Quả dưa hấu còn có tên y học là tây qua. Với dân gian, dưa hấu dùng để đón xuân với ý nghĩa để dự đoán vận tốt, xấu trong năm (bổ ra dưa có màu đỏ tươi, thịt chắc là điềm tốt và ngược lại)... Còn theo lương y Trần Khiết, trong y học thì nước, vỏ và cả hạt của dưa hấu có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, có tác dụng giải khát, giải nhiệt do trúng nắng hạ áp; sinh tân dịch nên trị được chứng miệng bị khô, tiếng nói khan; ăn thường thì tiểu bớt gắt (tiểu vặt), cầu bớt táo; ngoài ra tây qua còn có tác dụng tiêu viêm; lợi tiểu; trị giun sán; giải độc rượu; và điều trị cả việc phụ nữ bị hành kinh mà kinh ra quá nhiều...
Mời các bạn tìm hiểu thêm lợi ích của Dưa hấu qua link sau: https://songbinhan.com/song-khoe/an-uong-lanh-manh/15-loi-ich-cua-dua-hau-doi-voi-suc-khoe.html
Một số cách sử dụng dưa hấu theo từng trường hợp:
+ Nếu miệng lở, hay khát nước, người quá nóng bức, tiểu khó thì lấy khoảng nửa quả dưa hấu (loại vừa) để luôn cả vỏ, rửa sạch, xắt thật nhỏ rồi ép lấy nước để uống từ từ (khoảng 100 - 200 gr/ngày). Có thể dùng liên tục đến khi những triệu chứng trên giảm.
+ Vỏ dưa hấu nấu với nước dùng uống thay cho trà, sẽ có tác dụng hạ nhiệt, giảm khát.
+ Vỏ dưa hấu đốt cháy rồi tán thành bột để ngậm sẽ có công dụng trị được chứng lở miệng lưỡi.
+ Người bị bệnh đái đường, bị phù thủng thì dùng dưa hấu theo cách sau: lấy 50 gr vỏ dưa hấu, 50 gr vỏ bí xanh cho vào nước sắc uống mỗi ngày.
+ Hạt dưa hấu nấu với nước để uống giúp chữa được bệnh giun sán; chữa chứng đau lưng và phụ nữ trong lúc hành kinh mà kinh ra quá nhiều.
+ Ép lấy nước dưa hấu uống sẽ có công dụng giải rượu khi say.
Những điều nên biết khi dùng dưa hấu:
+ Đối với người tỳ vị hàn (lạnh dạ) hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu
+ Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn liền. Bổ ra mà để lâu, bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng.
+ Theo kinh nghiệm dân gian, dưa hấu ở thời điểm Tết âm lịch, với thời tiết khí hậu đông - xuân thịt dưa chắc, dưa thơm và ngon ngọt hơn so với những tháng khác trong năm.
+ Khi ăn nên chấm với một tí muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng...
Xem thêm