1. Nguồn gốc
Cây hạnh nhân có tên khoa học là Semen Pruni Armeniacae, thuộc họ Rosaceae. Đây là một loài cây có quả khô. Hạnh nhân còn được gọi với nhiều tên khác là Ô mai, Khổ hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân… Người ta trồng cây hạnh nhân chủ yếu để lấy quả (hay còn gọi là hạt hạnh nhân).
Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Iran và các vùng lân cận xung quanh nước này. Rồi sau đó được lan rộng theo bờ Địa Trung Hải tới phía bắc châu Phi và phía nam châu Âu vào thời cổ đại. Gần nhất được đưa đến California, Hoa Kỳ.
Đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm rõ giống hạnh nhân hoang dã nào đã được thuần hóa đầu tiên, có thể là loài Prunus fenzliana vì nó có nguồn gốc từ Armenia và miền tây Azerbaijan (Đây là khu vực được tìm thấy hạnh nhân được thuần hóa).
Thực chất hạnh nhân là một loài thực vật xứ lạnh, do đó mà đến giờ nó vẫn phát triển mạnh ở xứ lạnh châu Âu. Hiện nay, nơi trồng và xuất khẩu hạnh nhân nhiều nhất thế giới đó là bang California. Ở đây cây hạnh nhân có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để nó sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó, cho ra năng suất thu hoạch cao.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), bang California có sản lượng hạnh nhân sản xuất ra cao nhất thế giới. Ước lượng chiếm tới 80% sản lượng hạnh nhân trên toàn thế giới. Đây cũng là trụ điểm chính cung cấp hạnh nhân cho Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, một số nước khác chiếm sản lượng lớn hạnh nhân xuất khẩu như Tây Ban Nha, Syria, Italia, Iran, Ma-rốc. Ngoài ra còn có Algeria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc… Đây là những nước chiếm sản lượng hạnh nhân thấp hơn.
2. Thành phần dinh dưỡng trong hạt hạnh nhân
Thành phần trong hạt hạnh nhân có rất nhiều chất dinh dưỡng. Các vi chất rất cần thiết và tốt cho sức khỏe. Việc bổ sung đều đặn mỗi ngày ít hạt sẽ giúp bạn luôn ổn định sức khỏe ở mức tốt nhất bởi chứa các thành phần cơ bản dưới đây.
– Các loại vitamin: Trong hạt có đầy đủ các loại vitamin như A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B6, B5, B12. Và còn có cả axit folic và cholin.
– Các khoáng chất: Bao gồm canxi, sắt, photpho, magie, kali, natri, kẽm, đồng, mangan.
– Các vi chất dinh dưỡng cơ bản khác như: protein, chất xơ, các loại chất béo, Omega-3 và Omega-6.
Các thành phần trên được nghiên cứu dựa trên 100g hạt hạnh nhân và còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhất là các hợp chất có trong hạnh nhân vô cùng hữu ích cho người bệnh. Cụ thể như Resveratrol, Catechin, Epicatechin, Kaempferol, Quercetin. Các hợp chất này không hề có trong cơ thể mà tại các thực phẩm cũng rất hạn chế.
3. Những lợi ích của hạt hạnh nhân cho sức khoẻ
Hạnh nhân đã được đánh giá cao từ thời cổ đại là một trong những loại hạt yêu quý nhất của loài người. Chúng đã được phổ biến trong chế độ ăn của người Ai Cập cổ đại và Ấn Độ. Cổ học Ayurvedic Ấn Độ thậm chí còn tin rằng hạnh nhân đã có khả năng nâng cao năng lực bộ não, khả năng trí tuệ và tuổi thọ.
3.1. Làm đẹp da, mượt tóc
Lượng vitamin phong phú trong 100g hạnh nhân gồm vitamin B6 0,143mg, vitamin E 26,2mg, sắt 3,72mg, magie 268 mg… có tác dụng chống lão hóa da, làm cho làn da sáng mịn hơn. Mỗi ngày ăn 10 hạt hạnh nhân là cung cấp đủ chất cho da mềm mại, tóc mượt mà.
Hạnh nhân là một nguồn tuyệt vời của vitamin E và chất chống oxy hóa khác giúp nuôi dưỡng làn da và làm giảm các dấu hiệu lão hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng hạnh nhân có chứa các chất dinh dưỡng nồng độ cao của catechin, epicatechin và flavonol chất chống oxy hóa, bao gồm cả quercetin, kaempferol và isorhamnetin - hợp chất chống ung thư và tổn thương da bằng cách chống stress oxy hóa, ô nhiễm và ánh sáng tia cực tím. Chất béo lành mạnh của hạnh nhân, cộng với khả năng cải thiện lưu thông, cũng giúp giữ cho làn da ngậm nước và có khả năng tốt hơn để chữa lành vết thương.
3.2. Giảm nguy cơ cholesterol và tim mạch
Hai trong số các hợp chất hóa học dinh dưỡng hạnh nhân là các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các yếu tố của bệnh tim mạch. Hạnh nhân đặc biệt cung cấp chất flavonoid chống oxy hóa. Hạnh nhân cũng giữ các khoáng chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch, bao gồm arginine, magiê, đồng, mangan, canxi và kali. Nghiên cứu cho thấy quả hạnh nhân giảm LDL cholesterol "xấu", đặc biệt là ở những người có lượng cholesterol cao và bệnh đái tháo đường. Hạnh nhân giúp ngăn ngừa thiệt hại từ hình thành mảng xơ vữa trong động mạch và bảo vệ chống lại sự tích tụ mảng bám nguy hiểm này.
Với hàm lượng vitamin, chất xơ dồi dào 12,2g và chất béo không bão hòa đơn là 30,889g/100g hạnh nhân thì khoảng 10 – 16 hạt hạnh nhân/ngày sẽ giúp giảm cholesterol và giúp trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ về tim mạch, chống các cơn đau tim đến 36% (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
Một chất béo quan trọng trong hạnh nhân - chất béo không bão hòa đơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân Địa Trung Hải ít có nguy cơ bệnh tim và ung thư, họ cũng sống lâu hơn vì chế độ ăn của họ có chất béo đặc biệt này.
3.3. Giảm các cơn đau đầu
Thành phần khoáng chất trong hạnh nhân khá nhiều như magie, sắt, mangan, kali, photpho…sẽ bảo vệ mạch máu, xoa dịu các cơn căng thẳng, làm giảm các cơn đau đầu.
3.4. Hạt hạnh nhân giảm cân, chống béo phì
Thông tin từ tạp chí báo phì quốc tế (IJO), lượng protein, chất xơ, chất béo, axit glutamic, tinh dầu từ hạnh nhân có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết và tiêu hóa tốt, chống táo bón, nên sử dụng hạnh nhân hàng ngày sẽ hiệu quả khi thực hiện quy trình giảm cân, nó làm dịu cơn đói, tạo cảm giác no để không ăn uống quá đà. Hạnh nhân giàu chất béo nhất nhưng không hề mang tính “vỗ béo”, vì chất béo thực vật dùng đúng lượng cho phép sẽ rất tốt cho cơ thể.
Chất béo lành mạnh và chất xơ hỗ trợ trong việc giảm cân vì nó giúp bạn cảm thấy no, kiềm chế ăn quá nhiều và ăn vặt không lành mạnh. Mặc dù các loại hạt có nhiều chất béo và calo, chúng kéo dài cảm giác hài lòng sau khi ăn và giữ lượng đường trong máu ổn định hơn. Như vậy, bạn sẽ ít có khả năng để ăn các món giàu năng lượng và làm giảm sự thèm ăn.
3.5. Hạt hạnh nhân tốt cho bà mẹ và thai nhi, trẻ nhỏ
Không thể phủ nhận bảng phân tích chất dinh dưỡng có trong hạnh nhân của tiến sĩ RickMattes, bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú nên ăn hạnh nhân để bổ sung dưỡng chất mà thiên nhiên ban tặng để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, kích thích trí năng của thai nhi. Bé sẽ cải thiện trí nhớ, thông minh hơn nếu tiếp tục được mẹ cho ăn hạnh nhân sau khi bé lớn lên, pha bột hạnh nhân uống hay cho trẻ ăn thường khi biết nhai.
3.6. Hạt hạnh nhân giảm chứng bệnh tiểu đường
Hầu như không có carbohydrate nhưng với lượng magie cao như vậy thì khá hữu hiệu, lý tưởng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Khuyến khích ăn thêm hạnh nhân để có thể cải thiện nhất định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Trường Cao đẳng dinh dưỡng Mỹ đã chứng minh rằng tiêu thụ 20% tổng lượng calo đến từ hạnh nhân giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin ở những người có tiền tiểu đường.
Ngoài việc quản lý lượng đường trong máu và ngăn ngừa kháng insulin, lợi ích hạnh nhân bao gồm khả năng giảm các nguy cơ phổ biến khác của bệnh đái tháo đường: trọng lượng cơ thể không tốt, viêm và mức độ cao của stress oxy hóa.
Theo một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng & Chuyển hóa, một bữa ăn sáng có chứa hạnh nhân, có thể hỗ trợ trong việc ổn định lượng đường trong máu tốt hơn trong ngày. Những người có bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao đối với bệnh tim. Như vậy, hạnh nhân là thứ cực tốt nếu bạn đang tìm kiếm loại thực phẩm thiên nhiên để giữ bạn tự tin, khỏe mạnh.
3.7. Hạt hạnh nhân phòng ung thư kết tràng, bệnh loét dạ dày
Một hộp hạnh nhân trên bàn ăn hay bàn làm việc, nếu tiện tay bạn sử dụng hàng ngày thì hạnh nhân có thể giúp phòng chống căn bệnh ung thư kết tràng, bệnh loét dạ dày hay dị ứng với gluten. Vừa ăn chơi, vừa chống đói kịp thời lại phòng bệnh tật, thật ý nghĩa.
Hạnh nhân cũng chứa phytosterol như Beta-sitosterol, stigmasterol, campesterol, sitostanol và campestanol, có tính chất giảm cholesterol, tiềm năng cho lợi ích sức khỏe, cải thiện làn da và có thể giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài chất béo lành mạnh và các phân tử kiềm hình thành, hạnh nhân (đặc biệt là da của hạnh nhân) có chứa các thành phần probiotic giúp tiêu hóa, giải độc và phát triển vi khuẩn lành mạnh trong hệ vi sinh vật đường ruột.
3.8. Hạt hạnh nhân ngừa sạn mật, chống viêm và chống co thắt
Bên đông y, hạnh nhân được dùng như thuốc bổ giúp chống viêm, chống co thắt. Hạnh nhân cũng là thức ăn bổ não, điều hòa huyết áp, ngừa sạn mật và hàm lượng canxi cao sẽ giúp chắc xương.
Dinh dưỡng hạnh nhân vô cùng giá trị về vitamin và khoáng chất quan trọng. Thường mọi người không nghĩ đến trong các loại hạt chứa chất canxi quan trọng như thế nào. Khi kết hợp với sữa và rau lá xanh đậm, canxi tác dụng với vitamin D để xây dựng xương và giữ cho hệ thống của cơ thể bạn hoạt động với hiệu suất cao nhất.
3.9. Hạnh nhân hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh
Hạnh nhân thường được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho não. Hạnh nhân có các chất dinh dưỡng độc đáo là riboflavin và L-carnitine, hai chất dinh dưỡng quan trọng có khả năng tích cực ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Đây là một trong những lý do tại sao người lớn, đặc biệt là người già, được khuyến khích ăn các loại hạt hạnh nhân nhiều lần mỗi tuần, vì chúng có liên quan với việc giảm nguy cơ viêm nhiễm có thể gây ra chứng rối loạn chức năng não, bao gồm mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
3.10. Hạnh nhân tăng hấp thụ dinh dưỡng
Hạnh nhân cũng được coi là một trong những loại hạt duy nhất giúp kiềm hóa đường tiêu hóa, làm giảm sự tích tụ axit và cân bằng pH của cơ thể. Một mức độ pH khỏe mạnh là rất quan trọng cho tiêu hóa thích hợp, khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
3.11. Hạnh nhân có thể giúp chống lại ung thư và viêm
Hạnh nhân chứa gamma-tocopherol, một dạng của vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống các gốc tự do và oxy hóa liên quan đến ung thư. Nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tiêu thụ hạt hạnh nhân và phòng chống ung thư, bao gồm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư vú.
3.12. Giúp duy trì sức khỏe răng và xương
Hạnh nhân là một nguồn tốt của các khoáng chất vi lượng, bao gồm magiê và phốt pho, là một chất dinh dưỡng quan trọng cho việc xây dựng và duy trì răng và xương. Lợi ích dinh dưỡng hạnh nhân bao gồm khả năng giúp ngăn ngừa sâu răng, chống sâu răng, giảm nguy cơ gãy xương và chống loãng xương.
4. Cách dùng hạt hạnh nhân
Ngày nay, lợi ích dinh dưỡng hạnh nhân được ca ngợi trên toàn thế giới, và chúng được sử dụng trong nhiều cách khác nhau: ăn sống như một bữa ăn nhẹ lành mạnh; là thành phần cơ bản trong bơ hạnh nhân, sữa hạnh nhân hoặc bột hạnh nhân; và thậm chí trong nhiều loại kem thoa cơ thể và nước hoa.
Cách đơn giản nhất là dùng hạnh nhân sấy chín rồi ăn luôn, bạn sẽ cảm nhận rõ vị nguyên bản thơm ngọt, bùi béo của hạnh nhân.
Hạnh nhân tẩm mật ong bơ nướng cũng sẽ là một món ăn tuyệt vời.
Làm sữa hạt hạnh nhân:
Bạn hãy kết hợp hạnh nhân với 1 hay nhiều loại hạt khác như óc chó, mắc ca, hạt điều, đậu xanh, đỏ, nành, đen... có thể cho thêm lá dứa hoặc tinh dầu hoa bưởi để tạo hương vị thơm ngon. Nên nhớ ngâm kĩ các hạt trước khi xay nhé.
Các bạn có thể làm nhiều loại bánh với hạnh nhân như bánh ngói, bánh quy bơ...
Công thức chi tiết các món ăn thức uống với hạnh nhân, các bạn hãy tìm xem trên Youtube nhé.
6. Lưu ý khi dùng hạnh nhân:
Theo y học cổ truyền hạt giống nảy mầm là trạng thái hạt đã được kích thích đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách kích hoạt đầy đủ enzym của hạt. Do đó nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất khi ngâm Hạnh nhân chính là kích hoạt Enzym trong chúng.
Về dinh dưỡng: Lớp vỏ nâu bên ngoài của hạnh nhân giúp bảo vệ hạt để tránh ánh sáng mặt trời và độ ẩm. Vỏ nâu bên ngoài của hạnh nhân chứa Tannin acid, là một chất ức chế dinh dưỡng. Tannin chính là chất khi vào cơ thể sẽ bám vào và can thiệp vào quá trình tiêu hóa protein, carbohydrate, và cellulose. Khi bạn ngâm hạnh nhân, lớp vỏ này sẽ dễ dàng bong ra. Giúp giải phóng chất dinh dưỡng trong hạnh nhân, và cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ dễ dàng hơn.
Về tiêu hóa: Ngâm hạnh nhân giúp chúng mềm hơn và ngọt hơn. Nhưng mục đích chính không phải chỉ là sự thay đổi vị mà còn giúp cơ thể dễ hấp thụ dinh dưỡng bên trong hạnh nhân hơn. Bên cạnh đó, việc ngâm hạnh nhân trước khi ăn giúp cho trẻ em và người già dễ nhai hơn.
Do vậy, chúng ta nên ngâm hạnh nhân chừng 8 - 12 tiếng. Trong quá trình ngâm nên thay nước cỡ 4 tiếng 1 lần. Mùa đông nên ngâm với nước ấm sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cũng giống hạt óc chó, mắc ca, hạnh nhân có chứa nhiều axit béo chưa bão hoà nên không nướng hạnh nhân ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến các chất béo này biến đổi sang chất độc gây tổn thương tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư. Sau khi ngâm bạn có thể phơi khô dưới trời nắng để quá trình nướng nhanh hơn. Về mùa đông không có nắng thì có thể sấy khô trước trong lò ở nhiệt độ 100 độ C với thời gian kéo dài. Sau đó đến công đoạn nướng ở nhiệt độ 150 độ C.
Dù hạnh nhân rất tốt cho sức khoẻ nhưng cũng không nên nạp quá nhiều vào cơ thể. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn chừng 30 hạt là ổn nhé.
7. Cách bảo quản:
Hạnh nhân sống nên được bảo quản trong hộp kín trong ngăn mát tủ lạnh sẽ được khoảng 6 tháng, được lâu hơn đến 12 tháng nếu để ngăn đông. Trong môi trường lạnh sẽ giúp hạnh nhân giữ được nguyên dưỡng chất và không bị mối mọt hay nấm mốc.
Hạnh nhân sấy chín đóng hộp sẵn, sau khi mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 2 tuần ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu để ngăn mát tủ lạnh thì cũng được lâu hơn.
Xem thêm