Đậu Đen xanh lòng Hạnh phúc 1kg

90.000đ

Đậu đen xanh lòng Hạnh phúc được canh tác hữu cơ tại nông trại Hạnh phúc, không bón phân vô cơ, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản, nên đảm bảo an toàn và rất tốt cho sức khoẻ mọi người. Đậu sau thu hoạch được sơ chế làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất và các hạt lép, chỉ để lại những hạt tốt nhất và phơi khô dưới nắng mặt trời tự nhiên.


Còn hàng
1

Thành phần dinh dưỡng của đậu đen

Đậu đen giàu đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học của đậu đen khá đa dạng. Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C.

Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen khá cao: 100g đậu đen có 0,97g lysine; 0,31g mentionin; 0,31g tryptophan; 0,16g phenylalanine; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lenxin; 1,11g izoleuxin; 1,72g acginin và 0,75g histidin...

Đậu đen lòng xanh trị bệnh gì? Đậu đen xanh lòng chứa nhiều chất dinh dưỡng

Với 86 gam đậu đen nấu chín, thì thành phần dinh dưỡng có chứa khoảng:

  • Năng lượng: 114 kilocalories

  • Chất đạm: 7,62 g
  • Chất béo: 0,46 g
  • Carbohydrate: 20,39 g
  • Chất xơ: 7,5 g
  • Đường: 0,28 g
  • Canxi: 23 miligam (mg)
  • Sắt: 1,81 mg
  • Magiê: 60 mg
  • Phốt pho: 120 mg
  • Kali: 305 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0,96 mg
  • Thiamin: 0,21 mg
  • Niacin: 0,434 mg
  • Folate: 128 msg
  • Vitamin K: 2,8 mg

Đậu đen cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thực vật như: saponin, anthocyanins, kaempferol và quercetin, tất cả những thành phần hợp chất này đều có khả năng thực hiện đặc tính chống oxy hóa.

Cũng như nhiều loại đậu và họ đậu, đậu đen chứa tinh bột, một dạng carbohydrate phức tạp. Tinh bột hoạt động như một kho dự trữ năng lượng “đốt cháy chậm” được cơ thể tiêu hóa từ từ, ngăn chặn sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu.

Lợi ích của đậu đen

1. Duy trì xương khỏe mạnh

Thành phần các chất trong đậu đen có nhiều chất đạm và chất xơ. Sắt, phốt pho, canxi, magie, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen đều góp phần xây dựng và duy trì xây dựng cấu trúc và sức mạnh của xương. Canxi và phốt pho thuộc nhóm chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh cũng như độ đàn hồi của xương và khớp. Khoảng 99% nguồn thực phẩm cung cấp canxi cho cơ thể, 60% magiê và 80% dự trữ phốt pho được chứa trong xương. Điều này có nghĩa là điều cực kỳ quan trọng là phải bổ sung đủ các chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn uống.

Bài Thuốc Đậu Đen Xanh Lòng Chữa Bệnh Tiểu Đường Cực Hiệu Quả Tại Nhà

2. Giảm huyết áp

Duy trì lượng natri thấp là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Hàm lượng natri trong đậu đen tự nhiên khá thấp, đồng thời có chứa một số chất khoáng khác: chứa kali, canxi và magiê, tất cả những chất khoáng này đều có tác dụng làm giảm huyết áp hiệu quả cho những người bị huyết áp cao. Đảm bảo mua các loại đồ hộp có hàm lượng natri thấp và vẫn để ráo nước và rửa sạch để giảm thêm hàm lượng natri.

3. Quản lý bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã thực hiện và cho kết quả chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo type 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Ngoài ra, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và mức insulin. Một cốc đậu đen với khối lượng 172 gam đậu đen nấu chín sẽ cung cấp khoảng 15 g chất xơ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến nghị về hàm lượng chất xơ cho một người một ngày là 25g chất xơ mỗi ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Hàm lượng chất xơ có thể thay đổi tùy thuộc vào tổng lượng calo tiêu thụ.

4. Ngăn ngừa bệnh tim

Hàm lượng chất xơ, kali, folate, vitamin B6 và phytonutrient trong đậu đen, cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Chất xơ có trong thành phần của đậu đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 và folate được coi như hai thành phần hợp chất có chức năng giúp ngăn ngừa sự tích tụ của một hợp chất được gọi là homocysteine. Khi lượng homocysteine ​​tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim. Quercetin và saponin thuộc hai chất mang lại lợi ích cho sức khoẻ và hai hợp chất này cũng có trong đậu đen cũng giúp bảo vệ tim mạch. Quercetin, một chất chống viêm tự nhiên đồng thời cũng có tác dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ chống lại các tổn thương do cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) gây ra. Nghiên cứu được thực hiện cho kết quả cũng chỉ ra rằng saponin giúp giảm lượng lipid trong máu và cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.

Mua đậu đen xanh lòng ở đâu uy tín? Giá bán bao nhiêu 1kg?

5. Ngăn ngừa ung thư

Thành phần chất khoáng Selen thường ít hoặc không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng có thể được tìm thấy trong đậu đen. Đậu đen đóng một vai trò trong chức năng của enzym gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, selen còn có khả năng ngăn ngừa viêm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u. Saponin được biết đến với vai trò có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. Quá trình hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả tươi hoặc như đậu đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thêm vào đó, đậu đen chứa hàm lượng folate khá phong phú, có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.

6. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Do thành phần của đậu đen có chứa nhiều chất xơ, đậu đen giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự đều đặn cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng cũng cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết.

7. Giảm cân

Chất xơ thường được công nhận như một yếu tố quan trọng trong việc giảm cân và kiểm soát cân nặng bằng cách hoạt động như một “tác nhân thúc đẩy” trong hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ làm tăng cảm giác no sau khi ăn và giảm sự thèm ăn, khiến một người cảm thấy no lâu hơn, do đó giảm lượng calo tổng thể.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện và đã gợi ý rằng việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm từ thực vật như đậu đen sẽ làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và tỷ lệ tử vong nói chung, đồng thời thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng và giảm trọng lượng tổng thể.

Bài thuốc hay từ đậu đen (theo BS.CKII.Huỳnh Tấn Vũ)

Theo Đông y, đậu đen vị ngọt, bình; vào tỳ, thận. Tác dụng hoạt huyết lợi thuỷ, khu phong giải độc. Trị vàng da phù nề, đầy trướng bụng ngực, gân cơ co cứng, viêm sưng do ngộ độc thuốc và hoá chất...

Một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian có sử dụng đậu đen.
- Trị đau lưng:
Bài 1:
Giã dập 100 g đậu đen, đem xào với ít dấm, khi còn ấm ấm, đắp trực tiếp vào vùng lưng bị đau, dùng gạc cuốn lại để qua đêm.
Bài 2: Một cái đuôi bò 50g đậu đen đem hầm nhừ với nước. Ăn cả cái cả nước. Ăn 2-3 lần/ tuần. Có thể kết hợp cả hai bài thuốc trên trị chứng đau lưng.

- Trị mắt mờ ở người cao tuổi, hay bị hoa mắt, chóng mặt:
Đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống thường xuyên, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
- Chữa mất ngủ:
Đậu đen kết hợp với hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả: Đậu đen 30g, 15g hạt sen để cả tim và sao vàng, 15g lá vông, 20g lá dâu tằm, 25g lạc tiên, 8g thảo quyết minh sao vàng. Sắc lấy nước uống 1 ngày, uống liên tục từ 10-15 ngày. Bài thuốc này ngoài trị mất ngủ còn giúp cải thiện chứng đau lưng, ù tai, buồn bực, uể oải, choáng váng đầu óc, bốc hỏa…
- Râu tóc bạc sớm:
50g đậu đen nấu nước, sau đó lấy nước đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô khoảng 2-3 giờ. Vớt ra để dành sử dụng lâu ngày. Mỗi ngày dùng từ 15-20g dạng nước sắc và dạng bột khoảng 5g ; có tác dụng chữa râu, tóc bạc sớm.
- Chữa táo bón, tiểu rắt:
Đậu đen rang chín cùng với tỏi đập dập. Cho vào nồi ninh nhừ và uống vào buổi sáng sớm. Sử dụng liên tục trong nửa tháng.
- Bồi bổ phụ nữ sau sinh:
50g đậu đen, 1 con gà ác. Hầm nhừ ăn cả nước và cái. Mỗi tuần 2 lần giúp nhanh lấy lại sức.
- Chữa liệt dương:
Lấy đậu đen sao vàng già, ngâm với rượu uống.
- Giải rượu:
100 g đậu đen nấu thành nước, hòa thêm muối rồi cho uống.

Các bài thuốc của Danh Y Tuệ Tĩnh có dùng đậu đen:

- Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu hoặc sắc với nước, sau đó cho thêm ít rượu để uống.

- Chữa lưng sườn đau nhức: đậu đen 200g ngâm trong rượu, uống hàng ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ trong bữa ăn.

- Chữa liệt dương: đậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm, uống hàng ngày, mỗi lần một ly nhỏ trong bữa cơm.

- Chữa sau khi đẻ bị trúng gió, hoặc chân tay tê cứng, chóng mặt xây xẩm: đậu đen 300g sao cháy đến khi bốc khói, đổ 500ml rượu ngâm qua 1 ngày, lấy rượu ra uống dần; sau khi uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Tiêu khát do thận hư (khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu vàng đỏ, đục như cao như mỡ, sắc mặt đen, tai sém, người dần dần gầy khô): đậu đen, thiên hoa phấn lượng bằng nhau tán nhỏ mịn, làm viên hoàn. Khi uống dùng nước sắc đậu đen làm thang.

Các món ngon với đậu đen xanh lòng

Vốn thuộc nhóm các loại hạt giàu dinh dưỡng nên đậu đen không chỉ được dùng để điều chế các bài thuốc mà còn làm nguyên liệu ẩm thực độc đáo. Cùng bỏ túi 10 món ngon từ đậu đen sau đây nhé.

Từ lâu đậu đen đã trở thành thực phẩm chẳng còn mấy xa lạ trong căn bếp Việt, bởi chúng ta có thể kết hợp loại hạt thơm bùi này với nhiều nguyên liệu khác nhau để chế biến cả món mặn lẫn món ngọt.

1. Xôi đậu đen

Gạo nếp dẻo thơm quyện với đậu đen chín mềm, vị bùi bùi chính là “điểm nhấn” của món xôi đậu đen khiến bao người mê mẩn.

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-0
Xôi đậu đen dẻo thơm, ăn cùng muối vừng ngon hết sảy (Nguồn: Internet)

1.1 Nguyên liệu

  • Gạo nếp: 300g

  • Đậu đen: 100g
  • Muối
  • Đường cát trắng

1.2 Cách làm xôi đậu đen

  • Đậu đen ngâm rửa sạch, lọc bỏ hạt nứt và bị mối mọt. Nên ngâm đậu đen trong khoảng 8 tiếng (có thể ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian).

  • Nấu chín đậu đen với khoảng 300 – 400ml nước, lọc lấy nước và đậu riêng.
  • Vo gạo nếp rồi ngâm nước đậu đen khoảng 45 – 1 tiếng để khi chín xôi nở đều, dẻo mềm và có màu nâu đẹp mắt. Sau đó vớt gạo lên, trộn đều với hạt đậu đen và xóc cùng chút muối.
  • Tiến hành đồ (hấp) xôi, chú ý lót giấy nến hoặc lá dứa xuống đáy nồi trước khi cho hỗn hợp gạo vào để khi chín xôi không bị dính. Nấu xôi trong khoảng 20 – 30 phút, thử thấy hạt chín mềm là được.

Gợi ý: Nên chuẩn bị muối vừng (muối mè) và chút dừa nạo để ăn với xôi đậu đen.

2. Bánh đậu đen cốt dừa

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-1
Bánh đậu đen cốt dừa độc đáo (Nguồn: Internet)

2.1 Nguyên liệu

  • Đậu đen: 100g

  • Trứng gà: 6 quả
  • Nước cốt dừa: 120ml
  • Bột mì đa dụng: 30g
  • Bột ca cao: 20g
  • Đường: 50g
  • Muối: 1.5g
  • Muối nở, vani

2.2 Cách làm bánh đậu đen cốt dừa

  • Đầu tiên cần đem đậu đen đi rửa sạch với nước và ngâm khoảng 8 tiếng rồi vớt ra để ráo. Sau đó cho đậu vào nồi, chế nước xâm xấp mặt đậu rồi bắt lên nấu tầm 20 phút cho đậu thật mềm rồi chắt bỏ hết nước để đậu nguội.

  • Tiếp theo thì pha bột mì, bột ca cao và 1 ít muối nở rồi trộn thật đều. Cho trứng vào tô lớn cùng với đường, muối và tinh chất vani rồi khuấy đều cho tan hỗn hợp. Đổ hỗn hợp bột khô vừa pha qua rây vào trong tô trứng rồi đánh thật đều cho hỗn hợp tan đều.
  • Sau đó thì cho phần đậu đen đã nấu vào tô hỗn hợp và trộn thật đều.
  • Bật lò nướng trước khoảng 10 - 15 phút, để nhiệt độ ở mức 160 độ C. Đổ phần bột ra khay, dàn trải đều ra và đưa khay vào nướng tầm 25 - 30 phút.
  • Sau khi nướng xong thì có thể lấy bánh ra để nguội rồi cắt thành từng miếng, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

3. Chè đậu đen

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-2
Chè đậu đen - món chè thân thuộc (Nguồn: Internet)

Có thể nói chè đậu đen chính là món chè “quốc dân” không thể vắng bóng mỗi độ hè về. Ly chè mát lành có hạt đậu đen thơm bùi cùng chút ngầy ngậy của nước cốt dừa sóng sánh, hấp dẫn và giúp giải nhiệt rất hiệu quả.  

4. Nước đậu đen rang

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-3
Nước đậu đen rang mát lành (Nguồn: Internet)

Nếu đang tìm một thức uống lành mạnh để thanh nhiệt, giải khát thì nước đậu đen rang là gợi ý cực kì đáng thử đấy. Hạt đậu đen rang giòn, thơm phức rồi đem nấu nước, vị thanh mát và cực kì dễ uống.

5. Bánh xôi đậu đen

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-4
Bánh xôi đậu đen giòn thơm (Nguồn: Internet)

5.1 Nguyên liệu

  • Đậu đen: 270g

  • Gạo nếp: 450g
  • Mè rang: 71g
  • Đường nâu: 300g
  • Mứt gừng băm nhuyễn: 55g
  • Dầu dừa, nước và muối

5.2 Cách làm bánh xôi đậu đen

  • Đậu đen và nếp đem đi rửa sạch rồi ngâm từ 4 - 6 tiếng thì vớt ra rửa sạch lại qua với nước.

  • Cho đậu đen vào nồi cơm điện trước, còn nếp thì đem đi trộn với 1/2 muỗng cà phê muối rồi xếp lên trên mặt đầu đen. Đố thêm khoảng 580ml nước vào và nấu khoảng 15 phút.
  • Bắc chảo lên bếp cho đường nâu, 1 ít nước lọc và mứt gừng rồi nấu ở mức lửa nhỏ cho đến khi đường tan đều hẳn thì cho phần xôi đậu đen đã nấu vào xào.
  • Nhớ đảo thật đều, cho tiếp 1 muỗng cà phê dầu dừa và nấu khoảng 15 phút cho đến khi chảo khô hoàn toàn.
  • Tiếp theo chuẩn bị một cái khuôn, phết dầu xung quanh rồi đổ phần xôi đậu đen vào trải thật đều, ép chặt và rắc mè rang lên trên. Để nguội 1 lát thì lấy ra cắt thành từng miếng và thưởng thức.

6. Cháo đậu đen

Cháo đậu đen ngọt mềm ăn nóng cũng ngon, mà thêm vài viên đá lạnh càng hết ý. Đặc biệt, món cháo này còn được ăn kèm cùng cà muối hoặc đậu hũ chiên, dân dã mà ngon đến lạ!

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-5
Cháo đậu đen ăn nóng hay lạnh đều ngon (Nguồn: Internet)

6.1 Nguyên liệu

  • Đậu đen: 100g

  • Gạo tẻ (hoặc gạo lứt): 200g
  • Gia vị: hạt nêm, đường, nước mắm

6.2 Cách nấu cháo đậu đen

  • Rửa sạch hạt đậu đen và tiến hành ngâm trong vòng 8 tiếng.

  • Vo sạch gạo tẻ, ngâm gạo trong nước khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Trộn đậu đen và gạo tẻ, cho vào nồi cơm điện, thêm lượng nước ngập gấp 3 lượng đậu và gạo. Khi cháo sôi thì tiếp tục bật xuống (bật nút nấu) khoảng 2 – 3 lần để cháo chín nhừ.
  • Trước khi dùng hãy nếu muốn ăn ngọt thì có thể cho đường, muốn ăn mặn hãy nêm chút hạt nêm hoặc nước mắm.

7. Kem đậu đen

Đậu đen xay nhuyễn mịn hòa với kem sữa tươi ngậy thơm hứa hẹn sẽ mang tới món kem đậu đen với hương vị vô cùng cuốn hút.  

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-6
Kem đậu đen mát lạnh (Nguồn: Internet)

7.1 Nguyên liệu

  • Đậu đen: 120g

  • Whipping cream: 250ml
  • Sữa tươi: 200ml
  • Nước cốt dừa (không bắt buộc)
  • Tinh chất vani
  • Muối

7.2 Cách làm kem đậu đen

  • Rửa sạch đậu đen rồi ngâm trong nước khoảng 7 – 8 tiếng. Sau đó tiến hành hấp chín đậu đen, chú ý thêm chút muối.

  • Cho đậu đen đã nấu chín (cả phần nước) vào máy xay nhuyễn.
  • Hòa whipping cream, sữa tươi, tinh chất vani vào đậu đen đã xay nhuyễn, đánh tan đều, nhuyễn mịn, bông xốp hỗn hợp (nên sử dụng máy đánh trứng nếu có).
  • Đổ hỗn hợp trên vào khuôn hoặc hộp đựng, đem bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh khoảng 6 – 8 tiếng.

8. Chân gà hầm đậu đen

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-7
Chân gà hầm đậu đen giúp giảm đau nhức xương khớp (Nguồn: Internet)

Chân gà hầm đậu đen vốn thuộc danh sách các bài thuốc Đông y nổi tiếng, nhằm hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp cũng như tình trạng mất ngủ ban đêm. Món hầm bổ dưỡng này có thể ăn kết hợp cùng cơm nóng hoặc bún, đều rất thơm ngon.

9. Bánh khoai lang tím nhân đậu đen

Có khoai lang tím và đậu đen nhưng chưa biết “biến tấu” món ăn nào bạn có thể tham khảo công thức bánh khoai lang tím nhân đậu đen dưới đây nhé.

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-8
Bánh khoai lang tím nhân đậu đen giòn thơm (Nguồn: Internet)

9.1. Nguyên liệu

  • Đậu đen: 120g
  • Khoai lang tím: 1 – 2 củ
  • Bột gạo nếp: 250g
  • Bột gạo tẻ: 2 muỗng cà phê
  • Đường cát trắng
  • Cơm dừa
  • Mè trắng (hoặc mè đen)

9.2. Cách làm bánh khoai lang tím nhân đậu đen

  • Rửa sạch hạt đậu đen rồi ngâm nước lạnh trong vòng 8 tiếng. Sau khi ngâm, vớt đậu để ráo rồi đem nấu, khi đậu chín mềm thì xay thật nhuyễn mịn.

  • Trộn đậu đen với chút đường rồi xào sơ khoảng 20 phút phút để đậu và đường quyện với nhau, khô lại (không dính tay) thì thêm cơm dừa bào sợi vào đảo cùng khoảng 2 phút rồi tắt bếp là có được nhân bánh.
  • Làm sạch khoai lang chín, rồi đem hấp hoặc luộc chín. Khoai chín thì bọc vỏ và dùng muỗng nghiền thật mịn.
  • Trộn khoai lang tím, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, chút đường và muối. Nhồi bột tới khi bột dẻo mềm, không dính tay thì dừng, đem ủ khoảng 15 phút.
  • Tiến hành nặn bánh, ngắt bột thành từng viên nhỏ đủ để bọc nhân đậu đen xào, chú ý không dàn bột quá mỏng để khi chế biến vỏ không bị nứt. Lăn đều từng viên bánh với hạt mè.
  • Chiên bánh khoai lang tím nhân đậu đen chín vàng, giòn là có thể thưởng thức.

10. Sữa đậu đen lá dứa

Là “tín đồ” mê sữa hạt mà bỏ qua sữa đậu đen lá dứa thì sẽ tiếc hùi hụi đấy!

tong-hop-8-mon-ngon-tu-dau-den-de-nau-ma-cuc-bo-duong-voh-9
Sữa đậu đen ngọt thơm, bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

10.1. Nguyên liệu

  • Đậu đen: 200g

  • Nước lọc: 1 lít
  • Sữa đặc (tùy thích)
  • Lá dứa

10.2. Cách làm sữa đậu đen lá dứa

  • Rửa sạch đậu đen, nên ngâm đậu đen trong nước khoảng 7 – 8 tiếng, thấy hạt nở to thì chắt nước đi.

  • Ngâm rửa lá dứa rồi thái thành khúc nhỏ.
  • Đem xay đậu đen cùng 1 lít nước, rồi dùng rây lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Bật lửa nhỏ đun sôi nước đậu đen, liên tục khuấy đều tay. Khi sôi lần đầu thì cho lá dứa vào, đun khoảng 5 – 10 phút thì thêm chút sữa đặc, tiếp tục khuấy đều khoảng 2 phút thì có thể tắt bếp.

Lưu ý: Nên ngâm hạt đậu trong nước từ 8 - 12 tiếng đồng hồ (để qua đêm), thậm chí cho nhú mầm vì làm như vậy sẽ giúp hàm lượng các chất dinh dưỡng được đẩy lên cao, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể và hạt đậu mềm sẽ dễ chế biến hơn.

---

Đậu đen xanh lòng là hạt thực dưỡng tuyệt vời, nên hãy chế biến đậu đen thành những món ngon cho cả nhà khoẻ mạnh hơn bạn nhé.