Châu Âu đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm qua

24/08/2022 | 253

Châu Âu đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm, với 2/3 diện tích lục địa hiện trong tình trạng báo động.

Hạn hán 500 năm mới có một lần

Theo báo cáo mới nhất của Đài Quan sát Hạn hán Toàn cầu thuộc Liên minh châu Âu (EU), 47% diện tích lục địa đang trong tình trạng báo động do độ ẩm của đất bị giảm sút, 17% lục địa trong tình trạng báo động do thảm thực vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng cộng, khoảng 64% diện tích EU đang trong tình trạng báo động vì hạn hán.

“Theo các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu hỗn hợp (JRC) của châu Âu, các đợt hạn hán hiện nay dường như tồi tệ nhất trong vòng ít nhất 500 năm qua. Dữ liệu vào cuối mùa sẽ xác nhận đánh giá sơ bộ này“, Ủy ban châu Âu cho biết.

Phân tích hàng tháng mới nhất cũng đã nêu bật hiện tượng đất đai ngày càng khô cằn do các đợt nắng nóng liên tiếp ập tới kể từ tháng 5 và tình trạng thiếu mưa kéo dài. Theo báo cáo, hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực của châu Âu kể từ đầu năm đến nay và tiếp tục mở rộng, trở nên tồi tệ hơn vào đầu tháng 8.

Nhiều nước châu Âu đã phải đối mặt với mùa hè nóng bức và khô hạn kỷ lục. Trong đó miền bắc Italy đã trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua. Sông Po – được ví như “vua của các con sông” và là nguồn nước quan trọng đối với nền nông nghiệp Italy - đã cạn trơ đáy. Nằm ở phía bắc đất nước , hồ Garda có diện tích 369,98 km2, là hồ có điện tích lớn nhất nước, từng nổi tiếng với làn nước xanh biếc – cũng cạn khô khi mực giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.

Chú thích ảnh

Đá nổi lên từ hồ Garda ở miền bắc Italy. Ảnh: Reuters

Các hồ chứa của Anh đang ở mức thấp nhất so với bất kỳ tháng 7 nào được ghi nhận kể từ năm 1995, chỉ ở mức 65% dung tích. Mực nước giảm nhiều nhất được ghi nhận tại Ardingly ở West Sussex và Hanningfield ở Essex, cả hai đều trải qua mức giảm hơn 1/5, mức lớn nhất từng được ghi nhận.

Chính phủ Anh đã chính thức tuyên bố tình trạng hạn hán ở các khu vực miền Nam, miền Trung và miền Đông nước này sau một thời gian nắng nóng và khô hạn kéo dài.

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 1.

(Ảnh: Sky News)

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 2.

Mực nước xuống thấp tại các hồ chứa Colliford (Ảnh: Sky News)

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 3.

(Ảnh: Sky News)

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 4.

Ardingly (Ảnh: Sky News)

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 5.

(Ảnh: Sky News)

Ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, mực nước các hồ chứa tại Anh thấp nhất trong 25 năm - Ảnh 6.

Hanningfield (Ảnh: Sky News)

Bên cạnh đó, hạn hán đã xảy ra ở một số vùng khiến cây cối đã héo úa, lá rụng nhiều. Trên đường phố nước, tiếng lá khô giòn và những tán cây rực đỏ có thể khiến nhiều người tưởng rằng mùa thu đến sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự thay đổi này là bất thường và gọi đây là hiện tượng “mùa thu giả".

Chú thích ảnh

Cây chết trong công viên London. Ảnh: BBC.

Nước Pháp cũng hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất lịch sử. Nhiệt độ tăng cao khiến lượng nước trong ao hồ bốc hơi nhiều hơn, mực nước sông giảm xuống, trong lúc nhu cầu tưới tiêu tăng lên trước vụ mùa sắp tới. Quốc gia này cũng bị tàn phá bởi những trận cháy rừng diện rộng và lòng sông Loire khô cằn đến mức có thể đi bộ qua.

Chú thích ảnh

Hồ Lac de l’Entonnoirở Bouverans, miền đông nước Pháp. Ảnh: Getty Images

Trong khi đó, mực nước sông Rhine ở Đức đã giảm mạnh làm tê liệt các hoạt động giao thương thiết yếu và thuyền bè bị mắc cạn.

Chú thích ảnh

Mực nước trên sông Rhine thấp hơn thông thường, ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến huyết mạch nước ngọt khổng lồ. Ảnh: DW

Ở Serbia, chính quyền đã phải nạo vét sông để giữ cho các tuyến đường sông được khai thông.

Chú thích ảnh

Hạn hán khiến làm lộ tàu chiến của Đức trong Thế chiến 2 ở sông Danube ở Prahovo, Serbia. Ảnh: Reuters

Không chỉ ở Châu Âu, ở Châu Mỹ cũng xảy ra tình trạng tương tự, điển hình là Mỹ. Theo Reuters, vào ngày 9/6, mực nước của hồ chứa Mead đã giảm xuống còn 326 m so với mực nước biển, thấp hơn một chút so với mức thấp kỷ lục trước đó là 327 m được ghi nhận vào năm 2016. Nhìn chung, mực nước tại hồ chứa này đã giảm 43 m trong vòng 21 năm qua.

Mực nước tại hồ Mead hồ chứa quan trọng được hình thành bởi đập Hoover ở Tây Nam nước Mỹ đã xuống thấp hơn mức kỷ lục từng được ghi nhận từ những năm 1930. (Ảnh: Getty Images)

Các kỹ sư đã tạo ra hồ chứa Mead vào những năm 1930 bằng cách xây dựng đập Hoover trên sông Colorado ở biên giới hai bang Arizona và Nevada. Đây là hồ chứa lớn nhất tại Mỹ, chứa khoảng 9.000 tỷ gallon nước (34.000 tỷ lít nước), cung cấp nước cho khoảng 25 triệu người sống ở vùng Tây Nam nước Mỹ, bao gồm Los Angeles, San Diego, Phoenix, Tucson và Las Vegas.

Khu vực Tây Nam nước Mỹ đã trải qua một đợt hạn hán gần như liên tục trong 20 năm qua. Lượng mưa và tuyết rơi quá thấp để khu vực này có thể phục hồi hoàn toàn sau đợt hạn hán.

Hạn hán nghiêm trọng, mực nước ở hồ chứa lớn nhất nước Mỹ giảm xuống mức thấp lịch sử - Ảnh 1.

Đập Hoover ở Tây Nam nước Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Brandon Miller, nhà khí tượng học của CNN, cho biết: "Biến đổi khí hậu rõ ràng đang đóng một vai trò quan trọng trong đợt hạn hán kéo dài. Nhiệt độ ấm hơn làm tình trạng hạn hán thêm nghiêm trọng, khiến lượng mưa thông thường hoặc thậm chí trên trung bình mỗi năm khó bù đắp lượng nước bị thiếu hụt, khi trong một hoặc hai năm, lượng mưa/tuyết rơi dưới mức trung bình xảy ra, như chúng ta đã thấy, kết quả thật thảm khốc".

Với thực trạng mực nước xuống thấp nghiêm trọng tại hồ Mead, các bang phụ thuộc vào hồ chứa có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước. Vào tháng 8, giới chức Mỹ sẽ xác định xem liệu có ban bố "Tình trạng thiếu hụt cấp độ 1" đối với hồ Mead vào năm 2022 hay không, điều này sẽ dẫn đến việc cắt giảm nguồn nước cung cấp cho khu vực, CNN đưa tin.

Nếu tình trạng này được ban bố, bang Arizona có thể bị cắt giảm nguồn cung cấp nước 320.000 mẫu Anh, tức là lượng nước cho 1 triệu người trong một năm.

Hậu quả nghiêm trọng

Báo cáo cho biết đợt hạn hán này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng, gây cháy rừng nghiệm trọng, đặt ra các cảnh báo về sức khỏe. Theo Ủy ban châu Âu (EC), tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng tại một số vùng phía nam của châu Âu.

Chính quyền địa phương cho biết, nhiệt độ cao và tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng dẫn đến nguy cơ cao về việc bùng phát những đám cháy rừng mới ở Gironde, Tây Nam nước Pháp, ngay cả sau khi lực lượng cứu hộ được tổ chức xuyên đêm để kiểm tra ngọn lửa đã bùng cháy trong nhiều ngày qua, thiêu rụi hàng nghìn ha rừng và khiến 10.000 người phải sơ tán.

Cháy rừng gần Bordezac, miền Nam nước Pháp. (Ảnh: AP)

Lính cứu hỏa từ Đức, Romania, Hy Lạp... đã có mặt để giúp Pháp chiến đấu với cháy rừng ở thành phố Bordeaux cũng như ở các địa phương khác, bao gồm cả Brittany ở vùng Tây Bắc.

Đợt nắng nóng thứ 3 tại Pháp dự kiến ​​sẽ kết thúc vào ngày 14/8. Trận cháy rừng đã tàn phá và để lại nhiều thiệt hại, bao gồm hơn 7.400 ha (18.286 mẫu Anh) rừng bị cháy rụi, tương đương với diện tích một thành phố lớn của Pháp như Nice. "Đám cháy quái vật" theo cách gọi của lính cứu hỏa Pháp đã phá hủy nhiều ngôi nhà.

Ở miền Trung Bồ Đào Nha, một trận cháy rừng lớn đã bùng phát sang ngày thứ 7, với 1.600 lính cứu hỏa và 13 máy bay ném bom nước hỗ trợ, trong đó có một chiếc được gửi từ Tây Ban Nha, ngăn chặn vụ cháy rừng đã thiêu hủy khoảng 15% công viên quốc gia Serra da Estrela.

Sau khi bắt đầu bùng phát ở khu vực Covilha vào ngày 6/8, ngọn lửa đã lan sang một số khu vực rừng lân cận, thiêu rụi tổng cộng khoảng 15.000 ha.

Chú thích ảnh

Ảnh: Reuters

EU dự báo sản lượng ngô, ngũ cốc sẽ giảm 16%, đậu tương giảm 15% và hoa hướng dương giảm 12% so với mức trung bình của 5 năm trước đó. Bà Mariya Gabriel, Ủy viên phụ trách nghiên cứu, văn hóa, giáo dục của EC, cho biết sự kết hợp giữa hạn hán nghiêm trọng và các đợt nắng nóng đã tạo ra áp lực chưa từng thấy đối với mực nước trên toàn EU. Báo cáo cho biết gần như tất cả các con sông ở châu Âu đã khô cạn ở một mức độ nào đó.

Chú thích ảnh

Cánh đồng hoa hướng dương khô cằn ở Puiseux-Pontoise, Pháp. Ảnh: Tân Hoa xã 

Ngoài ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của tàu thuyền, các dòng sông khô cạn cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng vốn đang gặp khủng hoảng. Theo báo cáo, sản xuất thủy điện đã giảm đáng kể 20%.

Nhiều nhà sản xuất năng lượng khác do thiếu nước cho hệ thống làm mát. Mực nước thấp trong các sông cũng gây cản trở vận chuyển hàng hóa đường sông, đặc biệt là vận chuyển dầu và than.

Chú thích ảnh
Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh

Người dân đi bộ trên hồ Garda, miền bắc Italy. Ảnh: Reuters

Nhiệt độ kỷ lục ở châu Âu trong mùa hè này cũng đã buộc hàng nghìn người phải sơ tán và khiến hàng trăm người tử vong vì nắng nóng. Nắng nóng cũng đã làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng, có sức tàn phá nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây.

Ủy viên Gabriel cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hiện đang nhận thấy một mùa cháy rừng cao hơn mức trung bình và tác động lớn đến sản xuất cây trồng. Biến đổi khí hậu chắc chắn là đáng lưu tâm hơn mỗi năm”.

Thời tiết khắc nghiệt đang làm tăng gánh nặng cho EU trong bối cảnh các nước thành viên đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho một mùa đông lạnh giá, đối phó với việc Nga cắt giảm nguồn cung.

Chú thích ảnh

Chiếc thuyền bị mắc cạn trên hồ Lac des Brenets ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ. Ảnh: BBC

Các chuyên gia dự báo tình trạng thời tiết này có thể sẽ kéo dài ít nhất đến tháng 11 năm nay dọc theo vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Báo cáo cho rằng tình hình đang trở nên tồi tệ hơn ở các quốc gia bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Romania, Hungary, bắc Serbia, Ukraine, Moldova, Ireland và Anh.

 

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT, Reuters, CNBC, BBC)

& vtv.vn


(*) Xem thêm

Bình luận