Tiếng kêu cứu từ Rừng Amazon

08/10/2021 | 354

Con người quá tham lam sân si đã tàn phá trái đất nặng nề để phục vụ cho những lợi ích trước mắt của mình mà lờ đi hoặc không thể lường trước được những hậu quả nghiêm trọng ngày sau. Khu rừng Amazon nơi tạo ra khoảng 20% lượng oxi trên toàn cầu nên được coi là "lá phổi xanh" của trái đất cũng là "nạn nhân" đang "oằn mình" kêu cứu do đã đang trải qua vô số đợt cháy rừng khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Amazon đang khóc!

Cách đây gần 400 triệu năm, những cánh rừng nguyên sinh đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện, mang đến cho bầu khí quyển những nguồn dưỡng khí đầy sức sống. Đắng cay thay, con người mới chỉ xuất hiện cách đây chưa đầy 300.000 năm nhưng những gì mà chúng ta 'đối xử' thật tồi tệ với 'mẹ thiên nhiên'. Chỉ riêng Amazon, trong 50 năm qua, 17% diện tích của khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, trải rộng qua 9 quốc gia Nam Mỹ đã vĩnh viễn biến mất.
Sẽ chẳng có ngòi bút nào hay bài diễn văn nào đủ sức diễn tả hết nỗi đau mà Amazon và những sinh mệnh gắn liền mạch máu với rừng già ấy đang phải oằn mình chịu đựng lúc này. Thảm họa tự nhiên, dù là khách quan hay có bàn tay của con người, cũng đều tàn khốc, cùng cực như nhau.

Không chỉ có đại dương gào thét (vì rác thải nhựa ngập tràn khắp nơi), giờ đây cánh rừng nguyên sinh Amazon cũng đang gào thét! Có chuyện gì đang xảy ra với Trái Đất trong một thế giới văn minh công nghệ tiến bộ vượt bậc ấy vậy?

"Điều gì sẽ xảy ra khi từng đàn trâu cứ thế bị tàn sát? Từng đàn ngựa hoang kiêu hãnh bị thuần hóa? Điều gì sẽ xảy ra khi những góc rừng vốn yên ắng bỗng nặng mùi con người? Hay những gò đồi chín vàng thơ mộng lại bị vấy bẩn bởi đường dây vô tuyến? Những cánh rừng sẽ ra sao? Biến mất! Cánh chim đại bàng sẽ bay về đâu? Biến mất! Tất cả rồi sẽ biến mất!"

Một khi đi ngược lại lại quy luật ấy, trái đắng sẽ có cơ hội nảy lộc đâm chồi. Đi ngược quy luật ấy phải chăng chính là sự kết thúc của hành trình “sống”, nhưng lại là khởi nguồn của chuỗi ngày tháng “sinh tồn” khốn khổ?

Những lời cảnh tỉnh từ thủ lĩnh bộ tộc da đỏ Noah Seattle (1786-1866) cách đây hơn 160 năm vẫn văng vẳng đâu đây. Bài học "con người không thể tách rời thiên nhiên" dường như luôn đúng ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.

Đừng giết Amazon: Từ lá thư của thủ lĩnh da đỏ đến nguy cơ Amazon tự tử đều rất xúc động - Ảnh 1.

"Chúng tôi luôn ghi lòng tạc dạ rằng: Trái Đất không thuộc về con người, con người mới thuộc về Trái Đất. Vạn vật kết nối tất yếu với nhau trong cùng một khối tựa dòng máu nóng chảy trong huyết quản mang đến cho ta nhịp thở. Con người không kiến tạo nên chiếc tổ sống này, con người chỉ là sợi tơ trong đó mà thôi. Một khi chúng ta gây tác động xấu lên chiếc tổ ấy, chúng ta sẽ phải nhận lại trái đắng..." Trích: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Noah Seattle gửi Tổng thống Mỹ Franklin Pierce năm 1852.

Hỡi con người... đến khi nào ta mới thấm được bài học xương máu này?

Một lần nữa, hãy cùng hiểu về hiện thực nghiệt ngã về thảm họa địa cầu này để ít nhất một lần thấu cảm nỗi đau mà Amazon đang phải chịu đựng.

Thủ phạm và những con số kinh hoàng

Mà nguyên nhân trước tiên bắt nguồn từ chính quyền Brazil: Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có bàn tay của Tổng thống Jair Bolsonaro. Chính trị gia cực hữu đắc cử cuối năm 2018 nới lỏng luật bảo vệ môi trường, cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng. Ông cổ súy cho khai thác gỗ, đào khoáng sản và biến rừng thành đất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro từ khi nhậm chức đã liên tục đề ra các chính sách khai phá rừng Amazon nhằm khôi phục kinh tế. Đồng thời, ông Bolsonaro còn khẳng định sẽ "không phân định thêm một centimet nào nữa để dự trữ bản địa" trong nhiệm kỳ của mình - điều khiến người thổ dân vô cùng bất bình. Và giờ thì hậu quả đã xảy đến ngay trước mắt, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu.

Ivaneide Bandeira - một thành viên của Hiệp hội Kaninde hoạt động để bảo vệ môi trường và các nhóm bản địa ở bang Rondonia - cho biết: "Tình hình ở đây thật tồi tệ, từ hỏa hoạn đến xâm chiếm vùng đất bản địa và tôi đổ lỗi cho chính phủ vì điều này".

Chú thích ảnh
Cháy các bụi cây ở Guaranta do Norte, bang Mato Grosso, Brazil. Ảnh: CNN

Theo kênh CNN, các tổ chức và nhà nghiên cứu môi trường cho biết các đám cháy đang tàn phá rừng mưa Brazil là do người chăn thả gia súc và người đốn gỗ muốn phát quang để tận dụng đất rừng.

Ông Christian Poirier, Giám đốc chương trình tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch, nói: “Phần lớn những đám cháy này là do con người gây ra”. Ông cho biết thậm chí cả trong mùa khô, rừng Amazon ẩm ướt không dễ bắt lửa như những vùng đất hoang nhiều bụi rậm khô cằn ở California hay Australia.
Nông dân và người chăn thả gia súc từ lâu đã dùng lửa để phát quang đất và có thể họ là thủ phạm gây ra những đám cháy bất thường ở Amazon những ngày gần đây.

Theo Reuters, kể từ năm 2019, nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và cháy rừng tại Amazon đã tăng vọt do sự lỏng lẻo trong kiểm soát, cho phép hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Chính phủ Brazil công bố dữ liệu cho thấy, tình trạng phá rừng đã đạt mức cao nhất trong 12 năm vào năm 2020.

Chú thích ảnh
Brazil xảy ra hơn 74.000 vụ cháy rừng tính đến cuối tháng 8/2019. Ảnh: Reuters

Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Brazil (INPE) cho biết số đám cháy ở Brazil năm 2019 cao hơn năm 2018 80%. Tính đến cuối tháng 8 năm năm 2019 ở Brazil đã có hơn 74.000 vụ cháy, gần gấp đôi số vụ của cả năm 2018. Hơn một nửa xảy ra ở khu vực Amazon, gây thảm họa cho hệ sinh thái và môi trường trong khu vực

Trong những tháng đầu năm 2020, tỷ lệ phá rừng Amazon nhìn chung giảm do những trận mưa lớn hạn chế hoạt động khai thác. Tuy vậy, nạn phá rừng này đạt đỉnh điểm vào mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Chỉ tính riêng tháng 7/2020, tỷ lệ rừng bị tàn phá đã cao hơn 4 tháng đầu năm.

Tổng thống Bolivia đề nghị các nhà lãnh đạo G7 giúp chữa cháy ở rừng Amazon

Các đám cháy lan nhanh như gió trên diện rộng. (Ảnh từ internet)

Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE) cũng công bố, trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích rừng Amazon bị tàn phá đã giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn ở mức rất cao là 1.157km2. Trong khi đó, chỉ tính trong tháng 4/2021, diện tích rừng Amazon tại Brazil bị tàn phá tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Nước láng giềng của Brazil là Colombia cũng cho biết tỷ lệ phá rừng tại đây đã tăng 8% trong năm 2020 so với năm 2019, lên mức 171.685 hécta. Đặc biệt, gần 64% số vụ phá rừng diễn ra tại khu vực rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Colombia.

Ông Alberto Setzer, nhà khoa học cấp cao tại INPE cho biết 99% đám cháy là hậu quả của con người, dù là cố tình hay vô tình. 

Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles nói ngày 21/8 trên Twitter rằng cháy rừng là do thời tiết khô, gió và nóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng co rằng cháy rừng ở Amazon chắc chắn do con người gây ra và không thể đổ cho nguyên nhân tự nhiên như sét đánh.

Các nhà nghiên cứu môi trường và nhà bảo tồn lo ngại chính sách phát quang rừng của Brazil là thủ phạm gây cháy rừng và sẽ chỉ làm cho khủng hoảng biến đổi khí hậu thêm tồi tệ.

Hậu quả thảm khốc

Chú thích ảnh
Khói bốc lên trong vụ cháy rừng tại bang Amazonas, Brazil ngày 11/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Rừng Amazon tạo ra khoảng 20% lượng ô xy của cả thế giới và thường được gọi là lá phổi của hành tinh. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên, nếu rừng Amazon bị hủy hoại không thể thay đổi được, nó có thể bắt đầu thải ra carbon – tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. So với với những năm trước đó, thiệt hại của cháy rừng Amazon năm nay là chưa từng có tiền lệ. 

Bà Robin Chazdon, Giáo sư tại Đại học Connecticut, nói: “Ảnh hưởng của phá rừng ở Amazon không chỉ gói gọn ở Amazon. Nó ảnh hưởng tới tất cả chúng ta”.

Báo chí đã từng đưa tin rất nhiều về cảnh tượng giật mình khi màn khói dày đặc từ cháy rừng Amazon bay xa tới 3.200km phủ kín thành phố Sao Paulo của Brazil, khiến thành phố tối đen ngay giữa ban ngày.

Tuy nhiên, Giáo sư Chazdon cho biết còn có rủi ro hơn mà mọi người chưa nhận ra. Bà nói: “Có những hậu quả lớn đối với biến đổi khí hậu toàn cầu vì đám cháy thải ra carbon. Nếu các rừng mưa không được tái sinh hoặc trồng lại, rừng cũng sẽ không thể phục hồi khả năng hấp thu carbon”.

Những dải rừng mưa rộng lớn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái thế giới vì chúng hấp thu nhiệt thay vì phản chiếu trở lại bầu khí quyển. Rừng mưa cũng hút khí CO2 và nhả ra oxy, đảm bảo thải ra ít carbon hơn và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Chú thích ảnh
Cháy rừng Amazon gây hậu quả nặng nề cho biến đổi khí hậu. Ảnh: Alamy

Tuy nhiên, với những đám cháy rừng dữ dội, nghiên cứu cho thấy có thể mất hơn một thế kỷ để hồi phục lại khả năng hút CO2 mà rừng đã mất đi.

Bà Chazdon nói: “Rừng có thể mọc lại sau đám cháy nhưng sẽ không thể nếu cứ vài năm lại xảy ra cháy và nếu đất rừng bị biến thành đất nông nghiệp”.

Rừng Amazon bị thu hẹp và biến thành đất trống có thể khiến chức năng của rừng không thể phục hồi dễ dàng.Theo CNBC, rừng mưa Amazon trải dài 9 quốc gia và là rừng mưa lớn nhất thế giới, rộng bằng nửa nước Mỹ. 

 

Các nhà sinh thái khẳng định khi mất càng nhiều rừng, hậu quả càng đáng sợ. Cây ở Amazon giúp đưa nước từ đất vào bầu khí quyển, tạo ra lượng mưa cần thiết cho các khu vực khác. Đa dạng sinh thái cũng sẽ mất đi và đây sẽ là thiệt hại nặng nề với hành tinh. Hàng chục nghìn loài cây. hàng trăm nghìn côn trùng và các dạng sống hoang dã khác trong rừng Amazon sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ mất hàng triệu, hàng triệu động vật. Do đó, bảo vệ và khôi phục rừng Amazon chưa bao giờ khẩn cấp hơn bây giờ.

Đừng giết Amazon: Từ lá thư của thủ lĩnh da đỏ đến nguy cơ Amazon tự tử đều rất xúc động - Ảnh 7.

Sự sống bị thiêu rụi hoàn toàn sau đám cháy.

Hơn 10.000 loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá và 35% trong số này đã bị chặt phá hoặc đang suy thoái. Nội dung này nằm trong bản thảo một báo cáo quan trọng của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon (SPA), được công bố vào ngày 14/7.

Carlos Roberto Sanquetta, Giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp tại Đại học Liên bang Parana, nhà thực vật học Edilson Consuelo de Oliveira và nhân viên vườn ươm thực vật Rioterra Juciney Pinheiro dos Santos kiểm tra rừng nhiệt đới Amazon ở Itapua do Oeste, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: Reuters

Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 nhà khoa học trên toàn thế giới. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay, cũng như làm rõ vai trò quan trọng của rừng Amazon đối với khí hậu toàn cầu, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà khu rừng này đang phải đối mặt.

Tính đến nay, khoảng 18% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép. Hơn nữa, khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng Amazon là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo Giáo sư Mercedes Bustamante thuộc Đại học Brasilia ở Brazil, các nghiên cứu khoa học cho thấy con người phải đối mặt với những nguy cơ thảm khốc tiềm ẩn và không thể đảo ngược do nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Tuy vậy, vẫn còn cơ hội mong manh để thay đổi xu hướng này.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỷ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá hủy trên quy mô lớn.

Báo cáo cho biết, đất và thảm thực vật của Amazon hấp thụ khoảng 200 tỷ tấn carbon, nhiều hơn 5 lần so với lượng khí thải CO2 hàng năm của thế giới. Tuy vậy, nạn phá rừng có thể đe dọa chức năng hoạt động như một bể chứa carbon của Amazon, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng trầm trọng hơn.

Cũng trong ngày 14/7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh giá thế giới) công bố, một số khu vực của Amazon đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO2 và CO tại rừng Amazon từ năm 2010-2018.

Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Luciana Gatti thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Inpe của Brazil nhận định, tại miền Đông Nam Amazon – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỷ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.

Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và hàng triệu động - thực vật rừng mà đời sống của các bộ tộc bản địa trong rừng sâu cũng đang phải gánh chịu những tác động nguy hại theo.

Trong hai tuần qua, Zonalia Santos và hàng xóm của cô đã dành nhiều ngày cố gắng để cứu nhà cửa và mùa màng của họ khỏi đám cháy rừng lớn ở bang Rondonia phía tây Brazil. Santos sống trong một khu định cư với 35 gia đình khác, gia đình cô may mắn giữ được căn nhà của mình nhưng ngọn lửa đã thiêu sạch mọi thứ khác.

Thảm cảnh của thổ dân trước vụ cháy rừng Amazon tàn khốc nhất lịch sử: Chúng tôi đã khóc khi dập lửa, nhiều gia đình mất hết tất cả - Ảnh 1.

Gia đình Santos "mót" những gì còn lại sau các trận cháy liên tiếp

"Chúng tôi đã dành cả ngày để tự mình chữa cháy nhưng đã mất đi các đồng cỏ, cây ca cao, gỗ, quả hạch hoặc quả acai" - Santos nói. Cô và gia đình mình phụ thuộc vào việc trồng cacao để sản xuất sô-cô-la, từ đó họ kiếm được khoảng 100 đô mỗi tháng, vừa đủ để trang trải cuộc sống.

Santos nói rằng họ đã may mắn khi ngọn lửa không bén vào mùa màng của mình nhưng một số gia đình khác thì mất sạch tất cả. "Thiệt hại đến không thể cứu vãn. Trong một lúc nào đó khi chúng tôi dập lửa, chúng tôi bắt đầu khóc. Thật đau buồn khi nhìn thấy mọi thứ mà chúng tôi đã hết lòng yêu thương và bảo vệ bị tàn phá trong một trận cháy".

Ông Handech Wakana Mura, Tộc trưởng bộ tộc Mura: Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại thấy mức độ hủy hoại rừng tăng nhanh: từ nạn phá rừng, lấn chiếm đến chặt cây lấy gỗ. Chúng tôi rất đau buồn vì khu rừng đang chết dần. Chúng tôi cảm thấy được khí hậu đang thay đổi. Thế giới cần có rừng, chúng tôi cần rừng và con cháu chúng tôi cũng vậy. 

Cháy rừng đã gây ảnh hưởng tồi tệ đến cuộc sống thổ dân, gây cạn kiệt nguồn thức ăn, nước uống và phát sinh nhiều bệnh tật. Khu bảo tồn bản địa Karipuna là một trong nhiều khu vực bị ảnh hưởng. Adriano Karipuna, người thuộc nhóm lãnh đạo của bộ tộc Karipuna, nói rằng nhiều người thân của anh đang bị viêm họng, đau mắt đỏ và ho khan vì khói thuốc. 

Đừng giết Amazon: Từ lá thư của thủ lĩnh da đỏ đến nguy cơ Amazon tự tử đều rất xúc động - Ảnh 10.

Phương hướng giải quyết

#PrayForAmazonia#PrayForAmazon (tạm dịch: Hướng về Amazon) là những dòng hashtag xuất hiện rất nhiều trong các dòng trạng thái (status) trên mạng xã hội Twitter toàn cầu.

Từ khi biết đến thảm họa nghìn độ mà Amazon đang hứng chịu, cộng đồng quốc tế dành rất nhiều quan tâm và hành động thiết thực cho Amazon.

Đừng giết Amazon: Từ lá thư của thủ lĩnh da đỏ đến nguy cơ Amazon tự tử đều rất xúc động - Ảnh 12.

Ngày 26/8/2019, các nước thuộc nhóm G7 (7 nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới) đã đồng thuận góp 20 triệu USD để hỗ trợ các nỗ lực chống lại các đám cháy nhằm bảo vệ rừng Amazon. Riêng Canada và Anh cam kết hỗ trợ thêm tổng 21 triệu USD, The Guardian (Anh) thông tin.

Số tiền quyên góp này có được sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Chile Sebastian Pinera (người được mời tham dự Hội nghị G7) ra lời kêu gọi cứu lấy rừng Amazon trước khi quá muộn.

Tổ chức phi lợi nhuận Earth Alliance do nam tài tử Leonardo DiCaprio đồng sáng lập cũng chung tay góp khẩn cấp số tiền 5 triệu USD ban đầu để "cộng đồng người bản xứ và các tổ chức địa phương có thể tiếp tục bảo vệ sự đa dạng sinh thái của rừng Amazon".

Viết trên Twitter ngày 26/8, CEO của Apple Tim Cook cũng cảm thấy xót xa trước cảnh rừng Amazon bị đám cháy phá hủy. Ông cũng ngỏ ý Apple nhất định sẽ quyên góp để khôi phục và bảo vệ sự đa dạng của Amazon.

"Chúng ta không được phép để mình rơi vào tuyệt vọng. Điều chúng ta phải làm ngay bây giờ là hành động. Hành động để cứu lấy Amazon. Chúng ta phải có trách nhiệm với chính mình, với các thế hệ tương lai và với những sinh vật sống khác trên hành tinh này!" - Christian Poirier, Giám đốc Chương trình phi lợi nhuận Amazon Watch (tại Brazil) khẳng định.

Brazil đang chịu áp lực lớn từ quốc tế trong việc ngăn chặn thực trạng tàn phá Amazon, khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới đóng vai trò quan trọng trong hạn chế biến đổi khí hậu nhờ khả năng hấp thụ lượng lớn khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu diễn ra tại Mỹ hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cam kết dành ngân sách lớn hơn cho hoạt động môi trường và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang trong quá trình đàm phán viện trợ cho những nỗ lực bảo tồn rừng Amazon của Brazil, với mong muốn đất nước này sẽ sớm hành động để giảm nạn phá rừng trong năm nay.

Cũng trong tháng 4, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles đã đề nghị các quốc gia, trong đó có Mỹ viện trợ 1 tỷ USD nhằm giúp Brazil đối phó với nạn phá rừng Amazon. Brazil cam kết sẽ giảm tình trạng tàn phá rừng từ 30-40% trong 12 tháng nếu nhận được viện trợ, trong đó, 1/3 khoản viện trợ sẽ dành cho các hoạt động chống phá rừng và 2/3 còn lại sẽ được sử dụng nhằm phát triển kinh tế.

Thiết nghĩ chính quyền Brazil đã đang quá tham lam và mâu thuẫn khi chủ động nới lỏng kiểm soát rừng và muốn phát triển kinh tế cho đất nước mà đã cho phép hoặc làm ngơ các hoạt động khai thác rừng amazon thậm tệ dẫn tới những hậu quả thiệt hại vô cùng cho cả hành tinh nhưng dường như chậm chạp và thụ động trong việc bảo vệ rừng amazon khi trông chờ vào viện trợ từ quốc tế. Nên không biết khi nào "lá phổi xanh" của mẹ thiên nhiên mới được bình yên trở lại?? Tương lai trái đất sẽ đi về đâu, liệu có trở thành "Sao hoả" thứ 2 trong Hệ Mặt trời khi bây giờ chỉ còn sót lại những dấu hiệu cho biết sự sống đã từng tồn tại nơi đây.

Bảo vệ rừng Amazon nói riêng và các khu rừng khác trên thế giới nói chung luôn cần sự đồng lòng chung sức của tất cả mỗi người dân trên thế giới, bắt đầu từ ý thức thiện lành và từng hành động nhỏ như trồng cây gây rừng vì lợi ích chung của toàn nhân loại không chỉ cho đời này mà còn cho các thế hệ tương lai.

Thắm Lê tổng hợp

Nguồn: baotintuc.vn, soha.vn & baotainguyenvamoitruong.vn


(*) Xem thêm

Bình luận