19 người phụ nữ đẹp nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

08/03/2022 | 440

Lịch sử đã ghi danh: Họ là những người phụ nữ đẹp không chỉ ở diện mạo, mà còn ở đức hạnh, tài năng, khí chất... Tất cả đều góp phần vào công cuộc gìn giữ hoà bình, độc lập dân tộc và dựng xây đất nước Việt ta từ xa xưa đến nay. 

Hai Bà Trưng với cuộc khởi nghĩa dành lại nghiệp xưa vua Hùng, hay những vị hoàng hậu nổi tiếng như Nguyên phi Ỷ Lan, Bắc cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân tài sắc vẹn toàn. Lại có người mẹ lam lũ, chăm lo hết lòng cho chồng con như cụ Hoàng Thị Loan, rồi những hy sinh thầm lặng của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những nữ anh hùng quả cảm trong chiến tranh như nữ tướng Nguyễn Thị Định, chiến sĩ cách mạng Võ Thị Sáu. Trong thời đại mới có những người đàn bà thép như bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình...

1. Hai Bà Trưng – những nữ vương đầu tiên trong lịch sử dân tộc

Trong những bài tập đọc đầu tiên của cuốn sách Tiếng Việt các bạn học sinh đều được học bài Hai Bà Trưng. Đây là hai nữ tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta đứng lên chống lại ngoại xâm đô hộ. Hai bà tên thật là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai chị em ruột vốn cũng thuộc dòng dõi lạc tướng tại đất Mê Linh dưới thời vua Hùng. Đây đều là những người con gái đảm lược.

Tranh Hai Bà Trưng khởi nghĩa

Hai Bà Trưng – vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử mở đầu cho những cuộc khởi nghĩa chống phương Bắc xâm lược sau này

Tương truyền bà Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng lạc tướng đất Chu Diên. Ông bị thái thú bấy giờ của vùng đất Giao Chỉ là Tô Định giết hại dẫn đến sự căm phẫn trong lòng dân chúng. Hai Bà Trưng đã vượt qua mọi định kiến về lễ giáo phong kiến thời đó, vào một buổi sáng mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên) tế cờ và khởi nghĩa. Ai cũng thuộc nằm lòng câu nói nổi tiếng của hai bà:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”

Hai Bà Trưng

Trận đánh đó nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn dân chúng, đánh cho thái thú Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, thay đổi hình hài mà trốn vào đám loạn quân mà trở về cố quốc. Sau đó, Hai Bà Trưng xưng vương, lập lên nền tự chủ dân tộc của nước ta sau hơn 200 năm chịu ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Mặc dù quãng thời gian đó chỉ là ngắn ngủi trong vòng năm nhưng lại có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, mở ra các phòng trào khởi nghĩa chống ngoại xâm sau này.

Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương.Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.

2. Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)

Nối tiếp tinh thần của Hai Bà Trưng, sau gần 2 thế kỷ, vùng núi Cửu Chân (Thanh Hóa) xuất hiện phụ nữ anh hùng khác là Triệu Thị Trinh.

Triệu Thị Trinh hay Triệu Quốc Trinh, Triệu Ẩu, hay Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người.

Nhân dân còn truyền tụng các câu nói đầy khí phách của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người!”

176. Khởi nghĩa Bà Triệu và những giá trị lịch sử trường tồn – Lược Sử Tộc  Việt

Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)

Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Bà Triệu đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, quân Ngô tan rã. Bọn quan lại thống trị từ Thứ sử Giao Châu trở xuống đến các huyện lệnh đều bị giết hoặc chạy trốn. Cả Giao Châu chấn động.

Nhà Ngô phải cử danh tướng Lục Dận đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, kiên cường nhưng vì lực lượng quân sự còn yếu nên đã thất bại. Bà Triệu Thị Trinh hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu và dưới chân núi Tùng là Đền thờ chính của Bà Triệu, cạnh quốc lộ số 1, thuộc Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Hội đền hằng năm vào ngày 21 tháng hai âm lịch. Nội 137km.Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn, có thanh thế vang dội, là đỉnh cao của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ II, III. Cho đến nay, nhân dân cả nước còn lưu truyền hình ảnh Bà Triệu và hoạt động của quân khởi nghĩa.

Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng "giành lại giang san, cởi ách nô lệmuôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.

3. Nguyên phi Ỷ Lan – câu chuyện về vị mẫu nghi tài sắc vẹn toàn

Nguyên phi Ỷ Lan là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của Hoàng đế Lý Nhân Tông, thụy hiệu là Linh Nhân Phù Thánh hoàng hậu. Thân phụ của bà là Lê Công Thiết, thân mẫu là Vũ Thị Tình, bà hạ sinh được Hoàng thái tử Lý Càn Đức và Minh Nhân vương. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, đưa đất nước dưới triều Lý phát triển hưng thịnh, những đóng góp cho triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: năm Giáp Thìn (1064), vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn lại cho rằng mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ Lỗi nhìn thấy người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong veo, đối đáp trôi chảy nên sinh lòng yêu mến, rồi đưa người con gái đó vào cung phong làm Ỷ Lan phu nhân, nơi ở là Du Thiền các.

Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, Nguyên phi được vua trao quyền điều khiển chính sự với sự giúp sức của Lý Đạo Thành – Thái sư đầu triều đương thời. Cùng năm đó nước ta gặp phải nạn lụt lớn, dân chúng mất mùa rơi vào cảnh lầm than. Nhờ sự thông minh, chu toàn của mình mà bà đã đưa ra những chính sách quyết đoán, làm yên lòng dân, cứu đói và trị thủy. Từ đó mà nhận được sự cảm phục của dân chúng, họ tôn bà là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ ghi nhớ công đức người.

Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông trị nước - Giáo dục

Hình ảnh Nguyên phi Ỷ Lan

Năm Nhâm Tý (1072) vua đột ngột qua đời, thái tử Lý Càn Đức lên ngôi (khi ấy mới 7 tuổi, sau này là vị vua tài ba Lý Nhân Tông), tôn phu nhân lên làm Hoàng Thái phi rồi Hoàng Thái hậu. Lợi dụng vua tuổi nhỏ, nhà Tống nhiều lần nhăm nhe. Một lần nữa bà lại buông rèm nhiếp chính, cùng với tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh Tống đã làm nên chiến thắng vang dội của hai lần Tống sang xâm lược (1075 và 1077). Đặt quốc gia đại sự lên hàng đầu, bà cho mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An về lại triều giữ chức Thái sư mặc dù trước kia có hiềm khích. Ông lo việc vận chuyển lương thảo ra tiền tuyến giúp ba quân vững lòng chống giặc.

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vết đen sám hối mãi không phai

Tượng nguyên phi Ỷ Lan

Nguyên phi Ỷ Lan cũng là người tôn sùng đạo Phật, bà cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa, thường đàm đạo với các vị sư về đạo Phật. 

4. Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa là công chúa đời nhà Trần, Hòa thân công chúa, là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông, chính thê vua Chế Mân. Câu chuyện về Huyền Trân công chúa được truyền tụng trong dân gian, không chỉ vì lý do chính trị mà còn về khía cạnh văn hóa thơ, ca nhạc cũng như nghệ thuật sân khấu. Điều này khiến Huyền Trân công chúa trở thành công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chuyện Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa có công giúp nước lấy được hàng ngàn dặm đất, làm bàn đạp cho sự nghiệp Nam tiến về sau. Năm 1306, Huyền Trân công chúa được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).

Lịch sử ghi chép rằng: Đại Việt và Chiêm Thành đã trải qua những trận chiến liên miên không dứt kéo dài trong hơn 200 năm từ đời nhà Lý đến nhà Trần; chỉ đến khi cùng bị quân Nguyên xâm lược hai bên mới ngừng xung đột, chống kẻ thù chung. Tháng 2 năm Tân Sửu (1301), Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người đã cải thiện bang giao với Chiêm Thành, đến thăm Chiêm Thành và được nhà vua Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) đón tiếp nồng hậu. Trần Nhân Tông ở Chiêm Thành đến chín tháng trời, vừa ngao du sơn thủy vừa trao đổi Phật pháp. Trước khi về, Thượng hoàng ngỏ ý muốn gả con gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân để mở rộng bang giao hai nước. Từ đó, năm nào Chiêm Thành cũng cử sứ bộ tới Thăng Long xin cầu hôn. Triều đình nhà Trần phản đối cuộc hôn nhân dị tộc này, chỉ có Văn túc vương Trần Đạo Tái và Đại hành khiển Trần Khắc Chung ủng hộ. Đặc biệt đến năm 1305, khi Chế Mân đề nghị dâng hai châu Ô, Rí làm của hồi môn thì nhà Trần không thể chối từ nữa.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1336), Huyền Trân lên thuyền sang Chiêm Thành. Quan quân và dân chúng đến tiễn đưa công chúa rất đông. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân đã được Chế Mân phong cho danh hiệu là hoàng hậu Paramecvari.

Huyền Trân công chúa làm vợ Chế Mân - ảnh 1

Vì sao Chế Mân lại nóng lòng muốn lấy Huyền Trân đến như vậy? Chế Mân được xem là một trong những bậc minh quân và anh hùng dân tộc của người Chiêm, ông là người đã lãnh đạo quân Chiêm đánh bại thủy quân Nguyên xâm lược (chiến công của ông có được cũng nhờ Đại Việt đã ngăn được quân Nguyên trên bộ), khi lên ngôi ông củng cố sự hòa hiếu với các quốc gia lân bang, kinh bang tế thế khiến dân chúng yêu quý, tôn trọng. Chế Mân muốn cưới Huyền Trân để phát triển bang giao hai nước lâu dài.

Đây hẳn là một đám cưới vì mục đích chính trị, bản thân Huyền Trân cũng chỉ là người vợ thứ ba của Chế Mân. Ngoài người vợ đầu người Chiêm, vợ thứ hai là Tapasi là người Java, Chế Mân có lẽ cũng muốn giữ hòa khí và bang giao với phía Nam.

Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được anh trai Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung đưa về. Lộ trình đưa công chúa trở về cố hương cũng đã được văn học thơ ca thời bấy giờ khai thác và lãng mạn hoá thành một câu chuyện tình yêu đẹp giữa "trai anh hùng gái thuyền quyên".

5. Từ Thục phu nhân

Từ Thục phu nhân tên thật là Nhữ Thị Thục, người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương, nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Bà sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá, con gái của quan Thượng thư bộ hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan dưới thời vua Lê Thánh Tông. Mặc dù xuất thân quý tộc nhưng ngoài 20 tuổi bà mới kết duyên cùng ông Nguyễn Văn Định – một thầy đồ ít tiếng tăm, vốn không phải dòng dõi danh gia, sinh trưởng tại huyện Vĩnh Lại, nay là Vĩnh Bảo, nằm cách huyện Tiên Minh một khúc sông nhỏ. Tương truyền, bà đã tính toán cẩn thận ngày giờ hợp cẩn để sinh ra Nguyễn Văn Đạt (tên khai sinh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) và bà cũng chính là người có sức ảnh hưởng lớn trong giáo dục cũng như hình thành nhân cách của con mình.

Chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử

Bà là hình mẫu người phụ nữ rất hiếm gặp trong lịch sử Việt Nam: thông minh, quyết đoán, học rộng, giỏi văn chương, kinh sử, lại tinh thông cả dịch lý, tướng số, mang chí lớn của bậc trượng phu. Bà tâm niệm rằng: nếu không lấy được chồng làm vua thì con bà sinh ra sau này cũng phải làm vua một nước. Sau này, bà được vua Mạc phong tặng cho tước hiệu Từ Thục phu nhân.

Đến Hải Phòng thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cẩm nang Hải  Phòng

Từ Thục phu nhân hình thành lên nhân cách của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

6. Từ Dụ Hoàng thái hậu (1810 – 1902)

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu hay Từ Dụ Hoàng thái hậu tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Phụ thân bà là Phạm Đăng Hưng – danh thần của nhà Nguyễn, mẫu thân bà là Phạm phu nhân.

Cuộc đời Đức Từ Dụ nhân vật chính của Phượng Khấu trong đời thực

Bà là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, mẹ ruột của vua Tự Đức. Từ Dụ Hoàng thái hậu nổi tiếng là một người đức hạnh, xuất thân cao quý, thông kinh sử, có đức hiền, biết yêu dân thương con. Bà hạ sinh được hai công chúa, một hoàng tử và tại vị ở triều đình Huế trong vòng 55 năm, từ lúc bà trở thành Hoàng thái hậu dưới thời Tự Đức năm 1847 cho đến khi qua đời vào năm 1902 dưới thời Thành Thái.

Danh hiệu của bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Từ Dũ.

TỪ DỤ HOÀNG THÁI HẬU - HÌNH MẪU ĐẠO ĐỨC CỦA HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN

Từ Dụ Hoàng thái hậu

7. Công chúa Lê Ngọc Hân – Bắc cung hoàng hậu

Công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Ngay từ nhỏ công chúa đã có anh thông minh, hiếu học. Bà có thể học thuộc lòng nhiều bài thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, tiếng lành đồn xa. Tình hình nước ta thời bấy giờ chia cắt đất nước làm hai lấy bờ sống Gianh làm ranh giới.

Ngọc Hân công chúa

Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân

Năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), Nguyễn Huệ – một tướng nhà Tây Sơn sau khi tiêu diệt nhà họ Trịnh ở Đàng Trong đã tiến quân ra Bắc với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”. Ông yết kiến vua Lê Hiển Tông. Nhờ sự mai mối của Nguyễn Hữu Chỉnh mà Lê Ngọc Hân trở thành vợ của Nguyễn Huệ khi đó bà 16 tuổi, chồng bà 33 tuổi. Ban đầu chỉ là một cuộc hôn nhân chính trị nhưng sau thời gian chung sống, vì tài năng và đức hạnh, Nguyễn Huệ đã đem lòng cảm mến bà và thường xuyên hỏi bà về những ứng xử với nhà Lê.

Sau khi Lê Hiển Tông qua đời, bà ủng hộ anh trai là Lê Duy Cận lên ngôi những gặp phải sự phản đối quyết liệt của triều đình và hoàng tộc nên đã để cháu trai Lê Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu Lê Chiêu Thống. Bà trở về Thuận Hóa theo lệnh của Nguyễn Huệ. Vào năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung. Vua đã tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Ông phong công chúa Lê Ngọc Hân là Hữu cung Hoàng hậu, phong vợ cả Phạm Thị Liên (hay Bùi Thị Nhạn) làm Trung cung Hoàng hậu.

Ngọc Hân công chúa: Tiểu sử và bí mật ngôi đền thiêng lạ lùng

Đại thắng quân Thanh trở về vua phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu. Trong những chính sách cải cách đất nước của mình vua luôn tham khảo ý kiến của bà và nhận được nhiều đóng góp hữu ích. Việc vui chẳng tày gang, năm Quang Trung thứ 5 (1972), vua đột ngột băng hà. Bà đau thương viết lên bài Ai tư vãn đem niềm đau đớn khôn nguôi gửi vào. Trớ trêu thay bà còn bị nghi ngờ hạ độc giết vua. Con vợ cả Nguyễn Quang Toản lên ngôi, bà cùng hai con của mình là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức đến sống ở chùa Kim Tiền. Năm 1799, bà qua đời khi đó mới 29 tuổi.

8. Nữ tướng Bùi Thị Xuân

Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, là chính thất của Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Tương truyền bà vừa có sức mạnh vừa có sắc đẹp, nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích làm con trai, thích múa kiếm đi quyền. Nghe kể chuyện bà Trưng bà Triệu cỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn được theo gương bà Triệu bà Trưng. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang cử án tề mi thì Bùi Thị Xuân cho là nhảm nhí. Lúc nhỏ đi học bà thường mặc áo con trai, lớn lên tự chế kiểu áo các nữ hiệp vẽ trong sách mà mặc.

Sử gia Phạm Văn Sơn viết: "Người ta cảm phục Bùi Thị Xuân chẳng riêng chỗ bà có nhan sắc hơn người, mà còn ở chỗ có gan dạ và trí lược của một đại tướng. Người ấy đã có công gây dựng một phần sự nghiệp của chồng và của ba anh em vua Tây Sơn, đã bao phen xuất nhập chiến trường, vào sinh ra tử.."

Đoạn kết cuộc đời nữ tướng Bùi Thị Xuân | Nghiên Cứu Lịch Sử

Hình tượng Nữ tướng Bùi Thị Xuân

9. Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhắc đến những người phụ nữ đảm đang nhân hậu trong lịch sử nước ta không thể không kể đến bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, con gái đầu lòng của cụ Hoàng Đường và cụ bà Nguyễn Thị Kép. Cụ Hoàng Đường có nhận nuôi và dạy học cho một cậu học trò nghèo tên Nguyễn Sinh Sắc. Ngay từ nhỏ bà đã tỏ ra là một cô bé thông minh, chăm chỉ, và khéo léo trong nghề dệt vải. Bà còn được trời phú cho giọng hát hay, mỗi khi làm việc thường ca những câu hát ví, hát dặm. Bà có dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thùy mị, nết na, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, chăm chỉ làm công việc. Bà lớn lên đã tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, bà thuộc rất nhiều làn điệu câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc.

Bà vượt qua những lễ giáo phong kiến về sự môn đăng hộ đối mà đem lòng yêu thương học trò của cha. Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn khi kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc vào cuối năm 1883 - một người mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng hiếu học.Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn khi kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc vào cuối năm 1883 - một người mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng hiếu học.

Bà hạ sinh được 4 người con và bằng tất cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà đã hi sinh tất cả để vun đắp nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của họ. Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực những khát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân.

Cụ Bà Hoàng Thị Loan - Mẹ của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Bà Hoàng Thị Loan

Dân gian có câu “Phúc đức tại mẫu” có nghĩa là: Người phụ nữ ngày xưa có vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, là hậu phương cho chồng, chăm sóc, nuôi dạy các con. Các con có nên người, có đạt được công danh một phần lớn là nhờ người mẹ nhân hậu, biết vun vén việc nhà. Bà Hoàng Thị Loan chính là một người mẹ, người vợ như vậy. Thế nên bà mới nuôi dạy ra được một người con vĩ đại, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam ta. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng các anh chị đã được học những đạo lí làm người, điều hay lẽ phải đầu tiên trong cuộc đời từ những câu hò, điệu ví mẹ ru hàng ngày, từ đó đã thấm nhuần vào tư tưởng của Người ngay từ khi còn trẻ. Ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế, Bà đã qua đời ở tuổi 33 do lao động quá sức, cuộc sống thiếu thốn dẫn đến lâm bệnh nặng.

Để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1984, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang Quân khu 4 xây dựng khu mộ của Bà khang trang, đẹp đẽ.

Bà Hoàng Thị Loan - Người phụ nữ đảm đang, nhân hậu (Nhân lễ giỗ lần thứ  120 của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, 22

Khu mộ bà Hoàng Thị Loan (1968 – 1901)

10. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Suốt - Người đánh giặc bằng mái chèo

Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1908-1968), là một nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.

Năm 1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, bà đã 58 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ. Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.

Về nhà mẹ Suốt bên bờ sông xanh - Báo Công an Nhân dân điện tử

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Suốt

Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.

Cuối năm 1968, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, bà ngừng công việc chèo đò, di chuyển lên vùng cao hơn. Ngày 21 tháng 8 năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc Mỹ. Sau đó bà được Nhà nước công nhận liệt sĩ.

Tượng đài mẹ Suốt, bên dòng sông Nhật Lệ Đồng Hới, Quảng Bình

Tượng đài Mẹ Suốt bên dòng Sông Nhật Lệ - Quảng Bình

11. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

 Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010) là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà có chồng, 9 người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.

Mẹ Nguyễn Thị Thứ - huyền thoại bất tử » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Tượng đài Mẹ Thứ nằm trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.

Trong hai cuộc Chiến tranh chống Pháp chống Mỹ, Nguyễn Thị Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật, nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con bà mở hé cửa hầm cho họ dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.

12. Nguyễn Thị Định – nữ tướng đầu tiên của Việt Nam

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 – 3 – 1920 tại một gia đình nghèo ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Chôm, tỉnh Bến Tre. Ngay từ nhỏ bà đã nhận thức được cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách đô hộ của chính quyền thực dân. Bà là người thông minh, nhanh nhạy và học hỏi rất nhanh. Nguyễn Thị Đinh bắt đầu tham gia vào phong trào cách mạng Đông Dương năm 1936 khi mới 16 tuổi. Những công việc đầu tiên của bà là rải truyền đơn, liên lạc, vận động nhân dân chống lại áp bức, bóc lột của chính quyền bấy giờ.

Nữ tướng duy nhất của Quân đội cách mạng Việt Nam

Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945 bà cầm đầu hàng ngũ giành chính quyền ở thị xã Bến Tre. Trong suốt quá trình bà giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Bà chính là người tiếp chỉ đạo cuộc Đồng khởi Bến Tre đợt I năm 1960. Cuộc đấu tranh đặc biệt này nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, nhất là những người phụ nữ. Để rồi lịch sử sau này gọi họ với cái tên đầy thân thương “đội quân tóc dài”. Sau đó bà lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch mặt trận giải phóng dân tộc tỉnh Bến Tre, hội trưởng LHPN giải phóng miền Nam, phó tư lệnh quân Giải phóng miền Nam. Năm 1968, bà được nhà nước Liên Xô trao tặng Giải thưởng Hòa bình Lê – nin.

Nữ tướng Nguyễn Thị Định: “Linh hồn” của phong trào Đồng Khởi |

Nữ thiếu tướng Nguyễn Thị Định

Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tưởng, trở thành vị nữ tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta. Hòa bình lập lại, bà giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Ủy viên trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch hội LHPN Việt Nam, phó chủ tịch hội đồng Nhà Nước,…

Năm 1992, bà mất đi trong sự tiếc thương khôn nguôi của người dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Ba năm sau khi bà mất, năm 1995, nữ tướng Nguyễn Thị Định được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đền thờ bà được đặt tại chính quê hương của bà, ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Chôm, Bến Tre.

13. Anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai tên khai sinh là Nguyễn Thị Vịnh (1 tháng 11 năm 1910 – 28 tháng 8 năm 1941) là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930–1940.

Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mệnh Đảng, sau đó được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản. Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong.

Nguyễn Thị Minh Khai - sáng ngời chí khí cách mạng | Xây dựng Đảng | Báo  Nghệ An điện tử

Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939 ở Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc. Ngày 30 tháng 7 năm 1940, bà bị bắt (cùng với Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Tiến - tác giả cờ đỏ sao vàng) ngay sau phiên họp của Xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh. Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp cho là tử hình và bị bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn.

Tên của bà được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: thành phố Thái Bình, thành phố Hạ Long (từ đường Vũ Văn Hiếu đến hang Luồn), Đồng Hới (gần sân vận động), Đà Lạt (khu chợ đêm), Nha Trang (ngay cạnh quảng trường 2 tháng 4, từ đường Trần Phú đến đường Trần Nhật Duật), Đà Nẵng (gần nhà hát Trưng Vương),...

14. Anh hùng Trần Thị Lý

Anh hùng Trần Thị Lý (tên thật Trần Thị Nhâm) là một nhà hoạt động cách mạng, nữ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, là nữ tù chính trị dưới các nhà tù Pháp-Mỹ và là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Về phía chính quyền Việt Nam, bà được xem là một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên, gan dạ, dũng cảm, vì đã từng chịu nhiều cực hình, tra tấn dã man, vô nhân đạo trong các nhà tù của Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm mà vẫn bất khuất, không khai báo, kiên trì chịu đựng, không khuất phục.

Tháng 2 năm 1992 bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hình ảnh của bà đã từng là đề tài của thơ ca, nhạc, họa, phim ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu. Tên bà được đặt cho một cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, hiện là một trong những cây cầu biểu tượng của thành phố Đà Nẵng.

Chuyện về anh hùng Trần Thị Lý - Báo Quảng Bình điện tử
Anh hùng Trần Thị Lý

15. Anh hùng Lê Thị Hồng Gấm

Anh hùng Lê Thị Hồng Gấm là một nhà cách mạng của Việt Nam, người đã tham gia vào công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bà sinh ra trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Tháng 12 năm 1967, Lê Thị Hồng Gấm đã tham gia cách mạng, và được phân công làm công tác giao liên xã. Cuối năm 1968 tổ còn lại duy nhất một mình cô. Đến tháng 12 năm 1968, cô trở thành xã đội phó, cùng lãnh đạo xã thuyết phục nhân dân bám đất, bám ruộng vườn sản xuất, ủng hộ cách mạng.

Lê Thị Hồng Gấm, người nữ Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh

Tháng 8 năm 1969, Lê Thị Hồng Gấm được cử làm trung đội phó du kích vành đai liên xã. Ngày 18 tháng 4 năm 1970, để chuẩn bị cho trận đánh đêm, cô cùng hai nữ du kích khác đi mua lương thực cho đồng đội. Khi ra giữa cánh đồng, các cô bị hai chiếc máy bay trực thăng của quân địch phát hiện. Trước tình hình đó, Lê Thị Hồng Gấm đã chỉ đường trốn thoát cho đồng đội, còn bản thân thì lợi dụng địa hình chiến đấu, đồng thời thu hút sự chú ý của quân địch về phía mình. Lúc này, 2 chiếc trực thăng lượn vòng uy hiếp, cô bắn trả, một chiếc bị rơi tại chỗ, chiếc thứ hai đổ quân bao vây, cô nổ súng diệt tiếp ba tên địch. Tuy nhiên, do số luong quân địch quá đông, mà hỏa lực lại tập trung bắn về phía cô, khiến cô bị thương quá nặng, đạn đã hết nên dùng chút sức lực đập gãy khẩu súng để vũ khí không rơi vào tay địch và dũng cảm hy sinh.

16. Nam Phương Hoàng hậu

Bà là vợ của Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ham chơi, bù nhìn cho Pháp, nhưng bà là một Hoàng hậu có đủ phẩm cách, một phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức, đúng với cái tên của Bà - Nam Phương - hương thơm của phương Nam.

Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14-12-1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dù quê ở Tiền Giang nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn. Năm 12 tuổi, Thị Lan được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Tháng 9-1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.

Nam Phương Hoàng Hậu: Người đàn bà phải lòng Dior nhưng phân nửa đời vẫn  mực thước với Áo dài

Chân dung Nam Phương Hoàng hậu khi còn trẻ.

Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 đến năm 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị do cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, trong tuyên bố thoái vị, Vua Bảo Đại nói: Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ. Đây cũng là dấu mốc chấm dứt tham vọng chính trị của Nam Phương và bà phải sống một cuộc đời xa xứ, cô đơn lạnh lẽo cho đến cuối đời.

Số phận buồn của 5 người con của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Trong khí thế cách mạng của toàn dân quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, tại Huế, Hoàng hậu Nam Phương đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Bà là người đầu tiên đến nơi Mặt trận Việt Minh tổ chức “Tuần lễ vàng” tại Huế, tự nguyện tháo hết trang sức bằng vàng mang trên người hiến tặng cho cách mạng. Tại đây, Bà được gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, bà Nam Phương đã viết một thông điệp gửi cho bạn bè Á châu đề nghị họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lược của Pháp. Thông điệp đó được Nhà sử học Pháp Jean Renaud ghi lại trong một cuốn sách do Nhà Xuất bản Guy Boussac ấn hành tại Pháp năm 1949. Bà viết: “Kể từ tháng 3 năm 1945 nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp. Nhưng vì lòng tham của thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các Chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào chúng tôi”.

Nam Phương hoàng hậu, người khiến vua Bảo Đại bất chấp tất cả để yêu -  VietNamNet

Chân dung Nam Phương Hoàng hậu.

Với tư cách hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Nam Phương là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Hoàng hậu Nam Phương có với Bảo Đại 5 người con. Hai hoàng tử và ba công chúa.

Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963.

17. Võ Thị Sáu – nữ chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi gan dạ nhất

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại thực dân và đế quốc kéo dài hàng trăm năm của nước ta, có rất nhiều sự hy sinh và mất mát. Thế nhưng những cái chết đó là những cái chết bất tử. Trong đó phải kể đến Võ Thị Sáu – người chiến sĩ cách mạng trẻ măng và cái chết đầy anh dũng của chị.

Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh ra ở xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Gia đình chị có truyền thống cách mạng nên ngay từ khi còn nhỏ chị đã tham gia các hoạt động bí mật ở địa phương theo các anh. Mới 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã theo các anh trốn lên chiến khu ở. Chị xung phong làm liên lạc, tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ.

Tiểu sử anh hùng Võ Thị Sáu - Người con gái Đất Đỏ huyền thoại

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Ngọc càng mài càng sáng - Tác giả

Đứng trước phiên tòa bất công của bọn thực dân, chị đã hiên ngang mà tuyên bố "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là cái tội”. Võ Thị Sáu bị tuyên án nặng nhất Tử hình nhưng chị vẫn khẳng khái mà rằng hô “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Toà án Pháp kết án tử hình chị mặc dù đã được nhiều luật sư biện, phản đối tuyên án với lý do chưa đủ 18 tuổi. Sau năm thi hành án, chịu đủ mọi sự tra tấn dã man, tàn độc nhất, chị trải qua nhiều nhà tù khác nhau đều được mệnh danh là địa ngục chết chóc như nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa, Côn Đảo. Khi ở nhà tù chị vẫn tiếp tục liên lạc với các chiến sĩ cách mạng, yêu cầu đòi cải thiện đời sống của mọi người ở đây những đều không được chấp thuận. Thực dân Pháp không dám công khai xử tử hình chị mà phải lén lút thi hành án. Đứng trước họng súng quân địch, chị vẫn quả cảm, kiên cường hát vang bài Tiến quân ca.

Chị Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu – Nữ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, gan dạ với niềm tin chiến thắng cuối cùng của dân tộc

Vì sự anh dũng của mình, ngay trước đêm hành hình, chị được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam và được công nhận là Đảng viên chính thức. Chị mất khi mới vừa tròn 19 tuổi, vậy nên xưng hô chị Võ Thị Sáu vẫn được lớp lớp đàn em sau này gọi với tình cảm thân thương nhất.

18. Tôn Nữ Thị Ninh – người đàn bà thép

Nói đến những người phụ nữ thời kì đổi mơi nổi tiếng của nước ta phải kể đến bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà là người gốc Huế theo gia đình sang Pháp khi mới 3 tuổi. Bà học tập ở những ngôi trường danh tiếng như đại học Sorbon (Anh), đại học Cambrige (Pháp). Năm 1972, bà về nước làm việc theo tiếng gọi của Mặt trận giải phóng dân tộc. Bà được biết đến là “người đàn bà thép” trong ngành ngoại giao với hơn 20 năm công tác.

Tôn Nữ Thị Ninh - người đàn bà ngoại giao thép

Gốc gác cung đình Huế, người phụ nữ có vẻ đẹp bề ngoài cổ điển Tôn Nữ Thị Ninh lại là điển hình vượt qua mọi định kiến. Mỗi khi xuất hiện, cho dù là ở hoạt động ngoại giao, giáo dục hay văn hóa, trong những cuộc nói chuyện với sinh viên hay hoạt động từ thiện, xã hội, bà lúc nào cũng gây ấn tượng về sự lịch thiệp, duyên dáng, và đặc biệt là tầm vóc trí tuệ.

Bằng trí tuệ mẫn tiệp, sắc sảo và tính cách sắt đá, cương quyết, bà đã trở thành chiếc cầu nối thế giới và VN, đảm nhiệm rất nhiều vị trí quan trọng, hỗ trợ cho phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại các vòng đàm phán Hiệp định Paris, đại sứ ở Bỉ, Luxembourg, kiêm trưởng phái đoàn đại diện VN với Liên minh Châu Âu tại Brussels (Bỉ), đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Liên minh Châu Âu, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội, Đồng chủ tịch nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin; Phó chủ tịch Ủy ban Hòa bình VN, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đại học Trí Việt…

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Tôn Nữ Thị Ninh – người đàn bà ngoại giao thép

Bà gây ấn tượng đối với các phái đoàn quốc tế bởi những lập luận đanh thép, tranh luận thẳng thừng, khí khái mà đầy tính thuyết phục. Quan niệm ngoại giao của bà luôn là “tiếp thị hình ảnh đất nước”, xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bà đã nhận được Huân chương lao động hàng nhất, huân chương bắc đẩu Bội tinh của Pháp, huân chương Leooild II (Bỉ). Bà đã xuất bản nhiều cuốn sách đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong suốt cuộc đời mình.

Truyền thống được thừa hưởng từ gia đình gốc Huế, khác hẳn với vẻ bề ngoài dịu dàng, kín đáo mà vẫn quyến rũ. Là phụ nữ, để có thể hoạt động được trong ngành ngoại giao đã khó, kết hợp được cương - nhu càng khó hơn, và quan trọng nhất, theo bà, là phải không được khóc…

Điều này đúng cả trong những chuyện lớn lao như khi phải đấu tranh cam go với các bên quanh bàn đàm phán để có thể giành được chiến thắng, tôn vinh dân tộc; mà cũng đúng ngay cả trong những chuyện đời thường như vượt qua định kiến về “phái yếu” vốn bị “đóng đinh” là nhỏ nhen, không có chiến lược, thiếu tầm nhìn… trong con mắt một nửa còn lại của thế giới.

Vượt qua định kiến, lao vào gian khó và tỏa sáng với thành công rực rỡ, Tôn Nữ Thị Ninh tự chọn cho mình hình ảnh “ngọn lửa trên cao” để thể hiện một cuộc đời luôn rực cháy, thôi thúc bởi hoài bão và mong muốn truyền lửa tri thức và văn hóa đến giới trẻ.

19. Nguyễn Thị Bình – Phó chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927) là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004. Năm 2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Thị Bình – NHÂN -Humanity

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Trên đây là những người chúng ta biết mặt, rõ tên. Nhưng còn rất nhiều người mẹ Việt Nam anh hùng dấu nỗi đau mất chồng, mất con mà tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho ngày hòa bình lập lại, những cô gái đang tuổi trăng rằm đẹp nhất sẵn sàng hy sinh cả thanh xuân để tham gia kháng chiến. Dù có tên hay không tất cả họ đều là những người phụ nữ góp phần làm nên đất nước Việt Nam hôm nay. Nên tất cả họ đều xứng đáng được cả dân tộc tôn vinh, các thế hệ đời sau học tập và noi theo.

Thắm Lê tổng hợp

-----

Mẹ chồng tôi

Vì sao người xưa nói: “Con dâu hiền còn quý hơn con gái”?

Hai bài thơ đẫm nước mắt về lòng mẹ

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn?

Những câu chuyện cảm động về tình mẹ

Câu chuyện suy ngẫm: Cậu bé và cây đại thụ

Bữa tiệc và mẹ: một câu chuyện đậm tình người và đầy ý nghĩa nhân văn

Những bài thơ ý nghĩa về mẹ gây xúc động lòng con

Những bài hát hay nhất về Cha Mẹ

19 người phụ nữ đẹp nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam


(*) Xem thêm

Bình luận