Sâu bột giải pháp rất tiềm năng cho vấn đề rác thải nhựa
Dù có kích thước nhỏ bé, những chú sâu bột đang nắm giữ giải pháp tiềm năng cho vấn đề nhựa thải đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu.
Chúng ta đều biết, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này gây hại cho môi trường sống của con người rất nhiều. Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
Hiện nay, tác hại của rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi thực trạng xử lý vẫn còn yếu kém, đa phần xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc thải bỏ ra ngoài môi trường, thậm chí xử lý bằng phương pháp đốt…để lại nhiều nguy hại cho cuộc sống. Lượng rác thải nhựa khổng lồ và ngày càng tăng cao trở thành vấn nhức nhối trên toàn thế giới, gây áp lực nặng nề cho mẹ trái đất, ôi nhiễm môi trường, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của muôn loài.
Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét các chất hóa học trong nhựa đi về đâu sau khi được phân hủy theo cơ chế tự nhiên – mà trong trường hợp này là ruột của sâu bột (mealworm).
Nghiên cứu về sâu bột ăn nhựa cho thấy, trung bình 100 con có thể tiêu thụ từ 20 đến 30 miligram nhựa mỗi ngày và sẽ cần hơn 1 tỷ con để ăn hết lượng nhựa sản xuất trong một ngày của thế giới.
Tiến sĩ Anja Malawi Brandon, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Thật đáng kinh ngạc khi biết được sâu bột có thể tiêu hóa được phụ gia hóa chất trong nhựa mà không gây tác động xấu nào đến cơ thể qua thời gian”.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng sâu bột, loài sâu dễ nuôi và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho nhiều loài động vật, có thể sống nhờ vào việc ăn nhựa. Các nhà nghiên cứu tìm ra các vi sinh vật trong ruột sâu bột phân hủy nhựa trong quá trình tiêu hóa. Đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên và đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về việc cho động vật ăn sâu bột ăn nhựa vì các chất hóa học và phụ gia có hại vẫn có thể tích tụ trong sâu theo thời gian.
Tiến sĩ Brandon Wu và các đồng nghiệp đã nghiên cứu về chất Styrofoam hay còn gọi là polystyrene, một loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong khâu đóng gói và sản xuất chất liệu cách nhiệt. Việc tái chế styrofoam rất tốn kém, do mật độ kết cấu thấp và cồng kềnh.
Trong chất này còn chứa một loại phụ gia làm chậm cháy là hexabromocyclododecane, hay HBCD, cũng thường được thêm vào nhựa polystyrene để chống cháy.
Chỉ riêng vào năm 2015, đã có gần 25 triệu tấn hóa chất phụ gia được sử dụng trong sản xuất nhựa. Một số chất tương tự như HBCD có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường, được coi như các chất gây rối loạn nội tiết và đầu độc hệ thần kinh. Bởi vậy, Liên minh Châu Âu đã lên kế hoạch cấm HBCD, trong khi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì cũng đang đánh giá lại mức độ nguy hiểm của nó.
Trong thí nghiệm, sâu bột đã thải ra một nửa chỗ polystyrene chúng hấp thụ được dưới dạng các mảnh nhỏ, phân hủy bán phần, phần còn lại thì ở dạng khí CO2. Chúng chỉ mất 24 giờ để thải ra 90% HBCD đã hấp thụ và hoàn toàn thải hết sau 48 giờ. Sâu bột được nuôi theo chế độ ăn nhựa chứa chất HBCD thường xuyên vẫn có tình trạng sức khỏe tương tự như những con bình thường. Những con tôm được cho ăn loại sâu bột này cũng hoàn toàn khỏe mạnh. Nhựa có trong ruột sâu bột đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và loại bỏ chất HBCD.
Các nhà khoa học công nhận rằng sử dụng HBCD thải ra từ sâu bột vẫn là một chất có hại, cũng như không phải phụ gia nhựa nào cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự.
Trong khi hi vọng sử dụng sâu bột để giải quyết vấn đề nhựa thải, các nhà khoa học vẫn lưu ý rằng biện pháp tốt nhất về lâu dài chỉ có thể là việc tìm ra vật liệu thay thế dễ phân hủy và hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần.
Nguồn: Ngọc Đỗ (Theo phys.org)/Tạp chí Khoa học & Phát triển
Xem thêm