Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn?

06/03/2022 | 603

Dưới đây là một bức tranh nổi tiếng của một họa sỹ thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris của Pháp. Hôm nay khi đã bắt đầu trưởng thành, tôi mới hiểu được ý nghĩa thực sự của bức tranh, nên thấy nó đẹp, chứ không phải bề nổi trần truồng đến tục tĩu. 

Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hi sinh cho con mình. Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ

Một bức ảnh trần tục lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời
1 đạo lí trên đời này , con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người:
NGƯỜI SINH RA MÌNH - NGƯỜI MÌNH SINH RA 

Đàn ông chọn cha (gia đình) - Đàn bà chọn con

Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình. Vậy là sai hay đúng? Còn người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn. Còn người đàn ông họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác và đứa con này mất đi họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không. Họ không hiểu rằng tìm được người có thể bên họ suốt cả cuộc đời đã khó mà để sinh ra 1 đứa trẻ như ý còn khó hơn. Cha mẹ chỉ sống với chúng ta nửa cuộc đời nhưng vợ con sẽ là người đi cùng ta cả cuộc đời. Họ nhiều khi coi là những việc làm của người phụ nữ là bổn phận đương nhiên, mà không cần đến một lời an ủi, động viên hay hành động sẻ chia khi mệt mỏi. Họ đâu biết rằng nhờ có tấm lòng hiếu thảo, bàn tay chu đáo, tần tảo sớm hôm của người vợ, người mẹ, người con trong gia đình mà người đàn ông mới có thể yên tâm ra ngoài đánh giặc trong thời chiến, dựng nước trong thời bình hay công tác tốt bên ngoài xã hội để công thành danh toại... Nhưng khi trở về trong vinh quang lại có không ít người "phụ nghĩa thưở tào khang", quên một thời đã từng nhớ:

"Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ người dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao..."

Xã hội là vậy, phụ nữ cứ hi sinh nhưng điều họ nhận lại càng cay đắng. Họ hi sinh tất cả và rồi họ nhận lại từ người đàn ông của họ chỉ là người sinh con và giúp việc không mất tiền thuê. Phụ nữ họ bỏ cha mẹ theo chồng, để phục dưỡng người đẻ ra chồng họ mà đến lúc người họ coi là cả cuộc đời chấp nhận bỏ họ để theo cha mẹ, có khi theo người mới để thoả mãn dục vọng thấp hèn, thì liệu có đáng hay không, thật khổ cho họ quá😓😢😢

Nhưng nhìn kỹ hơn thì không nên nghĩ như thế mà tội cho người đàn ông trẻ!

Người cha không biết bấu víu vào đâu nên cần cứu cha trước. Người vợ còn sức khoẻ, bám được vào rễ cây cũng chưa hẳn tuyệt vọng, đứa bé được mẹ giơ cao không lo ướt, tình mẫu tử giúp vợ mạnh mẽ để kéo dài thời gian tạo điều kiện cho chồng cứu cha.

Ý nghĩa thực sự của bức tranh

Đó là ngợi ca bản năng và đức tính cao cả của người phụ nữ trong gia đình. Họ luôn là những người tuyệt vời nhất! Họ thường âm thầm chịu đựng hy sinh tất cả sức khoẻ, tuổi thanh xuân, sự tự do, thậm chí là sự nghiệp... vì chồng, vì con, tận hiếu với cha mẹ chồng, thậm chí vì lợi ích cho cả dòng họ bên chồng. Bức tranh cũng phản chiếu sự bất công và thiệt thòi mà người phụ nữ từ xưa đến nay ở bất cứ nơi đâu, bất cứ xã hội nào cũng có. Nên những người đàn ông hãy lựa chọn bạn đời cho thật kỹ, và khi đã lựa chọn rồi thì hãy xác định chung sống hoà thuận cả đời, biết trân trọng và yêu thương khi họ còn bên cạnh bạn nhé. đừng để đến khi phải ân hận hay nuối tiếc thì đã quá muộn rồi. "Có không giữ, mất đừng tìm..."

Thắm Lê sưu tầm và bổ sung

-----

Mẹ chồng tôi

Vì sao người xưa nói: “Con dâu hiền còn quý hơn con gái”?

Ba bài thơ đẫm nước mắt về lòng mẹ

Những câu chuyện cảm động về tình mẹ

Câu chuyện suy ngẫm: Cậu bé và cây đại thụ

Bữa tiệc và mẹ: một câu chuyện đậm tình người và đầy ý nghĩa nhân văn

Những bài thơ ý nghĩa về mẹ gây xúc động lòng con

Những bài hát hay nhất về Cha Mẹ

19 người phụ nữ đẹp nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

 


(*) Xem thêm

Bình luận