Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả bầu
Trái bầu không chỉ có hàm lượng nước cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B6… tốt cho sức khỏe.
Theo kết quả phân tích, trong quả bầu có chứa protein, chất xơ và carbohydrate. Ngoài ra trong quả bầu còn rất giàu các loại khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, kali, natri, photpho, magie và các vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin k, vitamin p, biotin, carotene…
Lá của cây bầu có vị ngọt, tính bình. Hoa và tua cuốn thường dùng để nấu nước tắm cho trẻ có tác dụng ngăn ngừa rôm sảy, sởi hay mụn nhọt. Hạt của câu bầu có khả năng chữa tụt lợi, răng đau lung lay…
Ruột và hạt bầu
Ruột bầu thường là phần mà các bà nội trợ thường cắt bỏ đi khi sơ chế bầu. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ nên loại bỏ ruột và hạt khi nó quá già, nếu bầu còn non bạn nên giữ lại.
Nguyên nhân là bởi trong ruột và hạt bầu non chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Không những thế hạt bầu còn có khả năng chữa đau đầu, giun, viêm lợi, tụt lợi rất hiệu quả.
Rau bầu
Rau bầu chế biến khá cầu kỳ nhưng lại là món ăn ngon và bổ dưỡng nên xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của gia đình. Hàm lượng chất xơ trong rau bầu rất cao nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác đói.
Chính vì vậy món ăn này hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, rau bầu còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận, tiểu ít, tiểu khó…Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tua bầu
Tua bầu là bộ phần giúp dây bầu leo bám trên giàn. Khi sơ chế ngọn bầu nhiều người có thói quen ngắt bỏ vì nghĩ rằng nó khó ăn. Tuy nhiên bạn không nên bỏ những tua bầu còn non bởi phần này ăn cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó tua bầu có thể nấu nước tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ rất hiệu quả.
Hoa bầu chế biến thành các món xào, luộc đều ngon và tốt cho sức khỏe. Hoa bầu rất hiệu quả trong việc chữa tiêu chảy nhất là khi ăn chung với hải sản.
Không những vậy, hoa bầu nấu lấy nước uống có tác dụng phòng chống mất nước khi hoạt động ngoài trời nhiều khiến cho cơ thể toát nhiều mồ hôi.
Trái bầu
Là bộ phận của cây bầu mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể nhất.
Ổn định huyết áp
Kiểm soát nồng độ đường huyết
Trái bầu là loại thuốc giảm nồng độ đường huyết, nên cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Uống nước sắc từ vỏ bầu với liều lượng 1 ly/ngày trong 3 ngày được cho là sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chống lão hóa
Hợp chất terpenoid trong trái bầu là chất chống ôxy hóa thực vật vốn chịu trách nhiệm tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón
Công dụng hỗ trợ tiêu hóa của trái bầu là nhờ vào đặc tính gây nôn cũng như các đặc tính xổ hoặc nhuận tràng của nó. Nước sắc từ hạt bầu cũng giúp giảm táo bón nhanh chóng và hiệu quả.
Chữa các bệnh về da
Trong y học dân gian ở nhiều quốc gia, người dân địa phương sử dụng bầu để chữa nhiều bệnh lý về da. Đơn cử, bầu cho kết quả điều trị hiệu quả đối với các vết loét da. Nước sắc từ lá bầu cũng giúp chữa trị tốt bệnh vàng da.
Phòng ngừa tổn thương gan
Bầu có hiệu ứng bảo vệ gan, nước sắc từ phần vỏ non của bầu có thể giúp kiểm soát chứng tăng urê-huyết.
Cải thiện sức khỏe hô hấp
Thịt trái bầu nổi tiếng là giúp tăng cường sức khỏe hô hấp và có hiệu quả chống hen suyễn, ho và các rối loạn do cuống phổi khác.
Hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
Trị trầm cảm
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia y tế đã khuyên uống nước ép trái bầu tươi vào buổi sáng khi bụng đói như là một phương thuốc chống trầm cảm.
Giảm sỏi thận
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng bột trái bầu có công dụng giảm lượng natri oxalate trong thận ở chuột, tức cũng giúp giảm hình thành sỏi thận.
Ngoài những lợi ích chính kể trên, trái bầu còn có rất nhiều lợi ích khác bao gồm kiểm soát lipid trong cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều trị bệnh tăng huyết áp và mất ngủ.
Các món ăn ngon với các bộ phận bầu canh
1. Canh bầu nấu tôm
Canh bầu nấu với tôm tươi là món canh vô cùng đơn giản cho những ngày bận rộn, với hương vị đậm đà hấp dẫn, cách làm đơn giản, chỉ với vài bước bạn đã có ngay cho gia đình một món canh thơm ngon, bổ dưỡng.
Món canh sau khi hoàn thành mang đến chọn bạn một món ăn không chỉ đẹp về hình thức mà còn đầy quyến rũ. Vị ngọt thanh đặc trưng của tôm tươi kết hợp với bầu có vị thanh mát vô cùng hòa hợp, chắc chắn các thành viên gia đình bạn sẽ thích mê cho xem.
Canh bầu nấu tôm khô
Nếu không có tôm tươi tại nhà, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tôm khô để nấu canh bầu với hương vị rất đặc trưng, thơm ngon, đậm đà không kém gì món canh bầu tôm tươi.
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã mang đến cho bữa ăn gia đình mình một món ăn hấp dẫn, đậm đà, thơm thoang thoảng mùi tôm khô hòa quyện hoàn hảo với từng miếng bầu mềm mại, ngọt thanh. Món canh này khi ăn với cơm trắng vào những ngày mưa thì hao cơm vô cùng.
2. Canh bầu nấu thịt băm
Canh bầu kết hợp với thịt băm mang đến một hương vị ngọt ngào đầy lôi cuốn. Bầu có vị thanh mát kết hợp với thịt băm hơi béo mềm mang đến cho món canh không chỉ cảm giác ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng.
Món canh với hương vị nhẹ nhàng chắc chắn sẽ giúp bữa cơm gia đình thêm phần ngon miệng, thanh đạm, trung hòa khẩu vị khi ăn kèm với các món chiên xào.
3. Canh bầu nhồi thịt
Đây là món canh dân giã, quen thuộc với nhiều gia đình. Canh bầu nhồi thịt mang đến một cảm giác mới lạ với hương vị đậm đà, ngọt thịt đặc trưng.
Món canh với cách chế biến đơn giản, hòa quyện hoàn hảo giữ lớp bầu bao bọc bên ngoài mềm mềm, ngọt thanh cùng với phần thịt béo ngậy bên trong, vô cùng hấp dẫn và đậm đà.
4. Canh bầu nấu ngao
Ngao là loại nguyên liệu thường được sử dụng để nấu canh nhờ hương vị ngọt thanh đầy đặc trưng và hương vị này còn được thể hiện nổi bật hơn khi kết hợp với bầu.
Canh bầu nấu ngao là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ngày hơi se lạnh, cảm giác được thưởng thức từng hớp canh bầu nấu ngao đậm đà hương vị và chén cơm trắng chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê.
5. Canh bầu chay
Không chỉ là lựa chọn thường xuyên cho các món mặn, bầu cũng là nguyên liệu quen thuộc để bạn thoải sức chế biến các món ăn chay đẹp mắt, ngon miệng và đầy dinh dưỡng.
Canh bầu chay tái hiện hoàn hảo món canh bầu nhồi thịt phiên bản chay, với phần thịt chay được làm từ đậu và nấm cùng nấm rơm khiến món canh thêm ngon ngọt, đậm đà, đầy lôi cuốn.
6. Canh bầu nấu hến
Một gợi ý tuyệt vời để bạn làm mới thực đơn hằng ngày khi kết hợp bầu với thịt hến, mang đến một trải nghiệm vị giác vô cùng mới lạ nhưng cũng không kém phần thích thú. Bầu ngọt thanh kết hợp với thịt nhướng tươi ngon hấp dẫn tạo nên một món canh vừa ngon miệng lại bổ dưỡng.
Với cách nấu đơn giản, bạn chắc chắn có thể thực hiện thành công để chiêu đãi gia đình vào những ngày cuối tuần, vừa giúp bữa ăn thêm ngon miệng, vừa đầy đủ dinh dưỡng.
7. Canh bầu nấu tép
Canh bầu nấu tép là một món canh vô cùng đơn giản nhưng quen thuộc của bữa cơm hằng ngày, đặc biệt là ở khu vực miền Tây. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã hoàn thành được một món canh đầy dinh dưỡng cho gia đình thân yêu.
Tép được làm sạch, mang vị ngọt đặc trưng, mềm mại thấm vào từng miếng bầu giúp tổng thể món ăn thêm thơm nồng nàn, ngon miệng, hấp dẫn và tràn đầy lôi cuốn.
8. Canh bầu cá lóc
Canh bầu nấu với cá lóc, bạn đã thử chưa? Đây là sự kết hợp khá mới lạ, nhưng nếu đã từng một lần nếm thử chắc chắn bạn sẽ bị ấn tượng bởi cái hương vị đặc trưng mà bạn không thể cảm nhận được ở bất cứ món ăn nào khác.
Cá lóc mềm, thơm ngon khi kết hợp với bầu có vị ngọt thanh đạm giúp món canh thêm phần hấp dẫn hơn, hương thơm và vị béo mềm của cá lóc hòa quyện hoàn hảo với nhau chắc chắn khiến các thành viên gia đình bạn gắp không ngơi tay.
9. Canh bầu nấu thịt bò
Canh bầu nấu thịt bò là một lựa chọn dinh dưỡng vào những ngày hơi trở trời, giúp các thành viên làm ấm cơ thể, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Bầu mềm ngọt tự nhiên kết hợp với thịt bog mọng nước không bị dai làm cho món ăn trở nên hấp dẫn lạ lùng.
Với cách thực hiện đơn giản, hương vị mới lạ, bạn hoàn toàn có thể thêm món canh này vào thực đơn gia đình bạn để thường xuyên thay đổi giúp bữa ăn thêm độc đáo, thú vị nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
10. Canh bầu nấu nấm
Lại một gợi ý tuyệt vời cho thực đơn chay với sự kết hợp giữa bầu với nấm. Bầu có hương vị thanh mát, mềm mại kết hợp với nấm có vị ngọt đặc trưng mang đến cho bạn một trải nghiệm vị giác vô cùng tuyệt vời.
Với sự kết hợp mới mẻ này, bạn chắc chắn sẽ có một bữa cơm hấp dẫn, ngon miệng, vị ngọt của bầu và nấm hòa quyện vô cùng hoàn hảo, vừa phải sẽ khiến mọi thành viên thích mê.
11. Canh bầu sườn heo
Canh bầu sườn heo giàu dinh dưỡng, đặc trưng bởi hương vị béo ngậy của giò heo, kết hợp với từng miếng bầu được cắt khúc vừa ăn, vô cùng hấp dẫn và khởi gợi vị giác.
Món canh với cách chế biến khéo léo, nước dùng trong veo, đậm đà nhờ vị ngọt của sườn heo, được trung hòa bởi hương vị tươi mát của bầu chính là lựa chọn hàng đầu cho những ngày bạn bí ý tưởng nấu nướng.
12. Canh bầu nấu cua
Canh bầu nấu cua là một món canh khá mới lạ với cách chế biến hơi phức tạp nhưng hương vị chắc chắn sẽ rất xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra. Cua đã nổi tiếng về vị ngọt tự nhiên được dùng trong các món canh nay lại kết hợp cùng bầu thanh mát tạo nên một món canh vừa ngon lại giáp giải nhiệt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, đây cũng là món canh giàu dinh dưỡng với vị ngon đậm đà đầy tươi mới, đậm đà nhưng không hề bị ngấy. Đây chắc chắn là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ mê hải sản, đặc biệt là cua ghẹ.
13. Rau bầu xào tỏi
Nguyên liệu:
- 2 bó ngọn bầu
- 2 củ tỏi
- Gia vị: dầu ăn, dầu hào, bột nêm, tiêu
Sơ chế nguyên liệu
Rau bầu bạn nên chọn bó có nhiều ngọn non. Đọt bầu non mơn mởn, giòn ngọt kết hợp với mùi tỏi thơm lừng làm nên dư vị của món ăn này. Ngọn bầu đem tước bỏ xơ, ngắt từng khúc vừa ăn, rửa sạch rồi để ráo nước. Bạn có thể ngâm đọt bầu trong nước muối chừng 5 phút để rau mềm. Cách khác là lúc nhặt, bạn vò sơ phần lá để loại bỏ lông. Với tỏi, bạn bóc vỏ rồi đập dập hoặc thái lát. Bây giờ thì tiến hành làm món rau bầu xào tỏi thôi.
Ảnh: Rau bầu xào tỏi – món ngon bình dân
Xào rau
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho tỏi vào phi cho đến khi tỏi dậy mùi thơm. Sau đó, cho rau vào và đảo đều liên tục. Thêm dầu hào và bột nêm cho vừa miệng.
Bí quyết để đĩa rau bầu xào tỏi giòn ngọt, xanh mướt là xào với lửa lớn, đảo đều chừng 3 – 5 phút rồi tắt bếp. Ngọn bầu xào tỏi tuy là món ăn dân dã, nhưng lại rất ngon. Nhất là những hôm trời mưa gió, có bát cơm nóng ăn cùng đĩa đọt bầu thì quả là tuyệt vời. Món ăn bình dị gắn liền với tuổi thơ của nhiều đứa trẻ.
Kỹ thuật trồng bầu canh sai quả tại nhà
Bầu sao thích hợp với điều kiện nhiệt độ từ 23 - 30oC nên được trồng nhiều vào mùa hè, thu.
1. Chuẩn bị
Hạt giống
Bạn có thể tìm mua từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo độ nảy mầm và năng suất về sau.
Hạt giống Bầu sao của công ty Hà Nội Xanh là F1, đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hạt giống sạch bệnh, tỉ lệ nảy mầm cao 95-100% cho ra cây con khỏe mạnh sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và năng suất cao.
Chuẩn bị đất trồng
Cây bầu có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6-7. Đất bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, hân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp.
2. Ngâm ủ và gieo hạt
Ngâm hạt trong nước ấm (nhiệt độ 40 độ C) khoảng từ 2-6 giờ. Sau đó đem rửa sạch rồi để ráo hạt. Tiếp theo cho vào khăn ẩm vắt kiệt nước, bỏ vào túi nilon buộc kín, cất trong tủ lạnh ngăn mát (khoảng 20-25 độC). Sau 24-36 giờ, hạt nứt nanh, nẩy mầm đem gieo vào bầu, khay gieo hoặc có thể gieo trực tiếp vào hỗn hợp đất trên.
Gieo hạt ở độ sâu từ 2-3cm. Sau khi gieo xong lấp lớp đất mỏng rồi tưới bằng vòi phun nhẹ.
Bạn cũng có thể trồng hạt giống trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Tuy nhiên, ngâm hạt giống thì tỷ lệ nảy mầm cao hơn.
3. Chăm sóc
Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây phát triển tốt hơn.
Sau khi cây lên 2-5 lá thật thì có thể đánh cây ra trồng trong đất nếu trồng từ bầu, khay gieo hạt.
Sau khoảng 40 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân gà, trân trùn quế hoặc phân hữu cơ. Khoảng 20-25 ngày tiến hành bón phân 1 lần.
Khi bầu mọc dài được 1m, bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1-2 đốt lại chặn đất để cho bầu ra rễ nhằm tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này.
Khi bầu được 2 tháng, tiến hành làm giàn cho cây bầu.
Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh cho quả. Khi thu hoạch xong thì tiến hành bấm ngọn để quả phát triển lớn và bầu tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác.
4. Thu hoạch
Khi bầu được khoảng 75-90 là bắt đầu cho thu hoạch.
Sau khi ra hoa, quả bầu phát triển khoảng 10-12 ngày là có thể thu hoạch.
Nếu chăm sóc tốt, cây bầu sẽ cho trái khoảng 2 tháng.
Xem thêm