Phụ nữ ở nhà nội trợ vốn chịu nhiều thiệt thòi

30/03/2022 | 495

Từ xưa đến nay người phụ nữ ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái thường bị coi khinh là kém cỏi, "đồ ăn bám"... Trong khi có mấy ai thấu cảm được rằng họ không ngồi chơi không mà ngược lại luôn phải gồng mình lên cáng đáng cả trăm việc không tên với đủ vai trò từ quản gia, bảo mẫu, osin, y tá, giáo viên... để rồi nhận lại là ánh mắt lạnh nhạt và những lời nói chỉ trích sắc như dao của người thân, người đời. 

Dễ mất cả tuổi thanh xuân ở nơi xó nhà, góc bếp, nhiều khi ngậm đắng, nuốt cay

Tại nhiều nước, đặc biệt là khu vực Á Đông và cả Việt Nam, quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ, ám chỉ việc phân công vai trò trong gia đình. Theo đó, đàn ông chịu trách nhiệm kiếm tiền, phụ nữ chăm lo nhà cửa - một công việc tưởng sung sướng mà cực muôn phần đã vô hình chung hạn chế rất nhiều bước tiến của phụ nữ trong sự nghiệp.

Nấu ăn ngày 3 bữa, giặt giũ, ủi quần áo, chăm con, lau nhà, rửa bát, xếp chỗ nọ, dọn chỗ kia… Hàng loạt công việc nhỏ nhặt, không tên mà không được trả công luôn được mặc định dành cho người phụ nữ trong gia đình, lặp đi lặp lại với cường độ cao.

Trong mắt người ngoài, công việc của một bà mẹ toàn thời gian không cần đối mặt với áp lực nơi công sở, chẳng cần để ý sự soi mói của cấp trên, nhàn hạ ở trong nhà “nắng không đến mặt, mưa chẳng đến đầu”.

Tuy nhiên, chỉ những bà nội trợ, nhất là từng nuôi con nhỏ mới hiểu rằng vừa chăm con vừa làm việc nhà phức tạp và mệt mỏi như thế nào. Nó giống như một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, từ bảo mẫu, dọn dẹp, đến giáo viên, đầu bếp, The Paper nhận định.

Nghề làm vợ Giỏi ngoan đến mấy cũng bị coi là vô dụng

Mỗi ngày, các bà nội trợ quay cuồng với đủ việc không tên. Ảnh minh hoạ từ internet.

Không chỉ vậy, nội trợ còn là một “công việc” có rủi ro cao. Người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc bên ngoài, người phụ nữ làm việc trong nhà. Tuy nhiên, phía nữ không được thống nhất về giờ giấc làm việc, tiền lương, bảo hiểm phúc lợi... Khi hợp đồng hôn nhân tan vỡ, người đàn ông về cơ bản không bị ảnh hưởng gì do có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, còn người phụ nữ chẳng thể nào quay lại vị trí xuất phát, hơn nữa gần như trắng tay khi không có chút tiền dành dụm cho riêng mình phòng thân.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính rằng phụ nữ Trung Quốc dành gần 4 giờ làm việc không công mỗi ngày - gấp 2,5 lần nam giới và cao hơn mức trung bình, theo AFP.

Tương tự, ở Nhật Bản, các bà vợ dành thời gian làm việc nhà trung bình gấp 7 lần so với chồng. Theo cuộc khảo sát của Nippon, trong khi các ông chồng dành trung bình 37 phút để dọn dẹp, nấu nướng và các công việc nhà khác vào các ngày trong tuần thì các bà vợ mất 4 giờ 23 phút. Ngay cả trong những ngày nghỉ, so với người chồng dành 1 giờ 6 phút cho việc nhà, những người vợ dành thời gian gấp 4 lần với 4 giờ 44 phút.

Theo TS Dương Kim Anh - phó giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam mỗi ngày dành 5 giờ đồng hồ cho các công việc chăm sóc không lương. Nếu tính mỗi ngày làm việc nhận lương là 8 tiếng thì thời gian trên bằng hơn 60% thời gian làm việc được trả lương.

Mỗi tháng, một người phụ nữ phải bỏ ra trung bình 150 giờ để thực hiện công việc chăm sóc không lương, con số này trong một năm là 1.800 tiếng.

Không chỉ chưa được tính vào giá trị và tăng trưởng kinh tế, thực trạng phân công công việc này còn cho thấy sự bất bình đẳng giới.

Trong khi nam giới dành phần lớn thời gian của mình vào công việc ngoài thị trường, được trả công thì hầu hết khối lượng công việc không được trả công do phụ nữ đảm nhận. Các lĩnh vực liên quan đến công việc chăm sóc không được trả công bị nữ hóa cao, trong khi đó các nhu cầu, mong muốn được chăm sóc của phụ nữ thường bị bỏ qua.

Góc đắng lòng: Phụ nữ ở nhà nội trợ, chăm con bị xem là “ăn bám”

Ảnh minh hoạ từ internet.

Ngày xưa, khi chưa lấy chồng họ cũng xinh đẹp, chỉn chu lắm chứ. Nhưng từ khi lấy chồng rồi sinh con, phải "chạy sô" quanh nhà mà nhiều khi họ không còn đủ thời gian để ngồi ngắm mình đàng hoàng trong gương để mà chải cái tóc cho mượt mà, chứ còn "skin care" là việc xa xỉ.

Sáng sớm vừa mở mắt đã phải lồm cồm bò ra khỏi giường để lo nấu ăn sáng cho cả nhà. Sau khi chồng đi làm, con lớn đi học, thì cho đứa bé ăn. Sau đó lại xoay ra rửa dọn, giặt giũ, quét tước, vệ sinh nhà cửa. Tiếp theo là đi chợ hoặc siêu thị mua đồ (một tuần cũng ít nhất 1 - 2 lần). Quay về nhà khi gần trưa lại chuẩn bị nấu bữa trưa rồi cho con ăn, đến chiều lại lo tắm rửa cho con, chơi cùng con... Sau đó gửi con nhỏ rồi đón con lớn đi học về, tiếp theo lo nấu bữa tối rồi lại dọn dẹp, xếp nép, vệ sinh cá nhân, tiếp đến là bảo con lớn học bài, chơi cùng con nhỏ, làm thêm một bữa ăn uống phụ cuối ngày... vẫn còn chưa xong đâu, đến khi được thực sự ngả lưng đi vào giấc ngủ thì đã mệt mỏi rã rời. Sáng mai ngày mới bắt đầu, lại lặp lại guồng quay ấy. Đấy là chưa kể không may gặp lúc con ốm, con đau hay chỉ đơn giản đêm con không ngon giấc lại đang trong thời kì bú mớm thì nỗi vất vả còn phải nhân lên nhiều lần. Có những gia đình còn ở chung với bố mẹ chồng thậm chí cả cả chị em chồng thì áp lực làm tròn nhiều vai trò trách nhiệm còn nặng nề hơn bội phần.

Cực nhọc là thế nhưng nếu may mắn gặp được người chồng tử tế biết yêu thương, động viên, sẻ chia thì bao nhiêu mệt mỏi cũng là chuyện nhỏ. Người phụ nữ vẫn vui vẻ mà cố gắng. Nhưng trên thực tế, nhiều chị em không được may mắn như vậy. Thông thường, đa phần đàn ông việt gia trưởng. Họ thường cho rằng việc con cái, nhà cửa, bếp núc là việc của việc đàn bà nên không bao giờ muốn nhúng tay vào, kể cả trông con, chơi với con nhiều khi còn miễn cưỡng. Trong khi họ ra ngoài làm việc tốt, kiếm được nhiều tiền, gặp nhiều người sang, ưa nhìn... về nhà thì ôi thôi, gặp phải bà vợ vừa già vừa xấu, không làm ra tiền chỉ biết tiêu hoang, lại đang lúc "cơm không lành cành không ngọt", con cái khóc ầm ĩ là rất dễ sinh ra ác cảm với nhau... sau nhiều lần mâu thuẫn phát sinh, thì rất dễ phản bội vợ con khi có quan hệ ngoài luồng bên ngoài, rồi việc ly hôn chỉ còn là vấn đề thời gian... 

Khốn khổ khi lấy anh chồng lười làm việc nhà | Báo Dân trí

Ảnh minh hoạ từ internet.

Trên đời này có rất nhiều đàn ông ích kỷ, khi thành đạt có chút địa vị, chức tước, tiền bạc là dễ sinh hư. Khi đó họ cho mình cái quyền được hưởng thụ, kiếm bồ nhí để làm cho cuộc sống thêm thú vị. Họ đã quên rằng khi xưa họ yêu vợ biết nhường nào và đã nói như đinh đóng cột rằng: "vợ ở nhà anh nuôi". Họ cũng không biết hoặc cố tình lờ đi công lao của người vợ từ thưở còn hàn vi đã tần tảo chăm lo cho bố mẹ chồng, con cái, quán xuyến mọi việc trong nhà để họ được rảnh rang, yên tâm ra ngoài làm việc, xây dựng cơ đồ, trở nên ông này ông nọ. Khi thành công rồi họ thường ảo tưởng sức mạnh, cho rằng một tay họ làm nên tất cả, còn người vợ chỉ là kẻ ăn bám, vô tích sự, thậm chí có người cạn tình, cạn nghĩa sẵn sàng đuổi vợ ra khỏi nhà như phủi một cọng rác trên người xuống đất, rồi giẫm đạp lên.

Thế đấy, suốt cả quãng đời thanh xuân dành cho gia đình, vậy đổi lại phụ nữ được gì đây? Khổ nhục, ê chề, xuống sắc và xuống sức trầm trọng, kỹ năng, kiến thức kinh nghiệm cho công việc chuyên môn trước kia mai một đi rất nhiều rồi... 

ĐẾN BAO GIỜ ANH HIỂU...

Đến bao giờ anh mới hiểu cho em

Hiểu cho nỗi lòng người đàn bà lầm lũi sau bậu cửa

Gian bếp hồng đỏ lửa

Em nhóm nhen hạnh phúc giữa đời thường

Đến bao giờ anh mới hiểu hết hai tiếng người thương

Bạn đời cũng như là tri kỷ

Cuộc sống đời thường bon chen không mộng mị

Chẳng đẹp như thơ.. vốn dĩ chẳng yên bình

Đến bao giờ anh mới san sẻ cùng em những chuyện thường tình

Con cái.. cửa nhà rồi ra chợ búa

Gánh giùm em những nỗi niềm chất chứa

Để em bên anh.. tròn hẹn hứa.. yêu người

Đến bao giờ anh mới giúp em tìm lại nụ cười

Mà vô tình.. em đem cất.. khi tuổi đôi mươi vừa đến

Khuôn mặt tròn đáng mến

Mắt biếc cười lúng liếng thuở chớm yêu

Em vẫn lầm lũi một mình ngược chiều gió cuốn.. liêu xiêu

Đếm từng bước về miền yêu nồng ấm

Đến bao giờ.. đến bao giờ.. để ngọt ngào đủ thấm

Trái tim gầy hao khuyết của em.. anh !!!

Em - người đàn bà đã giành cho anh cả tuổi xanh

Yêu thương cho đi chưa bao giờ mong nhận lại

Tự vá tim mình.. ngàn nỗi đau.. tê tái

Chẳng lẽ.. chỉ nhận về hai từ "đã cũ" thôi sao???

Phụ nữ ở nhà cảm thấy mình vô dụng

Có một điểm chung mà nhiều phụ nữ nghỉ việc, ở nhà làm nội trợ cùng cảm thấy là họ đang tụt hậu và "bản thân không có giá trị gì".

Trong một video đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây, cô Phan ở Chiết Giang, Trung Quốc kể, sau 8 năm chung sống và 2 năm ở nhà làm nội trợ, khoảng cách của cô và chồng ngày càng lớn.

Khi kết hôn, cô có bằng thạc sỹ và chồng là cử nhân, cả hai đều có thu nhập năm 200.000 tệ (760 triệu đồng). Sinh đứa con đầu, sau nghỉ thai sản, lương cô vẫn vậy, trong khi chồng đã tăng gấp đôi. Sinh đứa con thứ hai, cả hai đều nghỉ việc, chỉ khác Phan phải ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, còn chồng có công việc tốt hơn.

Có người bạn khen, Phan giỏi chọn chồng. Nhưng người phụ nữ này nhận ra, mình ngày càng thụt lùi. Cuối video, Phan nói: "Để không thấy bản thân mất giá trị, tôi đã tìm công việc mới dù đó chỉ là việc nhỏ, lương không cao. Nhưng tôi mong truyền cảm hứng cho phụ nữ cùng hoàn cảnh. Một khi có thu nhập riêng, bạn sẽ ngay lập tức kiểm soát được cuộc sống của mình".

Sau khi xem video, nhiều người nhận mình giống Phan. "Điều phụ nữ sợ nhất không phải nghèo khó hay sự hy sinh, mà là không tìm được giá trị bản thân trong những năm tháng dành toàn thời gian cho gia đình. Bởi tất cả những ước mơ nghề nghiệp trước đó, đều phải dừng bước khi có con", một người để lại bình luận.

Đàn ông gia trưởng mới bắt vợ vào bếp mỗi ngày'

Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong xó bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn. Ảnh minh họa: Istock

Có một bài báo về điều kiện sống của một số phụ nữ nội trợ toàn thời gian tại Nhật trong đại dịch Covid-19. Do trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nên nhiều phụ nữ trung niên tham gia vào các ngành dịch vụ cơ bản bị thất nghiệp. Hai người trong số này nói: "Tôi rất muốn ly hôn nhưng không có việc làm, giờ chưa dám rời bỏ chồng mình"; "Tôi không đi làm kể từ khi kết hôn, không có kinh nghiệm gì. Vậy tôi có thể tìm việc ở đâu?" Theo đánh giá bản thân, họ tự nhận mình là người "vô dụng", khó tìm được công việc kiếm ra tiền. Một trong hai người phụ nữ này chia sẻ, trong đầu cô lúc nào cũng văng vẳng câu: "Tôi là ai, tôi có thể làm gì, giá trị của tôi ở đâu..."

Trong bộ phim điện ảnh Hàn Quốc "Kim Ji-young: Born 1982", điều khiến nhân vật chính họ Kim lo lắng nhất không phải là chăm con cái mà đối phó với những người cho rằng cô nhàn hạ. Điều kiện gia đình Kim không tệ. Tuy nhiên tiền bạc không thể bù đắp cho sự trống rỗng trong tâm hồn.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ này phải từ bỏ công việc, ở nhà để chăm con và gia đình. Mỗi ngày, đủ thứ việc dồn lên đầu cô, dọn dẹp, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, rửa bát, giặt là,... Ở ngoài xã hội, nhiều người cũng dễ dàng nhìn vào và đánh giá những người phụ nữ như Kim. Ai cũng tưởng rằng chồng đi làm vất vả, để vợ ở nhà nghỉ ngơi tiêu xài thoải mái, không phải làm gì. Chẳng ai biết rằng, Kim Ji Young hay những người phụ nữ khác, thực sự họ đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Kim ji young gặp rất nhiều khủng hoảng sau khi có con. Ảnh:

Kim ji young gặp rất nhiều khủng hoảng sau khi có con. Ảnh: netflix.com

Chưa kể đến chuyện người chồng có thể coi thường thế nào, bản thân người vợ không kiếm ra tiền cũng dễ đánh mất đi sự tự quyết. Hơn nữa, họ sẽ bị căn bếp, quanh quẩn việc dọn nhà, chợ búa, con cái... mài mòn đi sự nhạy bén và tầm nhìn trong cuộc sống.

Từng là một sinh viên giỏi, đi làm được cấp trên đánh giá cao, nhưng sau đó cô tự nhận bản thân là phụ nữ vô dụng, vì không kiếm được tiền. Người chồng dù thành đạt đến đâu, kinh tế gia đình giàu có mức nào nhưng Kim vẫn không thể nguôi ngoai nỗi mất mát về giá trị. "Chồng thăng tiến tới tấp, con cái lớn lên từng ngày, chỉ có tôi vẫn ở nguyên một chỗ", cô nói.

Những người như Kim hiểu rằng trong thời đại ngày nay, nếu ngừng học hỏi, ngừng công việc vài năm thôi, đã có thể tụt hậu tới mức không ngờ tới.

Có nhiều phụ nữ, ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời sẽ có những việc quan trọng hơn khiến bản thân phải nhượng bộ. "Hy sinh cho gia đình thực sự không phải là thứ các bà mẹ sợ nhất. Mà đó là khi chúng ta không còn là chính mình, không còn cảm giác về giá trị", Kim nói.

Có một câu hỏi trên mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc, Zhihu: Tại sao số đông người bán hàng online ở nước này đều là nội trợ toàn thời gian?

"Nhiều người làm việc này không phải vì kinh tế mà họ tìm kiếm chút tự tin khi đối diện với chồng và thế giới bên ngoài. Họ kiếm tiền để tự chủ cuộc đời mình, để sống không phải nhìn sắc mặt người khác", câu trả lời nhận được nhiều sự tán đồng nhất.Đàn ông tốt không nên coi làm việc nhà là 'giúp vợ' - VnExpress Đời sống

Ảnh minh hoạ từ internet. 

Vậy phụ nữ phải làm sao?

Phụ nữ à, hãy mạnh mẽ lên để thay đổi trước khi quá muộn. Biết sống vì người thân là rất tốt nhưng đừng quên chăm sóc cho chính mình. Bởi chồng thì vô tâm, vô tình, con cái còn nhỏ dại chưa hiểu được, ông bà ngoại nhiều khi ở xa không dám nói sợ bố mẹ già buồn lo, bố mẹ chồng phần đa vẫn đứng về phía con trai họ... Nên nếu chị em không biết yêu thương chính mình thì ai yêu thương được nữa đây?!

Câu trả lời mấu chốt là ở nhà hay không không quan trọng mà quan trọng là dù ở đâu người phụ nữ cũng phải tạo ra được giá trị và vị thế cho bản thân mình.

- Trước tiên, khi bước vào cuộc sống hôn nhân, chị em cần trao đổi thẳng thắn với người định lấy làm bạn đời về vai trò, trách nhiệm mỗi người:

+ Nếu em ở nhà nội trợ chăm con thì anh nên coi đó cũng là một việc cao quý, chồng phải có trách nhiệm chu cấp đầy đủ chi phí đảm bảo sinh hoạt trong gia đình, đối nội, đối ngoại, và một phần chi phí dự phòng.

+ Nếu đi làm thì đóng góp chi tiêu, chia sẻ việc nhà ra sao cũng phải nói rõ ra.

Khi trao đổi trước như vậy sẽ giúp 2 người hiểu nhau hơn và dễ chấp nhận và vượt qua những vấn đề nếu có phát sinh sau này.

- Trong quá trình chung sống, 2 vợ chồng cũng nên thường xuyên nói chuyện để hiểu tâm tư, vấn đề của đối phương đang gặp phải để cùng cố gắng giải quyết trong hoà bình hoặc chỉ đơn giản là đồng cảm, nói lời động viên kịp thời.

- Người vợ cần cố gắng sắp xếp mọi việc một cách hợp lý để tiết kiệm thời gian và công sức để còn có thời gian cho riêng mình.

- Đừng để nhà trông giống như "bãi chiến trường", phong thuỷ bị tắc bởi rác hay đồ đạc tràn lan sẽ khiến bạn thêm rối trí, mệt mỏi và dù không nói ra nhưng cũng khiến chồng chán nản mỗi khi bước chân vào nhà. Do đó, bạn hãy cố gắng sắp đặt nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ nhất có thể nhé.

- Hãy lên tiếng nhờ chồng, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ khi cần thiết (nếu điều kiện cho phép), đừng dại mà ôm tất cả việc vào thân lâu ngày dẫn đến quá tải "sập nguồn" (ốm đau, bệnh tật...) thì sẽ càng khổ hơn.

- Dành thời gian và tâm sức chất lượng thực sự cho con bạn sẽ có được nhiều lợi ích và lợi thế. Nhìn con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học tốt, trưởng thành mỗi ngày thì bao mệt mỏi của mẹ tan biến hết, là nguồn động viên tuyệt vời nhất đối với mỗi người mẹ trên thế gian này. Mặt khác, khi những đứa con luôn tốt thì chồng cũng không nỡ đánh đổi những giá trị thực hiện hữu để lấy những thứ phù du bên ngoài. Sau cùng, họ vẫn muốn trở về nhà cho dù có bao nhiêu sóng gió. Bố mẹ chồng cũng sẽ tìm cách bảo vệ những đứa cháu nội của họ được tiếp tục sống yên ổn trong một gia đình trọn vẹn.

- Đừng suốt ngày càm ràm bên tai chồng vì điều đó sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Anh ấy đã đi làm cả ngày rồi, nên sẽ mệt mỏi vào cuối ngày, nếu phải nghe thêm những lời phàn nàn, trách móc từ vợ cộng với áp lực công việc, áp lực kiếm tiền... sẽ rất dễ phát khùng và dẫn tới xung đột là tất yếu. Người vợ khôn ngoan là biết khi nào lên tiếng, khi nào nên im lặng.

- Dù bận rộn đến mấy đi chăng nữa thì ít nhất chị em cũng phải dành chút thời gian vào cuối ngày để chăm sóc làn da và mái tóc. Dưỡng nhan cho chính mình ngắm là tự động viên mình. Hơn nữa, chẳng có người chồng nào ưa cô vợ suốt ngày đầu bù tóc rồi, quần áo xộc xệch cả.

TIPS] Dưỡng da kiểu Nhật: các bước skincare của người Nhật Bản? Phụ nữ Nhật  chăm sóc da như thế nào? | Omi Pharma

Ảnh minh hoạ internet.

- Chị em hãy dành thời gian nghe một bản nhạc yêu thích để tinh thần thư thái, tranh thủ đọc một cuốn sách hay để làm giàu thêm trí tuệ, luôn phát niệm lành bao dung cho người làm tổn thương mình, thực tập từ bi hỷ xả để tâm hồn được bình an hay nhẹ nhàng hơn...

- Chị em cũng hãy dành thời gian để cập nhật và cải thiện kiến thức nghề nghiệp chuyên môn, thời cuộc để không bị tụt hậu và sẵn sàng đi làm trở lại bất cứ lúc nào nhé.

- Nếu xác định ở nhà lâu dài thì chị em hãy tìm kiếm và làm một công việc online phù hợp giúp mình có thu nhập ổn định và vừa có nhiều thời gian chăm con. Thu nhập có thể không cao nhưng cố gắng làm sao đủ chi tiêu cho bản thân mình để không quá phụ thuộc chồng là được.

- Giữ liên lạc với bạn bè thân qua mạng xã hội cũng là một cách tốt giúp chị em đỡ muộn phiền khi có người lắng nghe và thấu hiểu.

Với phụ nữ, trở thành một người vợ, người mẹ ắt hẳn có nhiều việc phải làm. Sẽ có sự trả giá nhưng cũng có nhiều thành tựu, có đau đớn nhưng vẫn có niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, đằng sau sự hy sinh đó, quan trọng là người mẹ không được từ bỏ chính mình, đừng trở thành một bà nội trợ "chuyên nghiệp" trong hôn nhân. Ngay cả khi chúng ta không thể ở đỉnh cao của sự nghiệp, miễn là tiếp tục bước đi, ánh sáng vẫn luôn ở phía trước.

Những tín hiệu khả quan

Năm 2010, người phụ nữ họ Wang (Trung Quốc) gặp và yêu người đàn ông họ Chen. Năm 2015, hai người kết hôn, Wang chủ yếu ở nhà làm nội trợ. 3 năm sau, cặp vợ chồng ly thân, cậu con trai duy nhất ở với mẹ, South China Morning Post đưa tin.

Đến năm 2020, Chen nộp đơn xin ly hôn lên tòa án ở Bắc Kinh. Ban đầu, Wang không muốn ly hôn, song sau đó quyết định đòi phân chia tài sản, yêu cầu Chen bồi thường do ông không làm việc nhà hay chăm sóc con cái. Wang còn cáo buộc chồng ngoại tình.

Dựa trên luật hôn nhân mới của Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1, tòa phán quyết Chen phải gửi 300 USD/tháng tiền cấp dưỡng cho Wang nuôi con và 7.700 USD tiền công vợ nội trợ trong 5 năm hôn nhân.

Đây là lần đầu tiên những công việc nội trợ vốn không tên được công nhận giá trị về mặt luật pháp. Đồng thời, nó cũng khẳng định sự đóng góp, công sức của phụ nữ - những người “giữ lửa” trong gia đình song vốn bị xem thường, đánh giá thấp.

Trường hợp của bà Wang như một tín hiệu đáng mừng trong vấn đề công nhận tầm quan trọng và giá trị công việc của những bà nội trợ.

Trên nhiều diễn đàn, có người còn cho rằng Wang được nhận bồi thường quá ít, bà có thể kiếm được số tiền đó nếu ra ngoài làm việc chỉ trong vòng nửa năm.

Theo luật hôn nhân mới của Trung Quốc, vừa được áp dụng trong trường hợp của bà Wang, bên nào phải làm nhiều việc nhà hơn, bao gồm nuôi dạy con cái, chăm sóc người lớn tuổi và hỗ trợ công việc của người còn lại sẽ có quyền yêu cầu bồi thường khi ly hôn.

Tương tự ở Italy, luật pháp quy định nếu người mẹ toàn thời gian không có lỗi trong vụ ly hôn, người chồng cần phải trả cho vợ một khoản chi phí sinh hoạt nhất định nếu ly hôn, cho đến khi cô ấy tìm được việc làm hoặc một người chồng mới.

Những năm gần đây, công việc nội trợ của phụ nữ cũng nhận được nhiều sự cảm thông, trân trọng. Điều này còn được thể hiện ở xu hướng ngày càng nhiều đàn ông quyết định ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái hay san sẻ nhiều hơn gánh nặng việc nhà với vợ.

Giúp vợ việc nhà, đàn ông có nên làm? – bTaskee

Ngày càng nhiều đàn ông hỗ trợ vợ làm việc nhà, chăm sóc con cái để san sẻ gánh nặng. Ảnh: Freepik.

Theo cuộc khảo sát của trang Teinei Tsuhan trên 250 nam và 250 nữ đang đi làm, độ tuổi 20-39 về sự phân công việc nhà, 72,8% đàn ông được khảo sát nói họ và vợ làm một lượng công việc nhà bằng nhau; 76,8% cho biết cùng vợ chăm con với thời gian tương đương.

Theo Bộ Lao động Hàn Quốc vào năm 2019, cứ 10 người làm nội trợ thì có 1 người là đàn ông. Số nam giới xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cũng tăng 21%.

David Moesley - một kỹ sư người Anh, sau 5 năm làm việc tại TP.HCM đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với một người phụ nữ Việt. Cứ đều đặn, David dành ra 1 ngày cuối tuần để "tranh" việc đi chợ của vợ.

"Đi chợ vui chứ, được gặp rất nhiều người, khám phá đồ ăn Việt, quan trọng nhất là mình "gánh" được một phần công việc nhà cho vợ" - David chia sẻ.

Cũng theo chàng kỹ sư này, ở quê hương anh, việc chia sẻ công việc chung là điều rất bình thường và tôn trọng nhau, anh lấy ví dụ: bố mình thường xuyên tranh nấu bữa tối với mẹ, dù cả bố và mẹ đều đi làm và lái xe đường dài để về nhà, nhưng với lý do đàn ông khỏe hơn nên bố mình sẵn sàng vào bếp để mẹ có thêm chút thời gian nghỉ ngơi.

Vừa tranh thủ đọc báo, uống ly cà phê buổi sáng, anh Đức Minh (Q.Tân Bình) cứ được vài phút lại nhìn đồng hồ tỏ vẻ sốt ruột. "Mình đang đợi đón con đi học về, rồi tranh thủ qua siêu thị mua vài món làm cái lẩu cuối tuần vui cả nhà" - anh Minh cười nói.

Với anh Đức Minh, đón con kết hợp đi siêu thị, đi mua đồ hay làm công việc bên ngoài đã quá quen thuộc. "Vợ dọn nhà, mình đi đón con, đưa con đi chơi hay mua sắm sẽ giảm bớt gánh nặng cho cả hai, ai cũng có chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức" - anh Minh chia sẻ.

---

Người phụ nữ ở nhà nội trợ quả thực rất đáng thương. Họ cần lắm ở người chồng, người thân quan tâm, động viên, và chia sẻ để họ luôn làm tốt vai trò là người giữ lửa, người xây tổ ấm. Khi người vợ, người mẹ thấy bình an thì mới có được những đứa con hạnh phúc, mà con cái là tương lai của chúng ta. 

Thắm Lê tổng hợp (tham khảo vietnamnet.vn, vnexpress.net)


(*) Xem thêm

Bình luận