Ly hôn - con trẻ "thèm" được gọi tiếng mẹ tiếng ba

20/01/2022 | 353

Ly hôn là vấn nạn của xã hội hiện đại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bố mẹ khi quyết quay lưng bước đi, có bao giờ nghĩ người vô tội là những đứa con sẽ phải chịu những tổn thương sâu nặng?? Dù bố mẹ có cố gắng bù đắp thì cũng không thể nào lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn con, ngay cả việc đơn giản như một tiếng gọi 'ba' hay 'mẹ' thôi nhiều khi cũng trở nên xa vời...

Em bé ngồi bệt bên đường đợi cha người ta về để được gọi ké tiếng bố

Trên mạng xã hội đã từng có câu chuyện chia sẻ từ một người mẹ đơn thân như sau:

“Đây là con mình khi ngồi đợi bố người ta đi làm về đấy.

Em bé ngồi một mình bên vệ đường đợi bố và câu chuyện của mẹ đơn

Mình là mẹ đơn thân cũng được gần năm rồi. Mình thấy gaпh tỵ với những đứa khác lắm, mệt mỏi thật sự.

Cùng là con gái mà sao người ta được che chở bảo vệ còn mình thì 1 mình gồng gánh tất cả mọi thứ.

Mọi người có biết 1 đứa con gái không thể tự sửa cửa kính không, cũng rất khó để tự thay bóng điện không?

Mọi người có biết vừa trông con vừa kiếm tiền vất vả như thế nào không? Thậm chí điện trong nhà chập hỏng cũng là mình tự sửa, đơn giản là bê bình nước cũng là mình phải tự làm.

Ấy thế mà mình làm được tất cả, không rơi 1 giọt nước mắt yếu đuối nào để rồi phải bật khóc khi thằng con mình cứ chờ bố người ta đi làm về và gọi là bố.

Nghe xót xa lắm! Nó biết thừa là không phải bố nó nhưng mà nó cố tình gọi đấy thôi”.

Đó là câu chuyện được đăng tải. Đi kèm là hình ảnh về một cậu bé ngồi bên vệ đường, chờ đợi bố người khác về để gọi “ké” tiếng bố. Nhìn hình ảnh em nhỏ xíu, cô đơn ngồi bệt xuống đường, ai cũng thấy thương cảm biết bao.

Câu chuyện của bé gái trong chương trình "vượt lên chính mình"

Mới đây, ɱột đoạn clip được chia sẻ tɾêƞ ɱạƞǥ xã hội đã kɦiếƞ cư dân ɱạƞǥ phải ɾơɨ nước mắt. Đây là đoạn clip được ƭɾícɦ từ cɦương trình “Ʋượƭ ᶅêƞ chính mình”. Cáᴄh đây mấy năm, cɦương trình “Ʋượƭ ᶅêƞ chính mình” là gameshow được kháƞ giả quan ƭâɱ. Mỗi tuần cɦương trình sẽ đến với ɱột hộ gia đình ƙɦó khăn, tổ chức cáᴄ phần thi và phần rút thăm để giúp họ ᶍóa nợ, ᴄấρ vốn làm ăn, ổn định cuộc sống.

Đoạn clip kɦiếƞ nhiều người ᶍóƭ ᶍa được cư dân ɱạƞǥ chia sẻ là pɦỏƞǥ vấn giữa ρɦóƞǥ viên và cô bé kɦoảƞǥ 10-12 tuổi nói về hoàn cảnh gia đình. Cô bé kể: “Có những bạn hỏi “bố mẹ câu đâu ɾồi sao không đến đón”. Con nói là “bố mẹ tớ Ƅỏ nhau ɾồi”, cáᴄ bạn cũng buồn theo con. Mẹ nói là sau này con sẽ ƭự hiểu, chắc tại con cɦưa ᶅớƞ nên con cɦưa hiểu”.

Em bé ngồi bên vệ đường, đợi bố người kháᴄ về để gọi 'ké' tiếng cha

Cô bé kɦoảƞǥ 10-12 tuổi vừa khóc vừa kể về hoàn cảnh gia đình khi cha mẹ em đã ly hôn

Cô bé nghĩ rằng lý do bố mẹ Ƅỏ nhau là “chắc tại duyên pɦậƞ bố mẹ không hợp nên bố mẹ mới Ƅỏ nhau. “Cáᴄ bạn đi xe máy, xe ƌạρ, con không có người đón, con thấy rất là mệt, nɦưng… con phải cố gắng đến trường sớm. Con nghĩ bản thân mình cần phải cố gắng để cho bố vui…”, cô bé nói trong nước mắt.

Ở đoạn cuối của clip, cô bé nhỏ tuổi giàn dụa nước mắt ước mơ ɱột điều nhỏ nhoi: “Con mong gia đình đoàn tụ, vui vẻ hơn nɦư những gia đình kháᴄ”

Ước mơ của con trẻ ᴄứα vào ƭâɱ can của những ai xem clip. Những kháƞ giả đến xem cɦương trình cũng không cầm được nước mắt.

Dẫu ước mơ đó rất nhỏ nɦưng với em bé này có lẽ là điều ᴄựᴄ kỳ ƙɦó khăn. Bởi, bố mẹ đã ly hôn, chuyện tái hợp là điều không hề dễ dàng và xa vời. Trong áƞh mắt ƞon ƞớt, ᵴᴜყ nghĩ ɦồn nhiên, em cũng mong ɱột mái ấm ɾộn ɾã tiếng cười, có bố có mẹ, hạnh phúc nɦư Ƅiết bao gia đình kháᴄ.

Học online đề bài về mẹ, bé gái liền bật khóc nức nở: "bố mẹ con bỏ nhau, mẹ con đi rồi, con rất nhớ mẹ, mẹ con ở Đà Nẵng cơ"

Đoạn clip ghi lại cảnh một lớp học trực tuyến. Bé gái tên Nguyễn Như Bình oà khóc nức nở, nói bố mẹ em bỏ nhau, mẹ em đã bỏ đi, sống ở Đà Nẵng. Em rất nhớ mẹ, muốn gặp lại mẹ. Cô giáo liên tục an ủi, động viên Như Bình, rằng cố gắng học ngoan, chăm chỉ sẽ sớm được gặp lại mẹ. Bên dưới đoạn clip, cô giáo cho biết cha mẹ em ly hôn, hiện Như Bình sống cùng ông bà. Sự việc diễn ra khi lớp đang học bài về mẹ. 

Dù rất xúc động nhưng Như Bình vẫn nói lời nhắn đến mẹ: "Con cảm ơn mẹ, con cảm ơn mẹ đã chăm sóc con, con tạm biệt mẹ"

Đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự xót xa, thương cảm, chia sẻ với em học sinh: "Xem xong tôi không cầm được nước mắt vì thương bé", "Nghe mà đứt ruột đứt gan, thương con rất nhiều", "Thương con rất nhiều, đã từng trải qua cảm giác này nên vô cùng thấu hiểu"...

Học online đề bài về mẹ, bé gái bật khóc "bố mẹ con bỏ nhau, mẹ con đi rồi"  và nhắn 1 câu tới mẹ khiến ai nấy đều xót xa
Bé N.B (áo hồng) oà khóc trong lớp học vì nhớ mẹ

Dưới mỗi bài chia sẻ là các cuộc bàn luận về việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con trẻ: "Làm cha mẹ, hãy nhìn vào cảm xúc của con trẻ để cố gắng xây dựng gia đình", "Những lỗi lầm, lựa chọn của người lớn thì tổn thương lớn nhất vẫn là trẻ con", "Tổn thương này không biết bao giờ mới lành. Đây có lẽ là bài học cho rất nhiều người trưởng thành khi bước vào hôn nhân", "Để con trẻ lớn lên thiếu thốn tình thương, đó là tội ác"...

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: "Thật đau lòng, nhưng cũng thật khó nếu hôn nhân không còn hạnh phúc. Bởi nếu tiếp tục ở bên nhau thì cũng không có kết quả tốt hơn, nhưng chia tay thì con cái lại đau khổ. Người lớn cũng có những nỗi niềm riêng mà".

Rớt nước mắt với lá thư của cậu bé có bố mẹ đã chia tay

"Bố mẹ con ly hôn rồi...

Con ở với bố. Bố hứa với con: 'Bố sẽ không tìm người nào về nhà, làm mẹ kế của con, vì bố lo con sẽ phải chịu tổn thương…!'

Mẹ con cũng rời đi rồi. Trước khi đi, mẹ ôm chặt con khóc không ngừng, liên tục nói: 'Mẹ xin lỗi con…!'

Mẹ còn nói 'Con đợi mẹ nhé, đến khi nào mẹ đủ khả năng nuôi con đến lớn, mẹ sẽ quay lại dẫn con đi cùng…!'

Cha mẹ chia tay, làm sao cho con đỡ tổn thương? | Bạn đọc | PLO

Tranh minh họa từ internet

Một thời gian sau, bố con yêu người khác rồi…! Bố dẫn con đi gặp dì ấy, dì đối xử rất tốt với con, dì còn đảm bảo sẽ chăm sóc con, quan tâm con, không để con có chút cảm giác tủi thân nào. Rất nhanh, bố với dì kết hôn. Rất nhanh, bố và dì sinh một em bé. Bố bảo con nhường hết đồ chơi cho em bé nhé, rồi sau này bố mua cho con đồ chơi khác…!

Nhưng sau đó, bố lại quên mất, bố không mua cho con món đồ chơi nào nữa. Bố đã phải xếp hàng rất lâu để mua món bánh mà em bé thích ăn, còn món con thích bố nói: 'Bố bận lắm, hôm nào rảnh bố mua cho con sau nhé!'. Em bé lớn rồi, một hôm em chạy đến nói với con, mẹ em dẫn em đi ăn kem ngon lắm, nhưng dặn em không được nói cho con biết. Đi công viên chơi, một bên bố nắm tay em, một bên bố nắm tay dì, còn con đi ở phía sau…

Sinh nhật em, bố xin nghỉ hẳn một ngày để dẫn em đi chơi, còn đi ăn rất nhiều món ăn ngon nữa, thêm cả một đống đồ chơi mới. Con thì không có… Sắp nghỉ hè, bố bảo năm nay cả nhà mình đi du lịch nhé. Con cứ háo hức mãi, chỉ mong hè ơi đến thật nhanh. Con muốn đi biển, muốn ăn hải sản, ngắm mặt trời lặn ở biển, con đã chuẩn bị rất nhiều quần áo thật đẹp để đi chơi mấy hôm liền. Nhưng cuối cùng, con vẫn không đi, vì bố nói con chuẩn bị thi lên cấp rồi, phải ở nhà ôn thi…!

Bố, dì và em đi du lịch rồi, một mình con ở nhà ăn mì tôm hoặc thức ăn dì chuẩn bị từ trước… Con và em cãi nhau, em chạy về phía dì, khóc trong vòng tay và sự an ủi của dì, bố đứng trước mặt con, bảo con xin lỗi em đi, nhưng do em làm rách cuốn sổ của con mà. Em khóc càng to hơn, bố mắng con càng lớn, giận dữ nói con phải ra xin lỗi em ngay, đột nhiên con nghĩ, phải chăng bố đã thành bố của người khác rồi, vậy bố của con đâu rồi…!

Bảy năm sau…, cuối cùng mẹ cũng đã quay trở về thăm con. Con muốn đi cùng mẹ, rời khỏi đây… nhưng mẹ không đồng ý…

Hóa ra, mẹ cũng đã kết hôn cùng một người khác, cũng đã sinh một em bé nữa, cũng trở thành mẹ của người khác mất rồi…!

Con mong sao con nhanh lớn khôn…! Con sẽ tự đi tìm cuộc đời riêng cho con…!".

---------

Những câu chuyện trên có lẽ đã chạm tới trái tim của rất nhiều người, kɦiếƞ cho chúng ta cảm thấy vô cùng xót thương và phải ᵴᴜყ nghĩ về giá ƭɾị của hạnh phúc gia đình, tất cả vì các con mà ᴄùng cố gắng vun đắp cho mái ấm bền vững. Ba mẹ ơi, khi đã đến với nhau thì hãy cố gắng yêu thương, và mang những điều tốt đẹp nhất có thể đến cho con. Còn nếu thật sự duyên phận đã hết thì vẫn hãy thường xuyên dành cho con sự quan tâm yêu thương để con không cảm thấy thiếu vắng, buồn tủi, thiệt thòi...

Tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận