Những ngôi làng tỷ phú ở Việt Nam

18/11/2021 | 362

Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra rầm rộ như hiện nay thì ngoài những nhà máy xí nghiệp nơi đô thị đóng vai trò chủ chốt thì những làng quê làm nghề truyền thống cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới này. Theo đó có nhiều "ngôi làng tỷ phú" mọc lên ở khắp nơi mang lại diện mạo mới, nâng chất lượng cuộc sống lên tầm cao nơi chốn quê hương thanh bình mà có khi nhiều nơi ở thành phố còn thua xa. 

Mộc Châu – mảnh đất của những tỷ phú bò sữa

Trao đổi với phóng viên Trang Trại Việt, ông Trương Hoa Bắc – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu nói: “Chưa bao giờ Mộc Châu lại nhiều triệu phú, tỷ phú như bây giờ. Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc trước kia còn thuộc diện chạy ăn từng bữa, chỉ qua mấy năm chăn nuôi bò sữa đã bất ngờ trở thành tỷ phú”.

Trại giống rộng hàng nghìn m2 của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu đang nhân nuôi và cung cấp giống chất lượng tốt cho bà con trong và huyện để phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Bắc, chương trình chăn nuôi bò sữa Mộc Châu là một chương trình lớn của Sơn La. Nghề nuôi bò sữa đang tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho hàng trăm hộ ND của tỉnh. “Đặc biệt, trong năm qua, từ việc áp dụng thành công quy trình chăn nuôi an toàn VietGAP đã không chỉ giúp cho thương hiệu sữa của tỉnh phát triển và được người tiêu dùng ở trên 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đánh giá rất cao và gần như các sản phẩm sữa được sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường” – ông Bắc khẳng định.

Từng biết đến là một hộ khó khăn, sau hơn 10 năm theo nghề bò sữa, đến nay anh Dương Văn Nội ở khu vườn đào 2, thị trấn nông trường Mộc Châu đã có thu nhập trên 1 tỷ/năm

Hai vợ chồng anh Đăng Văn Thắm (43 tuổi) và chị Đỗ Thị Sáu ở khu vườn đào 1, thị trấn nông trường Mộc Châu, (Sơn La) đang cho bò đi luyện tập thể dục để chuẩn bị tham dự cuộc thi “Hoa hậu bò sữa 2016” do Công ty Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức nhằm tuyển chọn ra các giống bò tốt để nhân nuôi, tạo ra các sản phẩm sữa chất lượng tốt cung cấp cho người tiêu dùng cả nước. “Qua hơn 5 năm nuôi bò sữa, hiện gia đình tôi đang nuôi 45 con, mỗi năm thu hơn 100 tấn sữa, có doanh thu khoảng trên dưới 1 tỷ đồng” – anh Thắm chia sẻ.

Là một trong những mô hình mẫu về chăn nuôi bò, ông Lâm Thanh Chân ở ở khu vườn đào 2, đang là mô hình phát triển nông hộ lý tưởng có thu nhập cao nhất, nhì ở Mộc Châu với mỗi năm lên đến trên 4 tỷ đồng/năm.

Các nghề “ăn theo” chăn nuôi bò sữa như trồng ngô, cỏ nguyên liệu hay làm công nhân cũng đang có thu nhập cao tại Mộc Châu. Đơn cử như ông Đỗ Đình Ngư, công nhân lấy thức ăn cho bò tại trang trại ông Chân được trả lương trên 5 triệu đồng/tháng.

Giống bò sữa đang nhân nuôi, khai thác sữa tại Mộc Châu là một trong những giống bò tốt nhất thế giới hiện nay.

Đàn bò sữa được chăn sóc tắm rửa, xoa bóp, tập thể dục mỗi ngày, để có thể cho sản lượng và chất lượng sữa tốt nhất.

Đàn bò sữa tại các trang trại được cán bộ, kỹ thuật kiểm tra sức khỏe, chất lượng chăn nuôi mỗi ngày.

Vào khoảng từ 16h đến 18h hàng ngày, tại các trạm thu mua sữa trong huyện luôn tấp nập nhận sữa cho bà con.

 Trong những năm gần đây, Công ty Giống bò sữa Mộc Châu đã đầu tư nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới để nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm sữa tốt nhất.

Ông Trần Công Chiến – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết: “Từ việc áp dụng thành công quy trình VietGAP trong chăn nuôi bò sữa cho trên 500 hộ nuôi bò sữa, chúng tôi đang hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ”.

Làng gỗ mỹ nghệ  Đồng Kỵ - Bắc Ninh.

Đây là ngôi làng nổi danh bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ về độ giàu có của mình, ngôi làng này hiện nay thuộc xã Đồng Quan, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng Kỵ nổi tiếng khắp nơi về việc chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Khi xưa Đồng Kỵ chỉ có quy mô lằng nghề nhỏ nhưng giờ đây đã phát triển thành một phường nghề sầm uất nhất thị xã Từ Sơn.

Khám phá "đại công xưởng" gỗ ở làng nghề truyền thống Đồng Kỵ - Bắc Ninh

Cả phường Đồng Kỵ ngày nay có gần hơn 400 công ty hợp tác xã chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và cứ khoảng 10 hộ dân lại có 1 giám đốc của một công ty hay xí nghiệp nào đó, ngay cả trong 1 gia đình có cả bố lẫn con trai đều làm giám đốc cả nên Đồng kỵ còn được người làng khác ví von là làng giám đốc, làng tỷ phú.

Nhờ vào phát triển đồ gỗ mỹ nghệ mà đã làm cho ngôi làng này thay da đổi thịt hẳn ra so với thời kỳ trước đây phải chạy ăn từng bữa. Đồ gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ không những nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN và một số nước thuộc liên minh Châu Âu EU chính vì thế mà trong làng có khoảng 500 hộ làm nghề buôn bán lớn hàng chục hàng trăm tỷ trở lên.

Ngoài những sản phẩm bình dân có giá trị vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng thì hiện nay do nhu cầu thị hiếu của khách hàng tăng cao mà những sản phẩm bán ra tại đây lên đến hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường. Những doanh nghiệp, công ty có tên tuổi trong làng như Hưng Long, Thành Đạt, Đông Dương, Hoàng Hải, Việt Hà…đây đều là những đơn vị có doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm và đóng góp khoảng  thuế cho nhà nước không hề nhỏ.

Làng tỷ phú phất lên bằng nghề mộc, giàu bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ

Thời gian gần đây nhà cửa của người dân trong làng được xây dựng khang trang bề thế hẳn ra, nhiều nhà cao tầng mọc lên như nấm, còn có những gia đình xây cả biệt thự nguy nga. Đồng thời  hoạt động mua bán bất động sản cũng diễn ra tấp nập tại đây, đất ở đây có giá trị tiền tỷ và người dân làng Đồng Kỵ còn mạnh dạng mua đất ở các làng bên cạnh để mở rộng nhà xưởng, cơ sở sản xuất của mình.

Làng buôn tóc Đông Bích - Bắc Ninh

Nhắc đến làng Đông Bích thuộc xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thì không ai không ngở ngàng với ngôi làng chỉ cách thư đô Hà Nội tầm chừng 30Km, có cái nghề độc lạ xưa nay hiếm thấy đó là nghề buôn tóc nhưng người dân làng này lại giàu có thậm chí nhiều người trở thành tỷ phú nhờ vào cái nghề có 1 không 2 này đấy.

Làng tỷ phú nhờ buôn... tóc - Baogiaothong.vn

Nhờ nhu cầu làm đẹp rất được thịch hành ngày nay mà nghề buôn tóc này đem lại lợi nhuận không hề nhỏ cho các con buôn, nhiều đại lý thu mua tóc lớn mọc lên trong vùng để gom tóc từ những người thu mua dạo.Như người dân nơi đây từng nói nghề này là nghề “mua của người chán, bán cho người cần” nên việc bỏ ra vốn ít để mua tóc về bán lại với giá cao gấp nhiều lần nên họ kiếm lời rất dễ trong việc buôn bán này.

Làng tỷ phú nhờ buôn... tóc - VietNamNetNhờ vào nghê buôn tóc mà cuộc sống của người dân làng Đông Bích đã thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng tích cực. Cả làng có hơn 400 hộ dân thì đến 350 hộ làm nghề buôn tóc trong số đó hàng chục hộ mở đại lý lớn và trở thành tỷ phú giàu có xây được nhà to mua được xe hơi sang trọng, còn những hộ còn lại thu mua nhỏ lẽ cũng thuộc điện giàu có khấm khá, cuộc sống không lo nghỉ về tiền bạc.

Làng Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang

Câu chuyện nông dân vẫn ngậm đắng nuốt cay khi được mùa rớt giá hay nông sản bế tắc đầu ra, giá rớt thảm, thậm chí phải kêu gọi giải cứu là xưa cũ với người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) bởi vài năm trở lại đây cây vải được mùa được cả giá.

Nông dân ôm vài ngàn tỷ chia nhau, cả làng thành tỷ phú - VietNamNet

Vải thiều - giống quả quý như "vàng đỏ" trên cây mang lại nguồn lợi lớn cho nông dân Lục Ngạn.

Theo số liệu thống kê năm 2018 thông tin từ tỉnh Bắc Giang, giá vải bình quân đạt 16.000 đồng/kg, cuối vụ là 35.000-45.000 đồng/kg. Kết thúc vụ vải 2018 Bắc Giang xuất bán 215 ngàn tấn vải thiều và thu về gần 5.800 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải đạt khoảng 3.500 tỷ, còn lại là từ các ngành dịch vụ phụ trợ. Người nông dân Lục Ngạn thu khoảng trên 3.000 tỷ đồng mỗi năm từ cây vải và các cây ăn quả khác.

Đáng chú ý, huyện Lục Ngạn nổi lên là thủ phủ cây ăn quả (trong đó vải thiều là chủ lực) của Bắc Giang, cho doanh thu lên tới hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm.

Hành trình tạo ra 6.600 triệu phú và 6.000 tỷ đồng ở thủ phủ vải thiều Lục  Ngạn

Để có những vùng quê ngàn tỷ, đồng thời giải được bài toán “được mùa mất giá” cách đây hơn 10 năm dân trồng vải từng nếm trải, từ năm 2007, người dân Lục Ngạn bắt đầu đi vào sản xuất chuyên nghiệp, đẩy mạnh làm thương hiệu. Đó như là cuộc cách mạng làm lại từ đầu của cây vải Lục Ngạn. Kết quả, ngày nay, Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Cuộc sống nơi đây cũng đổi thay, không còn cảnh nghèo đói, người trồng vải xây được nhà lầu, sắm được ô tô, trở thành những nông dân tỷ phú.

Làng Mẹo - Thái Bình

Làng Mẹo thực ra là tên gọi thuần túy của dân trong làng mà thôi, ngôi làng này có tên là làng Phương La 2, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng này khác hẳn với những làng vùng quê chủ yếu phát triển nông nghiệp hoặc làm nghề truyền thống thì làng Mẹo nổi danh lên là một làng làm công nghiệp giàu có với viễn cảnh xe cộ tấp nập vào ra làng để giao nhận hàng rồi công nhân ra vào công ty xí nghiệp đông đúc như là khu công nghiệp nơi thành thị phát triển.

Giữa vùng quê lúa thuần nông Thái Bình thì Làng Mẹo tạo lên điểm nhấn nổi bật với những biệt thự nguy nga tráng lệ khẳng định sự giàu có của dân trong làng này nhờ vào việc làm công nghiệp và dịch vụ đáp ứng cho công nghiệp, nhiều hộ dân trong Làng Mẹo trở thành tỷ phú giàu có hiện nay, mỗi năm người dân làng này lại có thêm 1 vài người ghi danh vào danh sách tỷ phú của nước ta.

Làng Mẹo, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà - YouTube

Các tỷ phú nơi đây chủ yếu xuất thân từ nghề dệt sau đó chuyển lấn sang kinh doanh các nghành nghề khác. Điển hình như tập đoàn Hương Sen của đại gia Trần Văn Sen lúc đầu cũng buôn bán hàng dệt nhưng giờ nổi tiếng khắp cả nước nhờ kinh doanh đồ uống mà bia Đại Việt là thương hiệu bia trọng điểm của tập đoàn này phân phối.Tập đoàn Hương Sen cũng là một doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Thái Bình về nghĩa vụ đóng góp thuế cho nhà nước với số nộp bình quân 500 đến 700 tỷ đồng/ năm.

Làng “mổ xe” ở Vĩnh Phúc

Nghe đến tên làng này thì nhiều người hình dung được đây là nơi chuyên xử lý sửa chữa xe cũ bằng cách đại tu, trùng tu hay tháo lắp các chi tiết thiết bị của xe cũ nát, hỏng để buôn bán lại kiếm chênh lệch giá hoặc có thể lắp thành một chiếc xe mới để bán. Thực ra làng “mổ xe” được gọi theo chính nghề nghiệp của người dân trong làng Tề Lỗ thuộc xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

Làng tỷ phú Tề Lỗ: Nhà nào cũng một bãi ô tô - VietNamNet

Nhà nào cũng có một bãi ô tô.

Nếu có cơ hội về đây thì bạn có thể thấy vùng quê này như một đại công trường khổng lồ đang thi công tháo lắp sửa chữa đầy đủ tất cả các chủng loại xe từ xe máy, xe ô tô, xe cơ giới công trình như  máy xúc, máy đào, máy ủi…Bạn có thể bắt gặp nhiếc xe cũ kỹ này mang đủ biển số các yinhr từ Nghệ An, Thanh Hóa đến Lào Cai, Quảng Ninh, Hòa Bình lần lượt kéo về làng quê này.Tiếng máy nổ của động cơ, tiếng quai búa, tiếng gọi nhau í ới trao đổi mua bán diễn ra rất nhộn nhịp, ào ào tấp nập từ mờ sáng đến tận khuya.

Hiện nay theo ước tính của người dân nơi đây thì làng Tề Lỗ này có khoảng 600 đến 700 bãi “mổ xe” hoạt động trên địa bàn. Nghề “mổ xe” không những đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho chủ nhân công xưởng giúp đại đa số ông chủ ở đây thành tỷ phú giàu có  mà còn kéo theo chợ sắt phế liệu từ việc mổ xe thải ra như các động cơ, thiết bị xe hỏng rồi đến lốp xe chất chồng lên nhau trông rất ngổn ngang  bề bộn nhưng ngược lại những thứ này cũng là nguồn thu nhập khá cao của các hộ gia đình làm nghề này.

Như một số thông tin mà người làng Tề Lỗ cung cấp thì trước đây ngôi làng này cũng như bao làng quê khác còn nghèo nàng lạc hậu dân trong làng chủ yếu sinh sống bằng nghề lái trâu chăn vịt. Và cơ duyên đến với nghề “mổ xe” tại làng này đến từ việc có một vài  người lãi lớn vì bán được máy ủi cũ từ đó cả làng đua nhau mua máy ủi về bán rồi đến  xe ô tô cũ, máy công trường, xe cẩu, máy xúc…dần dà rồi ngôi làng này trở thành “cánh đồng xe cũ” từ lúc nào không hay.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Thực hiện hiệu quả vốn đầu tu công | Kinh tế

Nhờ cái nghề xưa nay hiếm mà người dân trong làng bổng chốc trở nên giàu có nhờ lao động cần mẫm, miệt mài với đống sắt vụn mà nhiều nơi đã cho bỏ phế rồi. Cuộc sống của người dân trong làng được no ấm và đầy đủ hơn trước nhiều, nhiều gia đình trở thành đại gia, tỷ phú nhờ nghề này. Cơ sở hạ tầng trong làng  được xây dựng khang trang sạch đẹp rồi nhà cửa kiên cố,cao tầng, biệt thự sang trọng được dựng lên, xe hơi được nhiều người mua sắm.

Tề Lỗ được biết đến là nơi có mật độ xe hơi tính trên số hộ dân thuộc diện cao nhất cả nước. Dân nơi đây còn mua toàn xe sang xe xịn với theo họ là đi giao dịch làm ăn nên phải vậy. Xe Camry, BMW, Mecesdec thì trong làng cũng có vài chục hộ sử dụng còn những loại xe trung bình thì dân trong làng  ai ai cũng đều sở hữu được. Thống kê sơ bộ như vậy để bạn có thể thấy được mức độ giàu có của làng này là như thế nào.

Làng Tề Lỗ nổi tiếng là làng chứa rác như nhiều người thường nhắc đến thời gian trước nhưng với phương châm “rác cũng biến thành vàng” mà người dân nơi đây cố gắng thực hiện thì đến hiện tại bây giờ giới buôn xe khắp cả nước đều biết đến làng Tề Lỗ này về phương diện bán xe cũ và độ xe các kiểu. Để kiếm được mối làm ăn hợp đồng béo bở thì các ông chủ lò “mổ xe” ở đây phải rong rủi khắp nơi trên cả nước thậm chí sang cả Lào, Caphuchia, Trung Quốc để tìm đầu mối nhập xe cũ.

Làng buôn sắt vụn Diễn Tháp, Nghệ An.

Đây là một ngôi làng thuộc xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Dân trong ngôi làng này chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn đồng nát, sắt vụn mà trở nên giàu có, cuộc sống khấm khá hơn nhiều làng quê khác nằm kế cạnh. Địa danh này còn được nhiều người biết đến với sự thông minh nhạy bén của dân trong làng mà được nhiều người gọi bằng cái tên rất đổi ví von là dân “Do Thái”.

Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể

Một biệt thự tráng lệ trên đất làng Diễn Tháp

Ngôi làng này trước đây cùng là nơi được xem là “đồng không mông quạnh” dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông thuần túy và còn có một số hộ làm nghề đúc đồng nên việc người dân bén duyên đi mua đồng nát về phục vụ cho việc đúc đồng của mình. Từ đó mà nghề buôn đồng nát dần dần phát triển, lúc đầu chỉ thu gom trong địa bàn tỉnh rồi sau đó tiếp tục mở rộng đại bàn các tỉnh từ Nam chí Bắc, rồi việc chỉ thu mua đồng nát sau đến thu mua tất cả nhôm, sắt, nhựa tạo nên cơ sở đại lý lớn. Chính vì thế mà cái tên làng buôn đồng nát sắt vụn được gắn cho làng này.

Nói là làng buôn đồng nát thì ít ai có thể hình dung được sự giàu có từ công việc này mang lại, chỉ có thể trực tiếp đến mãnh đất này bạn mới chứng kiến được sự giàu sang của người dân nơi đây. Hai bên đường dẫn vào làng là những ngôi nhà cao tầng mọc san sát nhau khiến nhiều người nghỉ rằng đây là một khu phố sầm uất nào đó. Hai bên vỉa hè thì những chiếc ô tô tải xếp hàng đợi xuất hàng  sang Lào và công nhân làm việc tấp nập, bốc xếp hàng hóa như thể một cảng thu nhỏ vậy.

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Diễn Tháp (Diễn Châu) nhiệm kỳ 2020 - 2025 |  Xây dựng Đảng | Báo Nghệ An điện tử

Kể từ khi dân trong làng đổ xô chuyển sang nghề buôn phế liệu này thì đời sống người dân ở vùng quê nghèo này lột xác thật sự, những ngôi nhà cấp 4 xập xệ trước đây được thay bằng những nhà tầng khang trang đẹp đẽ, nhiều hộ dân còn xây cả biệt thự rộng lớn nguy nga, hộ nào cũng sắm được ô tô con và không những người có tuổi trong làng mới giàu có thành công mà ngay cả thanh niên mới lập nghiệp cũng đã thành tỷ phý trong làng này.

Làng "Châu Âu" ở Đô Thành - Nghệ An

Từ miền quê nghèo, thuần nông, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trở thành xã giàu có bậc nhất ở Nghệ An. Dạo quanh một vòng các con đường, tôi không khỏi ngạc nhiên trước chi chít những căn biệt thự cao cấp, những ngôi nhà khang trang kiên cố, xe hơi. “Hầu hết nhà lầu, biệt thự, ô tô,… ở đây đều là tiền đi làm từ nước ngoài gửi về”, ông Vũ Hồng Sơn (SN 1965, xóm trưởng xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, huyện Yên Thành) nói.

Ông Sơn kể, những năm 80 của thế kỷ trước, Đô Thành là một vùng chiêm trũng thuần nông, cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu sống bằng cây lúa, một nắng hai sương, cần cù lam lũ nhưng cái đói cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Ước mơ thoát nghèo luôn thôi thúc họ cố gắng phấn đấu, vượt lên số phận. Nhiều thanh niên quyết định rời xa quê hương, mưu sinh lập nghiệp nơi xứ người.

Người dân Đô Thành may mắn bén duyên với nghề buôn gỗ, làm mộc. Với sự nhanh nhạy và thông minh, họ đã biết cách biến những cây gỗ thô mộc thành các sản phẩm mỹ nghệ. Mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng đã góp phần đưa thương hiệu gỗ Đô Thành vang danh gần xa và được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Nhờ vậy cuộc sống người dân dần khấm khá hơn. Thế nhưng, thời cuộc thay đổi. Vào những năm 90, khi thị trường gỗ bão hòa, sản phẩm làm ra ế ẩm, người dân nơi đây đành bỏ nghề. Một số người bắt đầu chuyển hướng tìm kiếm tương lai bằng việc xuất ngoại đến các nước Nga, Ba Lan, Đức,...

Đô Thành có nhiều căn biệt thự được thiết kế theo phong cách châu Âu sang trọng, lộng lẫy.

Một villa nguy nga giữa đất trời Đô Thành.

Nhận thấy xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp thoát nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân Đô Thành khăn gói…đi Tây. Để có tiền gửi về cho gia đình, họ làm đủ mọi nghề, từ công nhân đến buôn bán, spa, làm Neo… Cứ nghề nào kiếm ra tiền một cách chính đáng là họ không ngại khó ngại khổ. Sau thời gian làm việc ở nước ngoài, nhận thấy công việc mang lại thu nhập cao, người sang trước dắt díu người sau sang. Có gia đình, toàn bộ anh em trong nhà đều xuất ngoại.“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi Tây là chuyện bình thường. Cứ anh sang làm bên đó thấy có tiền là kéo em sang, rồi bác kéo cháu, cha kéo con… cứ thế họ đua nhau đi xuất ngoại. Người trước rước người sau, tạo thành một phong trào sôi nổi”, ông Sơn cho hay.

Nói rồi vị xóm trưởng này kể một loạt những gia đình được xem là tỷ phú nhờ xuất ngoại. Nhờ nguồn lao động này xóm làng trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt.Gia đình ông Nguyễn Đức Hòe có tới 3 người con trai, một con gái và một cô con dâu đang làm ăn ở Đức. Sau một thời gian vất vả mưu sinh nơi đất khách, ông Hoè đã xây dựng được một cơ ngơi hoành tráng. Bước vào căn biệt thự của gia đình ông, khách thăm không khỏi choáng váng trước sự đồ sộ của nó.

Trở lại làng tỷ phú xứ Nghệ: Châu Âu ở giữa Đô Thành ảnh 1

Xã nghèo Đô Thành “thay da đổi thịt” nhờ xuất khẩu lao động

Với lối thiết kế độc đáo, đây được xem là căn nhà “khủng” nhất vùng đất này với giá xây dựng lên đến nhiều tỷ đồng từ năm 2004.Ông Hòe bảo, trước đây gia đình ông rất nghèo, nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa, các con của ông được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động. Lúc đầu là người anh đi, khi ổn định thì đưa em sang. Lần lượt như thế, ông có bốn con trai thì ba cậu đang “sống bên Tây”. Ở xã Đô Thành, gia đình ông Hòe là một trong những tỷ phú có khối tài sản không kém cạnh với những đại gia thành phố.

Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể

Một góc Đô Thành từ trên cao.Đa số người làng Đô Thành đi nước ngoài đều cân đong đo đếm, dè xẻn khi tiêu pha đồng tiền. Những căn biệt thự, ngôi nhà cao tầng mọc lên; những “xế hộp” của nhiều hãng xe nổi tiếng  ngày một nhiều trên đường làng. Chỉ trong thời gian ngắn, xã nghèo Đô Thành đã “thay da đổi thịt” một cách chóng mặt.

Làng xe biển số Lào - Đà Nẵng.

Thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành  phố Đà Nẵng là một vùng quê nghèo khó trước đây, nằm cách trung tâm thành phố tầm 20km về hướng Tây nhưng cuộc sống người dân nơi đây dường như còn nghèo hơn rất nhiều so với tốc độ giàu lên của thành phố đáng sống này.Nhưng hiện nay ngôi làng này lột xác thật sự, giàu lên nhờ người dân xuất cảnh sang nước bạn Lào làm ăn, lập nghiệp.

Làng tỷ phú ở Đà Nẵng: Sắm xe sang, lấy vợ nước ngoài

Người dân nơi đây không cam chịu cuộc sống cơ cực nên đã lôi kéo nhau sang nước bạn Lào làm nghề xây dựng, nhiều người là chủ thầu xây dựng tại Lào nên trở nên giàu có và trở về xây dựng làng quê nơi đây phát triển vượt bật, nhiều nhà lầu, biệt thự mọc lên như nấm rồi xe ô tô mang biển số Lào được nhiều gia đình sở hữu bởi vậy mà ngôi làng này được mệnh danh là “làng ở biệt thự, đi xe biển Lào”. Hàng năm cứ đến xuân về tết đến thì lũ lượt xe sang mang biển Lào kéo nhau về vùng quê này ăn tết.

Làng hoa Vạn Thành - Đà LạtLàng hoa Vạn Thành Đà Lạt có gì và nên đi làng hoa Vạn Thành vào thời gian  nào? - Khách Sạn Đà Lạt Giá Rẻ Gần Chợ Đêm #1

Thành phố ngàn hoa Đà Lạt được nhiều người biết đến và rất nổi tiếng về xuất khẩu hoa thì Làng hoa Vạn Thành là một làng quê mà 100% hộ dân sống nơi đây nhờ vào việc trồng hoa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Làng hoa này nằm sát trong thác Cam Ly với địa hình đồi núi dốc hiểm trở nhưng 2 bên đường xe hơi đời mới dựng sang sát nhau như những đường phố đông đúc ở trung tâm thành phố Đà Lạt, điều đó chứng tỏ làng hoa này có rất nhiều tỷ phú sinh sống tại đây.

Thêm cánh đồng hoa giữa Làng hoa Vạn Thành

Ở làng hoa nổi tiếng này có người sở hữu từ 2 đến 3 hecta trồng hoa người ít thì cũng được 5  đến 7 sào và với giá thị trường 1 sào đất trồng hoa nơi đây khi chuyển nhượng lên đến 700 triệu đồng nên hiện nay có hàng chục người có tài sản lên đến vài chục tỷ đồng là chuyện bình thường và thu nhập từ việc trồng hoa mang lại cũng góp phần cho dân cư nơi đây tậu biệt thự sang chảnh là không hề khó. Nhiều người còn nói rằng đây là làng mà đại gia lái xe hơi thăm ruộng chính vì sự giàu có của dân cư làng này mà người ta gọi thế.

Tóm lại, không những người sống ở phố phường tấp nập, đô thị ồn ào mới có thể làm giàu trở thành tỷ phú được mà ngay cả những làng quê nghèo nếu biết cách kết hợp phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của xã hội thì đời sống sẽ thay đổi và việc trở thành tỷ phú là chuyện không xa trong tầm tay.

Thắm Lê tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận