Đèo Khánh Lê - Con đường nối Biển và Hoa

03/11/2023 | 110

Cung đường đèo 33km nối liền hai thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Nha Trang và Đà Lạt, được mệnh danh là "con đường nối biển và hoa". Đây là một trong những đèo dài nhất Việt Nam và nổi tiếng bởi những đoạn uốn lượn quanh co, những khúc cua gấp nguy hiểm, dân phượt chắc chắn phải chinh phục.

Đèo Khánh Lê còn được gọi với nhiều tên khác như đèo Bi Đoup, theo tên đỉnh núi Bi Đoup mà con đèo cắt ngang gần đó hoặc đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm ở phía bắc con đèo.

Đèo Khánh Lê dài 33 km, là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam. Phần lớn đường đèo nằm trên địa phận tỉnh Khánh Hòa, đi từ độ cao khoảng 200 m đến 1.700 m so với mực nước biển. Bắt đầu từ địa phận tỉnh Lâm Đồng, đèo có độ thoải từ 1.700 m xuống 1.500 m.

Cảnh quan thiên nhiên đèo Khánh Lê

Đèo Khánh Lê uốn lượn từ thung lũng Khánh Vĩnh, băng ngang qua cao nguyên Di Linh lên cao nguyên Lâm Viên. Từ Nha Trang đến Đà Lạt, so với quãng đường qua đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận), đi qua đèo Khánh Lê giúp du khách rút ngắn quãng đường từ 220km xuống còn khoảng 140km.

Đèo Khánh Lê

Đèo Khánh Lê là nơi giao thoa giữa hai vùng khí hậu. Khánh Vĩnh mang khí hậu khô hanh, nắng nóng, trong khi Lạc Dương mang đặc trưng của vùng cao, khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Cùng với sự chênh lệch độ cao hơn 1.000m, cảnh quan và thời tiết tại đèo Khánh Lê đặc biệt.

Đèo Khánh Lê 2

Nơi đây sở hữu kiểu khí hậu mát mẻ, ôn hòa đặc trưng của cao nguyên Lâm Viên và cả những luồng gió mang hơi thở của biển Khánh Hòa. Dưới chân đèo có những cánh rừng lá rộng xanh mát. Đỉnh đèo có những khu rừng lá kim bạt ngàn. Đường đèo có nhiều đoạn uốn lượn, quanh co và nhiều đoạn cua gấp khá nguy hiểm. Vì thế, đèo Khánh Lê mang đến sự phấn khích nhưng không kém phần nguy hiểm cho các phượt thủ.

Chấm phá trong khung cảnh hùng vĩ của đèo Khánh Lê là hàng chục dòng thác nằm dựng đứng dọc hai bên đường. Những con thác này cao đến cả trăm mét, thường được dân phượt gọi là thác Thần Tiên.

deo-khanh-le-06503870
 

Cảnh quan trên đèo Khánh Lê thay đổi trên từng đoạn đường. Từ đoạn sông Cái Men dọc theo Quốc lộ 27C ở Khánh Vĩnh, những đoạn đường uốn lượn với sương mù dày đặc trên đèo Khánh Lê, sắc hoa mai anh đào nở rộ hai bên đường ở làng K'Long K'Lanh (Lâm Đồng) rồi đến những cánh rừng thông khi sắp đến Đà Lạt.

Kinh nghiệm phượt đèo Khánh Lê an toàn

Theo kinh nghiệm đi đèo Khánh Lê, để đảm bảo an toàn, bạn nên xem trước dự báo thời tiết. Vào mùa hè, thời tiết tại Nha Trang và Đà Lạt khô ráo nhưng tại khu vực này vẫn có thể xảy ra mưa lớn. Vào mùa thu và mùa đông, sương mù dày đặc thường xuất hiện trên đèo Khánh Lê vào khoảng 2 giờ chiều trở đi.

Đèo Khánh Lê 1

Theo kinh nghiệm của các phượt thủ, khách du lịch nên tránh đi đèo Khánh Lê từ tháng 9 đến tháng 12. Bởi thời điểm này là mùa mưa, thời tiết khá lạnh, nhiều sương mù, do đó dễ hạn chế tầm nhìn và xảy ra tình trạng sạt lở đất rất nguy hiểm.

Đường đèo có chiều cao 1.700m so với mực nước biển nên mỗi năm mưa lớn ở cung đường này mưa nhiều nhất. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn cả áo mưa.

Trong quá trình di chuyển, cần quan sát thật kỹ khi đến các đoạn cua. Càng đi lên cao, bạn cần cẩn thận hơn vì sương mù trên cao khá dày. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo một sức khỏe tốt, tinh thần tỉnh táo để giữ được an toàn cho cả chuyến đi.

Đèo Khánh Lê 3

Trong hành trình khám phá con đèo Khánh Lê hiểm trở, bạn có thể ghé thăm các địa điểm tuyệt đẹp khác tại Nha Trang như Hòn Bà Nha Trang, chợ Đầm Nha Trang, tháp Bà Ponagar…

Không những là cung đường đèo nối liền hai địa danh nổi tiếng của Việt Nam, đèo Khánh Lê ngày nay còn mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngành du lịch và giúp việc đi lại, di chuyển giữa hai nơi trở nên dễ dàng hơn.

Theo: nguoiquansat.vn


(*) Xem thêm

Bình luận