Hạt lanh được lấy từ cây lanh, một trong những loại cây trồng cổ xưa dùng để lấy sợi dệt vải và hạt ép dầu. Cây Lanh được trồng nhiều tại Canada và vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Hạt lanh có 30 - 40%dầu, 10 - 20% chất nhầy, glucosit khi phân li sẽ cho Axit Cyanhydric, các men, các steroit. Ép hạt lanh trong môi trường lạnh để lấy dầu, trong điều kiện không khí tự do, dầu sẽ khô. Trong dầu có 85 - 90% glycerit, trong đó có 65% Isolinolenic axit, 15% Linolenic axit, 15% Linonic axit, 5% axit béo.
Mahatma Gandhi vĩ đại đã từng nói rằng hạt lanh là một “hạt giống kỳ diệu”. “Bất cứ nơi nào mà hạt lanh sẽ trở thành mặt hàng thực phẩm thường xuyên của người dân, nơi đó sẽ có sức khỏe tốt hơn”, Gandhi tuyên bố.
Công dụng:
- Dầu Hạt Lanh hay Dầu Lanh là thực phẩm có giá trị calori cao, có nhiều vitamin và axit béo không no, có vai trò quan trọng trong chuyển hoá lipit và là vị thuốc hàng đầu.
- Dầu Hạt Lanh được chọn trong điều trị eczema, viêm loét, đinh nhọt, chứng giãn tĩnh mạch và viêm đường hô hấp.
- Cần khuyến kích việc dùng dầu ép lạnh như dầu hạt Lanh, dầu hướng dương, dầu cây lúa mì(Dầu mầm lúa mạch) vì cơ thể người dễ hấp thụ hơn dầu và chất béo công nghiệp. Thầy thuốc lâm sàng cũng khuyên nên dùng các loại dầu trên để điều trị các bệnh gan mật và các bệnh tim mạch.
- Các nhà dược liệu học Pháp còn phát hiện dầu Hạt Lanh tham gia nuôi dưỡng não, chuyển các màng nhầy thành thể lỏng, cải thiện tất cả những thay đổi tế bào, thăng bằng thần kinh, giảm tỷ lệ cholesterol, cải thiện chất lượng da. Vì vậy dầu Hạt Lanh là một thực phẩm thiết thực, dùng cho tất cả mọi người ngay cả trẻ em. Liều dùng 1 đến 2 thìa café dầu Hạt Lanh mỗi ngày.
- Làm cho da mượt mà hơn và ít bị khô. Chống lại quá trình oxy hóa da.
- Làm mượt và dưỡng tóc rất tốt
- Lợi ích chống viêm: Chất béo omega-3 có thể giúp giảm viêm là yếu tố chính trong những bệnh như hen suyễn, thoái hóa khớp, viêm khớp do thấp, nhức đầu migraine và xốp xương.
- Hạt lanh giàu omega-3 bảo vệ xương: ALA, acid béo omega-3 trong hạt lanh và hạt óc chó (walnut), giúp xương khỏe mạnh bằng cách giúp ngăn ngừa tế bào xương thay đổi thái quá.
- Bảo vệ chống bệnh tim, ung thư và tiểu đường: Chất béo omega-3 dùng để sản xuất những chất giảm thành lập huyết khối, nên giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở bệnh nhân xơ vữa động mạch hay bệnh tim cùng với tiểu đường. Chất béo omega-3 cũng cần thiết để sinh ra màng tế bào mềm dẻo. Màng tế bào là người giữ cổng, cho phép chỉ những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp loại thải các chất bã. Màng tế bào tối cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì màng tế bào mềm dẻo tốt hơn để đáp ứng với insulin và hấp thu glucose hơn là màng cứng do chất béo bảo hòa hay chất béo trans hydro hóa. Trong ruột già, omega-3 giúp bảo vệ tế bào ruột khỏi bị ung thư do các độc tố và các gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ ung thư ruột già.
- Hạt lanh cũng hạ cholesterol giống statin
- Dầu lanh giảm huyết áp ở đàn ông cao cholesterol
- Cung cấp chất xơ có lợi: Hạt và bột hạt lanh là nguồn cung cấp chất xơ có thể làm giảm cholesterol ở người bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, giảm tế bào ruột non phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư, giúp giảm táo bón và ổn định mức đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.
- Hạt lanh cũng là nguồn cung cấp ma-giê, giúp giảm mức trầm trọng bệnh suyễn bằng cách giúp cho khí đạo mở và thư giãn, hạ huyết áp và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, ngăn ngừa co thắt mạch máu đưa đến cơn nhức đầu migrên, và thường khuyến khích thư giãn và tái tạo giấc ngủ bình thường.
- Hạt lanh ngăn tiến triển ung thư tuyến tiền liệt đàn ông
- Bảo vệ đặc biệt cho phụ nữ: Hạt lanh đặc biệt giàu chất lignan, hợp chất đặc biệt cũng tìm thấy trong các hạt khác và rau được vi khuẩn ruột chuyển thành 2 chất giống hormone gọi là enterolactone và enterodione. Hai chất này chứng tỏ một số tác dụng bảo vệ chống ung thư vú và được tin là một lý do giúp người ăn chay ít nguy cơ bị ung thư vú hơn.
- Trong một nghiên cứu mới đây hạt lanh giảm mức cholesterol toàn phần ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh khoảng 6% mà không cần dùng thuốc thay thế nội tiết tố.
- Cuối cùng, chất xơ giàu lignan cũng cho thấy làm giảm đề kháng insulin, do đó, giảm sinh khả dụng estrogen, làm giảm nguy cơ ung thư vú. Vì đề kháng insulin là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tip 2, hạt lanh có thể bảo vệ chống bệnh tiểu đường.
- Chống khô mắt: Hội chứng khô mắt thường xảy ra ở người cao tuổi. Phụ nữ dùng nhiều omega-3 trong thức ăn có nguy cơ khô mắt thấp hơn 17% so với người dùng ít nhất.
Cách dùng
- Chăm sóc da: Lấy một lượng vừa đủ dầu Hạt Lanh, thoa đều lên da mặt hoặc các vùng da body toàn thân, mát-xa nhẹ nhàng để các dưỡng chất của dầu Hạt Lanh thẩm thấu qua da. Sau 30 phút dùng bông tẩy trang hay nước ấm để làm sạch phần dầu còn lại trên da hoặc giữ lại dầu dưỡng trên da cho tới khi cần thiết phải làm sạch da.
- Để năng cao hiệu quả chăm sóc da, có thể kết hợp dầu Hạt Lanh với một số tinh dầu thiên nhiên nguyên chất như tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Ngọc Lan Tây, tinh dầu Phong Lữ…theo tỷ lệ 1/40 (1ml tinh dầu + 40ml dầu Hạt Lanh) để tạo thành một hỗn một hỗn hợp dầu massage cung cấp các vitamin thiết yếu để nuôi dưỡng làn da, giữ ẩm, kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn, làm cho da luôn khỏe mạnh, sáng đẹp tự nhiên. Đối với da mặt, dùng tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Dưỡng tóc: Dùng một lượng vừa đủ dầu Hạt Lanh, thoa đều từ chân tóc tới ngọn tóc, dùng khăn ủ tóc trong thời gian 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu cùng với dầu gội.
- Có thể kết hợp dầu Hạt Lanh với tinh dầu Vỏ Bưởi, tinh dầu Hương Nhu …để chăm sóc tóc, chống gãy rụng, chẻ ngọn, làm sạch gàu và da đầu, kích thích mọc tóc cho mái tóc khỏe và óng mượt. Sử dụng mỗi tuần 2-3 lần.
- Dưỡng môi: Thoa một lớp mỏng dầu Hạt Lanh lên đôi môi giúp giữ ẩm, chống khô, nứt nẻ.
- Chữa cơn đau mật: phải uống dầu Hạt Lanh 2, 3 lần/ngày, mỗi lần một thìa canh.
- Làm dịu, chống viêm, hay chống táo bón: ngày 1 thìa café dầu hạt lanh, một lần 1 ngày
- Dưỡng da tay, chân: Vào mùa hanh khô, da tay, da chân khô ráp, nứt nẻ, lấy một lượng dầu Hạt Lanh vừa đủ để thoa lên những vùng da khô giúp giữ ẩm cho da, làm mềm da.
- Có thể kết hợp dầu Hạt Lanh với tinh dầu Phong Lữ (hoặc Oải Hương hay Cam Ngọt) theo tỷ lệ 1/30 để tạo thành một hỗn hợp dầu dưỡng da tay, da chân hiệu quả với hương thơm dịu mát. Đựng trong lọ thủy tinh kín sẫm màu, mỗi lần dùng lấy một lượng dầu vừa đủ để thoa lên da bàn tay, bàn chân và mát-xa nhẹ nhàng trong vài phút để tinh dầu thẩm thấu qua da.
- Điều trị mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, cháy nắng và bệnh rosacea: Các axit béo thiết yếu trong dầu hạt Lanh có tác dụng rất lớn do sức mạnh chữa lành da của nó. Mẩn đỏ, các mảng ngứa của bệnh chàm, bệnh vẩy nến và bệnh rosacea thường đáp ứng với tác dụng chống viêm của các axit béo thiết yếu và tính làm dịu da tổng thể. Da bị cháy nắng có thể chữa lành nhanh hơn khi cũng điều trị bằng dầu này.
- Dùng để ăn uống: Do dầu Hạt Lanh hữu cơ nguyên chất có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, 100% nguyên chất nên liều lượng sử dụng để ăn, uống không nên vượt quá 1 đến 2 thìa cafe một ngày đối với người lớn và không vượt quá 1 thìa cafe một ngày đối với trẻ em. Một số trường hợp dùng quá liều lượng có thể dẫn đến đi ngoài. Để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất là không nên dùng dầu với nhiệt. Nên ăn trực tiếp hoặc trộn dầu vào thức ăn khi thức ăn còn ấm.
Lưu ý
- Bảo quản dầu ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp
- Ngừng sử dụng dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra
- Đây là Dầu Hạt Lanh Hữu Cơ nên có thể được sử dụng để ăn, uống, dùng trong thực phẩm, dược phẩm.
- Trong trường hợp dùng Dầu Hạt Lanh để ăn, uống, làm gia vị chú ý không nên sử dụng quá nhiều, quá liều lượng, vì đây là dầu nguyên chất nên hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Khi dùng để chữa bệnh tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dầu này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Dầu hạt lanh phải có vị ngọt, không được dùng dầu lanh để nấu ăn, mà chỉ thêm vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
Xem thêm