Quốc vương Bhutan: Một minh quân và một phật tử thuần thành

05/05/2022 | 432

Quốc vương Bhutan - Jigme Khesar Namgyel Wangchuck - người được thế giới nhìn nhận như một trong những nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất, dưới sự dẫn dắt của ông, Bhutan đã trở thành biểu tượng của một quốc gia hạnh phúc, trong lành bậc nhất trên thế giới. Đặc biệt Quốc vương còn là một Phật tử thuần thành trường chay.

Quốc Vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck - người được thế giới nhìn nhận như một trong những nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất, dưới sự dẩn dắt của ông, Bhutan đã trở thành biểu tượng của một quốc gia hạnh phúc và trong lành bậc nhất trên thế giới.

Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck sinh năm 1980. Người được thế giới nhìn nhận như một trong những nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất, dưới sự dẩn dắt của ông, Bhutan đã trở thành biểu tượng của một quốc gia hạnh phúc và trong lành bậc nhất trên thế giới.

Vương Quốc Bhutan là quốc gia được báo chí quốc tế gọi là "Vương quốc hạnh phúc", đất nước này là quốc gia nằm hàng đầu trong danh sách thống kê quốc tế - Những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Bhutan là một Vương quốc thật đặc biệt. Dân chúng không sát sanh, không giết gà, heo, bò, hay câu cá để ăn thịt. Trong nước không có trộm cướp và bạo động. Đi ra khỏi nhà không cần khóa cửa. Rau trái thì được trồng 100% theo lối hữu cơ.

Được biết, năm 17 tuổi, Jigme Khesar đã tạm xa rời đất nước nhỏ bé Butan để theo học ngành khoa học chính trị và kinh tế tại đại học danh tiếng Oxford của Anh. Trong gần 7 năm theo học tại Anh, hoàng tử Jigme Khesar cùng ở chung nhà với 3 sinh viên khác, hàng ngày vẫn cần mẫn đạp xe đến trường. Không những theo học và nghiên cứu tại trường, Jigme Khesar còn thích hội họa và bóng rổ. Theo bạn bè của vị Quốc vương này kể lại thì Jigme Khesar thường xuyên đạp xe ra các vùng ngoại thành để thỏa mãn sự đam mê hội họa của mình bằng những bức tranh được đánh giá là rất có hồn. 

5 hành động khiêm nhường của Quốc vương Bhutan

Khi tốt nghiệp tấm bằng loại ưu của đại học Oxford và hoàn thành bằng thạc sỹ ngành chính trị học năm 2007, Jigme Khesar trở về nước và chính thức lên ngôi. Mặc dù kế vị ngôi Quốc vương khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng Jigme Khesar luôn được toàn thể dân chúng Bhutan ngưỡng mộ. Người Butan nói rằng chính vị Quốc vương trẻ Jigme Khesar đã đem đến sự khởi đầu mới cho một nền dân chủ tại đất nước này. 

Không chỉ là người thổi luồng gió mới vào nền chính trị cũng như kinh tế của đất nước nhỏ bé với chỉ 70.000 dân, sau khi lên ngôi vào năm 2008, Quốc vương Jigme Khesar còn được người dân yêu quý bởi sự gần gũi với các thần dân của mình. Nhiều người dân tại Butan truyền tai nhau rằng, vị Quốc vương của họ thường mời dân thường tới nhà riêng để uống trà và tán gẫu. Trong những cuộc trò chuyện này, Quốc vương Jigme Khesar thấu hiểu hơn tâm tư và nguyện vọng của người dân, từ đó ông ra những quyết sách để dân chúng Butan được hạnh phúc và no ấm hơn. 

Quốc vương Bhutan rất tôn kính Phật giáo và là một Phật tử thuần thành. Đạo Phật là Quốc giáo chính thức của Vương Quốc này.

Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck mới được truyền ngôi năm 2008, nhưng đã ban hành chế độ dân chủ lập hiến, và làm việc tận tụy ngày đêm để phục vụ cho dân. Mỗi ngày ở Bhutan, Quốc vương rời nhiệm sở lúc 5h30 phút chiều. Ngài làm Vua không để chơi và hưởng thụ, mà làm việc cho lợi ích của nhân dân. Quốc vương Bhutan được người dân hết sức yêu thương và kính nể, vì ông luôn đi sâu sát vào hoàn cảnh của người dân, bảo vệ quyền lợi của dân và luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Có khi Vua phải đi bộ cả trăm cây số đường núi để thăm viếng và ủy lạo những gia đình đang gặp khó khăn. Vua thương dân cũng như thương con, đúng theo mô thức của một vị Vua hiền ngày trước, biết sống đơn giản và làm việc tận tụy. Do đó, Vua được dân chúng trong nước thương yêu hết mực.

Ai cũng có mơ ước được sống trong một môi trường trong lành và hạnh phúc. Và một quốc gia kiểu Utopia có lẽ chưa chắc đã là không tưởng và quá xa vời. Dưới sự dẫn dắt của “Long Vương” Jigme Khesar Namgyel Wangchuck người được thế giới nhìn nhận như một trong những nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất – Bhutan đã trở thành biểu tượng của một quốc gia hạnh phúc và trong lành bậc nhất trên thế giới.

5 hành động khiêm nhường của Quốc vương Bhutan

Báo chí nước ngoài đặt cho Quốc vương Bhutan biệt hiệu "Ông hoàng quyến rũ nhất của vùng Hy Mã Lạp Sơn" hay "Long Vương xứ Bhutan" (Dragon King of Bhutan). Quốc vương Bhutan rất tôn kính Phật giáo và là một Phật tử thuần thành. Đạo Phật là Quốc giáo chính thức của Vương Quốc này.

Hôn nhân đa thê được coi là hợp pháp ở đất nước Bhutan nhưng Quốc Vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck nói rằng, ngài sẽ không cưới người phụ nữ nào khác ngoài Jetsun Pema. Cô là người vợ đầu tiên và cũng là duy nhất của ngài. Cũng vì câu nói đó mà mọi thần dân ở Bhutan thường ca ngợi chuyện tình giữa hai người là truyện cổ tích thời hiện đại.

Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck là một Phật tử thuần thành trường chay.

Quốc vương xứ Bhutan vốn nổi tiếng là người tài hoa, có gương mặt đẹp và hút hồn nhiều cô gái. Hoàng hậu xứ Bhutan là một người rất đôn hậu, yêu thương dân chúng hết mực.

Cô sinh viên học giỏi Jetsun Pema, mối tình đầu và cũng là người thương suốt đời của chàng Quốc Vương trẻ tuổi. Tình yêu 6 năm bền chặt của cặp đôi khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cô cũng được coi là một trong những hoàng hậu có phong cách ăn mặc trang nhã, thanh lịch nhất thế giới, không thua kém công nương Kate Middeton của Anh.

Jetsun Pema thật may mắn, nhưng để có được may mắn này, cô đã không ngừng cải thiện bản thân và tự chuẩn bị cho mình tâm thế trở thành Hoàng hậu của Bhutan và cô thật sự xứng đáng với những gì cô đang có.

Hoàng tử Bhutan ra đồng làm ruộng, không được sinh nhật tới 20 tuổi - Giới  trẻ

Khi đặt chân cất bước đến đất Bhutan nhỏ bé này, các bạn sẽ thật sự ngạc nhiên về sự quan tâm mà Hoàng gia dành cho dân chúng. Dân chúng được chu cấp gỗ và vật liệu miễn phí khi xây nhà. Việc khám chữa bệnh, thuốc men cho toàn thể nhân dân Bhutan được nhà nước cung cấp hoàn toàn miễn phí. Trường học (kể cả các bữa ăn cho học sinh nội trú) cũng nhận được sự chu cấp của chính phủ. Các bản làng xa được cung cấp thiết bị tự tạo điện từ năng lượng mặt trời, cùng với hệ thống nước sạch bắt nguồn từ nguồn nước khoáng thiên nhiên.

Rất bình dị với cuộc sống đạm bạc, không có khoảng cách với mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội, bất kỳ mọi công dân của đất nước luôn được chào đón tại nơi cư trú của đức Vua và trò chuyện bình thường. Bởi đức Vua luôn lắng nghe và thích sẻ chia với những khó khăn của người dân.

Quốc vương Bhutan không chỉ một vị vua tuyệt vời được mọi quần chúng nhân dân yêu mến, mà còn là một phật tử thuần thành.

Nhà vua đã đích thân mang một hộp gỗ đàn hương nặng 55kg đến Tu viện Chari sau khi cúng dường 6 hộp vào ngày trước đó. Các hộp này sẽ được sử dụng để cất giữ các xá lợi quý giá của tu viện.

Đối với một người bình thường, đi bộ đến Tu viện Chari là một thách thức do tuyến đường dốc. Sự vĩ đại của Ngài khi phải đeo mang trên mình thêm 55kg là một hành động khó có thể tưởng tượng nổi đối với bất kỳ ai. Đây là quyết tâm thanh tịnh và sự tận tâm đối với Phật pháp của Nhà vua.

Nhà vua đi cùng với Bộ trưởng Y tế, Lyonpo Tandin Wangchuk, Bộ trưởng cũng mang theo một hộp.

Tu viện Chari nằm trên một ngọn đồi dốc, phải mất một giờ đi bộ từ đường. Tu viện được xây dựng từ thế kỷ 17 bởi Zhabdrung Ngawang Namgyel- vị Bồ tát thống nhất Bhutan.

Được nghe nói rằng 5 người mang 5 hộp còn lại phải nhờ người khác tiếp sức cùng nhưng Nhà vua thì không cần nhờ tới bất cứ sự giúp đỡ nào để mang tới Tu viện!

Quốc vương Bhutan quả là một bậc minh quân đáng để cho các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới học hỏi noi theo, để cho nhân dân trên toàn cầu cũng được sống trong thanh bình, hạnh phúc như ở sơn quốc trên dãy Hymalaya này.

Theo phatgiao.org.vn

---

Thế gian Đại Việt kiệt xuất một con người: Phật hoàng Trần Nhân Tông

Quốc gia duy nhất coi “hạnh phúc của dân” là sự thịnh vượng

Những câu chuyện tình yêu hoàng gia đẹp như những bản tình ca


(*) Xem thêm

Bình luận