Tổng hợp các biện pháp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, dồi dào sức sống
Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người, có sức khoẻ là có tất cả. Nhưng làm thế nào để có cơ thể luôn khoẻ mạnh hay dồi dào sức sống thì không phải ai cũng biết và thực hiện được. Hôm nay Sống bình an sẽ tổng hợp nhiều biện pháp tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, chúng ta cùng tham khảo nhé.
1. Ăn uống lành mạnh
Trong mỗi bữa ăn nên có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) với hàm lượng cân đối.
1.1. Nhóm chất đạm (protein)
Protein có vai trò quan trọng cho cơ thể.
- Protein cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương, và các cơ quan tổ chức khác của cơ thể
- Protein cũng cung cấp năng lượng
- Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể
- Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất và thuốc
Khi cơ thể tiêu thụ các thực phẩm có chứa protein tại đường tiêu hóa các men tiêu protein sẽ cắt ra thành các axit amin và hấp thụ. Trong số 20 loại axit amin mà cơ thể con người sử dụng thì có 9 loại được gọi là thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp mà cần lấy từ thực phẩm, nếu thiếu các axit amin này thì cơ thể không tạo được đủ lượng protein cần thiết.
Nguồn cung cấp nhiều protein:
- Các loại thịt, cá, đậu đỗ, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng. Protein từ động vật chứa nhiều axit amin thiết yếu hơn nhưng kết hợp nhiều loại thực phẩm thì sẽ mang tới sự phối hợp để có đầy đủ các axit amin mà cơ thể cần.
- Protein rất quan trọng với cơ thể đặc biệt là trẻ em đang lớn. Sữa mẹ chứa các axit amin được kết hợp hoàn hảo nên bà mẹ cần được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì cần được ăn các thực phẩm đầy đủ lượng protein cần thiết.
Sữa động vật (bò, dê) là nguồn dinh dưỡng khá toàn diện do chứa đủ cả 4 nhóm chất. Sữa là rất giàu protein cung cấp nhiều loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Sữa cũng chứa nhiều khoáng chất (canxi, photpho, magie, kẽm, kali...) và các vitamin A, D, nhóm B... Nên sữa rất tốt cho sự phát triển thể chất.
Trong một cốc (240 ml) sữa bò nguyên chất với 3,25% chất béo sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng:
- Lượng calo: 149 kcal.
- Nước: 88%
- Chất đạm: 7.7 gram.
- Carbohyrat: 11.7 gram.
- Đường: 12.3 gram.
- Chất béo: 8 gram.
Tuy nhiên, chúng ta nên chọn sữa tách béo, không đường để an toàn hơn nhé. Nếu uống quá nhiều sữa nguyên kem (chứa nhiều chất béo bão hoà) mà bổ sung thêm đường kính trong thời gian dài thì sẽ làm cho cơ thể sinh ra nhiều cholesterol (LDL) xấu dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như béo phì, tiểu đường, mỡ máu, mỡ gan, huyết áp cao, tim mạch...
Nhiều người có thói quen ăn nhiều thịt động vật mà không hoặc rất ít ăn rau quả. Thói quen này về lâu dài gây hại cho cơ thể. Bởi khi tiêu thụ nhiều thịt thì dòng máu có tính axit cao, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh tật như bệnh gout làm biến dạng, sưng đau các khớp xương (vì hàm lượng axit uric trong máu quá cao). Máu có tính axit cao cũng là môi trường ưa thích của các tế bào lạ, nên chúng dễ dàng tăng sinh nhanh chóng và hình thành khối u.
Nên giảm ăn thịt đỏ thay vào đó để bổ sung đạm cho cơ thể, chúng ta có thể lựa chọn nguồn đạm thực vật từ các hạt thuần Việt như đậu đỗ, các loại nấm đều có hàm lượng protein rất cao. Đạm thực vật giúp cơ thể dễ dàng tiêu hoá, hấp thu và rất an lành. Ngoài ra các hạt đậu đỗ cũng chứa nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie... thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể.
1.2. Nhóm vitamin và khoáng chất thường chứa nhiều trong rau xanh, các loại quả, hạt
Ăn nhiều rau xanh, củ, quả chín, hạt giúp bổ sung một lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ. Vitamin và khoáng chất là những hợp chất dù chỉ cần lượng nhỏ mỗi ngày thôi nhưng có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho quá trình chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Chất xơ giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Nhờ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên chất xơ còn có vai trò giúp tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột, giúp nhuận tràng, sạch ruột, giảm nguy cơ táo bón, ung thư trực tràng.
Súp lơ xanh là loại rau xanh đặc biệt nhất vì nó không chỉ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà còn có chứa tiền chất chống oxy hoá cực mạnh. Năm 1992, các nhà khoa học của trường Đại học Y Johns Hopkins, đứng đầu là GS. Paul Talalay đã công bố việc tìm ra một hoạt chất tên là sulforaphan glucosinolate (SGS) - tiền chất của sulforaphan - có khả năng ngăn ngừa ung thư. Đây được xem là bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư, vì trước đây các nhà khoa học cho rằng, ung thư là một bệnh không thể ngăn ngừa. Sulforaphan có nhiều trong các loại rau họ cải. Hàm lượng cao nhất của chất chống ung thư này được thấy trong mầm non của súp lơ xanh.
Các chất chống oxy hóa khác vì kích thước phân tử lớn nên đa phần chỉ tác động trực tiếp tại đường tiêu hóa trong vòng 3 tiếng sau khi ăn. Sulforaphan có kích thước nhỏ nên đi vào được bên trong tế bào, giúp kích hoạt các gen làm tăng tổng hợp Glutathione (GSH)- chất chống oxy hóa nội sinh mạnh mẽ nhất của cơ thể, tập trung ở tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxy hóa khác, nó được mệnh danh là vệ sĩ bảo vệ tế bào. có tính năng sửa chữa tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra, đồng thời giúp thanh lọc - thải độc tố làm sạch máu, từ đó phòng chống bệnh tật, làm chậm tiến trình lão hoá, giúp chúng ta trẻ lâu hơn nữa.
Mỗi khi đến mùa súp lơ, bạn hãy tranh thủ nạp loại rau tuyệt vời này vào bữa ăn của gia đình thường xuyên nhé.
Hoặc bạn mua hạt rồi gieo trồng rau mầm thì sẽ được ăn quanh năm mà như thế còn tốt hơn do hàm lượng tiền chất chống oxy hoá trong mầm bông cải xanh có hơn nhiều lần so với bông cải xanh trưởng thành.
Có một loại quả Việt Nam không thể không nhắc tới ở đây mà được thế giới ca ngợi đó là quả gấc nó được mệnh danh là trái cây đến từ thiên đường". Hàm lượng lycopene trong gấc nhiều hơn gấp 70 lần so với cà chua. Ngoài ra, thành phần beta-carotene là một trong những hợp chất chống oxy hoá điển hình. Và nếu cà rốt được đánh giá là nguồn thực phẩm rất giàu beta-carotene, thì hàm lượng trong gấc còn đạt gấp 10 lần so với cà rốt. Trong màng gấc còn chứa nhiều axit béo omega 3. Do đó gấc mang lại giá trị rất lớn trong việc tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, làm chậm tiến trình lão hoá. Vậy khi đến mùa gấc bạn hãy tranh thủ mua về rồi trữ lạnh trong ngăn đá dùng dần trong năm hoặc dùng các chế phẩm từ gấc (dầu gấc, viên nang gấc) tiện lợi hơn.
Củ khoai lang tím cũng là thần dược cho sức khoẻ mà bạn không nên bỏ qua. Trong khoai lang tím có chứ nhiều hợp chất anthocyanin đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ các bệnh về mắt, bệnh ung thư, tim phổi, chống lão hóa và xơ cứng động mạch. Khoai lang tím còn có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, khoai lang tím rất giàu protein và các axit amin tốt cho tiêu hóa; các vitamin A, B, C… cùng nhiều chất tự nhiên khác. Loại thực phẩm này giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi và tốt cho máu, thúc đẩy quá trình thải độc, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh dạ dày và ruột.
Quả chín thì nên hạn chế ăn những quả ngọt quá do hàm lượng đường cao (như nho, chuối, xoài, dưa hấu...), nên chọn loại ít ngọt. Nên ăn thường xuyên các loại quả có vị chua chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hoá (bưởi, cam chanh, kiwi, cherry, việt quất...) tăng cường đề kháng, phòng chống bệnh tật, chống lão hoá. Nên ăn trái cây tươi nguyên hơn là ép nước vì bảo toàn chất xơ.
Ngoài ra cũng có những loại củ rẻ tiền nhưng cũng rất tốt nên bổ sung vào thực đơn do có nhiều chất chống oxy hoá và kháng sinh tự nhiên như hành ta, hành tây, tỏi giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tật.
Nhìn chung, rau - củ - quả - hạt là nhóm dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Chúng ta có thể chỉ ăn nhóm này mà vẫn có thể sống khoẻ mạnh đó chính là khi thực hiện ăn chay trường. Các bạn nên tuỳ vào mùa nào, thức nấy mà linh hoạt lựa chọn và bổ sung vào thực đơn cho cả nhà đảm bảo thu nạp được nhiều các dưỡng chất quý giá mà an lành từ thiên nhiên.
1.3. Nhóm chất béo
Chất béo là thành phần chính nên màng tế bào và nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ như testosterone, cortisol...
Nếu trong bữa ăn thiếu đi nhóm chất béo thì sẽ không thể hoà tan được các vitamin A, D, E, K, không những khiến cơ thể không hấp thụ được mà còn gây lãng phí đáng tiếc, rồi sau đó lại phát sinh những vấn đề do thiếu hụt các vitamin trên như, suy giảm thị lực, còi xương...
Do chất béo có vai trò cực kỳ quan trọng nên không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá 20gr/ngày vì dễ gây thừa cân, béo phì.
Dầu Óc chó chứa nhiều omega 3 rất tốt cho cơ thể chúng ta.
Nên chọn dùng nguồn chất béo lành mạnh. Nên ưu tiên lipit nguồn gốc thực vật đến từ các loại hạt có hàm lượng dầu cao như óc chó, hạnh nhân, lạc, vừng, mắc ca, hướng dương, oliu... hoặc các loài cá biển như cá thu, cá trích, cá hồi... bởi chúng có chứa nhiều omega 3, 6, 9, vitamin E rất tốt cho cơ thể giúp tăng cường cholesterol tốt (HDL), đào thải cholesterol xấu (LDL), giúp giảm thấp nguy cơ béo phì, bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, tim mạch, đột quỵ, ahzeimer (khi về già)... Omega 3 còn rất cần cho trí não giúp tăng cường trí thông minh ở trẻ nhỏ và trí nhớ ở người trưởng thành. Omega-6 là acid béo thiết yếu hỗ trợ khả năng phát triển bình thường của trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển của não bộ, thúc đẩy quá trình ghi nhớ và học tập, cải thiện phát triển tinh thần trẻ.Còn nhiều tác dụng của Omega 3 các bạn có thể tham khảo theo link sau: Omega 3 - 6 - 9 và những lợi ích cho sức khoẻ không phải ai cũng biết!
Bên cạnh đó nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều các axit béo bão hoà như óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, nội tạng động vật, sữa bò nguyên kem, các chế phẩm từ sữa (bơ, pho mai),... do khi vào cơ thể chúng làm tăng cholesterol xấu (LDL).
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng chất béo bão hòa người trưởng thành tiêu thụ nên ít hơn 7% tổng lượng calo trong thức ăn hàng ngày. Điều này tương đương với việc không nên ăn nhiều hơn 11 – 14g chất béo bão hòa mỗi ngày khi đang thực hiện theo chế độ dinh dưỡng ở mức 2.000 calo/ngày.
Chất béo chuyển hóa (transfat) cũng cần được đặc biệt lưu ý. Loại chất béo được xem là có hại nhất cho cơ thể, vì làm giảm lượng cholesterol tốt HDL đồng thời gia tăng lượng cholesterol xấu LDL và triglyceride, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 3 lần so với chất béo bão hòa.
Các đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn chế biến công nghiệp như gà rán, xúc xích, thịt hộp, khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh nướng, mì tôm, snack,... thường chứa nhiều chất béo transfat thì tuyệt đối không nên ăn, nếu có thì chỉ lượng rất ít (chuyên gia y tế khuyến cáo dưới 3g transfat một ngày). Vì các chất béo chuyển hoá này khi vào cơ thể làm giảm cholesterol tốt (HDL), tăng cholesterol xấu -> béo phì (do mỡ thừa dự trữ dưới da hay bao phủ nội tạng) đồng thời hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu -> huyết áp tăng -> phát sinh bệnh tim mạch, đột quỵ.
Bơ thực vật được làm từ dầu thực vật có mùi vị thơm ngon, tưởng an toàn, nhưng thực tế không phải vậy. Do trong quá trình hydro hóa dầu ăn dạng lỏng, phần lớn chất béo không bão hòa bị biến đổi thành chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) để chuyển sang thể bán rắn. Do đó cũng không nên ăn loại sản phẩm này các bạn nhé. Tại nhiều quốc gia, người ta chỉ bán magarine có hàm lượng chất béo chuyển hóa bằng 0.
1.4. Về nhóm chất bột đường (Carbohydrate) có nhiều trong cơm, đậu đỗ, bột mì, ngô, khoai, sắn...
Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng của cơ thể. Khi vào cơ thể, chúng chuyển thành đường glucose. Glucose được các tế bào sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hoá, phần thừa chuyển hoá glycopen dự trữ trong gan, cơ và thành mỡ dưới da. Chúng ta có thể không ăn cơm một bữa nhưng không thể nhịn cơm hay bất kì chế phẩm nào chứa chất bột đường nhiều bữa vì sẽ bị hao hụt năng lượng, rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Dù là rất quan trọng cho hoạt động sống nhưng cũng không nên nạp quá nhiều chất bột đường vào cơ thể. Nhất là các chế phẩm từ bột tinh chế (bột mì trắng, sắn) như bánh mì, bánh bao, mì tôm, bánh quy, bánh bông lan, gato (các loại bánh ngọt này còn chứa hàm lượng đường kính cao)... khi ăn vào sẽ làm tăng đường huyết lên cao nhanh chóng. Do vậy nên hạn chế tối đa.
Khi quá nhiều đường vào cơ thể dẫn đến dư thừa gây nguy hại. Một phần đường không dùng hết này sẽ chuyển hoá thành lipit dự trữ trong dưới da và gan. Tích tụ nhiều quá gây béo phì, mỡ gan. Mặt khác hàm lượng cao trong máu chưa kịp chuyển hoá sẽ gây áp lực lên tuyến tuỵ buộc sản xuất nhiều insulin hơn bình thường, khi đó insulin sẽ chuyển hoá glucose thành cholesterol xấu LDL lâu dần gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, nếu tình trạng kéo dài gây suy tuỵ, kháng insulin, đái tháo đường (tiểu đường tuý 2) và nhiều hệ quả xấu về sau. Do đó, bạn nhất định phải kiểm soát lượng chất bột đường đưa vào cơ thể hàng ngày (lưu ý quả ngọt quá cũng gây thừa đường hay các chế phẩm chứa đường kính). Bạn tham khảo thêm nhiều tác hại của việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể qua link sau: https://songbinhan.com/song-khoe/an-uong-lanh-manh/duong-ke-thu-ngot-ngao-nhat-cua-chung-ta.html
Hơn nữa khi ăn quá nhiều cơm/mì... trong một bữa ăn sẽ chiếm nhiều thể tích dạ dày, không ăn thêm được các nhóm thức ăn khác về lâu dài gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Nên ăn ngũ cốc nguyên cám (có chỉ số đường huyết thấp) thay vì ngũ cốc tinh chế vì có hàm lượng dinh dưỡng cao và an toàn hơn cho sức khoẻ.
1.5. Uống đủ nước cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thiếu nước, thì tế bào sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dinh dưỡng từ máu và thải độc cũng sẽ bị chậm trễ, nếu lâu dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, phát sinh bệnh. Mỗi ngày người trưởng thành cần nạp trung bình 2l. Hãy chủ động uống nước vào các thời điểm khác nhau: Mỗi sáng mai thức dậy nên uống 1 cốc nước ấm, hoặc có thể pha chanh, mật ong, gừng để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, thanh lọc thải độc; Uống trước bữa ăn nửa tiếng, hoặc sau ăn 15p sẽ thúc đẩy tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nếu ra nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc, hay thời tiết nắng nóng cần bù nước kịp thời. Uống 1 cốc nước vừa phải trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bổ sung các loại trà thảo dược giúp thanh lọc, thải độc, tăng sức đề kháng, chống oxy hoá rất tốt như trà xanh, trà cà gai leo, actiso, bồ công anh, kim ngân hoa...
2. Luyện tập thể dục, thể thao
Chúng ta nên vận động cơ thể đều đặn thường xuyên mỗi ngày trong khoảng 30 phút bằng các bài tập hay bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích bản thân. Bởi thể dục - thể thao mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, đào thải cholesterol xấu tăng tổng hợp cholesterol tốt từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, điều hoà huyết áp...
- Thúc đẩy sản sinh hormone endorphin và cũng tăng mức độ dopamine và serotonin giúp xoa diụ các cơn đau nếu có trên thân thể và khiến cho tâm trạng bạn dễ vui vẻ hơn.
- Tăng cường oxi đến các mô tế bào nhiều hơn, tăng cường trao đổi chất, cải thiện hệ thống miễn dịch nên phòng ngừa bệnh tật tốt hơn
- Gia tăng hiệu quả làm việc của não bộ, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Ahzeimer
- Đốt cháy lượng mỡ dư thừa dưới da, từ đó giúp giảm cân, săn chắc cơ cho thân hình thon gọn, khoẻ khắn
- Cải thiện giấc ngủ
- Cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể
...
Với mỗi môn thể thao lại có những lợi ích riêng. Đi bộ được coi là môn thể thao dễ thực hiện nhất và tốt nhất trên thế giới. Bơi lội, bóng rổ cần thiết cho sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bóng đá, cầu lông, tennis luyện sức bền và phản xạ linh hoạt. Võ thuật luyện ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh kiên cường... Nếu có thể bạn tập được nhiều môn càng tốt, nếu không hãy lựa chọn một môn phù hợp nhất với mình nhé.
3. Giữ tinh thần luôn lạc quan, tích cực, vui vẻ
Trong cuộc sống ai ai cũng có những nỗi khổ riêng trong lòng. Bi quan là trạng thái cảm xúc ngược với lạc quan bao gồm mặc cảm, chán nản, thất vọng, tự ti, lo âu, sầu muộn,... Bên cạnh đó còn có những cảm xúc tệ hại khác như đố kỵ, hờn ghen, giận dữ, căng thẳng... Tất cả những cảm xúc tiêu cực này không ai mong muốn nhưng khi đã vướng vào nếu không đủ ý chí, nghị lực, trí tuệ sẽ khó mà thoát ra, tích tụ thành đám "mây mù" nặng nề che phủ cuộc đời, dễ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của khổ đau.
Trước hết tổn hại về thể chất: Bạn có biết gan là cơ quan sản xuất ra 75% cholesterol nội sinh. Nếu bạn thường xuyên bi quan, stress (với hàng tá cảm xúc xấu như trên) thì sẽ thúc đẩy gan tạo ra nhiều cholesterol xấu là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao -> dần hình thành các mảng xơ vữa động mạch -> cản trở lưu thông máu -> tăng áp lực lên thành mạch (huyết áp cao) -> tim mạch, đột quỵ -> tăng nguy cơ tử vong.
Theo nghiên cứu khoa học, khi người rơi vào trạng thái trầm cảm hay stress kéo dài sẽ khiến hoocmon cortisol, adrenaline, norepinephrine, nhiều gốc tự do được tạo ra -> tạo nên cuộc tổng tấn công cơ thể.
Cortisol làm tăng lượng đường trong máu, khởi động các đáp ứng giao cảm như tim đập nhanh, tăng tiết mồ hôi, co mạch, tăng bài tiết dịch vị axit trong dạ dày. Về lâu dài, cortisol tiết nhiều, kéo dài sẽ tăng cảm giác thèm ăn, thèm ngọt, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì, ngoài ra còn ức chế chức năng miễn dịch bảo vệ sức khỏe của cơ thể chúng ta.
Adrenaline được tiết ra nhiều làm tăng các hoạt động cơ thể như tăng hoạt động cơ tim, tăng nhịp tim, tăng hơi thở, tăng huyết áp, tăng cường hoạt động cơ. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, cơ thể phải chịu hoạt động quá mức, sự căng cơ, sự quá tải quá mức sẽ gây tổn thương các tế bào trong cơ thể, làm giảm hiệu quả chống chọi với stress và làm nặng hơn tình trạng bệnh tật của cơ thể.
Norepinephrine được tiết nhiều sẽ gây kích thích tim, co mạch, dồn máu nuôi ở những cơ quan kém quan trọng đến những nơi có những cơ quan quan trọng hơn như tim, não bộ, các cơ…, để đáp ứng kịp thời khi cơ thể đối mặt với stress. Việc chịu đựng stress lâu dài khiến cho việc phân bổ chất dinh dưỡng cũng như máu nuôi đến các cơ quan không được hợp lý, dẫn đến việc tổn thương các tế bào của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây hại như vi sinh vật, tế bào ung thư…
Các gốc tự do -> đẩy nhanh quá trình oxi hoá tế bào, quá trình trao đổi chất của tế bào cũng bị ảnh hưởng. -> dẫn đến lão hoá và bệnh tật.
Sau là tổn hại tinh thần, giảm chất lượng sống: bi quan, stress lâu sẽ khiến bạn bị mất hết động lực cho cuộc sống, suy nghĩ không thông suốt, hiệu quả học tập và làm việc sa sút, dễ dẫn tới những hành động sai như làm tổn thương mình, tổn thương người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội, trường hợp nặng có thể dẫn đến tự tử.
Bây giờ bạn đã biết bi quan và stress gây hại khôn lường như thế nào rồi đó và chắc bạn không hề muốn mình rơi vào hoàn cảnh xấu đúng không? Vậy nên chúng ta cần học cách buông xả nếu không muốn bị "nhấn chìm" trong "đầm lầy". Hãy coi những điều bất như ý là vốn dĩ của cuộc sống vô thường mà tìm cách vượt qua. Ai cũng có nỗi bất hạnh và hạnh phúc riêng. Thông thường có câu nói: "phúc của ai người đó hưởng, tội của ai người đó chịu". Mọi thứ trên đời này đều chịu sự chi phối, vận hành của luật nhân quả hết. Vậy nên bạn không việc gì phải sân hận, thay vì đố kỵ, hờn ghen, giận dữ thì chúng ta hãy cố gắng mở lòng từ bi, bao dung, cố gắng cảm thương khi người đau khổ, cố gắng mừng cho niềm vui của người. Đồng thời soi chiếu lại bản thân xem có những gì chưa tốt thì hãy tích cực hoàn thiện cho bằng người, thậm chí hơn người, đấy mới là cách hành xử của người khôn ngoan. Tóm lại "Bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh tự khắc an bài".
Buông nóng giận để có bình an. Buông lòng tham để có thảnh thơi. Buông kiêu ngạo để có sự phát triển. Buông nghi ngờ để đón nhận. Buông buồn phiền để tâm an yên. Buông vọng động để tâm tĩnh lặng. Buông chán nản để có niềm vui. Buông suy nghĩ để tâm bình lặng. Buông ganh ghét để có yêu thương...
Hãy coi những cảm xúc tiêu cực là rác cần xả bỏ để nhẹ lòng hoặc chuyển hoá chúng thành "nguồn dinh dưỡng" nuôi tâm hồn ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Có câu nói: "đi qua những ngày mưa thấy yêu thêm những ngày nắng". Không có gì là ngẫu nhiên xảy ra trong đời, tất cả đều đến rồi đi để cho ta nhận ra những bài học giá trị cần thiết để vững vàng bước tiếp như hoa hướng dương kia luôn hướng về phía mặt trời. Vậy nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hãy luôn cố gắng mỉm cười, bắt đầu làm lại từ những điều giản đơn, nhỏ nhoi nhất, sống ý nghĩa trọn vẹn trong từng phút giây với niềm tin chắc chắn ngày mai tươi đẹp thì nhất định niềm vui sẽ lại về bên ta. Khi tâm trạng vui vẻ, não người cũng được kích thích sản sinh ra nhiều tế bào T-cells giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và khiến người ta trở nên khỏe mạnh hơn.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ là một hoạt động sinh lý bình thường nhưng có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể của chúng ta. Ngủ ngon và đủ thời gian sẽ giúp tái tạo nguồn năng lượng cho các hoạt động sống tiếp theo, tăng hiệu quả làm việc của não bộ từ đó tăng năng suất lao động, giảm stress hay cải thiện tâm trạng, điều hoà huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch...
Bên cạnh đó đi ngủ đúng giờ là yếu tố quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Bạn cần lưu ý tuân theo khoảng thời gian sinh học cần cho cơ thể nghỉ ngơi đó là từ 22h - 6h sáng. Nếu bạn đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn đều dẫn tới khó ngủ, trằn trọc, lâu dài lại làm phát sinh các vấn đề sức khoẻ (béo phì, da mụn, hại gan, stress, lão hoá nhanh...). Bạn cũng đừng ngủ quá nhiều. Với người trưởng thành thì cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày thôi.
Với trẻ em cần đi ngủ sớm hơn từ 9h tối và ngủ nhiều hơn nhiều so với người lớn do nhu cầu sinh học khác nhau. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều chiếm tới 3/4 ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi ngủ khoảng 13 tiếng, trẻ 7 - 12 cần ngủ khoảng 10 tiếng 1 ngày.
Một chú ý đặc biệt nữa, nhất định chúng ta phải lưu tâm đó là phần lớn hormone tăng trưởng (HGH) được sinh ra trong khi cơ thể đang ngủ. HGH có tính năng thúc đẩy tăng trưởng, trao đổi chất, sửa chữa tế bào... HGH được giải phóng theo từng đợt xung trong lúc ngủ dựa trên nhịp sinh học của cơ thể. Các xung lớn nhất diễn ra trước nửa đêm và một số xung nhỏ diễn ra vào sáng sớm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ không đủ giấc có thể làm giảm lượng HGH mà cơ thể tạo ra gây ra hậu quả chậm lớn, còi cọc ở trẻ em, hay ốm.
Do đó, nhất định bạn cần phải đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để góp phần thiết yếu đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh, trẻ em thì nhanh cao lớn, thông minh.
Một số cách đơn giản để giúp tối ưu hóa giấc ngủ của bạn bao gồm:
- Đọc một cuốn sách vào buổi tối
- Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thoải mái nhất
- Tránh tiêu thụ caffeine vào cuối ngày
- Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ
- Uống một cốc trà thảo mộc có tính an thần tự nhiên
- Nghe nhạc yêu thích êm dịu
- Ngâm chân với nước gừng ấm
- Sử dụng tinh dầu thơm tự nhiên
5. Yoga
Yoga được biết đến là những hoạt động dưỡng sinh mang lại cho cơ thể rất nhiều lợi ích và dồi dào năng lượng sống. Các bạn xem lợi ích đầy đủ của yoga tại đây.
Hiện nay có rất nhiều bài tập yoga khác nhau, nên các bạn hãy tìm hiểu và thực hành ít nhất một bộ môn yoga phù hợp với sở thích của bản thân nhé.
https://songbinhan.com/cac-khoa-hoc-hay/tap-yoga-co-ban-ngay-tai-nha-voi-nguyen-hieu.html
https://songbinhan.com/cac-khoa-hoc-hay/yoga-tre-hoa-va-lam-dep-cho-khuon-mat.html
6. Thiền
Theo Đại đức Thích Trúc Thái Minh lý giải:
“Thiền định là phương pháp để quản trị tâm mình, giúp tâm mình dần dần an định, không lăng xăng, không chạy nhảy lung tung bất như ý”
Nói đến “thiền” trong nhà Phật gọi đầy đủ là “thiền định”; mục đích của thiền là để định, định tâm. Trong tu học Phật Pháp mà không có thiền thì không thể thành tựu đạo quả.
Bởi vì tâm chúng ta (hằng ngày) rất rối ren, phức tạp như con vượn, con khỉ nhảy lung tung nên thiền là phương pháp giúp tâm chúng ta được an định. “An” nghĩa là không nguy hiểm, “định” là yên.
Theo Th.s Võ Thị Minh Huệ: Thiền là quan sát một đối tượng, có thể là hơi thở, cảm nhận cơ thể, hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúc của mình... không để cho những đối tượng khác ảnh hưởng, tác động tới tâm trí bạn. Nhờ hành thiền, khả năng tập trung của bạn sẽ tăng, làm việc hiệu quả hơn. Tâm trí sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, cơ thể sẽ khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo. Bạn quản lý cảm xúc tốt nên giảm hành vi cáu gắt, nóng nảy, tiêu cực.
Theo T.S Neal Newfield: Thiền không phải là dừng suy nghĩ, điều vốn chỉ có khi bạn chết đi. Thiền là huấn luyện tâm trí để nó ngồi xuống, ở yên và nhẹ nhàng kéo nó lại mỗi khi nó lang thang. Mỗi lần bạn chú ý sự lang thang ấy và gọi mời nó trở lại một cách tử tế, dịu dàng thì là bạn đã thành công.
Thiền không phải chỉ là ngồi tư thế hoa sen và im lặng. Thiền là sự tập trung thư giãn tâm trí, vì thế không quan trọng tư thế khi bạn thiền. Điều quan trọng là bạn kéo dài thời gian quan sát và tập trung vào việc bạn muốn. Bạn có thể thiền đi, chánh niệm trong từng bước chân. Thiền nằm là khi nằm thả lỏng và quan sát cơ thể mình. Thiền ăn là khi tập trung vào thức ăn mà không bị sao nhãng.
Thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho cả thân, tâm và trí:
- Điều hoà huyết áp, giúp ngủ ngon, cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật, giảm đau
- Cải thiện tâm trạng, giảm stress, gia tăng trí tuệ cảm xúc và nhận biết bản thân, sự kiên cường vượt khó...
- Trí não minh mẫn, tăng kết nối và xử lý thông tin giữa các vùng trong não nhanh nhạy và chính xác hơn từ đó cải thiện năng lực và hiệu quả học tập, làm việc.
- Thiền còn giúp dễ buông bỏ muộn phiền, tăng trưởng lòng từ bi...
- Thiền giúp bạn hiểu mình và hiểu người nhiều hơn từ đó khéo léo, tinh tế hơn trong giao tiếp và kết quả là bạn có các mối quan hệ trong xã hội tốt hơn dẫn tới dễ dàng thành công hơn người.
Hiện nay có rất nhiều kiểu hành thiền khác nhau. Bạn nên nghiên cứu kỹ và thực tập một bộ môn thiền phù hợp nhất với bản thân và nhất thiết cần một người thầy tốt để đồng hành và hướng dẫn thì mới đạt hiệu quả cao.
7. Hạn chế tối đa các thiết bị điện tử khi không cần thiết.
Mọi người hiện nay gần như không thể học tập, làm việc hay nghỉ ngơi một ngày mà không tiếp xúc với bất kỳ thiết bị nào như điện thoại di động, TV, máy tính… Chúng ta sử dụng các công cụ công nghệ kể trên để làm việc, giải trí, giao tiếp với bạn bè và người thân. Tuy nhiên có lẽ không nhiều người biết rằng các thiết bị tưởng như các vật bất ly thân đó đang âm thầm tạo ra một kẻ thù vô hình đối với sức khoẻ con người.
Các thiết bị điện tử luôn phát ra một loại sóng tên là sóng điện từ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sóng điện từ gây hại nhiều cho cơ thể chúng ta.
- Sóng điện từ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não: rối loạn chức năng nhận thức, thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt...
- Gây căng thẳng hệ thống thần kinh (stress) kèm theo triệu chứng trầm cảm, cáu gắt, kích động, bồn chồn...
- Sóng điện từ có thể gây đột biến gen và sự phân mảnh ADN có thể là nguyên nhân gây đột biến tế bào từ đó gia tăng nguy cơ phát bệnh ung thư
- Sóng điện từ cũng gây suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất
- Sóng điện từ tác động lên cơ quan sinh sản có thể giảm khả năng sinh con hoặc gây vô sinh.
- Thúc đẩy sản sinh ra nhiều gốc tự do -> thúc đẩy qúa trình oxy hoá tế bào -> làm tổn thương tế bào -> phát sinh bệnh tật và lão hoá sớm.
-...
Theo The Stewart Report, trẻ em đặc biệt có nguy cơ chịu tác hại của sóng điện từ bởi cơ thể trẻ con hấp thụ bức xạ nhiều hơn so với người trưởng thành.
Khi nhận thức được đủ tác hại của sóng điện từ thì bạn hãy hành động ngay vì sức khoẻ của mình và người thân:
- Chỉ dùng đến các thiết bị khi thật sự cần thiết và tắt ngay sau khi dùng xong. Với máy tính nên shutdown thay vì để chế độ sleep. Với điện thoại nên để máy bay. Với cục phát wifi hãy tắt bỏ khi cả nhà đi ngủ...
- Máy sấy tóc, lò vi sóng là những thiết bị phát ra sóng điện từ cực mạnh gây tổn thương đến tận tế bào nên hạn chế dùng.
- Với trẻ em dưới 2 tuổi tuyệt đối ko nên cho xem điện thoại, tivi vì trước mắt ảnh hưởng đến thể chất của các bé, sau đó là đến khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tuệ...
- Hãy sử dụng tem chắn sóng điện từ dán vào từng thiết bị trong nhà để làm giảm đáng kể bức xạ đến cơ thể.
- Hãy đặt một số chậu cây xanh nội thất trong các góc nhà vừa có tác dụng hấp thụ nhiều bức xạ điện từ, vừa có khả năng lọc sạch không khí, tạo thêm oxy như cây lưỡi hổ, nha đam, lan ý, sung cảnh, thường xuân, sinh khí...
8. Bổ sung thực phẩm chức năng khi cần thiết nếu chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ.
Trẻ em đang tuổi lớn hoặc người lớn trong độ tuổi nguy cao loãng xương (trên 30) có thể bổ sung thêm canxi hữu cơ gluconat nguồn gốc thực vật hoặc canxi vô cơ (canxi cacbonat) nhưng dạng nano để cơ thể dễ dàng hấp thu. Chị em phụ nữ có thể bổ sung vitamin A, E, C, collagen, omega 3 (dầu cá), omega 6 (dầu hoa anh thảo), nội tiết tố thực vật tự nhiên.. để duy trì vẻ trẻ đẹp dài lâu.
9. Tăng cường các hoạt động vận động ngoài trời khi có thể
Đặc biệt, dưới ánh mặt trời ban mai tầm từ 6 - 8h sẽ rất tốt do trong ánh nắng mặt trời buổi sáng có rất nhiều tia hồng ngoại rất tốt cho sự phát triển của chúng ta. Thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, trao đổi chất, cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích sản sinh nhiều vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi từ đó giúp xương chắc khoẻ.
Đối với trẻ con thì càng cần cho chúng tắm nắng mặt trời buổi sớm vì sẽ giúp hết vàng da (trẻ sơ sinh), giúp xương phát triển nhanh lớn cao hơn.
10. Tăng cường kết nối yêu thương với người thân, bạn bè tốt
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy những mối quan hệ ý nghĩa có thể giúp ích cho sức khỏe não bộ khi chúng ta già đi.
Việc tăng sự gắn kết, kết nối giữa những người yêu thương sẽ làm tăng lượng Oxytocin (hoocmon hạnh phúc), nhất là thông qua những cử chỉ thân mật như hôn, ôm ấp hay dành hay đơn giản là cái nắm tay thật chặt. Oxytocin có tính năng xoa dịu các cơn đau, điều hoà huyết áp, cải thiện trí nhớ, giảm hoocmon có hại cortisol nên cải thiện tâm trạng hiệu quả...
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Notre Dame cho thấy, trẻ em được ôm ấp, yêu thương từ nhỏ nhiều hơn sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành những con người khỏe mạnh, thích nghi tốt hơn, thành công và hạnh phúc hơn trong tương lai.
Một bức ảnh hiện đại, trực quan sinh động nhất đã chứng minh bé cảm nhận rất rõ cảm giác được yêu thương. Nhà thần kinh học người Mỹ Rebecca Sax tìm tòi và dành nhiều năm ròng để nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Rebecca và các đồng nghiệp đã lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI chụp não bộ để chứng minh mối liên hệ giữa mẹ và con.
Đây là hình ảnh cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới chiếu sự kết nối giữa một người mẹ và con. Nụ hôn này đã kích hoạt một phản ứng hoá học trong bộ não con trai của cô ấy, và tạo ra rất nhiều hormone oxytocin – một loại hormone thể hiện sự gắn bó và tình yêu. Đây thực sự là bức ảnh tuyệt vời và hoàn toàn đánh bại những quan điểm cho rằng “Trẻ con thì biết gì”.
Vậy nên chúng ta hãy yêu thương thật nhiều khi còn có thể để cùng tạo nên cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc hơn.
11. Nghe những bản nhạc yêu thích mỗi ngày sẽ giúp bạn thấy yêu đời hơn, kích thích sáng tạo.
Âm nhạc nhiều khi có sức mạnh diệu kì, giúp thư giãn, hồi phục năng lượng, thậm chí chữa lành tổn thương...
Nhiều khi bạn nên kết hợp thiền và âm nhạc thiền để chữa lành tâm thức, buông xả buồn phiền, khai sáng tâm trí, nâng cao tần số rung động...
Một dạng nhạc khác là nhạc sóng não (Brainwave music) đã xuất hiện từ lâu trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Nó được xem như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc, làm dịu đi tâm trạng nóng giận của con người. Điều này đã được Pythagoras phát hiện ra từ thời Hy Lạp. Nhưng mãi đến những năm của thập niên 70, nhạc sóng não mới thật sự phát triển mạnh mẽ khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số.
Có 5 loại sóng não khác nhau với tần số từ cao đến thấp: Gamma, Beta, Alpha, Theta, Delta.
Loại sóng nhạc này có tần số dao động khoảng 8 - 12 Hz. Sóng Alpha giúp cho tinh thần ở trạng thái đang thư giãn như khi chúng ta ngồi thiền, bình tĩnh, đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm stress, lo lắng, bồn chồn, hỗ trợ điều trị thần kinh,…
Có thể nói, khi não bộ trong trạng thái của sóng Alpha, thì đây là trạng thái tốt nhất để chúng ta tư duy, làm việc, giải quyết những tình huống phức tạp, tiếp thu kiến thức mới, ghi nhớ số liệu,...
Sóng nhạc Alpha còn xuất hiện nhiều trong các bản nhạc Baroque.
Sóng nhạc Theta – giữ tâm trí tỉnh táo
Sóng nhạc Delta – ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn
Loại nhạc sóng não này có tần số thấp nhất trong 5 loại nhạc sóng não là 0 - 4 Hz. Sóng Delta giúp đem lại bạn có giấc ngủ sâu, tiết các hormone giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở,... Qua đó, quá trình chữa bệnh và tái tạo năng lượng, sức khỏe được kích thích khi cơ thể rơi vào trạng thái này. Và đó là lý do tại sao giấc ngủ sâu phục hồi rất cần thiết cho quá trình chữa bệnh.
Thêm vào đó, theo một số nghiên cứu thì sóng nhạc này còn có thể làm chậm quá trình lão quá bởi nó làm giảm các lượng hormone cortisol trong cơ thể.
Sóng nhạc Gamma - kích thích tiềm năng của não bộ
Để nghe nhạc sóng não đạt hiệu quả hay có tác dụng trị liệu bạn cần lưu ý:
- Thời gian lý tưởng cho một lần nghe nhạc sóng não là 3 - 5 phút. Bạn không nên nghe quá lâu vì nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ không ngờ.
- Khi nghe nhạc sóng não bạn hãy nghe bằng tai nghe vì điều này sẽ giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Từ đó, bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn là việc nghe bằng loa.
- Một điểm quan trọng bạn cần lưu ý là nhạc sóng não chỉ dành cho người từ 26 tuổi trở lên, vì đây là độ tuổi mà não đã phát triển toàn diện. Nghe loại nhạc này trước độ tuổi trên sẽ khiến cấu trúc não thay đổi không tốt.
- Bạn không nên nghe nhạc sóng não khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, bất ổn, chóng mặt.
- Bạn đừng nghe hai loại nhạc sóng não cùng một lúc nhé! Điều này không đem lại cho bạn lợi ích gì mà còn phản tác dụng nữa đấy.
Vì tính chất công việc và cuộc sống hằng ngày, sóng não của con người có thể dễ dàng thay đổi từ Beta sang Alpha hay Gamma rồi đôi lúc cũng có thể là Theta, lúc ngủ sâu thì lại là Delta, tùy vào tình trạng cơ thể của bạn. Vì thế, hãy nắm rõ trạng thái của bản thân để sử dụng loại sóng não phù hợp cho từng thời điểm bạn nhé!
12. Tuyệt đối không để cơ thể bị nhiễm lạnh trong thời gian lâu:
Thân nhiệt của người bình thường là trong khoảng 36,5 - 37 độ C. Nếu thân nhiệt quá nóng hay quá lạnh đều gây ra những bất lợi cho cơ thể. Theo chia sẻ của bác sĩ Hiromi Shinya - tác giả của bộ sách nổi tiếng Nhân tố Enzym: "Thân nhiệt giảm 0,5, khả năng miễn dịch giảm 35%". Thân nhiệt tối thiểu nên đạt được là 36,5. Dưới 36,5 hoặc khi thân nhiệt thấp quá dẫn đến quá trình lưu thông tuần hoàn máu kém -> hoạt động trao đổi chất bị chậm chạp, tế bào bị nhiễm độc -> phát sinh tế bào lạ -> các tế bào lạ lại ưa lạnh nên dễ tăng sinh -> hình thành khối u. Khi cơ thể bị lạnh thì các tế bào bạch cầu cũng hoạt động kém hiệu quả dẫn tới hệ miễn dịch suy giảm từ đó khó kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn, virút từ môi trường vào cơ thể -> gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
Thực tế cũng đã cho thấy khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh cao, khi di chuyển từ phòng ấm ra ngoài trời lạnh, cơ thể có thể bị "sốc nhiệt" dẫn đến tình trạng mạch máu co thắt mạch máu nên làm cho huyết áp tăng cao đột ngột -> dễ gây ra các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Vậy chúng ta cần làm gì để giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp trong dải nhiệt độ an toàn?
Tắm nước ấm hoặc nước mát, không nên tắm nước lạnh, tắm khuya. Lưu ý mùa hè không nên tắm xong, rồi đi vào phòng điều hoà luôn khi đó nhiệt độ cơ thể đang giảm lại gặp tiếp không khí lạnh từ điều hoà phả ra khiến cho các mạch máu co lại -> cảm lạnh, máu lưu thông kém, lên não chậm, huyệt áp tụt, nhịp tim cũng chậm lại... Nhất là với người đang có bệnh nền như mỡ máu, tim mạch, huyết áp thấp hay đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ, trường hợp không may nguy hiểm đến tính mạng (đột tử luôn).
Nên ăn uống đồ khi đang còn nóng ấm, không nên ăn uống đồ lạnh. Đặc biệt không nên uống nước đá lạnh quá nếu thèm để đã cơn khát vào mùa hè, chỉ nên dùng nước đá mát hơi lạnh nhưng không nên dùng thường xuyên.
Vào mùa đông chúng ta phải giữ ấm cơ thể nhất là khi đi ra ngoài trời. Khi về đến nhà, cần rửa mặt nước ấm, làm ấm lại tay chân, cơ thể bằng việc ngâm trong nước ấm hay ngồi cạnh bếp củi hay bên lò sưởi hồng ngoại là tốt hơn các thiết bị làm ấm khác. Đèn/lò sưởi hồng ngoại phát ra chùm tia sáng hồng ngoại (đây là ánh sáng có bước sóng dài nên an toàn và có tính năng trị liệu nên được dùng nhiều trong y tế. Ánh sáng hồng ngoại không chỉ có tác dụng sưởi ấm mà còn có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, thanh lọc, thải độc, tăng chuyển hoá, hấp thu dinh dưỡng tại chỗ, làm đẹp da... Tuy nhiên, không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên sưởi ấm với đèn hồng ngoại 2 - 3 lần mỗi lần khoảng 25 - 30 phút, khoảng cách từ đèn đến vật được chiếu khoảng 45cm, không để ánh sáng hồng ngoại chiếu thẳng vào mắt (nên nhắm mắt hoặc dùng vật che chắn)
Bạn cũng nên thường xuyên xông tinh dầu tự nhiên nguyên chất có tính sát khuẩn (như sả chanh, tràm gió...) để làm ấm đường thở đồng thời phòng bệnh hô hấp. Bạn hãy xông trực tiếp lên mặt mũi hoặc cho một ít giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu để tất cả thành viên trong nhà ngửi thấy sẽ cảm thấy ấm áp, đễ chịu.
13. Tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp:
Nếu có sân vườn rộng hãy trồng nhiều cây xanh vừa tạo cảnh quan cho ngôi nhà, vừa tạo bầu không khí trong lành, giàu oxi cho cả nhà khoẻ mạnh hơn. Nếu không có thì tận dụng sân thượng, ban công, giếng trời... để trồng rau xanh, cây cảnh, hoa vừa có rau ăn, vừa tạo không gian thư giãn cho cả gia đình. Đồng thời các bạn cũng nên đảm bảo các gian phòng, đồ đạc trong nhà thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, sắp đặt gọn gàng để hạn chế các nguồn bệnh lây nhiễm, cũng như tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên khi sống trong đó.
14. Lưu ý trong chế biến thức ăn đảm bảo không mất nhiều dinh dưỡng mà an toàn.
Các loại dầu thực vật thường chứa nhiều axit béo omega 3, 6, 9 rất tốt cho sức khoẻ ở nhiệt độ thường thế nhưng nếu ở nhiệt độ cao thời gian lâu thì các axit béo này sẽ bị biến đổi thành những hợp chất có hại cho cơ thể như aldehyde, lipid-peroxide (các sản phẩm oxy hóa lipid). Aldehyde là chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch, mất trí nhớ, dị dạng thai nhi, gây viêm, loét, tăng huyết áp khi ăn hoặt hít phải dù lượng ít.. Do đó việc hiểu rõ thành phần bản chất, điểm bốc khói của từng loại dầu để sử dụng đúng cách là cực kỳ quan trọng bà nội trợ nào cũng cần phải lưu tâm.
Dầu bơ có điểm bốc khói rất cao (khoảng 270 độ C) cao nhất trong tất cả các loại dầu nên an toàn cho chiên rán nhưng tiếc rằng dầu bơ dùng trong nấu ăn hiện rất hiếm mà nếu có thì giá cũng rất cao. Tiếp đến là dầu gạo có điểm bốc khói cao thứ 2 là khoảng 250 độ C . Tuy nhiên tỷ lệ dầu trong màng màng cám gạo rất thấp chỉ khoảng hơn 10% thôi như vậy cần tới khoảng 200kg gạo nguyên cám mới có thể cho ra được 1l dầu dẫn tới giá thành cũng rất cao thế nhưng trên thị trường hiện nay có loại dầu gạo chỉ có khoảng 65 nghìn đồng 1l thì liệu chất lượng có đúng là nguyên chất 100% hay không là điều các bà nội trợ nên suy nghĩ và cân nhắc trước khi mua nhé. Thay vào đó các mẹ có thể dùng dầu dừa tinh luyện dù có điểm bốc khói thấp hơn (khoảng 230 độ C) nhưng khá an toàn cho việc chiên rán hay nướng do thành phần dầu dừa chứa nhiều axit béo no nên sẽ khó bị biến đổi bởi nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, dù các món chiên rán thường có hương vị thơm ngon hấp dẫn cũng không nên chế biến thường xuyên và ăn quá nhiều, thay vào đó nên tăng cường các món hấp, luộc, vừa bảo toàn phần lớn dinh dưỡng, hương vị tự nhiên của thức ăn.
Dầu hướng dương, dầu oliu có chứa nhiều axit béo nối đa chưa bão hoà và có điểm bốc khói thấp nên tuyệt đối không dùng chiên rán nhiệt độ cao mà chỉ nên xào nhanh ở nhiệt độ vừa phải hoặc thích hợp nhất là trộn salad hoặc trộn vào thức ăn lúc còn ấm để bảo toàn dinh dưỡng và an lành cho sức khoẻ.
Một lưu ý nữa là tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại vì điểm bốc khói hạ thấp dần sau mỗi lần chiên và hơn nữa còn cặn cháy của thức ăn lần chiên trước rồi dầu đã bị biến chất nói chung tiềm ẩn nhiều độc tố gây hại nên nếu không dùng hết trong lần đầu tiên, các bạn cũng đừng tiếc mà hãy đổ bỏ ngay nhé.
15. Hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích:
Tác hại của thuốc lá và rượu thì chắc ai cũng biết rồi nhưng mà phái mày râu nhiều khi vẫn bất chấp vẫn hút, uống vô cho sướng mồm rồi và chủ quan nghĩ rằng bệnh tật chắc ko xuất hiện trên thân mình. Nhưng đâu ai có ngờ được tương lai nhiều người đã phải hối hận nhưng không còn kịp nữa.
Tuy nhiên, mỗi ngày nên uống 1 ly rượu vang trước khi đi ngủ lại rất tốt vì kích thích tiêu hoá, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon hơn. Rượu vang còn chứa chất chống oxy hoá (vốn chiết xuất từ hoa quả trong quá trình lên men) giúp hạn chế lão hoá, phòng ngừa bệnh tật.
16. Kết nối tâm linh (nếu hữu duyên và có niềm tin), giữ thiện tâm trong sáng, phóng sinh mỗi khi có thể
Thực tế chứng minh con người sống thiện lương hơn khi có đức tin vào Thượng đế, Chúa trời hay Đức Phật. Họ biết thương người, có lòng trắc ẩn và biết giúp người khó khăn, nguyện bỏ ác, làm thiện... đó chính là những nhân tốt. Theo quy luật nhân quả vận hành thì sẽ đến lúc nào đó trong tương lai họ sẽ gặt được những quả phúc báu như thân khoẻ, tâm an, may mắn, cuộc sống sung túc, hạnh phúc đủ đầy...
Họ cũng thường cầu nguyện mong được ơn trên ban phước lành với niềm tin rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Ở đây, tạm không nói đến Đức Phật hay Chúa Trời có ban phước lành cho phật tử hay con chiên hay không. Nhưng theo quy luật hấp dẫn khi chúng ta mong cầu những điều tốt đẹp thì tự nhiên tạo nên sức hút những điều tốt đẹp đến với mình, tất nhiên phải nỗ lực hành động thì thành công sẽ dễ đến hơn. Mặt khác, khoa học cũng đã chứng minh khi ta thường xuyên có tâm niệm thiện lành thì sẽ tác động tích cực tới từng phân tử nước trong cơ thể, từng tế bào làm cho quá trình trao đổi chất tốt hơn... dẫn đến thân tâm sẽ thường an lạc, từ đó khiến mọi việc diễn ra trong cuộc sống sẽ thuận lợi, như ý hơn.
Xem thêm công đức phóng sinh tại đây
---------
Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với mọi người. Chúc các bạn luôn luôn khoẻ mạnh, dồi dào năng lượng để sẵn sàng cho mọi hoạt động sống hiệu quả!
Thắm Lê
(Admin đã mất rất nhiều thời gian và tâm sức để hoàn thành nên bài viết này dựa trên những kinh nghiệm bản thân và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nên quý vị nào muốn sao chép xin vui lòng ghi rõ tác giả và nguồn tin. Trân trọng cảm ơn!)
Xem thêm