Hạt giống Cà tím dài F1

20.000đ 15.000đ -25%

Cà tím (cà dái dê) là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, cà tím còn được coi là thần dược chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau như phòng ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, kiểm soát tiểu đường…


Còn hàng
1

Những người tuyệt đối không nên ăn cà tím kẻo nhập viện

Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Cà tím là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cà tím có chứa 92% nước, 5,5% glucid, 1,5% protid và 0,2% lipid.

Trong 100g cà tím tươi có chứa 220mg kali, 15mg phốt pho, 12 mg magie, 10mg calcium, 15 mg lưu huỳnh, 15g clor, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, 0,1mg đồng, 0,002mg iod.

Cà tím cũng chứa nhiều hàm lượng chất xơ cao, 96g cà tím nấu chín có chứa khoảng 2,4g chất xơ. Một khẩu phần cà tím có thể cung cấp tối thiểu 5% nhu cầu chất xơ, đồng, mangan, vitamin B6 và vitamin B1 hàng ngày của một người. Ngoài ra, cà tím cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như: vitamin C, vitamin K, folate, niacin.

Chất dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng có trong cà tím (mg) Nhu cầu hàng ngày cho người trưởng thành
Năng lượng (kilocalories) 33,6 1,000–3,000
Carbohydrate (g) 8,29, trong đó 3,04 là đường 130
Chất xơ (g) 2.4 22.4–33.6
Magie (mg) 10.6 310–420
Photpho (mg) 14.4 700–1,250
Kali (mg) 117 4,700
Folate 13.4 400
Choline (mg) 8.93 400–550
Beta carotene (mcg) 21.1  

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 94g cà tím nấu chín

12 Tác dụng của cà tím đối với sức khỏe và làm đẹp

1. Tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan

Cà tím chứa kali, vitamin C và vitamin B6. Đây đều là những chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

Tác dụng của cà tím 1
Cà tím tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan

Trong một báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên NCBI (Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học , Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ), khi tiêm 10ml nước ép cà tím mỗi ngày liên tục trong vòng 4 tuần cho đối tượng là những con thỏ có lượng cholesterol cao đã làm giảm đáng kể nồng độ nồng độ cholesterol LDL và triglyceride. Đây là hai chế có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu khác cho thấy, những động vật được cho ăn cà tím sống hoặc nướng trong vòng 30 ngày đã cho thấy kết quả đáng kể trong cải thiện chức năng tim và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau tim.

2. Kiểm soát lượng đường trong máu

Tác dụng của cà tím 2
Cà tím hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do cà tím có chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể. Từ đó giúp ổn định lượng trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, hợp chất polyphenol tìm thấy trong cà tím đã được chứng minh có khả năng làm giảm sự hấp thụ đường và tăng tiết insulin, từ đó giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên và hiệu quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khiến khích người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày, kết hợp với một chế độ ăn giàu chất xơ, giàu ngũ cốc và rau quả giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.

3. Giúp giảm cân

Tác dụng của cà tím 3
Cà tím tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Cà tím chứa hàm lượng chất xơ cao nhưng lại chứa rất ít calo sẽ là một thực phẩm tuyệt vời cho chế độ giảm cân lành mạnh, khoa học. Chất xơ không hòa tan, không bị tiêu hóa và hấp thụ tại dạ dày nên có thể tạo cảm giác nhanh no, no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình giảm cân.

Cà tím có thể hấp thụ rất nhiều dầu trong quá trình chiên, xào. Nếu bạn muốn sử dụng cà tím để giảm cân thì nên tránh chiên, xào cà tím. Thay vào đó, bạn có thể chế biến cà tím theo một cách lành mạnh hơn chẳng hạn như luộc, hấp, nướng hoặc chiên không dầu.

4. Cà tím tốt cho mắt

Tác dụng của cà tím 4
Cà tím chứa beta carotene tốt cho mắt

Beta carotene có trong cà tím vốn là tiền chất của vitamin A, là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên và dồi dào cho cơ thể. Trong khi đó, vitamin A lại đóng vai trò quan trọng cho chức năng thị giác, có tác dụng giúp mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh và khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, cà tím còn chứa chất chống oxy hóa lutein hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, một trong những bệnh có thể gây mất thị lực ở người già.

5. Tốt cho sức khỏe não bộ, nâng cao khả năng nhận thức

Tác dụng của cà tím 5
Cà tím tốt cho não bộ, ngăn ngừa nguy cơ mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ

Các phát hiện của các nghiên cứu trên động vật cho thấy Nasunin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong vỏ cà tím có khả năng giúp bảo vệ màng tế bào não trước tác động gây hại của các gốc tự do. Ngoài ra, Nasunin cũng được chứng minh có khả năng hỗ trợ quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng vào các tế bào cũng như vận chuyển các chất thải dư thừa ra ngoài.

Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống cũng mang đến mang đến những tác dụng tích cực trong ngăn ngừa viêm dây thần kinh, thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Nasunin có trong cà tím có thể làm giảm quá trình phân hủy chất béo trong não, một trong những tác nhân có thể gây tổn thương tế bào não.

6. Làm giảm nguy cơ mắc ung thư

Tác dụng của cà tím 6
Cà tím sở hữu nhiều chất chống oxy hoá, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư

Sở hữu nhiều chất chống oxy hóa, cà tím có khả năng bảo vệ các tế bào cơ thể trước tác động gây hại của các gốc tự do. Đây cũng chính là lý do tại sao cà tím thường được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Có thể bạn chưa biết, sắc tím của vỏ cà tím được quy định bởi sắc tố anthocyanin, một hợp chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Anthocyanin có thể giúp làm giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn các mạch máu mới hình thành trong khối u, giảm viêm và ngăn ngừa các enzyme giúp tế bào ung thư phát triển, lan rộng hơn.

7. Làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Cà tím giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Một nghiên cứu được thực hiện trên động vật gặm nhấm năm 2014 đã chỉ ra rằng axit chlorogen, chất chống oxy hóa có trong cà tím có thể làm giảm nồng độ lipoprotein và cholesterol xấu trong máu đồng thời giúp làm giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu bia.

8. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Hàm lượng sắt và đồng có trong cà tím là những thành phần thiết yếu cho các tế bào hồng cầu. Chính vì thế, việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu hiệu quả.

9. Tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón

Tác dụng của cà tím 9
Tác dụng của cà tím 9

Chất xơ có trong cà tím có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải các chất thải ra ngoài cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

10. Tốt cho xương

Tác dụng của cà tím 10
Cà tím sở hữu nhiều dưỡng giúp duy trì hệ xương chắc khoẻ

Hàm lượng mangan, kali, magie và đồng có trong cà tím đều là những dưỡng chất cần thiết giúp duy trì hệxương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa xương và loãng xương. Đặc biệt, hàm lượng kali có trong cà tím cũng góp phần giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

11. Hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi

Tác dụng của cà tím 11
Cà tím tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi

Cà tím là nguồn cung cấp các dưỡng chất tuyệt vời cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi như niacin, vitamin A, vitamin B, vitamin E,… Ngoài ra, trong cà tím còn chứa các khoáng chất như kali, sắt, đồng và mangan có tác dụng duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu và gia tăng số lượng huyết sắc tố đáng kể cho cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

12. Làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Cà tím với hàm lượng folate cao giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Hàm lượng folate có trong cà tím là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và khả năng nhận thức của thai nhi. Bà bầu trong giai đoạn mang thai được bổ sung đầy folate có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cũng như các bệnh lý liên quan cho thai nhi.

Cách chế biến cà tím, một số món ăn ngon từ cà tím

Sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích sử dụng cùng hương vị thơm ngon, cà tím thường được thêm vào chế độ ăn uống ngày, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Một số món ăn thơm ngon từ cá tìm thường được sử dụng hiện nay như:

1. Cà tím xào lá lốt

Cà tím xào lá lốt
Cà tím xào lá lốt thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 2 quả cà tím dài (khoảng 300g)

– 10 cái lá lốt

– 100g thịt heo

– 4 tép tỏi

– Gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối hạt, dầu ăn

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch cà tím, thái lát chéo dày khoảng 0,5cm rồi đem ngâm trong nước muốn pha loãng để cà tím không bị thâm.

Bước 2: Rửa sạch thịt heo, thái lát mỏng. Rửa sạch lá lốt, thái thành từng sợi to. Bóc bỏ tỏi rồi băm nhỏ.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho thịt heo vào xào với ngọn lửa to. Nêm nếm thêm nước mắm, hạt nêm sao cho vừa ăn. Đảo đều cho thịt heo thấm đều gia vị. Khi thịt chín thì đổ ra bát.

Bước 4: Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi vào xào thơm. Sau đó cho cà tím đã sơ chế vào đảo đều, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn, đảo đều cho cà tím thấm đều gia vị. Trường hợp nếu thấy khô thì các bạn có thể cho thêm một ít nước vào, đảo đều cho đến khi cà tím chín chuyển sang màu trong trong.

Bước 5: Khi cà tím chín là các bạn cho thịt heo đã xào, đảo qua rồi cho thêm lá lốt vào đảo chung, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cuối cùng, các bạn chỉ cần cho cà tím xào lá lốt ra đĩa là có thể thưởng thức được rồi.

2. Cà tím sốt chua ngọt

Cà tím sốt chua ngọt
Cà tím sốt chua ngọt hao cơm cho bữa ăn gia đình

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 2 quả cà tím dài

– 100g thịt heo băm

– 2 thìa sốt ớt

– 1 quả trứng

– 3 thìa bột ngô

– 30ml rượu

– 5 tép tỏi băm nhỏ

– Dầu ăn, giấm, đường, rượu vang

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch cà tím, gọt vỏ rồi thái miếng vừa ăn. Cho thịt băm vào một chiếc bát sạch, cho thêm một ít bột ngô và rượu vào trộn đều, tiến hành ướp thịt trong khoảng 15 phút.

Bước 2: Cho bột ngô vào bát, đập trứng vào rồi đánh tan trứng cùng với bột ngô. Sau đó, bạn nhúng cà tím vào bát bột rồi cho vào chảo dầu nóng, chiên cà tím cho đến khi chín vàng thì vớt ra đĩa để ráo dầu.

Bước 3: Để lại một chút dầu ăn trong chảo, cho thêm sốt ớt và tỏi băm vào xào rồi cho thịt băm vào cho đến khi thịt săn lại. Cho thêm 30ml rượu vang, 45ml giấm, 75ml nước lọc và 4 thìa canh đường. Đun sôi hỗn hợp để làm sốt chua ngọt.

Bước 4: Cho cà tím đã chiên vào đảo đều cùng cho cà tím thấm đều sốt là được.

Cuối cùng các bạn chỉ cần cho cà tím sốt chua ngọt ra đĩa là có thể thưởng thức được rồi.

3. Cà tím nhồi thịt hấp

Cà tím nhồi thịt hấp
Cà tím nhồi thịt hấp cho bữa ăn gia đình thêm hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu:

100g thịt heo xay

3g hành lá

3g gừng

1 trái cà tím

10g bột mì

25g khoai tây

10g ngò rí

Các bước thực hiện:

Bước 1: Làm sạch gừng, khoai tây, hành lá và ngò rí sau đó băm nhỏ. Sau đó, các bạn cho nguyên liệu đã băm nhỏ vào thô thịt heo xay, trộn đều cho hỗn hợp hoà quyện.

Bước 2: Cắt bỏ 2 đầu cà tím rồi cắt đôi thành 2 khúc. Kẹp mỗi khúc cà vào 2 chiếc đũa rồi cắt cà tím thành từng lát dày khoảng 0,5cm, chú ý không cắt rời.

Bước 3: Thao một ít bột vào kẽ các lát cà tím rồi nhồi hỗn hợp thịt xay đã chuẩn bị vào giữa. Thực hiện tương tự như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.

Bước 4: Đặt cà tím nhồi thịt vào đĩa, cho vào nồi hấp cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút.

Cà tím nhồi thịt hấp có vị nhạt béo, để thêm phần đậm đà và hấp dẫn, các bạn nên chuẩn bị thêm hỗn hợp sốt có vị mặn tùy thích để rưới lên ăn cùng nhé.

Cà tím vừa là món ăn vừa là bài thuốc nên nếu có thể bạn hãy trồng trong khu vườn hay ban công nhà mình nhé.

Cách trồng Cà tím cho sai quả

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.

Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Hạt giống bạn có thể tìm mua từ nhà cung cấp uy tín.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Cây cà tím bắt đầu ra hoa.

Cây cà tím bắt đầu ra hoa.

Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.

Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.

Cà tím không chỉ được dùng chế biến những món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Cà tím không chỉ được dùng chế biến những món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh.

3. Chăm sóc

Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.

Cà tím cho thu hoạch.

Cà tím cho thu hoạch.

4. Thu hoạch

Sau khoảng 60 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.