Các bộ tộc bản địa quyết tâm bảo vệ rừng Amazon

08/10/2021 | 348

Sâu bên trong những cánh rừng Amazon là nơi sinh sống tách biệt của nhiều bộ tộc cư dân bản địa, với những truyền thống văn hóa, tập tục đặc trưng và phong phú qua hàng nghìn năm. Họ giống như những người bảo vệ của mảnh đất này, bảo vệ cho động vật và cây cối. Đổi lại khu rừng cũng mang đến cho họ nơi ở, lương thực, thuốc men.

Là rừng mưa nhiệt đới nên Amazon không thể tự cháy. Tuy nhiên, tình trạng đốt rừng lấy đất để chăn thả gia súc, phát triển nông nghiệp cùng nạn khai thác khoáng sản trái phép gia tăng đã khiến hệ sinh thái trở nên khô kiệt, dẫn đến hàng loạt vụ cháy ngoài tầm kiểm soát. Cư dân bản địa dù cố gắng nhưng không đủ sức đánh lại các nhóm lâm tặc.

Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (Inpe) ghi nhận, chỉ trong tháng 6 vừa qua đã xảy ra 2.308 điểm nóng cháy rừng tại Amazon, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, cũng là thời điểm cháy rừng đạt đỉnh điểm trong vòng 13 năm. Tuy nhiên, số vụ cháy rừng trong tháng 6 chỉ bằng một phần nhỏ so với số vụ cháy xảy ra vào cao điểm của mùa khô trong tháng 8 và 9.

Những đám cháy phá hủy rừng Amazon Những đám cháy phá hủy rừng Amazon

Các nhà khoa học cảnh báo, tình trạng thời tiết khô hạn tại Amazon và vùng đầm lầy Pantanal có thể dẫn đến một mùa cháy tồi tệ hơn. Bộ Năng lượng và Mỏ Brazil cũng thông báo, hạn hán khốc liệt khiến lượng nước tại các nhà máy thủy điện trên khắp Brazil ở mức thấp nhất trong 91 năm.

Hơn 76.000 đám cháy đã thiêu đốt rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới trong năm 2019  không chỉ tàn phá rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, gây xót xa cho cộng đồng quốc tế mà còn đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm bộ tộc người bản địa.

Theo News.com.au, có khoảng 1 triệu người bản địa từ 500 bộ lạc sống dưới tán rừng Amazon. Mặc dù phần lớn họ có liên hệ với "thế giới hiện đại" tuy nhiên nhiều bộ tộc vẫn hoàn toàn giữ lối sống truyền thống của mình, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố tự nhiên của rừng.

Trong vụ cháy rừng thảm khốc này, người ta có thể sẽ nhớ đến bầu trời đen kịt của siêu đô thị São Paulo nhưng từ chính nơi ngọn lửa bùng phát, có những sự tang thương mất mát sẽ chẳng bao giờ được biết đến.Những cư dân người bản địa sinh sống tại rừng Amazon cho biết, những gì đang diễn ra là sự tàn phá đối với cuộc sống của chúng tôi. Đây là sự hủy diệt. Mỗi cây rừng đều có sự sống và chúng cần được sống. Giờ đây mọi thứ đang bị phá hủy…

Các bộ tộc bản địa quyết tâm bảo vệ rừng Amazon - antv

Ông Handech Wakana Mura, Tộc trưởng bộ tộc Mura: Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại thấy mức độ hủy hoại rừng tăng nhanh: từ nạn phá rừng, lấn chiếm đến chặt cây lấy gỗ. Chúng tôi rất đau buồn vì khu rừng đang chết dần. Chúng tôi cảm thấy được khí hậu đang thay đổi. Thế giới cần có rừng, chúng tôi cần rừng và con cháu chúng tôi cũng vậy.

tho dan Amazon quyet tu bao ve rung anh 3
Riêng tại bang Amazonas, địa phương có diện tích rừng lớn nhất tại Brazil, có hơn 18.000 thổ dân Mura đang sinh sống, theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Instituto Socioambiental. Các thành viên một bộ lạc đã dẫn phóng viên quốc tế đến xem một khoảnh rừng bị tàn phá có diện tích bằng nhiều sân bóng đá. Dấu vết xe ủi vẫn còn in rõ trên mặt đất. Ảnh: Reuters.

Nếu rừng tiếp tục cháy, cả dòng sông cũng sẽ cạn kiệt và Amazon không còn gì nữa

Bà Ivaneide Bandeira Cardoso, nhà sáng lập Kanindé – Nhóm vận động cho cộng đồng cư dân bản địa Amazon nói rằng bầu trời đã liên tục tăm tối suốt nhiều tuần liền, các bệnh viện chứa đầy những người có vấn đề về hô hấp và tất cả các khu bảo tồn bản địa trong bang đã bị ảnh hưởng. Bản thân nhà hoạt động vì môi trường này thì thường xuyên tỉnh giấc vào nửa đêm vì cảm thấy khó thở.

"Các tình huống tồi tệ hơn hàng ngàn lần so với những năm trước, bạn thậm chí không thể so sánh nó. Trong khi đó, chính quyền đang làm suy yếu các biện pháp bảo vệ môi trường" - Ivaneide bày tỏ.

Thảm cảnh của thổ dân trước vụ cháy rừng Amazon tàn khốc nhất lịch sử: Chúng tôi đã khóc khi dập lửa, nhiều gia đình mất hết tất cả - Ảnh 5.

Tại "điểm nóng" cháy rừng, không khí đặc quánh mùi khói và trong bệnh viện đầy người mắc bệnh hô hấp

Khu bảo tồn bản địa Karipuna là một trong nhiều khu vực bị ảnh hưởng. Adriano Karipuna, người thuộc nhóm lãnh đạo của bộ tộc Karipuna, nói rằng nhiều người thân của anh đang bị viêm họng, đau mắt đỏ và ho khan vì khói thuốc. "Ngôi làng của tôi vẫn phụ thuộc vào việc săn bắn và câu cá. Giờ thì các loài động vật đã chết hoặc chạy trốn. Và nếu tiếp tục mất rừng, dòng sông cuối cùng sẽ chết theo và chúng tôi cũng vậy".

Bà cũng cho biết: Chính sách của Tổng thống Bolsonaro đã góp phần lớn gây ra thảm kịch này. Nạn nhân lớn nhất của các vụ cháy rừng không chỉ là các bộ tộc thổ dân và thiên nhiên mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại. Bởi lẽ, rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu, với vai trò giảm thiểu CO2 và kìm hãm những tác động của biến đổi khí hậu.

Rừng Amazon còn bị tàn phá bởi Lâm tặc

Nạn phá rừng tại Amazon tăng gần 67% trong 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Người Mura nói họ cố gắng chống cự nhưng không đủ sức đánh lại những nhóm lâm tặc. Cuối tháng 7, nhiều nhóm bảo vệ môi trường Brazil đã báo động về vụ việc một nhóm thợ đào vàng có vũ trang đánh đuổi thổ dân để chiếm rừng. 

tho dan Amazon quyet tu bao ve rung anh 7

Nạn phá rừng bắt đầu tăng mạnh ở khu vực thổ dân Mura sinh sống khoảng 4 năm trước. Mãi đến năm 2018, giới chức bang Amazonas mới bắt đầu triển khai lực lượng đuổi lâm tặc và thợ khai thác đá. Gần nơi bộ lạc của Handerch Wakana Mura sinh sống, một đường lớn vừa được tráng. Lâm tặc chỉ chạy qua phía bên kia đường để tiếp tục đốn cây. Ảnh: Reuters.

 
tho dan Amazon quyet tu bao ve rung anh 8
Thổ dân Mura cũng vừa phát hiện một con đường mòn mới được phát quang trong khu rừng của mình. Lâm tặc bỏ lại cưa máy lẫn mã tấu ngay trên nền đất. Thổ dân nói đó là đường mòn phá rừng, dấu hiệu cho thấy lâm tặc đang nhắm đến một bãi khai thác mới. Ảnh: Reuters.
tho dan Amazon quyet tu bao ve rung anh 9
Tuyến đường mòn lâm tặc lần này nằm gần khu vực mà người Mura hái hạt, một trong những nguồn lương thực truyền thống chủ yếu của thổ dân tại vùng. Thủ lĩnh các bộ lạc đang lên kế hoạch gửi đơn khiếu nại gồm Bộ Môi trường Brazil và các cơ quan công tố, hy vọng lực lượng chức năng lại được triển khai đuổi đánh lâm tặc. Ảnh: Reuters.

Trong khi chờ đợi thế giới hành động, cuộc sống vẫn tiếp diễn và các bộ tộc bản địa phải tự cứu lấy mình trước.

Theo những người bản địa Amazon, trong nhiều năm qua, cộng đồng thổ dân ở Amazon đã tìm mọi cách để thuyết phục chính quyền thừa nhận vùng đất họ sinh sống là khu bảo tồn người bản địa. Sau khi các vụ cháy bùng phát, họ cầm những cây cung dài và quệt sơn đỏ cam theo phong tục, thề quyết tâm bảo vệ “lá phổi xanh của Trái đất”, nỗ lực thu hút sự chú ý của quốc tế trong vấn đề bảo tồn rừng. Tất cả họ đều bày tỏ mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ mảnh đất này, bảo vệ thiên nhiên, cây cối và động vật nơi đây. Nếu cần thiết, tôi sẽ chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi sẽ không bao giờ để họ động đến vùng đất của mình. Chúng tôi sẽ không ngừng chiến đấu. Chúng tôi ở đây và không đi đâu cả.

Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.

Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.

Trong gần 20 năm qua, cộng đồng thổ dân Mura đã tìm mọi cách để thuyết phục chính quyền địa phương và liên bang thừa nhận vùng đất họ sinh sống là một khu bảo tồn người bản địa. Handerch Wakana Mura cho biết chỉ có cách đó họ mới nhận thêm được sự bảo vệ từ chính phủ.

Các thành viên bộ lạc thổ dân Mura dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục để gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters.
Các thành viên bộ lạc thổ dân Mura dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục để gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters.
tho dan Amazon quyet tu bao ve rung anh 11
Người Mura hiểu rõ trước mắt họ sẽ là một cuộc chiến đầy cam go. Tổng thống Bolsonaro đầu năm 2019 đã tuyên bố sẽ không quy hoạch thêm đất dành riêng cho các bộ lạc người bản địa. Ông muốn đất rừng Amazon "hái ra tiền" cho Brazil. Điều đó không làm người Mura nhụt chí. "Vì rừng, tôi sẽ chiến đấu tiếp đến giọt máu cuối cùng", thủ lĩnh Raimundo Praia Belem Mura, 73 tuổi, nói. Ảnh: Reuters.

 

Tộc trưởng Ajareaty của bộ tộc Waiapi, dù đã ở tuổi 60 tuổi vẫn cắp sách đến trường để học tiếng Bồ Đào Nha, với hy vọng giao tiếp nhiều hơn với bên ngoài và dạy lại cho các thế hệ sau.

Bà Ajareaty, Tộc trưởng bộ tộc Waiapi cho biết: Tôi muốn biết cuộc sống bên ngoài như thế nào. Tôi học ngôn ngữ của họ để có thể nói chuyện, kêu gọi họ. Và tôi muốn con gái mình cũng như vậy, trở thành 1 tộc trưởng dẫn dắt mọi người cùng chiến đấu cho mảnh đất thiêng liêng này.

ức ảnh gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp tiếng kêu cứu của cây rừng bị chặt phá, rừng Amazon cần được mọi người chung tay bảo vệ

Bức ảnh gửi đến truyền thông quốc tế thông điệp tiếng kêu cứu của cây rừng bị chặt phá, rừng Amazon cần được mọi người chung tay bảo vệ.

Dù môi sinh rừng đang biến đổi khắc nghiệt nhưng những thổ dân nơi đây quyết bám trụ và bảo vệ từng mảnh đất rừng thiêng liêng đến cùng bởi đó là nơi họ sinh ra, lớn lên và cũng là để gìn giữ rừng cho thế hệ con cháu mai sau.

Thắm Lê tổng hợp

Nguồn: baodantoc.vn, zing.vn & kenh14.vn


(*) Xem thêm

Bình luận