Bộ phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha)

09/06/2022 | 1108

Bộ phim cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Gautama Buddha là một bộ phim kinh điển của Ấn Độ gồm có 55 tập được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nội dung bộ phim nói về cuộc đời, quá trình giác ngộ và hoằng pháp của Đức Phật. Đây chính là một tuyệt tác điện ảnh được đầu tư chất lượng về cuộc đời Đức Phật từ Đản sinh cho đến Niết bàn. Thật hoan hỉ cho ai hữu duyên được xem bộ phim này.

Bộ phim cuộc đời Đức Phật Gautama Buddha truyền tải được hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách khéo léo và tài tình đã lấy rất nhiều nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem cụ thể qua từng giai đoạn như sau:

phim cuoc doi duc phat buddha 5

Quá trình Đản sinh và thời niên thiếu của Đức Phật

Mở đầu, phim cuộc đời Đức Phật Gautama Buddha tập 1 nói về quá trình Đản sinh. Vào năm 623 trước Dương lịch, một ngày rằm tháng tư âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni xứ Ấn Độ, hoàng hậu Ma Da của Vua Tịnh Phan thuộc quý tộc Thích Ca đã hạ sinh một hoàng tử.

BỘ ẢNH VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – Bhik Samādhipuñño Định Phúc

Sau khi hạ sinh hoàng tử được bày ngày thì hoàng hậu băng hà. Vua Tịnh Phan đã giao hoàng tử cho em gái ruột của Hoàng hậu là Ma Ha Bà Xà Ba Đề và kế mẫu nuôi dưỡng chăm sóc.

Tin Hoàng tử chào đời làm thần dân rất vui mừng. Nhà vua đã mời một số vị đạo sĩ đến coi tướng, các vị đạo sĩ đều nói Hoàng tử có 32 tướng tốt trên đời chưa ai có được. Nếu say này làm vua thì sẽ là một Hoàng đế nhân đức anh minh. Còn nếu xuất gia học đạo thì sẽ là bậc đại Thánh, vĩ nhân. Chính vì vậy nhà vua đã đặt tên cho Hoàng tử là Sĩ Đạt Ta – Siddhartha có nghĩa là toại nguyện và nhà vua cũng phong cho Sĩ Đạt Ta là con trưởng sẽ nối ngôi vua sau này nên được gọi là Thái tử Sĩ Đạt Ta.

Phần tiếp theo của phim cuộc đời Đức Phật thích ca buddha giới thiệu về thời niên thiếu của ngài.

Thái tử Sĩ Đạt Ta mỗi năm một lớn có diện mạo vô cùng khôi ngô tuấn tú và tài năng phát triển vượt bậc. Thái tử có một sức khỏe cường tráng, một trí óc thông minh xuất chúng mà không có một thanh niên trai tráng nào trong hoàng tộc có thể sánh kịp.

Tuy có tài trí hơn người nhưng Thái tử có thái độ nhã nhặn thương người thương vật rất vô tư bình đẳng. Chính vì thế, Thái tử được vua cha hết mực yêu thương, mọi người mến trọng nể phục.

Lễ thành hôn của Thái tử Sĩ Đạt Đa

Nội dung tiếp theo của bộ phim cuộc đời Đức Phật Gautama Buddha đó chính là lễ thành hôn của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Thấm thoát Thái tử đã được 16 tuổi, các việc học hành tập luyện đãi chu toàn đầy đủ, vóc dáng khôi ngô tuấn tú. Nhà vua muốn con nối ngôi sau này nên đã ép Thái tử thành hôn với công chúa Da Du Đà La – Yasodhara xinh đẹp nết na.

Cuộc sống nhung lụa sung sướng của Thái tử với vợ xinh đẹp được mười năm, công chúa sinh con trai tên La Hầu La, vua cha hết mực vui mường vì có thêm sự ràng buộc Thái tử. Nhưng trong lòng Thái tử vẫn nặng trĩu nỗi băn khoăn thắc mắc đời sống thật sự bên ngoài hoàng thành sa hoa.

Đức Phật nhận ra cảnh khổ và quyết chí xuất gia

Giai đoạn tiếp theo của Cuộc đời Phật Thích Ca đó chính là Thái tử nhận ra cảnh khổ và xuất gia thành đạo.

Vào một hôm, Thái tử xin phép vua cha cho người được ra ngoài thành ngắm cảnh. Đi đến cửa Đông, Ngài nhìn thấy một cụ già đầu bạc trắng, lưng còng lần bước khó khăn. Đến cửa Nam, Ngài lại thấy một người đang nằm co quắp trên bãi cỏ đau đớn. Đến cửa Tây, Ngài thấy một người nằm chết bên đường. Thấy ba cảnh tang thương đó, Thái tử nhận rõ được bộ mặt của cuộ đời là khổ, những thứ xa hoa lộng lẫy trong hoàng cung chỉ đều là giả dối. Chính vì thế, ngài muốn tìm cách cứu chúng sang khỏi đau khổ.

phim cuoc doi duc phat buddha 3

Mấy ngày sau, Thái tử lại xin đi dạo chơi. Lần này Ngài đi qua cửa Bắc thì thấy một người kiết già dưới gốc cây thản nhiên không để ý người qua lại. Thấy vậy, Thái tử nảy sinh con đường cứu khổ chúng sanh. Ngài về thưa với vua cha xin được xuất gia học đạo nhưng bị khước từ.

Đức Phật xuất gia tìm đạo

Biết được ý định của Thái tử nhà vua đã tìm đủ cách để giữ chân. Tuy nhiên, Thái tử đã nhất quyết trong lòng con đường tìm chân lý giải thoát chúng sanh. Mọi thứ xa hoa trong hoàng cung cũng không thể sánh với sự giải thoát to lớn và cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ.

Cuộc đời Đức Phật thích ca Gautama Buddha bắt đầu rẽ hướng. Trong một đêm khuya khi vợ con đang yên giấc, Thái tử cùng người giữ ngựa lặng lẽ rời khỏi hoàng cung, dứt bỏ mọi thứ để ra đi tìm đạo với hai bàn tay trắng. Lúc đó Thái tử 29 tuổi.

Sáng hôm sau, khi vượt qua sông Anoma, Ngài dừng chân trên bãi cát, dùng kiếm sắc tự cạo râu tóc xong tao mũ áo cho người giữ ngựa đem trở về trình Vua. Ngài khoác lên mình một tấm vải vàng cam làm áo, tự nguyện sống đời tu sĩ thiếu thốn vật chất. Ngài tìm đến học đạo với đạo sĩ Alarama Kalama, Ngài học và hành, đạt những gì đạo sĩ ấy đạt. Nhưng mọi sự chứng không giải quyết được những điều mà Ngài mong muốn, chưa phải là chân lý, chưa phải là Niết Bàn tối thượng, do đó Ngài lại ra đi.

Xem phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha) trọn bộ 55 tập thuyết  minh & lồng tiếng Việt

Đức Phật tu hành khổ hạnh

Giai đoạn tiếp theo của phim cuộc đời đức phật thích ca Gautama Buddha đó là quá trình tu hành khổ hạnh và thành đạo của Đức Phật.

Lúc này, Thái tử được biết đến là Đạo sĩ Cự Đàm. Ngài đi đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt tự tu tập một mình. Khi đó, đạo sĩ Kiều Trần Như là người trẻ nhất trong số các đạo sĩ được nhà vua mời xưa kia khi Thái tử ra đời. Ông hay tin Thái tử đã xuất gia học đạo nên đã cùng dẫn theo 4 người đồng tu đến tìm gặp ngài để cùng tu hành.

Kiều Trần Như đã thuyết phục Ngài nhập chung với năm người để cùng tu khổ hạnh. Tù đó, đạo sĩ Cự Đàm khéo mình tu khổ hạnh trong một thời gian dài. Từ thân hình cường tráng khỏe mạnh dần Ngài chỉ còn da bọc xương. Ngài đã dùng vô số phương tiện khổ hạnh để tu như: Ngài chỉ ăn rau cỏ để thiền, nhịn thở để thiền, chỉ ăn một vài hạt đậu và một ít nước mỗi ngày để thiền,…

Trải qua một thời gian dài khổ hạnh như thế, cái chết cũng đã gần kề nhưng đạo quả chân lý lại chẳng thấy đâu, trí thức suy giảm, tinh thần thì mật mỏi nên Ngài đã dứt khoát từ bỏ lối tu khổ hạnh.

Đường lối Tu Trung Đạo

Tuy quyết định từ bỏ lối sống khổ hạnh nhưng Ngài cũng không quay lại lối sống lợi dưỡng mà tiếp tục vạch ra đường lối tu Trung đạo.

Ngài bèn đi đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt tự tu tập một mình. Nơi đây có dòng sông trong mát, cây cối xanh thẳm, hoa lá tươi tốt. Đi đến dưới gốc cây Bồ Đề lấy cỏ làm nệm ngồi thiền định, Ngài thề nguyện rằng: Nếu không đạt chân lý dù thịt nát xương tan ta cũng không rời khỏi chỗ này.

Ngài đã liên tiếp trải qua nhiều gian nan thử thách về nội tâm tham, sân, si, mạn, nghi,… Rồi sau lại phải chiến đấu với ngoại cảnh Thiên ma dùng đủ mọi tà pháp hòng cản trở Ngài việc thiền định. Nhưng cuối cùng Ngài chiến thắng cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, tâm trí được yên ổn trong thiền định.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo

Vào khoảng 10 giời lúc canh hai trong đêm thứ 49, Ngài chứng Túc Mệnh Minh, thấy rõ được tất cả các đời quá khứ một đời, hai đời, ba đời, mười đời, trăm đời, nghìn đời, sinh chỗ này, tên là gì, cuộc sống ra sao, chết sinh vào đâu, …tất cả đều biết hết. Tiếp tục thiền định, tới khoảng nửa đêm lúc canh ba, Ngài chứng Thiên nhãn minh, thấy được tất cả bản thể vũ trụ, biết cấu tạo thế giới vũ trụ thành trụ hoại diệt như thế nào, đều biết hết thảy.

phim cuoc doi duc phat buddha 2

Vẫn kiên cố hành thiền tam muội, đến khoảng 2 giờ sáng lúc canh tư, Ngài chứng Lậu tận minh, vô lậu, sạch hết trần cấu. Biết rõ Khổ, nguồn gốc của đau khổ, cách trừ đau khổ, và con đường đạo qủa viên mãn. Ngài tự biết: Ta đã giải thoát, không còn tái sinh nữa, tu hành viên mãn, việc làm đã xong, không còn trở lại trạng thái khi xưa nữa.

Khi đó Ngài từ từ mở mắt to ra chợt thấy sao Mai lấp lánh, hốt nhiên Toàn Ngộ, thấu triệt cùng khắp chân lý vũ trụ, thần thông quảng đại, Ngài đạt Đạo Vô Thượng, thành bậc Chính Đẳng Chính Giác nên được gọi là bậc Toàn Giác, Như Lai, hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cuộc đời Đức Phật từ Thành Đạo tới nhập Niết Bàn

Sau khi thành đạo, Đức Phật quán khắp vũ trụ, Ngài nhận ra rằng mỗi chúng sanh đều có Phật tính nhưng vì ngụp lặp trong u mê tăm tối nên phải trầm luân trong biển sinh tử luân hồi không có ngày ra khỏi.

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA - TẬP 50 - PHIM HAY - CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸPChính vì thế, Đức Phật quyết định sẽ giáo hóa chúng sanh cho dù có khó khăn đến đâu. Ngài sẽ làm nhiệm vụ của bậc Phật như tất cả chư Phật trong vũ trụ đã từng làm để có thể dẫn dắt chúng sanh ra khỏi đau khổ và được giải thoát.

Đức Phật Thích Ca Gautama Buddha tuyên bố nhập Niết Bàn trước ba tháng: Việc cứu độ chúng sanh đã viên mãn, Ngài muốn chứng tỏ rằng thân xác vô thường vì xác thân do bốn đại: Đất, nước, gió, lửa tạo thành thì sẽ trở về với bốn đại.

Đức Phật nói Kinh Di Giáo: Ngài dặn Tôn giả A Nan là Thị giả của Ngài rằng: Sau khi Ta Nhập Niết Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với giáo pháp nào khác. Hãy nương tựa nơi chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác và Ngài nói tiếp: Ái ân là vô thường, nếu có xum hợp, phải có chia lià; nhất là thân này không phải ta, mạng sống không tồn tại mãi mãi được.

The Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca – Phim Ấn Độ 55 tập (lồng tiếng) -  Tình thương không phân biệt

Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn: Ngài nhập Niết Bàn tại rừng Ta La nước Câu Thi La giữa hai cây Long Thọ vào nửa đêm ngày mồng 8 tháng hai âm lịch năm 543 trước Dương lịch. Sau đó được dân chúng Mạt La thành Câu Thi cùng các đệ tử Phật cúng dàng thân Phật, rồi trà tỳ và chia Xá Lợi Phật cho 8 nước rước về xây tháp để mọi người chiêm bái, cúng dường.

Kết luận về Đức Phật

Đức Phật có đủ sáu Đại

  • Đại Hùng, Đại Lực: Sau 6 năm chịu đựng biết bao gian khổ thử thách, Đức Phật đã chiến thắng nội tâm vẻ vang. Vì thế, chiến thắng người đã khó mà thắng được chính mình lại càng khó hơn.

  • Đại Từ, Đại Bi: Đức Phật không vì mình mà vì chúng sanh bỏ hết tất cả vì tình thương nhân loại và muốn chúng sanh thoát khỏi đau khổ để tìm ra chân lý. Ngài xứng với danh hiệu Đại Từ Đại Bi.

  • Đại Hỷ, Đại Xả: Đức Phật bỏ hết để dấn thân vào cảnh cùng cực khổ sở. Nhưng không thấy khổ và chẳng hề hối tiếc muốn quay lại đời sống vương giả. Ngài xứng đáng với danh hiệu Đại hỷ Đại Xả.

Các điều Phật dạy cần ghi nhớ

Nên theo gương sáng của Đức Phật: Sự hy sinh cao cả, từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt của Đức Phật Thích Ca không những là gương sáng cho Phật tử mà còn cho tất cả mọi người dù không phải là Phật tử.

Tín đồ nên nhớ những lời di chúc: Ai cũng cần phải biết đến các lời dạy quý báu của Đức Phật. Nhưng nếu chúng ta không học hỏi và thực hành thì cũng vô ích.

Quý vị hữu duyên hãy theo dõi bộ phim để có thêm nhiều hiểu biết chi tiết về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Gautama Buddha qua 2 kênh sau:

1. Link 1

2. Link 2

Nguồn: thuyetgiangphatphap.com

---

Sự tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni


(*) Xem thêm

Bình luận