Ngày Quốc tế Rừng 21/3: Khôi phục và bảo vệ rừng vì tương lai nhân loại

21/03/2022 | 324

Rừng là một trong những tài nguyên vô giá mà mẹ trái đất ưu ái ban tặng cho nhân loại chúng ta. Thế nhưng hầu hết con người từ xưa đến nay chỉ biết khai thác triệt để đến mức làm cạn kiệt, hoặc phá rừng mà không biết trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng... Chính những hành động tham lam và ích kỷ đó đã gây ra những hậu quả ngược lại cho đời sống con người như mất cân bằng sinh thái, ôi nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai... Do đó, hãy thức tỉnh & hành động bảo vệ rừng trước khi quá muộn.

🌳Vai trò và những giá trị to lớn của rừng

Rừng là bộ phận vô cùng quan trọng tạo nên môi trường sinh thái, môi sinh cho muôn loài, đóng góp giá trị to lớn vào nền kinh tế mỗi quốc gia, có có khả năng tái tạo, gắn liền với đời sống và sự sinh tồn của nhân loại.

Ngay Quoc te Rung 21/3: Nhung gia tri quan trong cua rung hinh anh 1

🌳 Thực trạng rừng hiện nay

Mỗi năm thế giới có hơn 13 triệu ha (32 triệu acre) rừng bị mất, một khu vực rộng bằng cỡ nước Anh. Khi rừng mất đi, thì các loài thực vật và động vật trong quần thể đó cũng theo nhau mất đi. Rừng chứa 80% tất cả các đa dạng sinh học trên cạn.

Và điểm quan trọng nhất, rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO2, trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố gây ra sự nóng lên toàn cầu. Kết quả phá rừng làm giảm sự hấp thụ CO2 tương đương với lượng khí thải ra của ngành giao thông vận tải toàn cầu.

Rừng lưu trữ một lượng lớn cacbon thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, do vậy, khi đốt cháy hoặc chặt cây, lượng cacbon thải vào khí quyển dưới dạng khí CO2 và khí nhà kính (N2O, mêtan và các ôxit nitơ khác). Việc khai thác và đốt rừng nhiệt đới, rừng trên đất than bùn chiếm khoảng 10% các chất khí nhà kính sinh ra từ hoạt động của con người. Do đó, bảo vệ và phục hồi rừng là hoạt động quan trọng để hạn chế biến đổi khí hậu.

Theo Nghiên cứu Tiềm năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng tại các Vườn Quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định, khả năng hấp thụ CO2 của rừng tỉ lệ thuận với sinh khối nên sinh khối càng lớn, khả năng hấp thụ CO2 càng cao. Lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng nghèo trong khoảng 30,74 tấn/ha - 142,03 tấn/ha, rừng trung bình trong khoảng 177,76 tấn/ha - 319,71 tấn/ha và rừng giàu trong khoảng 484,82 tấn/ha - 1.013,1 tấn/ha.

Brazil: Diện tích rừng Amazon bị chặt phá lớn nhất trong 5 năm qua | Môi  trường | Vietnam+ (VietnamPlus)

Hiện nay, rừng còn bao phủ hơn 30% diện tích đất trên thế giới và có hơn 60.000 loài cây. Rừng cung cấp thực phẩm, chất xơ, nước và thuốc men cho khoảng 1,6 tỷ người nghèo nhất thế giới, bao gồm cả người dân bản địa với các nền văn hóa độc đáo.

Tại Việt Nam, chúng ta mất trung bình khoảng gần 2.500 ha rừng mỗi năm, độ che phủ rừng đạt gần 42% (cao hơn mức trung bình của thế giới chỉ 31%). Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn vỏn vẹn 0,25%, diện tích rừng bình quân của chúng ta thấp hơn bình quân thế giới 7 lần và trữ lượng cũng thấp hơn bình quân của thế giới 7,5 lần. Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, rừng phòng hộ chưa phát huy đầy đủ chức năng, tỷ lệ cây xanh/người dân đô thị và nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. 

Do đó, giữ những gì còn lại là mục tiêu cấp thiết để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

🌳 Giải pháp khôi phục, bảo vệ rừng

Hàng năm, các sự kiện khác nhau cử hành và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng, và cây rừng, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Các nước được khuyến khích thực hiện các nỗ lực để tổ chức các hoạt động địa phương, quốc gia và quốc tế liên quan đến rừng và cây, chẳng hạn như các chiến dịch trồng cây, vào Ngày Quốc tế về Rừng.

Ban Thư ký của Diễn đàn Hợp Quốc về rừng (UN Forum on Forests), phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, tạo điều kiện cho việc thực hiện các sự kiện như vậy trong sự hợp tác với các chính phủ, các đối tác hợp tác về rừng, và các tổ chức quốc tế, khu vực và tiểu khu vực.

Kể từ ngày Quốc tế về rừng đầu tiên tổ chức vào ngày 21/3/2013 đến nay, hàng năm sự kiện này sẽ được tổ chức và có chủ đề khác nhau. Ngày Quốc tế về Rừng năm nay có chủ đề Chủ đề “Rừng và sản xuất và tiêu dùng bền vững”.

Ngày Quốc tế bảo vệ rừng 21/3 có gì đặc biệt? - Ảnh 1

Tại Việt Nam, trong điều kiện của một nước đang phát triển và nguồn lực còn hạn chế, rừng chiếm vị trí quan trọng trong các nỗ lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch thích ứng quốc gia đã nhấn mạnh các ưu tiên về phục hồi, quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng thông qua các giải pháp tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu rừng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác phát triển rừng trồng nhằm cải thiện sinh kế và cơ hội việc làm trong lâm nghiệp.

Việc tăng dày thảm thực vật rừng còn giúp đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam, nhằm thực thi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu. Trong Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật, Việt Nam cam kết vào năm 2030 giảm phát thải 83,9 triệu tấn CO2 bằng nỗ lực quốc gia; và nếu có sự hợp tác hiệu quả của quốc tế, Việt Nam có thể giảm phát thải tới 250 triệu tấn CO2.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác phát triển rừng trồng. Ảnh: MH

Riêng lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) dự kiến đóng góp 9,3 - 21,2 triệu tấn CO2, bằng cách triển khai các giải pháp về bảo vệ, bảo tồn, sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng lượng hấp thụ khí nhà kính. Hoạt động trồng rừng, phát triển rừng sẽ ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Xác định tầm quan trọng của việc trồng và bảo vệ rừng, phát triển cây xanh bảo vệ môi trường, ngay từ đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Đề án huy động các lực lượng trong cả nước cùng nhau trồng, chăm sóc và bảo vệ gần 700 triệu cây xanh phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn, cùng hơn 300 triệu cây rừng trồng tập trung. Đề án ra đời đã góp phần khích lệ nỗ lực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và đẩy nhanh quá trình xanh hóa khu vực đô thị và nông thôn Việt Nam.

Những khu rừng xanh mướt đẹp tựa thiên đường | VIETRAVEL

Về lâu dài, thách thức đặt ra cho ngành lâm nghiệp là phải có những giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng rừng. Đặc biệt, thúc đẩy triển khai thêm các loại dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn tài chính cho bảo vệ, phát triển rừng; đảm bảo sinh kế của người dân. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị, để cải thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp, kể cả hạ tầng cho chế biến, trồng rừng, hướng đến phát triển theo hướng hiện đại, bền vững thì động lực là tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng; phải giữ được rừng tự nhiên và làm giàu; với diện tích rừng trồng khi không còn dư địa tăng diện tích thì phải có giải pháp về giống, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng.

Bởi vậy, Dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu tổng quát là huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Việc cung cấp đa dạng các dịch vụ môi trường rừng sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện sinh kế cho người dân.

🌱 Hưởng ứng ngày Quốc tế về Rừng, mỗi cá nhân có thể làm gì?

🌿Mô hình vườn rừng thực phẩm: Mô hình này có lẽ còn vô cùng mới lạ đối với nhiều người và còn khá hiếm ở Việt Nam. Rừng thực phẩm là nơi các loại cây lương thực thực phẩm được trồng thành các tầng, lớp, tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên khi vừa có thể cung cấp thực phẩm sạch, vừa tạo ra môi trường sinh sống cho các loại động thực vật khác. Đây tưởng chừng như là một điều khó khăn nhưng trên thực tế, nó lại được thực hiện và phát triển từ những gia đình nông dân nhỏ bé.

🌿Mang rừng về nhà : Nếu bạn đang muốn tìm về với thiên nhiên, cây rừng nhưng không thể bỏ mặc công việc bộn bề nơi thành phố thì sao không thử tạo ra cho mình một môi trường sống xanh. Quan sát điều kiện môi trường, chọn lựa những giống cây phù hợp, chăm sóc hàng ngày và tận hưởng khoảng thời gian bình lặng, thư thái bên "khu rừng" của riêng mình bạn nhé.

🌿Tham gia tuyên truyền về giá trị của rừng và trồng thêm cây xanh cùng cộng đồng mỗi khi có thể cũng là góp phần gìn giữ rừng xanh cho thế hệ tương lai.

...

Giá trị và vai trò của rừng đối với nền kinh tế quốc dân

Thắm Lê tổng hợp theo Wikipedia, Kinh tế môi trường, TTXVN

-----

Tiếng kêu cứu từ Rừng Amazon

Các bộ tộc bản địa quyết tâm bảo vệ rừng Amazon

Sống thuận tự nhiên - Bình yên cuộc đời

Thiên nhiên đang ‘rơi tự do’ vì lối sống của loài người

Sống xanh – Chuẩn mực mới của thế giới hiện đại

'Tòa nhà' chọc trời tự phân hủy giúp phục hồi rừng


(*) Xem thêm

Bình luận