Nguồn gốc của hạt mắc ca
Macadamia xuất phát từ các rừng rậm cận nhiệt đới tại Châu Úc, cách đây hàng ngàn năm thổ dân tại đây đã dùng chúng như một loại dược phẩm quý với tên “kindal kindal”. Nhà khoa học và thực vật người Đức, tên Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra macadamia và đặt tên cho chúng theo tên một người bạn đã qua đời là Dr.Johm McAdam.
Năm 1882, macadamia được vận chuyển đến Hawaii với mục đích trồng làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên, mùi vị ngọt ngào của chúng đã khiến chúng tự nổi tiếng.
Năm 1960, cây macadamia được du nhập vào châu Âu, tuy nhiên ngày nay, mắc ca là một trong ba loại hạt được đánh giá cao nhất ở châu lục này.
Khoảng năm 1994, thì những cây macadamia đầu tiên được mang đến Việt Nam và trồng thử nghiệm ở vườn ươm thuộc vườn quốc gia Ba Vì, sau đó nhân rộng giống ra trồng ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Hạt mắc ca Việt Nam với chất lượng không hề thua kém gì hạt mắc ca Úc về độ tươi ngọt khi mới thu hoạch. Nhưng đáng tiếc là công nghệ sau khi thu hoạch của chúng ta chưa tốt dẫn tới việc bảo quản để lưu hành trên thị trường khiến cho chất lượng bị giảm. Nhưng chắc chắn hạt mắc ca sẽ là một trong những cây trồng tiềm năng cho kinh tế Việt Nam nếu như có được nguồn giống, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch tốt.
Thành phần dinh dưỡng
Có tới 90% mắc-ca được dùng cho mục đích thực phẩm, bởi rất giàu vitamin A, sắt, protein, thiamin, riboflavin, niacin và folate. Hạt chứa một lượng vừa phải kẽm, đồng, canxi, phốt pho, kali và magiê, chất chống oxy hóa như polyphenol, axít amin, chất flavonoid và selen. Đặc biệt mắc-ca còn là nguồn carbohydrate hữu ích giống như sucrose, fructose, glucose, maltose và một số tinh bột gốc carbohydrates. Giàu chất béo không bão hòa đơn (MUFA) có lợi cho sức khỏe tim mạch, được xem là chất béo tốt làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL (mỡ máu) và huyết áp. Thực tế, những người bổ sung các loại hạt mắc-ca đều đặn trong chế độ ăn uống hàng ngày giảm được mỡ máu xấu tới 10%. Trung bình, một xuất ăn, khoảng 10 hạt, có chứa 200 calo, 22g chất béo.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), hạt mắc-ca có chứa trên 25 vitamin, khoáng chất các loại. Ví dụ, với 100g mắc-ca có chứa: nước 1,36g, năng lượng 718 calo, protein 7.91g, chất xơ toàn phần 8,6g, đường 4,57g, canxi 85mg. sắt 3,69mg, vitamin C 1,2mg, thiamin 1,195mg , vitamin E (alpha-tocopherol) 0,54mg. cholesterol 0mg và caffeine 0mg...
Lợi ích sức khỏe của hạt mắc-ca
Tốt cho sức khỏe tim mạch: theo nghiên cứu 100% hạt mắc-ca không có chứa cholesterol nên rất có lợi cho sức khỏe tim, không làm tăng cholesterol xấu (mỡ máu) của cơ thể. Đặc biệt, hạt mắc-ca giàu chất béo không bão hòa đơn, giảm LDL cholessterol và trigyceride, giúp mạch máu thông suốt, và làm giảm bệnh mạch vành.
Giúp bảo vệ tế bào: một lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn khác của hạt mắc-ca là giàu flavonoid. Flavonoid là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp trung hoà các gốc tự do, từ đó ngăn chặn các tế bào bị tổn thương, nhiễm độc vì môi trường. Khi ăn hạt mắc-ca, các flavonoids chuyển đổi thành chất chống oxy hóa, sau đó nó tìm và diệt các gốc tự do để bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh, kể cả các căn bệnh nan y như ung thư vú, cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư dạ dày...
Giúp giảm cân: Nhiều người quan niệm hạt mắc-ca giàu chất béo và cholesterol nên tránh ăn. Nhưng thực ra các chất béo có trong hạt mắc-ca là chất béo không bão hòa đơn nên có tác dụng thúc đẩy giảm cân. Hạt mắc-ca rất giàu axít palmitoleic, và chất béo omega giúp cung cấp các khối xây dựng nên enzym và kiểm soát việc đốt cháy chất béo và hạn chế sự thèm ăn. Đặc biệt, axít palmitoleic còn làm tăng chuyển hóa mỡ và làm giảm mỡ tích trong cơ thể. Hàm lượng axít béo và chất xơ cao của hạt mắc-ca còn hỗ trợ người ăn cảm thấy thỏa mãn và không cảm thấy háu ăn.
Bổ sung đáng kể protein cho cơ thể: Hạt mắc-ca là loại quả giàu protein, một thành phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày, giúp tạo cơ bắp và các mô liên kết. Protein còn là một phần tạo ra máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì sức khỏe da, tóc, móng tay chân và nhiều chức năng quan trọng khác.
Giảm táo bón: Hạt mắc-ca có chứa tới 7% chất xơ thực phẩm như carbohydrate phức, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ thúc đẩy cảm giác no lâu, cung cấp thức ăn thô, trợ giúp tiêu hóa và giảm thiểu táo bón và nhiều bệnh khác liên quan đến tiêu hóa.
Tốt cho sức khỏe xương: phốt pho trong hạt mắc-ca đóng vai trò quan trọng đối với quá trình khoáng hóa của xương, răng, trao đổi chất, hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Canxi còn giúp hình thành răng và xương. Riêng mangan có trong mắc-ca giúp cơ thể lắng đọng mô xương mới, hình thành xương cũng như sức khỏe cho xương khi con người ta tuổi cao. Omega 3 có trong hạt mắc-ca giúp ngừa loãng xương và làm giảm thiệu chứng bệnh viêm xương khớp.
Tăng cường sức khỏe não bộ: hạt mắc-ca rất giàu nhóm dưỡng chất có lợi cho não và sức khỏe hệ thần kinh. Đặc biệt, đồng trong hạt mắc-ca giúp sản xuất hóa chất truyền dẫn thần kinh, hóa chất mà tế bào não cần đến để truyền gửi các thông báo quan trọng.
Vì những lợi ích như trên, các mẹ bầu rất nên dùng mắc ca để tốt cho cả mẹ lẫn con. Sau này con ra đời sẽ rất thông minh. Tất nhiên, bên cạnh hạt mắc ca mẹ cần ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nữa.
Cách sử dụng hạt mắc ca
Hạt Macca có thể ăn trực tiếp sau khi tách vỏ, phần nhân trắng mịn bên trong rất thơm ngon. Cách ăn đơn giản này được đánh giá là phổ biến nhất bởi lẽ vị nguyên bản của hạt được giữ trọn cùng độ tự nhiên, bổ dưỡng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thưởng thức hạt mắc ca qua nhiều dạng khác nhau cũng sẽ rất ngon như sữa hạt, nướng, tẩm vị...
Sữa hạt mắc ca
Nhắc đến hạt Macca không thể không nhắc đến món sữa hạt béo ngậy. Sữa Mắc Ca đặc biệt ở chỗ có thể chế biến trực tiếp từ phần nhân hạt chứ không phải ngâm qua đêm như Hạt Điều.
Sữa hạt Macca rất thơm béo và dậy mùi. Giá trị dinh dưỡng của một ly sữa hạt Macca phải nói là rất tuyệt vời! Nó cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cần cho cơ thể cho người như protein, vitamin, chất xơ và các chất béo lành mạnh.
Sữa hạt Macca là lựa chọn ưu việt dành cho các trẻ nhỏ cần bổ sung dưỡng chất nhưng lại quan ngại sử dụng các loại sữa bò, sữa công nghiệp. Đảm bảo vệ độ tự nhiên, lành mạnh và thân thiện với môi trường nên sữa hạt Macca còn có thể dùng để bồi bổ cho bà bầu ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Sử dụng Hạt Macca cùng với Salad
Ăn hạt Macca có tác dụng giảm cân. Phần chất xơ có trong hạt giúp anh chị có cảm giác no lâu, kiểm soát cơn đói và giảm lượng tinh bột được hấp thụ. Do đó hạt Macca thường được kết hợp với chế độ ăn kiêng, điển hình là món Salad hạt Macca.
Salad sau khi đã trộn với nước sốt sẽ cho thêm phần nhân hạt Macca vào làm topping. Món ăn này là sự kết hợp giàu vitamin từ các loại trái cây, rau củ và từ chính phần nhân hạt. Kiên trì sử dụng hạt Macca với chế độ ăn uống hợp lí, chế độ luyện tập chăm chỉ, kết quả giảm cân sẽ đạt được như mong muốn.
Cocktail Macca
Ở một số quán bar phương Tây, món cocktail Mắc Ca là một loại thức uống vô cùng đặc biệt. Một ly cocktail cơ bản, trộn một ít rượu có mùi Mắc Ca và trang trí thêm phần nhân hạt sẽ đem đến một cảm giác rất nhiệt đới và kích thích vị giác.
Mắc ca tẩm vị mật ong
Mắc ca trộn mật ong, có thể cho thêm chút muối để cân bằng vị rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ vừa phải khoảng 130 độ C trong 10 phút.
Làm Dầu Mắc Ca và sử dụng để trộn salad hoặc thay thế bơ trong nhiều món ăn
Sở hữu lượng dầu tự nhiên gần 80% nổi trội, hạt Macca thường được đem đi chiết tách để lấy tinh dầu. Công dụng của Dầu Mắc Ca rất hữu hiệu trong việc chăm sóc tóc bóng mượt, dưỡng ẩm cho da hay dưỡng độ chắc khỏe cho móng. Tinh dầu Mắc Ca rất dễ thẩm thấu và giàu giá trị dinh dưỡng, có thể dùng để chế biến hoặc thoa lên da để massage.
Hạt Macca được đánh giá là có vị béo ngậy, tinh tế giống như bơ. Vì vậy nó còn được xem như một nguồn nguyên liệu hoàn hảo để thay thế cho bơ trong các khâu chế biến như quay, nướng, chiên ngập dầu và làm bánh.
Tỉ lệ thay thế hoàn hảo nhất là 3/4, tức là nếu công thức cho biết một cốc bơ, hãy thay thế nó bằng 3/4 cốc dầu Mắc Ca.
Hướng dẫn bảo quản Hạt Macca
Điều gì xảy ra nếu hạt mắc ca không được bảo quản đúng cách?
Là một loại hạt có hàm lượng dầu tự nhiên cao vì vậy Mắc Ca rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không đúng cách. Một số chuyển biến khi hạt bị hư:
Các chất béo bị oxy hóa: Hạt Macca sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa lớn tương đối cao. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt, gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bảo quản trong điều kiện không thích hợp có thể làm hạt dễ bị nhiễm nấm mốc, gây hại cho người sử dụng nếu ăn phải.
Hàm lượng các vitamin nhóm B bị suy giảm: Hạt Macca với hàm lượng vitamin B dồi dào như vitamin B1, vitamin B6 đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng. Tuy nhiên các vitamin này lại rất nhạy cảm với quá trình oxy hóa, vì vậy nếu phải chịu lượng nhiệt quá cao rất có thể xảy ra quá trình biến đổi chất ngoài mong muốn.
Hương vị và màu sắc bị biến đổi: Nếu để hạt Macca ở nơi có nhiệt độ cũng như độ ẩm cao, các hạt rất dễ bị biến đổi màu: màu sẽ sẫm hơn, một số trường hợp xuất hiện các loại màu đột biến. Độ ngon của hạt bị mất đi, không còn vị ngọt thanh mà thay vào đó là cảm giác gắt dầu, đắng đắng ở đầu lưỡi. Mặt khác, điều kiện ẩm ướt còn tác động đến độ giòn của hạt, hạt dễ bị ỉu và không còn thơm ngon.
Sở hữu phần vỏ cứng và dày là một ưu điểm giúp cho hạt Macca có khả năng chống chọi với điều kiện môi trường tốt hơn so với một số hạt khác. Tuy nhiên, sản phẩm Mắc Ca ngày nay đa số đều đã làm sẵn vết nứt trên vỏ để dễ dàng tách hoặc tách hẳn vỏ chỉ còn nhân nên việc bảo quản hạt Macca cần được chú trọng hơn.
Bảo quản hạt tại nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng và đặc biệt cần tránh ánh sáng trực tiếp, khu vực ẩm ướt. Hạn sử dụng của hạt thường rơi vào tầm 6-8 tháng kể từ ngày sản xuất. Điều kiện bảo quản tốt nhất của hạt Macca là: nhiệt độ 8- 120 độ C, độ ẩm dưới 50%.
Hộp mắc ca đã mở nắp thì nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tuần nếu để ở môi trường bình thường hoặc muốn lâu hơn có thể cho hạt vào lọ kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ kéo dài thêm 3 tháng. Một điều thú vị là hạt Macca có thể bảo quản bằng cách đóng băng ở tủ đông, thời gian bảo quản có thể lên đến 1 năm.
Xem thêm