhờ loại rau giàu vitamin, caroten, canxi, phốt pho, sắt, chất xơ... còn có tinh dầu dễ bay hơi, choline và một số hoạt chất khác nên rất tốt cho cơ thể chúng ta. 


Còn hàng
1

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của cải cúc nếp

Theo danh sách thành phần thực phẩm Trung Quốc ghi lại, 100g rau cải cúc chứa 73mg canxi và 20mg magie. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hàm lượng canxi trong cải cúc còn cao gấp 2 lần so với dưa hấu, dưa chuột và nhiều gấp 6 lần so với cà chua. Ngoài ra, lượng carotene trong loại rau này còn cao gấp 15 – 30 lần so với dưa chuột và cà tím. Cải cúc có chứa protein, glucid, lipid và nhiều vitamin B, C và một số vitamin A,...

Ăn rau cải cúc có tác dụng gì? | Vinmec

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của loại rau này là chứa nhiều axit amin, protein. Nghiên cứu cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì rau cải cúc chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, nên được xem là loại rau chứa hàm lượng axit amin khác với các loại rau khác nhất.

Cải cúc còn chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giúp lợi tiểu, tiêu giảm phù nề. Chất xơ trong cải cúc có tác dụng làm tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm lượng cholesterol. 

Các công dụng tuyệt vời của cải cúc đối với sức khỏe:

1. Thúc đẩy sự thèm ăn

Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, từ đó thúc đẩy sự thèm ăn và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng.

2. Làm sạch máu, ngăn ngừa thiếu máu

Rau cải cúc rất giàu sắt và canxi, có thể giúp cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng độ dẻo dai của xương. Do đó, loại rau này rất tốt cho người già để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương.

Bên cạnh đó, rau cải cúc còn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu như axit folic và đồng nguyên tố vi lượng. Vậy thế, rau cải cúc cũng nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ em trong giai đoạn phát triển, vì nó có thể bổ sung các tác nhân tạo máu để ngăn ngừa thiếu máu.

3. Tiêu sưng, lợi tiểu

Lượng axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác trong cải cúc có thể điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.

4. Dưỡng tim

Theo một số nghiên cứu, cải cúc có chứa 4 thành phần dược liệu phù hợp với người đang điều trị bệnh tim, giúp tim mạch khỏe hơn. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của cải cúc còn có tác dụng dưỡng tim.

5. Hạ huyết áp

Trong cải cúc có chứa chất choline, có tác dụng đáng kể trong việc hạ huyết áp và nuôi dưỡng não bộ.

6. Ngăn ngừa táo bón

Nguồn chất xơ dồi dào trong cải cúc có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, từ đó giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.Kỹ thuật trồng rau cải cúc hiệu quả cao

7. Thanh phổi, tiêu đờm, giảm ho

Rau cải cúc giàu vitamin A, thường xuyên đưa loại rau này vào thực đơn hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hệ thống hô hấp, thanh phổi, tiêu đờm. Hương thơm đặc biệt của cải cúc có thể giúp giảm ho, giảm hen suyễn.

8. Ổn định cảm xúc, ngăn ngừa mất trí

Cải cúc có tác dụng rất tốt đối với những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng vì loại rau này rất giàu vitamin, carotenoid và các axit amin. Ăn cải cúc hàng ngày có tác dụng ổn định cảm xúc và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cải cúc

Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc có công hiệu chữa đau đầu kinh niên, trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản… Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). 

1. Chữa ho ở trẻ em: Lá cải cúc 20g thái nhỏ, thêm một ít mật ong vào đem hấp cách thủy, lấy nước để uống trong ngày.

2. Chữa ho dai dẳng ở người lớn: Lấy 150g cải cúc đem nấu canh với 200g phổi heo, nêm nếm gia vị. Dùng liền 3-4 ngày cho một liệu trình.

3. Trị đau đầu kinh niên: Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

4. Giải cảm: Cảm có đau họng, ho và sốt thì lấy 100g cải cúc tươi cho vào một cái tô lớn, rồi cho cháo chín đang sôi lên trên, và để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.

5. Chữa thổ huyết: Lấy cải cúc 200g rửa sạch, cắt đoạn ngắn giã nhỏ, thêm ít nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần.

6. Chữa tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị.

7. Giúp đầu óc tỉnh táo, chống mệt mỏi, biếng ăn: Lấy 200g cải cúc tươi, rửa sạch, nhúng sơ qua nước sôi để ăn.

8. Giúp ôn ấm cơ thể: Lấy 1/2 kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải cúc vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ôn trung, tán hàn, chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh...

9. Bổ tỳ, trị hoa mắt: Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, trị hoa mắt chóng mặt.

10. Kiết lỵ, ăn uống khó tiêu: Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh rất tốt.

Cải Cúc - Loại Rau Được Xem Là Thần Dược Trị Bệnh

Những điều cần lưu ý khi dùng cải cúc

- Rau tần ô là loại rau có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng.

- Rau tần ô khi sử dụng rất dễ bị nhiễm trứng giun nên cần phải nấu chín trước khi ăn. Hoặc nếu ăn sống cần rửa thật sạch để tránh nhiễm giun.

Kỹ thuật trồng rau cải cúc nếp xanh tốt quanh năm tại nhà

Kỹ thuật trồng rau cải cúc nếp rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tận dụng đất vườn hoặc các thùng xốp, chậu nhựa để trồng rau cải cúc nếp tại nhà

Hạt giống: Bạn có thể tìm mua hạt giống cải bó xôi chịu nhiệt tại các cửa hàng uy tín.

Hạt giống cải cúc nếp của Công ty Hà Nội Xanh mang nhiều ưu điểm như:

  • Hạt giống F1
  • Hạt giống sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm trên 90%.
  • Trồng được quanh năm và chịu được điều kiện thời tiết nóng bức và phát triển tốt ngay cả mùa hè nóng bức.
  • Thời gian thu hoạch: 25 – 30 ngày gieo hạt
  • Nguồn gốc rõ ràng
  • Không có hoá chất độc hại

Do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn.

Cải cúc là loại rau dễ trồng nhanh thu hoạch lại rất bổ dưỡng

Đất trồng: Rau cải cúc phát triển tốt nhất trên đất phù sa, đất thịt pha cát, đất mùn có nhiều chất dinh dưỡng. Đối với trồng rau cải cúc nếp trong thùng xốp, chậu nhựa có thể sử dụng sản phẩm đất Tribat, hỗn hợp đất phù sa với đất Tribat hoặc hỗn hợp đất phù sa với phân trùn quế (tỷ lệ 1:1)

Gieo hạt:

Trước khi tiến hành gieo hạt nên ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 30 - 45°C trong 3 – 4 giờ, vớt hạt giống ra sau đó ủ ấm cho hạt nứt nanh rồi mới tiến hành gieo.

Đối với đất vườn, ruộng: Làm kỹ đất, nhặt sạch cỏ dại sau đó vun luống cao 25 – 30 c m, rộng 1m, bón bổ sung thêm đất Tribat hoặc phân trùn quế hoặc phân đã ủ hoai mục, tiến hành san phẳng mặt luống tưới ẩm đất sau đó gieo hạt đã ủ lên, lưu ý gieo đều tay, phủ một lớp đất mỏng hoặc vỏ trấu lên bề mặt hạt đã gieo sau đó tưới ẩm lại lần nữa

Đối với trồng trong chậu: Cho hỗn hợp đất đã trộn cho vào chậu hoặc thùng xốp với lớp đất dầy khoảng 7 – 10cm, san phẳng mặt đất tưới ẩm và gieo hạt đã ủ lên, cần gieo hạt đều tay với lượng 20 – 30gr hạt/khay, phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt, tưới ẩm lại.

Chăm sóc:

Tưới nước thường xuyên 1 lần/ngày vào chiều mát để cung cấp đủ độ ẩm cho rau phát triển tốt. Có thể sử dụng nước vo gạo để tưới cho cây thay cho phân bón.

Khi rau cải cúc được 4, 5 lá thật nếu thấy mật độ rau quá dày có thể tỉa bớt rau để sử dụng

Rau Tần Ô, Rau Cải Cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe | rauxanh

Thu hoạch: Sau 25 – 30 ngày sau gieo có thể tiến hành thu hoạch rau cải cúc nếp bằng cách nhổ cả cây, loại bỏ phần rễ rửa sạch và sử dụng.

Sau một vụ trồng, tiến hành xới xáo lại đất, phơi nắng 2 -3 ngày bón bổ sung thêm phân hoai mục hoặc phân trùn quế hoặc đất dinh dưỡng rồi mới tiến hành giao trồng vụ tiếp theo.

Những món ăn ngon với cải cúc nếp

1. Canh cải cúc nấu thịt

3 cách nấu canh rau cải cúc ngon ngọt trọn vị-1

Nguyên liệu:

- Rau cải cúc: 2 mớ, thịt lợn: 1 lạng.

- Hành tím: 1 củ, gia vị đầy đủ như bột canh, bột nêm.

- Dầu ăn, nước lọc

Chuẩn bị:

- Rau cải cúc rửa sạch để nguyên cây, nếu cây quá dài bạn có thể cắt làm đôi.

- Thịt lợn: Bạn băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cho 1/4  thìa cà phê cà phê bột canh, 1/4  thìa cà phê bột nêm vào ướp khoảng 10 phút.

- Gừng tươi thái chỉ, nhỏ.

- Hành tím đập dập, băm nhỏ.

- Lấy bát đong lượng nước của nồi canh cho vừa với nhu cầu gia đình bạn, cho vào xoong đun sôi.

Cách làm: 

Đặt xoong lên bếp, bạn cho khoảng 2 thìa dầu ăn vào đun nóng, hành tím phi thơm rồi mới cho thịt vào đảo nhanh tay. Khoảng 1 phút thì cho nước sôi vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Khi nước sôi lại, bạn vẫn giữ lửa to, cho rau cải cúc vào, nhắc xuống cho ra bát.

Chú  ý: Rau cải cúc thân mềm, nhiều nước nên rất nhanh nhừ, khi cho rau vào khoảng 1 phút bạn tắt bếp nhưng rau cải cúc để trong nồi vẫn sẽ dễ bị nhũn. Nếu bạn muốn đến bữa ăn cải cúc vẫn giòn thơm thì hãy vớt rau ra để vào bát. Lúc bữa ăn bắt đầu bạn hãy cho nước vào.

2. Canh cải cúc nấu tôm

3 cách nấu canh rau cải cúc ngon ngọt trọn vị-2

Nguyên liệu:

- 1 bó rau cải cúc.

- 100g tôm tươi.

- 2 tép tỏi, hành tây hoặc hành tím.

- Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm.

Cách làm:

- Rau cải cúc nhặt rửa sạch, để ráo.

- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lấy chỉ đen rồi cho vào cối giã sơ, nêm chút tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm.

- Tỏi băm nhuyễn, hành tây hoặc hành tím thái mỏng.

- Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho tỏi và hành vào phi thơm rồi chotôm vào xào.

- Khi tôm chín bạn thêm vào một lượng nước vừa ăn.

- Chờ nước sôi bạn cho rau vào, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Lấy canh ra bát, dùng nóng với cơm.

3. Canh cải cúc nấu cá rô đồng 

3 cách nấu canh rau cải cúc ngon ngọt trọn vị-3

Nguyên liệu:

- 500g cải cúc.

- 300g cá rô đồng.

- 1 nhánh gừng nhỏ.

- Gia vị: nước mắm, mì chính, tiêu xay.

Cách làm:

- Rau cải cúc nhặt rửa sạch, cắt khúc ngắn.

- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, một nửa đập dập, nửa băm nhỏ.

- Con cá rô mua về đánh vẩy, moi ruột, rửa sạch rồi nướng trên hoa than đến khi chín vàng. 

- Đun sôi nồi nước cùng với gừng đập dập và chút muối. Tiếp đó cho cá rô vào đun sôi, vớt ra, gỡ lấy thịt đem ướp với nước mắm, gừng băm và tiêu xay. Phần xương cá bạn đổ vào nồi đun tiếp lấy gạn lấy nước dùng trong.

- Cho phần nước trong sang nồi khác, đun sôi trở lại. Nêm gia vị nước mắm, muối, mì chính vừa ăn, tiếp đó thả rau cải cúc vào. Rau cải cúc rất nhanh chín đun lâu sẽ bị nhũn. Cho rau vào chỉ cần sôi trở lại. Cuối cùng cho phần thịt cá rô đã ướp gia vị ở trên vào, đảo nhẹ rồi tắt bếp. Như vậy là đã xong món canh cải cúc nấu cá rô đồng rồi đấy.

Cách làm canh cải cúc nấu cá rô dân dã, thơm ngon cho bữa cơm thêm hấp dẫn

-----

Bạn ơi, đừng bỏ qua rau cải cúc - thực phổ bổ dưỡng và loại thảo dược quý trong thực đơn mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình nhé. Sẽ càng tuyệt vời hơn khi các thành viên trong nhà được thưởng thức những món ăn ngon từ cải cúc nếp do chính tay bạn trồng ra đấy.