Những cô bé cậu bé "chim cánh cụt" kiên cường

27/12/2021 | 461

Không phải ai sinh ra trên đời này cũng may mắn có thân thể lành lặn. Nhưng có lẽ trời không cho ai tất cả, cũng không lấy hết tất cả. Những cô cậu bé "chim cánh cụt" (như sau) dù tay chân khiếm khuyết nhưng bù lại các em có một trái tim tràn đầy yêu thương, một nghị lực phi thường vượt lên trên nghịch cảnh nghiệt ngã để vui sống và tạo lập niềm tin vào tương lai sáng tươi.

1. Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: "Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ"

Không có tay cũng chẳng có chân nhưng cô bé chim cánh cụt vẫn luôn nở nụ cười lạc quan, ngày ngày cắp sách đến trường.

Nhắc đến Trần Thị Hiếu Thảo, người dân ở ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng không ai không biết cô bé chim cánh cụt 8 tuổi lúc nào cũng luôn nở nụ cười, lễ phép với tất cả mọi người.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 1.

Cô bé chim cánh cụt ăn chiếc bánh rán được ông bà ngoại mua cho.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 2.

Dù không có tay có chân nhưng lúc nào Hiếu Thảo cũng nở một nụ cười lạc quan.

Ngồi một góc trên giường, Hiếu Thảo cố dùng sức đẩy người về phía trước bằng đôi chân cụt rồi nhanh nhảu quắp hai cánh tay lại với nhau để rót nước giúp bà ngoại. Cách đó vài bước chân, bà Lý Thị Cho (64 tuổi, ngoại Hiếu Thảo) rưng rưng nước mắt: "Con bé bị khuyết tật từ lúc mới lọt lòng mẹ, có tay có chân gì đâu, suốt ngày chỉ biết lết đi như vậy".

Theo bà Cho, Hiếu Thảo là đứa con duy nhất của con gái bà cùng người chồng trước. Sau khi Hiếu Thảo chào đời được 8 tháng thì bố bé bị tai nạn giao thông qua đời, một năm sau mẹ bé cũng đi lấy chồng mới rồi sinh con, Hiếu Thảo được ông bà nuôi dưỡng từ đó đến nay.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 3.

Khuôn mặt dễ thương của cô bé 8 tuổi khi nhắc đến ước mơ của mình.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 4.

Kể từ lúc mẹ Hiếu Thảo đi lấy chồng, bà Cho là người chăm sóc chính cho em.

Dù không có tay, có chân nhưng Hiếu Thảo vẫn tự mình làm được tất cả mọi thứ từ việc ăn uống, đi học đến cả quét nhà phụ giúp ông bà ngoại. Ẵm Hiếu Thảo vào lòng, bà Cho tâm sự: "Con bé ngoan lắm, từ nhỏ đã không biết mặt bố là ai, mẹ nó thì cả năm mới về quê thăm nó một lần. Nó nhớ mẹ lắm mà có dám nói cho ông bà biết đâu, nó sợ ông bà buồn".

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 5.

Nhắc đến mẹ, Hiếu Thảo buồn vì mỗi năm chỉ được gặp mẹ có một lần.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 6.

Đôi chân không lành lặn của Hiếu Thảo, em vẫn dùng nó để lết đi mỗi ngày.

"Nó cứ hỏi tại sao mẹ sinh nó ra lại cụt tay cụt chân mà đứa em sau của nó (con của mẹ Hiếu Thảo và người chồng sau) lại không bị gì cả. Lúc nghe nó hỏi vậy, bà chỉ biết ôm nó vào lòng mà khóc chứ biết trả lời làm sao", bà Cho đau đớn nói.

Quệt những giọt nước mắt khẽ lăn dài trên đôi gò má bằng đôi tay cụt, Hiếu Thảo cho biết hơn 8 tháng qua, em vẫn chưa gặp lại mẹ của mình. "Bố con chết rồi, mẹ con đi làm Bình Dương, bây giờ mẹ con có chồng nữa rồi, mẹ con có em. Một năm mẹ mới về thăm con một lần, con nhớ mẹ lắm", cô bé thỏ thẻ nói.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 7.

Gấu bông nhỏ là người bạn thân thiết của Hiếu Thảo.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 8.

Em có thể tự chăm sóc cho bản thân của mình từ việc ăn, uống, sinh hoạt.

Mặc dù không có mẹ ở bên chăm sóc nhưng Hiếu Thảo chưa bao giờ giận mẹ bất cứ một điều gì. Trong tâm thức của một cô bé 8 tuổi, mẹ là người em thương yêu nhất. "Con thương mẹ lắm, con chỉ muốn mẹ về thăm con một lần rồi hãy đi làm mà thôi. Con thương ông bà ngoại lắm, vì ông bà ngoại nuôi con, cho tiền con ăn học", Hiếu Thảo nói.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 9.

Hiếu Thảo rất ngoan ngoãn và lễ phép.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 10.

Hạnh phúc khi được người bạn nhỏ đút cho em ăn quà vặt.

"Mấy bạn nói con cụt tay cụt chân mà cũng đi học, con buồn lắm"

Cố khum đôi tay cụt cầm lấy cây bút, Hiếu Thảo nắn nót viết từng chữ trên cuốn tập mới. Để có thể viết được là cả một quá trình nỗ lực, vượt qua mọi đau đớn của em.

"Năm nay con học lớp 3, lúc đầu con viết không được, đau lắm, nhưng con cố gắng tập từ từ, ông bà cũng giúp con tập viết nữa", Hiếu Thảo vui vẻ khoe.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 11.

Hành trang mỗi ngày của Thảo để đi đến trường học chữ.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 12.

Ông ngoại là người đưa đón em mỗi ngày đi đến trường.

Để đi đến trường mỗi ngày, Hiếu Thảo cùng ông ngoại phải vượt qua đoạn đường dài hơn 4km. Chỉ cần tới được cổng trường, Hiếu Thảo lại xin ông ngoại để em tự nhấc từng bước trên đôi chân cụt đi vào lớp học. "Con ước mình có được đôi chân giả để có thể tự đi học, ông ngoại già rồi, con không muốn phiền ông ngoại nữa", Hiếu Thảo nói.

Dù cho cơ thể bị khiếm khuyết nhưng Hiếu Thảo rất ham học hỏi, kể từ lúc được ông bà ngoại cho đi học, em chưa từng nghỉ một buổi học nào. Với Hiếu Thảo, đến lớp học chữ là niềm hạnh phúc lớn nhất của em để em nuôi ước mơ được trở thành bác sĩ của mình.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 13.

Thảo nắn nót viết từng chữ trên cuốn tập mới.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 14.

Được học chữ là điều hạnh phúc nhất đối với Hiếu Thảo, em ước trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.

"Con ước sau này được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, chữa bệnh cho ông bà ngoại của con. Con phải học thật giỏi để sau này kiếm tiền nuôi ngoại nữa", Hiếu Thảo nói.

"Ở lớp con được các bạn chơi cùng nhưng cũng có bạn không thích chơi với con. Bạn ấy chọc con, nói con cụt tay cụt chân mà đi học làm gì. Con mặc cảm lắm, con đi nói lại với thầy cô biết ạ", Hiếu Thảo ngây ngô nói.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 15.

Vui chơi cùng người bạn nhỏ của cô bé chim cánh cụt.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 16.

Thảo luyện võ, thủ thế cũng rất chuyên nghiệp.

Đeo chiếc cặp cho Hiếu Thảo, ông Trần Văn Nhở (64 tuổi) sửa soạn lại bộ đồ cho đứa cháu ngoại rồi chở Thảo đến trường. Ông Nhở cho biết bất kể trời mưa trời nắng, Hiếu Thảo đều chăm chỉ đi học.

"Số con bé khổ, từ nhỏ đã không có bố, mẹ lại có gia đình khác. Nó sống với tui mà đâu có được đầy đủ như người ta, cơm ngày ba bữa có khi còn không đủ. Nó ước có đôi chân giả để đi học, mà gom góp mãi tui vẫn chưa đủ tiền để đưa con bé đi lắp chân", ông Nhở tâm sự.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 17.

Thương cháu gái, ông bà ngoại làm cho Thảo một cây chổi nhỏ để em quét nhà giúp ông bà.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 18.

Hiếu Thảo cười ngặt nghẽo khi ngã lăn xuống đất trong lúc quét nhà.

Vì không có đất có vườn, bà Cho lại bị gãy tay, không thể đi làm được nên mọi sinh hoạt phí hằng ngày của gia đình đều phụ thuộc vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi của ông Nhở. Thương đứa cháu ngoại bị thiệt thòi nhưng chưa bao giờ ông Nhở dám nghĩ đến chuyện một ngày để đứa cháu đi thực hiện ước mơ.

"Với tui lúc này, chỉ mong có tiền để nuôi con bé Thảo được ăn học đến nơi đến chốn. Còn chuyện lắp chân giả cho bé, chắc cả đời này vẫn không thực hiện được", ông Nhở nghẹn lòng.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 19.

Hiếu Thảo chỉ ước có được đôi chân giả và ăn học đến nơi đến chốn.

Bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, bé gái 8 tuổi ngây ngô hỏi: Ngoại ơi, sao mẹ sinh con ra cụt tay cụt chân vậy ạ - Ảnh 20.

Hi vọng các mạnh thường quân biết đến và tiếp sức, đồng hành cùng cô bé đáng yêu này thực hiện ước mơ.

2. Cô bé “chim cánh cụt” Hoài Thương: Chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, hờn trách ba mẹ vì sinh ra em không lành lặn

Không có tay, chân nhưng cô bé Nguyễn Hoài Thương chưa bao giờ cảm thấy mình khiếm khuyết, thậm chí em cảm nhận mình rất đặc biệt.

Nguyễn Hoài Thương là con gái thứ 2 của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang (ngụ ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM). Không có tay, chân nhưng cô bé Nguyễn Hoài Thương chưa bao giờ cảm thấy mình khiếm khuyết, thậm chí em cảm nhận mình rất đặc biệt. 

Cô bé Hoài Thương dễ ăn, dễ ngủ và đặc biệt có đôi mắt to tròn, gương mặt bụ bẫm, hay cười. Nỗi đau của vợ chồng chị Giang, anh Lợi cũng nguôi ngoai dần khi thấy nụ cười lạc quan của con.

Cô bé “chim cánh cụt” Hoài Thương: Chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, hờn trách ba mẹ vì sinh ra em không lành lặn - Ảnh 1.

Cô bé Hoài Thương dễ ăn, dễ ngủ và đặc biệt có đôi mắt to tròn, gương mặt bụ bẫm, hay cười.

Cô bé 11 tuổi thổ lộ: “Ba con làm ở công ty in, mẹ ở nhà đi bán cá và thỏ. Con thường phụ mẹ đi bán. Trong các môn học, con thích nhất là vẽ. Con thích vẽ ba mẹ, chị hai và bác sĩ. Con ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo nhưng con bị khuyết tật, nên chỉ ước mơ như vậy thôi!”, cô bé “chim cánh cụt” Nguyễn Hoài Thương (học sinh lớp 7 Trường THCS Thị trấn 2, huyện Củ Chi, TP HCM) bộc bạch. 

Vui chơi cùng các chú thỏ.

Hoài Thương vui chơi cùng Thỏ.

Chị Cẩm Giang kể khi mang thai, chị đến nhiều bệnh viện, siêu âm 8 lần nhưng nhận kết quả thai không có dấu hiệu bất thường. 9 tháng mang nặng, đẻ đau, vừa sinh con ra, nỗi đau thể xác còn chưa hết, chị Giang đã phải đối mặt với một nỗi buồn lớn hơn - con gái chị không có tay, chân như người bình thường. 

Chị Giang xuất viện, về nhà khóa chặt cửa, không cho ai đến thăm. Mấy tháng, đêm nào chị cũng khóc ướt gối. Đâu chỉ có nỗi đau, sự thất vọng, dằn vặt vì sinh con khuyết tật, chị Giang còn phải chịu đựng sự gièm pha của người đời. Khi ấy, chị nhiều lần nghĩ quẫn, chồng chị phát hiện can ngăn. Anh hiền lành, thương con và suy nghĩ tích cực, khuyên chị cố gắng sống vì hai con. 

“Sinh con bình thường nuôi dạy đã khó, nhưng với một đứa trẻ khuyết tật còn khó hơn. Tôi và chồng nhiều đêm ôm nhau khóc nhưng không bao giờ để con biết. Vợ chồng tôi vẫn may mắn khi Hoài Thương luôn vui vẻ, lạc quan, chúng tôi lấy đó làm niềm vui, phấn chấn, vươn lên cùng con”, chị bộc bạch.

Cô bé “chim cánh cụt” Hoài Thương: Chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, hờn trách ba mẹ vì sinh ra em không lành lặn - Ảnh 2.

Tranh của bé Hoài Thương vẽ.

Ý thức được cơ thể khuyết tật, Hoài Thương luôn tự nhủ phải cố gắng học giỏi để không phụ lòng ba mẹ. Ở trường, cô bé có những người bạn tốt, nhiều bạn thân thường giúp đỡ, giúp Thương đẩy xe vào lớp. Ở nhà, cô bé có thể tự làm tất cả những việc như vệ sinh, thay quần áo, chải tóc… Cô bé còn giúp mẹ quét nhà, nấu cơm, xếp quần áo. Những buổi mẹ đi bán, Hoài Thương tự chiên trứng, nấu mì. Cô bé sử dụng hai cùi tay và răng để làm mọi việc.

Chị thú nhận bản thân hạnh phúc nhất khi Hoài Thương không buồn vì khiếm khuyết, luôn nỗ lực trong các công việc hằng ngày. “Một lần đi bán về, thấy con đang chiên trứng, tôi đứng quan sát, thấy con dùng cùi tay đập trứng, cầm nĩa, nghiêng hết người để lật trứng. Con vẫn tự làm và không cần tôi hỗ trợ. Con giúp mẹ phơi quần áo. Từ lúc con ra đời đến nay, tôi chưa bao giờ thấy con buồn. Tôi từng hỏi con có bao giờ cảm thấy thiệt thòi vì không có tay chân giống các bạn nhưng con thổ lộ không buồn. Tính cách Hoài Thương giống ba luôm mềm mại, hòa nhã. Hôm nay đến với chương trình, con dặn tôi kiềm chế cảm xúc, tôi hứa với con nhưng vẫn rớt nước mắt khi nghe những lời Hoài Thương tâm sự”.

Cô bé “chim cánh cụt” Hoài Thương: Chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, hờn trách ba mẹ vì sinh ra em không lành lặn - Ảnh 3.

Hoài Thương thổ lộ: “Con vẫn kệ, miễn về nhà có ba mẹ. Con chưa bao giờ hờn trách ba mẹ đã sinh ra con không lành lặn”.

Chị Giang tiết lộ Thương là cô bé rất hiếu học. Lên 5 tuổi, mỗi lần đi qua một trường mẫu giáo, em đều ngước nhìn vào trong. Đến năm 6 tuổi, gia đình cố gắng đưa em đến trường và rất may mắn, em được trường Tiểu học Liên minh công nông xã Tân An Hội nhận. Đi học, em được lắp chân giả và chế một cái tay giả có đục lỗ tròn để đặt vừa cây bút. Đối với những trẻ em khác, việc có thể học tốt ở trường đã là điều chẳng hề dễ dàng gì còn đối với Thương, đó là một sự cố gắng mà không thể dùng từ ngữ để diễn tả được. Hoài Thương không có những ngón tay để đếm số, phải dùng que tính, sau này em được cô giáo hướng dẫn cách tính nhẩm. Thỉnh thoảng ở lớp, có những bạn nghịch ngợm, chọc ghẹo em bị “chất độc màu da cam, không có tay chân” nhưng Hoài Thương thổ lộ: “Con vẫn kệ, miễn về nhà có ba mẹ. Con chưa bao giờ hờn trách ba mẹ đã sinh ra con không lành lặn”.

Cô bé “chim cánh cụt” Hoài Thương: Chưa bao giờ cảm thấy thiệt thòi, hờn trách ba mẹ vì sinh ra em không lành lặn - Ảnh 4.

Chị Cẩm Giang trải lòng, bất cứ ba mẹ cũng có tình thương đối với con cái nhưng sinh ra con khuyết tật, ba mẹ khổ một, con khổ mười.

MC Ốc Thanh Vân nhận xét Hoài Thương mạnh mẽ, hạnh phúc, yêu đời. Cô động viên Hoài Thương bằng câu chuyện của “kình ngư không chân” Nguyễn Hồng Lợi, người từng đạt đạt 8 Huy chương Vàng bơi lội và vượt qua số phận, có một gia đình rất hạnh phúc. Cô tin Hoài Thương sẽ luôn nỗ lực, vững vàng khi trưởng thành: “Con chơi đá banh, đá cầu, bơi lội và làm công việc nhà giúp mẹ. Chúng ta nghĩ con có những điều hạn chế nhưng con luôn nỗ lực. Câu chuyện hôm nay minh chứng tình yêu thương của gia đình có thể giúp trẻ vượt qua đươc mọi trở ngại và số phận nghiệt ngã để vươn lên trong cuộc sống”.

Chị Cẩm Giang trải lòng, bất cứ ba mẹ cũng có tình thương đối với con cái nhưng sinh ra con khuyết tật, ba mẹ khổ một, con khổ mười bởi con phải sống với hình hài đó suốt đời. Vì vậy, chị cố gắng làm chỗ dựa cho con, bù đắp cho mất mất mát về hình hài của Hoài Thương.

3. Cô bé “chim cánh cụt” viết chuyện cổ tích đời mình

Sinh ra không có đôi tay, chân bị dị tật, nhưng Nguyễn Như Linh vẫn nỗ lực đến trường và học giỏi...

Cô bé “chim cánh cụt” viết chuyện cổ tích đời mình 1

Bé Linh tự tin tham gia mọi trò chơi cùng các bạn

Cô bé “chim cánh cụt” ấy đã được nhận nhiều bằng khen cho thành tích học tập và vừa dự thi cuộc thi viết chữ đẹp cấp huyện.

Đôi chân tật nguyền làm nên điều kỳ diệu

Trưa đầu đông nắng gắt vẫn xiên, chị Nguyễn Thị Như Nương (SN 1989) đón hai con gái Nguyễn Như Linh (8 tuổi) và Nguyễn Như Ngọc (6 tuổi) trở về nhà, nhanh chóng dọn mâm cơm để hai con ăn, nghỉ ngơi còn kịp quay trở lại ca học chiều.

Thấy mẹ tất bật vào bếp, bé Linh cũng tập tễnh lấy chổi, khum đôi tay chỉ có phần ống tay mà không có bàn tay để quét nhà, giục em xếp gọn dép guốc, balô để “mẹ đỡ mệt”. Rồi cũng với dáng đi lệch vẹo ấy, Linh tiến về chỗ để balô của mình, khéo léo dùng chân mở balô soạn lại sách vở cho ca học chiều. Học lớp 3 nhưng Linh nhỏ xíu, mới chỉ hơn 14kg, nhỏ hơn cô em gái học lớp 1 nặng 17kg. Thế nhưng, Linh luôn ra dáng đàn chị khi quán xuyến việc nhà, bảo ban em, ánh mắt lanh lẹ, khôn ngoan hơn cả tuổi lên 8.

"Như Linh là một cô bé nghị lực và có tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ. Ban đầu, các cô chỉ mong Linh biết đọc, biết mặt chữ, không nghĩ Linh có thể viết chữ được, mà lại viết đẹp và học giỏi nhiều môn. “Linh là học sinh giỏi của lớp, con học đều các môn, thường được tham gia các cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường và đã vinh dự 2 lần được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức vì đã có thành tích vượt khó vươn lên trong học tập."

Cô Nguyễn Thị Huyền
Giáo viên lớp 3C Trường Tiểu học Thượng Lâm

Nhìn hai con bảo ban nhau, chị Nương khẽ cười hạnh phúc kể: “Linh sợ mẹ mệt vì biết mẹ vừa trải qua ca phẫu thuật buồng trứng. Con bé còn nhỏ mà biết nghĩ, tình cảm lắm”.

Nhớ lại những ngày đầu tiên biết con bị dị tật, chị Nương không tin nổi con có thể sống vui vẻ, hòa nhập được như ngày hôm nay. Chị kết hôn với anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1986) từ năm 2007, đến năm 2010 thì mang thai bé Linh. Trong thai kỳ, chị có đi khám ở huyện vài lần và đều nhận kết quả bình thường. Đến khi mang thai tháng thứ 8, trong 1 lần theo chồng ra Hà Nội chơi, chị thử khám thai ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương và bàng hoàng khi bác sỹ bất ngờ thông báo thai nhi bị dị tật, không có hai cánh tay. Khi đó, hai vợ chồng thống nhất, dù có thế nào cũng chào đón đứa con ra đời.

Nhưng dù đã chuẩn bị tâm lý, đến khi bé Linh chào đời, đôi vợ chồng trẻ vẫn sốc khi cô con gái nhỏ không chỉ cụt đôi tay đến quá khuỷu, mà đôi chân cũng dị dạng, khoèo, xương chân chỉ có 1 ống, 1 bên chân chỉ có 4 ngón. Hơn thế, lúc sinh ra, Linh lại bị rau bám tràn một bên mặt, khiến ban đầu các bác sỹ cũng tưởng bé bị khối u. Nhìn con, chị Nương khóc ngất trên giường bệnh, anh Tuấn gắng gỏi nuốt nước mắt vào trong, bao đêm anh thức trắng bởi lo con không qua khỏi, mà có qua khỏi, tương lai của con cũng u ám biết chừng nào.

Cô bé “chim cánh cụt” viết chuyện cổ tích đời mình 2

Tự làm nhiều việc nhà đỡ đần bố mẹ

Ngoài những dị tật bẩm sinh nói trên, dù sinh nặng 2,7kg, nhưng thể trạng của Linh rất yếu ớt, cô bé thường xuyên bị viêm phổi nặng, đôi chân dị tật sưng phồng ở khớp gối khiến Linh thường xuyên phải trải qua các đợt điều trị trong bệnh viện, nào là cắt rau bám trên mặt, mổ đặt đinh vít ở khớp gối chân, điều trị viêm nhiễm đường hô hấp… “Chúng tôi cứ nghĩ, còn nước còn tát, cứ yêu thương và chăm sóc con tốt nhất trong khả năng có thể, thế thôi… Khi ấy, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ con có thể biết đi, biết viết, có thể đi học”, chị Nương trải lòng.

Nhưng như một thiên thần, Linh dù ở bệnh viện liên miên, em vẫn lớn khôn từng ngày. Năm lên 2 tuổi, dù một chân bị khoèo, thiếu ngón nhưng Linh vẫn tự vịn đứng dậy, với đôi tay cụt ngủn vào chiếc ghế nhựa, tự lần tập đi. Rồi Linh dùng chân cầm nắm đồ chơi, kẹp thìa vào chân, tự xúc ăn. Lên 3 tuổi, thấy các bạn cạnh nhà tập tô, tập viết, Linh đòi mẹ mua bút sáp, phấn bảng, kẹp vào chân tự tô, tự vẽ.

“Hồi mới tập đi, Linh ngã rất nhiều, nhưng cứ ngã xong, đau khóc lặng đi, thấy bớt đau, con lại vịn ghế đứng lên tập tiếp. Nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên, tôi đã khóc lặng đi. Rồi con đòi tập tô vẽ, tập viết, người ta tập viết bằng tay đã khó, con viết bằng chân còn khó hơn gấp bội. Nhìn con ngồi còng gập lưng xuống, mắm môi ấn chân tập viết, nhiều khi ngồi cả buổi mà chưa được chữ nào hoàn chỉnh, tôi nhiều lần toan khuyên con bỏ cuộc, nhưng con cứ quăng bút một lúc lại lấy chân quặp vào viết tiếp. Có lúc ngồi tập viết, đôi chân nhức mỏi, co quắp phồng rộp nhưng con vẫn mắm môi viết tiếp… Thế nên, khi con đến tuổi vào lớp 1, con đã viết khá đẹp”, chị Nương kể lại.

Cô bé “chim cánh cụt” viết chuyện cổ tích đời mình 3

Nắn nót viết chữ bằng đôi chân tật nguyền

Thích thú và đam mê học

Trong lúc ba mẹ con Linh đang ở nhà chăm sóc, đưa đón nhau đi học, thì ở khu góc chợ Nghĩa Đô (Cầu Giấy) - nơi cách nhà hơn 40km, anh Nguyễn Văn Tuấn, bố của Linh đang cặm cụi mưu sinh lo kinh tế cho cả gia đình. Bởi, chị Nương cũng đau yếu liên miên, lại thêm gánh nặng chăm sóc cho hai chị em Linh, nên chị Nương chỉ có thể quanh quẩn ở nhà nội trợ, đưa đón con đi học.

Ngày nào cũng vậy, cứ 3h sáng, anh Tuấn đã trở dậy, gom bắt gà, xếp lại trứng buộc lên xe để chuẩn bị đi chợ bán. 4h sáng, trước khi rời nhà, anh khẽ dặn vợ, chị chuẩn bị đồ ăn sáng để gọi Linh dậy sớm học bài.

“Con bé có thói quen học bài buổi sáng sớm, cứ tầm 5h là con dậy học bài rồi đi học. Còn buổi chiều hôm trước, đi học về con chỉ ngó qua sách vở, rồi ăn tối và chơi đùa một lúc là đi ngủ”, anh Tuấn cho hay.

Nói về cô con gái nhỏ, đôi mắt người bố trẻ toát lên sự tự hào và yêu thương. Anh bảo, Linh như có một ham muốn đặc biệt, con luôn tỏ ra thích thú và đam mê với việc học. Năm Linh 6 tuổi, anh Tuấn đưa con đến trường tiểu học Thượng Lâm gần nhà xin cho con đi học. Khi được trường nhận, anh Tuấn về nhà, cặm cụi đóng chiếc ghế gỗ rộng để con đi học. Chiếc ghế ấy, luôn được đặt ở hàng đầu của lớp học để Linh uốn cong người, dùng chân viết những nét chữ, con số đầu đời.

“Khi vào lớp 1, ai cũng lo lắng và nghĩ Linh không theo được các bạn. Nhưng Linh học say mê, càng ham học, không những con theo được, mà còn có thành tích đứng đầu lớp. Năm nào, con cũng được đi thi viết chữ đẹp. Con vừa đi thi viết chữ đẹp cấp huyện về mấy hôm trước”, anh Tuấn cho hay.

Không chỉ tự hào về thành tích học tập và sự vươn lên kỳ diệu của con, anh Tuấn còn vui vì Linh không bao giờ mặc cảm về bản thân, cô bé luôn vui vẻ, hòa đồng và rất tự tin. “Các trò nghịch của tụi trẻ ở lớp hay cạnh nhà, từ chơi trốn tìm, xếp hình, đạp xe, thậm chí cả nhảy dây, Linh đều hào hứng tham gia. Con bé nghịch lắm, không bỏ sót trò chơi nào”, anh Tuấn vui vẻ kể.

Anh Tuấn tâm sự, cuộc đời anh nhiều khổ sở, thiệt thòi, năm 2 tuổi mẹ mất, nhà đông anh chị em, anh chỉ được học hết lớp 2 rồi bươn chải đủ nghề mưu sinh từ đánh giày, làm xe ôm, buôn bán vặt… “Tôi chẳng biết được là bao chữ nghĩa, nào có dạy được con chữ nào, chỉ biết đi làm kiếm tiền lo cho con không đói ăn, có thể đến trường. Vậy nên, thấy các con ham học, lại học giỏi, tôi mừng lắm”, anh Tuấn xúc động.

4. Cậu bé chim cánh cụt và giấc mơ thành hoạ sỹ

Bé Nguyễn Tiến Anh không có hai tay vẫn làm được mọi việc bằng đôi chân của mình. Em viết, vẽ rất đẹp và học giỏi.

Cậu bé

Tiến Anh mong muốn thành họa sĩ, để sau này vẽ những bức tranh thật đẹp, bán lấy tiền cho mẹ đỡ khổ

Cậu bé “chim cánh cụt” Nguyễn Tiến Anh (SN 2010, ở xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đang nỗ lực từng ngày để hiện thực hóa giấc mơ trở thành họa sĩ.

“Các bạn làm được gì con làm được nấy”

Thầy Nguyễn Xuân Tưởng - Phó hiệu trưởng Trường tiể‌u học Lan Mẫu cho biết: “Trên lớ‌p, Tiến Anh vẫn luôn lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, không vì hoàn cảnh khó khăn hay bản thâ‌n tậ‌t nguyền mà mặc cảm hay tự ti. Bản thâ‌n em vẫn luôn cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Trong học tập, em luôn đạt thàn‌h tích tốt. Đặc biệt, Tiến Anh rất thí‌ch vẽ, những bà‌i vẽ của em rất đẹp và sáng tạo. Tiến Anh đã đạt được nhiều gi‌ải vẽ tra‌nh của trường và các cuộc thi vẽ tra‌nh cấp thàn‌h phố. Năm 2018, trong cuộc thi vẽ tranh “Em vẽ ước mơ của em” do một hãng bảo hiểm phối hợp tổ chức trên toàn quốc, em đã đạt giải khuyến khích”.

Người dân làng Muối (xã Lan Mẫu) trìu mến và tự hào gọi Nguyễn Tiến Anh là “Nguyễn Ngọc Ký làng Muối”, còn bản thân Tiến Anh thì lại bảo: “Con chẳng làm sao cả, con thiếu đôi tay, nhưng các bạn làm được gì, con làm được nấy”.

Rửa sơ đôi bàn chân, bàn tay đầy bùn đất sau buổi cấy thuê sáng để bước vào nhà, chị Nguyễn Thị Tuyên, mẹ của Tiến Anh xác nhận, đúng là dù không có hai tay, nhưng Tiến Anh tự làm được hết mọi việc phục vụ bản thân, những việc phục vụ cá nhân cho đến vui chơi và học tập.

“Con không đứng ngoài cuộc bất kỳ trò chơi nào của các bạn, từ đá bóng, nhảy dây, chơi cờ… Hơn 2 tuổi, con đã biết dùng chân tự xúc cơm ăn, lớn lên thì biết tự thay quần áo, gội đầu, đánh răng. Bàn chân con hoạt động như bàn tay, có thể chải đầu, cài cúc áo. So với cậu anh song sinh, Tiến Anh có khi còn viết và vẽ đẹp hơn”, chị Tuyên nhìn con trìu mến kể.

Chứng kiến Tiến Anh dùng đôi chân viết những nét chữ ngay ngắn, con chữ đều tăm tắp; rồi đôi chân đó lại khéo léo cầm cây bút tô vẽ thành những bức tranh đẹp, những người lần đầu chứng kiến đều không khỏi trầm trồ thán phục. Những động tác kẹp bút ở hai ngón chân, đưa từng nét một được Tiến Anh thực hiện thuần thục, tuy nhiên khi thực hiện em phải gù lưng, vặn người mới có thể giữ chắc cây bút. Viết và vẽ chán, Tuấn Anh lại đi ra chỗ để máy tính, gác chân lên gõ thành thạo.

Chị Tuyên cho biết, chị đọc sách báo thấy thầy Nguyễn Ngọc Ký phải tập viết như cực hình, chân rớm máu, sưng phồng, nhưng Tiến Anh thì không quá vất vả như thế. “Có thể từ hồi còn 2-3 tuổi, con đã sử dụng đồ vật nhỏ như thìa, cốc quen rồi, nên chân con sớm mềm dẻo và khi đến tuổi tập viết như các bạn, con cũng tập cầm được bút vài buổi và viết được ngay. Mỗi tội khi con cầm bút, lưng cứ gập xuống để dõi theo nét bút, nên tôi cũng không muốn con viết vẽ nhiều, nhưng con lại mê vẽ lắm”, chị Tuyên nói.

Nhanh nhảu tiếp lời mẹ, Tiến Anh cho hay, con muốn thành họa sĩ, để sau này vẽ những bức tranh thật đẹp, bán lấy tiền cho mẹ đỡ khổ. “Tranh của con nhất định phải đẹp”, cậu bé “chim cánh cụt” tự tin nói trước khi cầm quả bóng chạy ào ra trước sân nhà đá mê say.

Ước mơ trở thành họa sĩ của Tiến Anh phần nào được mẹ em chắp cánh. Hàng tuần, chị Tuyên đưa con trai mình từ nhà đến TP Bắc Giang (cách 15km) để Tiến Anh học vẽ.

“Đến lớp cháu rất chăm chỉ học tập, cộng thêm có tố chất hội họa nên được thầy giáo đánh giá cao”, chị Tuyên khoe.

Mẹ truyền nghị lực cho con

Cậu bé

Tiến Anh tự làm mọi việc bằng đôi chân của mình

Trong câu chuyện với mẹ con Tiến Anh và từ lời kể của những người hàng xóm, thì có thể nhận thấy, sự lạc quan và nghị lực của cậu bé “chim cánh cụt” phần nhiều đến từ người mẹ nông dân chân chất, hiền lành nhưng đầy ý chí.

Chị Tuyên làm công nhân và lấy chồng xa khi tuổi mới đôi mươi. Hôn nhân sớm tan vỡ, chị đưa con trai đầu lòng về quê nhà ở thôn Muối. Vài năm sau, muốn con trai có anh, có em, người mẹ trẻ quyết định sin‌h thêm nhưng không đi bước nữa.

Lúc mới mang thai đi siêu âm bác sĩ chẩn đoán song thai, chị Tuyên vui mừng lắm. Tuy nhiên, khi thai phát triển đến những tháng cuối thì niềm vui của chị bỗng trở thành nỗi buồn và sự lo âu. Bởi lúc này bác sĩ chẩn đoán, một trong hai b‌é ph‌át triển không bình thường, bị thiếu đôi tay.

“Đúng như bác sỹ chẩn đoán, khi chào đời, Tiến Anh hoàn toàn không có đôi tay, từ vai trở xuống cụt lủn. Tôi ôm hai đứa con song sinh vào lòng, nước mắt cứ trào ra. Nhưng con là máu thịt của mình, tôi tự nhủ sẽ nuôi con thật tốt”, chị Tuyên trải lòng.

Một mình nuôi 3 đứa trẻ, trong đó có 2 trẻ song sinh sẽ rất vất vả, với một người mẹ nông dân đơn thân nghèo khó như chị Tuyên, càng vất vả hơn. Có nhà ngoại đỡ đần, khi hai con song sinh chưa kịp cứng cáp, chị đã lao ra đồng làm thuê, cuốc mướn quần quật để nuôi con. Để rồi, cuối ngày mệt nhoài trở về nhà, nhìn cậu con trai không có cánh tay, chị lại đau đáu lo sau này con có hòa nhập được với cộng đồng hay không, “giàu hai con mắt khó hai bàn tay”, rồi con biết làm gì sinh sống.

Nhưng dường như ông trời không lấy hết của ai cái gì, bé Tiến Anh cứ thế lớn lên bình thường, mạnh mẽ. So với người anh song sinh Tuấn Anh, Tiến Anh không to khỏe, bụ bẫm bằng, nhưng vẫn rất nhanh nhẹn, tinh nghịch. Chị Tuyên vẫn nhớ, khi mới tập đi, Tuấn Anh đứng dậy vịn tay vào tường, vào gường tập đi, thì cậu em Tiến Anh cũng dựa cơ thể vào tường bước theo.

“Nhìn thấy con chập chững từng bước đi, tôi đã òa khóc và tôi càng hiểu, con nỗ lực như vậy, thì tôi phải cố gắng nhiều hơn để nuôi các con nên người”, chị Tuyên bộc bạch.

Cứ như thế, cậu bé không tay lớn lên trong sự ngạc nhiên và yêu thương của mẹ, của những người thân thiết, của hàng xóm láng giềng. Hơn 2 tuổi, khi Tuấn Anh tập cầm thìa xúc cơm, Tiến Anh cũng vươn chân cầm thìa, uốn người tự đưa cơm vào miệng. Từ cầm nắm đồ chơi, đến xếp hình, ném bóng, cậu anh dùng tay làm gì, thì cậu em cũng vươn chân bắt chước như vậy.

“Tôi cho hai con đi mẫu giáo với mong muốn con có môi trường để hòa nhập, Tiến Anh có thể thoải mái chơi đùa cùng bạn bè, được tập tô, tập vẽ, tập viết cùng các bạn. Tôi dần yên tâm về con”, chị Tuyên tâm sự.

Ước mơ tròn đầy của cậu bé khuyết tật

Cậu bé

Tiến Anh vẽ bằng chân ra những bức tranh khá đẹp.

Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, trường tiểu học Lan Mẫu (lớp của hai anh em Tuấn Anh và Tiến Anh) cho biết, lúc đầu Tiến Anh mới đi lớp, thấy con không có đôi tay, các thầy cô lo lắng không biết em có cầm được bút để viết như các bạn khác không. Lúc đó thầy cô quan tâm, có ý muốn bố trí anh trai song sinh Tuấn Anh ngồi cạnh để kèm cặp, giúp đỡ nhưng Tiến Anh từ chối, bởi tất cả mọi việc từ cầm bút, mở sách, bỏ sách vào cặp rồi lấy ra, viết bài… em đều tự làm được như người bình thường. Điểm khác biệt duy nhất là em không thể ngồi bàn học như các bạn, nên lớp kê cho em một chiếc ghế ở hàng đầu để em ngồi học.

“Tiến Anh là một học sin‌h rất ngoan. Mặc dù tất cả các kỹ năng đều được làm bằng chân, nhưng em làm rất là tốt. Bản thâ‌n tôi và nhiều giáo viên trong trường rất khâm phục nghị lực vươn lên vượt khó của em Tiến Anh”, cô Huyền cho biết.

“Cậu bé này có nghị lực thật phi thường, không có đôi tay, chỉ bằng chân làm được mọi thứ, từ vệ sinh cá nhân cho đến vui chơi và học tập, không những vậy còn vẽ rất đẹp. Tôi luôn luôn nhắc nhở các con tôi là không cần học gần học xa ở đâu cứ nhìn sang gương của Anh Tiến mà noi theo”, hàng xóm của Tiến Anh cho hay.

Chị Tuyên chia sẻ, có lần hồi mới đi học tiểu học, chắc bạn bè lớp trêu chọc, Tiến Anh về nhà hỏi: “Mẹ ơi, sao con không có tay như các bạn, bao giờ tay con sẽ mọc hả mẹ?”. Hôm đó, chị Tuyên gi‌ải thí‌ch cặn kẽ cho Tiến Anh hiểu rằng, con là người khuyết tậ‌t, tay con sẽ không bao giờ mọc nữa, nhưng mọi bộ phận cơ thể con đều khỏe mạnh bình thường và nếu con cố gắng, con vẫn làm được mọi thứ… Từ đó, Tiến Anh luôn vô tư, thoải mái, hòa đồng, hồn nhiên nô đùa, học tập cùng bè bạn.

5. Nghị lực cô gái “chim cánh cụt” nơi đại ngàn

Chẳng ai nghĩ rằng, cô bé không tay Y Julie có thể làm được điều mà chưa người dân làng Kon Drei nào làm được là thi đỗ đại học. 

Nghị lực cô gái “chim cánh cụt” nơi đại ngàn 1

Y Julie dùng chân sử dụng máy vi tính.

Hành trình nhọc nhằn “tìm cái chữ”

Khi Y Julie chào đời với bờ vai cụt ngủn không có đôi cánh tay, người làng cứ nghĩ Y Julie sẽ chỉ ở yên một chỗ, nói gì đến chuyện đi học hay viết lách. Ấy vậy mà Y Julie lại là người đầu tiên trong làng Kon Drei (xã Đắk Bla, TP Kon Tum, Kon Tum) bước chân vào cánh cổng trường đại học.

Không chỉ khuyết đôi tay, Y Julie còn có chân phải bị cong lệch, cột sống vẹo và trên lưng có khối u rất to. Sức khỏe Y Julie lại yếu nên vợ chồng chị Y Dzoar thường xuyên bế con lên viện thăm khám. Để con có thể đi lại được, vợ chồng chị Dzoar đã phải đưa Y Julie đi phẫu thuật nắn bàn chân thẳng lại.

Bởi khiếm khuyết thân thể và sức khỏe yếu nên cô bé chỉ thui thủi ngắm nhìn những bạn nhỏ cùng trang lứa vui đùa. Julie chỉ biết khóc mếu khi bị bạn trêu và thậm chí núp dưới gầm giường khi có khách lạ.

Đến khi Y Julie lên 4 tuổi, cô bé đòi mẹ cho đến trường học như các bạn. Thấy con bị khuyết tật, sợ không theo kịp các bạn nên chị Y Dzoar đành để con ở nhà.

Thế nhưng,Y Julie tự dò dẫm đi theo các bạn đến lớp mẫu giáo đầu làng. Chẳng được vào lớp, Julie chỉ biết nhìn lớp học qua cửa sổ. Thế rồi cô bé bắt chước các bạn và lấy cây khô kẹp vào chân, viết những nét nguệch ngoạc lên nền đất.

Thấy vậy, vợ chồng chị Y Dzoar đành mua sách vở, bút về cho con tập viết. Thật bất ngờ, khi vừa nhận được cuốn vở, Julie liền lấy chân phải đè lên giữ cuốn vở, 2 ngón cái và trỏ của bàn chân trái kẹp cây bút cố nắn nót. Cuối cùng những kí tự ABC cũng dần hiện ra tuy hơi nguệch ngoạc. Quá đỗi vui mừng, chị Y Dzoar ôm chầm lấy con mà khóc.

“Lúc ấy mình hỏi ra mới biết, con bé học chữ trong lúc đứng ngoài cửa sổ nhìn các bạn học”, chị Dzoar nhìn con trìu mến.

Nghị lực cô gái “chim cánh cụt” nơi đại ngàn 2

Cô bé “chim cánh cụt” Y Julie “vẽ cuộc đời” bằng đôi chân

Những ngày đầu cầm bút đôi chân của Y Julie luôn trong tình trạng tê cứng, phồng rộp. Tuy nhiên, chưa lần nào chị Dzoar thấy Y Julie nản lòng, có ý định dừng lại. Thương con, vợ chồng chị Y Dzoar chỉ biết động viên, khích lệ con cố gắng. Từ những nét chữ nguệch ngoạc, dần dần những trang vở của Y Julie là những chữ cái tròn trịa, thẳng hàng.

Trải qua 12 năm học, năm nào Y Julie cũng đạt được thành tích cao trong học tập, ở lớp cô bé luôn là học sinh khá giỏi. Năm 2020, Y Julie cũng học hết cấp 3.

Đứng trước ngưỡng cửa đại học, Y Julie trăn trở không biết nên chọn học ngành “Hướng dẫn viên du lịch” mà em ước mơ bấy lâu nay hay một nghề khác. Cuối cùng, cô nữ sinh từ bỏ ước mơ của mình bởi sức khỏe không cho phép. Y Julie theo học ngành Công nghệ - Thông tin của trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

Biết Y Julie đậu đại học, một mạnh thường quân đã tặng cô bé 1 chiếc máy tính, làm hành trang cho em tiếp tục phấn đấu cho ngày mai tươi sáng. Y Julie giờ rất vui, cô gái cho biết sẽ cố gắng học thật giỏi để sớm làm được những việc có ích cho cha mẹ, cho buôn làng.

Leo 4 quả đồi để đến lớp

Nghị lực cô gái “chim cánh cụt” nơi đại ngàn 3

Học sinh làng Kon Pia thuộc xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông vượt 7 km, 4 ngọn đồi để đến lớp

Bắt đầu từ khi Y Julievào cấp 3, rồi đậu đại học, chính quyền và ngành giáo dục tỉnh Kon Tum tuyên truyền tấm gương vượt qua số phận của cô bé “chim cánh cụt” mọi nơi. Chính điều đó đã giúp tỉ lệ các em học sinh vùng cao tự nguyện đến trường tăng cao. Năm học 2020 - 2021, tỉ lệ các em tự nguyện đến trường tăng gấp hai lần năm trước.

Đơn cử tại làng Kon Pia thuộc xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, nơi đây nằm tách biệt với thế giới bên ngoài bởi 4 quả đồi cao. Nhiều năm trước, để giúp người dân ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương đã xây dựng một con đường nối Kon Pia với trung tâm huyện. Tuy nhiên giao thông qua lại vẫn còn khá khó khăn bởi những con dốc sâu hun hút. Cứ 7 giờ sáng, sau khi đã vượt qua 4 quả đồi, hàng chục em học sinh tại làng Kon Pia đã có mặt tại lớp học.

Với gương mặt tím tái vì cái lạnh của mưa rừng, cô bé Y Kiệt (lớp 4D, trường tiểu học Đăk Hà) run run cởi tấm ni lông nhàu nhĩ, ố vàng được mẹ em cắt ra từ bao phân bón cho biết, ngày nào em cũng phải thức dậy trước 5 giờ sáng để đến trường. Bữa sáng của em thường là cơm nguội và nước mắm. Cũng có những hôm dậy trễ, không kịp ăn cơm, Kiệt đành ôm bụng đói đến trường.

“Đường từ nhà đến trường khoảng 7km, bố mẹ còn làm nương rẫy, nay nhà không còn gì ăn nên em nhịn đói. Leo đồi mệt lắm nhưng em muốn đến lớp để được giống chị Y Julie”, Y Kiệt nói.

Ngồi co ro ở một góc lớp, Y Thu (lớp 5C) bảo rằng, em là là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em. Nhà em nghèo, thường xuyên hết gạo vào những ngày giáp hạt.

“Học theo tấm gương chị Y Julie, em chỉ biết cố gắng học thật giỏi, thật chăm, sau này lớn lên còn làm bác sĩ kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, chữa bệnh cho dân làng”, Y Thu nói.

Cô Dương Thị Anh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 5C cho biết, các em học sinh tại làng Kon Pia hầu hết là đồng bào dân tộc Xê Đăng, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, người Xê Đăng có tập tục ngủ rẫy để tiện đi làm nên họ rất ít khi ở nhà. Vì vậy, phụ huynh ít chú trọng đến việc học tập của con em.

“Các em học sinh lớp 1 và 2 theo học ở điểm trường tại làng. Từ lớp 3 trở đi, các em phải ra điểm trường chính để học tập. Quãng đường đến trường của các em rất xa và qua nhiều đồi dốc. Thầy cô thường xuyên kể cho các em nghe chuyện chị Y Julie “chim cánh cụt” để tạo cảm hứng cho các em đến trường”, cô Anh nói.

Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đắk Hà cho biết, năm học 2020 - 2021 trường có 622 học sinh, đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình khó khăn. Hiện trường có hơn 200 em học sinh ở các làng Kon Pia, Ngọc Leang, Đắk Hà, Đắk Pơ Trang tự giác hàng ngày vượt chặng đường từ 5 - 7km, băng qua nhiều đồi núi để đến trường.

---------

Có lẽ những cô bé cậu bé "chim cánh cụt" đến với thế giới này để làm những "thiên thần" vượt khó dạy cho mọi người bài học về nghị lực sống đó là "ở đâu có ý chí ở đó có con đường" và "có chí thì nên". Cầu mong các em luôn được mạnh khoẻ, bình an, hạnh phúc trong tình yêu thương của tất cả mọi người.

Thắm Lê tổng hợp theo nhiều nguồn tin

 


(*) Xem thêm

Bình luận