Truyền thuyết về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ở Chùa Hương

19/02/2022 | 724

Đây là một câu chuyện rất xúc động về quá trình tu hành gian khổ đến đắc đạo của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tin hay không là tuỳ tâm bạn. Nếu hữu duyên, mời bạn hoan hỉ cùng nghe về sự tích Phật Bà tại Động Hương Tích thuộc Chùa Hương Việt Nam ngày nay, để thêm hiểu về đức hạnh đại từ, đại bi của Ngài với lòng biết ơn chân thành nhất...

Chuyện kể rằng:

Con gái thứ ba con Vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm tên là Diệu Thiện quyết chí đi tu , không nghe theo lời khuyên can của Vua cha và hoàng hậu kén phò mã. Sau nhiều lần khuyên can Công chúa không lay chuyển lòng vàng dạ sắt , nhà Vua nổi giận giam Công Chúa ở vườn sau. Công chúa vui lòng chịu đựng để tu hành.

Thế rồi nhà Vua sai đưa Công chúa tới chùa Bạch Tước, sai các sư ở chùa bắt Công chúa làm nhiều việc nặng nhọc suốt ngày đêm. Công chúa được thiên thần hộ trì, mọi việc đều hoàn tất. Nhà Vua thấy thế thì lầm tưởng rằng chư Tăng đã không nghe lời vua và bao bọc công chúa. Nên sau đó vua cho phóng hoả đốt chùa Bạch Tước và lại bắt Công chúa về giam ở lãnh cung, khuyên can Công chúa không nghe, chỉ một niềm nói với Vua cha:

“.. Kẻo e nghiệp chướng đã nhiều

Chẳng tai bẻ khổ cùng nghèo sông mê..”

Nhà Vua càng nổi giận lôi đình sai đem Công chúa ra pháp trường hành hình. Theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế phán truyền, các thần xuống cứu Công chúa. Ngay lúc đó thì thần núi Hương Tích được lệnh Ngọc Hoàng hoá thành mãnh hổ xông vào tha Công chúa về rừng.

Sau đó, sứ giả Vua Diêm Vương đón mời Công chúa xuống thăm mười tám cửa địa ngục. Công chúa thấy cảnh quỷ sứ hành hình tội nhân mà động lòng thương.

“… Lòng trần tưởng chẳng chi nao

Ai hay quả báo khi vào âm ti …”

Công chúa chỉ ước ao : “.. ước gì tù ngục vắng không …”

Và cầu mong Vua Diêm Vương đại xá cho tất cả các tội nhân ở 18 cửa địa ngục đang bị giam cầm, khảo tra, hành quyết. “… Khắp mười tám cửa ngục hình một giờ đại xá siêu sinh từ đây ..” Vua Diêm Vương lại sai sứ giả đưa Công chúa về dương thế.Văn Khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ( Phật Bà Quan Âm ) - Văn Khấn Cổ Truyền

Công chúa tỉnh dậy thấy một mình ở giữa chốn rừng xanh, đang lúc ngỡ ngàng thì thấy một chàng trai tuấn tú đi đến chào hỏi tỏ tình. Công chúa sợ hãi từ chối, chịu chết chứ không thay đổi lòng vàng dạ sắt. Người con trai (đó là Thái Tử Phật Mã của nước Đại Việt) thấy lòng kiên định của Công chúa nên không thuyết phục nữa mà cố gắng giúp đỡ Công chúa và đưa công Công chúa đến động Hương Tích tu hành.

Sau chín năm tu hành khổ hạnh, Công chúa đắc đạo. Nghe tin Vua cha bị ốm, Sư cô hy sinh thân mình bằng cách chặt 2 tay, khoét 2 mắt gửi về nước để cứu vua cha. Nàng cũng cứu nước Hương Lâm qua cơn bệnh lửa. Sau đó, nàng tiếp tục lại cứu cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, phổ độ cho cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, bỏ lòng tham quyền lực, tâm hoàn lương thiện.

Với tất cả công đức của mình, Sư cô được Ngọc Hoàng Thượng Đế sắc phong là: Đại từ, Đại bi, Cứu khổ, Cứu nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ tát. Rồi ban tặng tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn làm chủ đạo tràng núi Phổ Đà biển Nam Hải.

Lễ Khánh đản Quán Thế Âm Bồ Tát

Hàng năm, cứ vào ngày 19/02, 19/06, 19/09 âm lịch, Học viện Phật giáo Việt Nam, nhiều chùa cùng Chư Tăng ni và các phật tử trên cả nước lại nghiêm trang tổ chức "Lễ Khánh đản Quán Thế Âm Bồ Tát" để tri ân Ngài, đồng thời khuyến khích chúng sinh học hành theo đức hạnh của Ngài, và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an...

Đông đủ Lãnh đạo chính quyền các cấp sở tại, các mạnh thường quân, Nhân dân Phật tử gần xa đồng về tham dự.

Đông đủ Lãnh đạo chính quyền các cấp sở tại, các mạnh thường quân, Nhân dân Phật tử gần xa đồng về tham dự Buổi Lễ Khánh đản Quan Thế Âm Bồ Tát do Học viện Phật Giáo Việt Nam tổ chức.

 "Hữu duyên với cõi Ta Bà,

Bồ Tát Quán Thế vào nhà thế gian

Giúp an những kẻ lầm than,

Tin sâu nguyện thiết bình an tâm hồn".....

Việt Nam chúng ta xưa, các cụ già thường hay răn dạy con cái phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nếu người cha đứng đắn dạy bảo con cái nghiêm trang, người ta gọi là nghiêm phụ. Người mẹ hiền lành thường khuyên răn con nhỏ nhẹ, chớ không rầy không đánh nên người ta gọi là từ mẫu tức mẹ hiền. Cha thì nghiêm, mẹ thì từ. Bồ tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát. Nhân gian cũng thường gọi Ngài với cái tên 'Mẹ hiền Quan Thế Âm Bồ Tát' lời lòng kính ngưỡng và biết ơn vô vàn. 

Cảm ơn Ơn Trên đã cho con được hữu duyên với chánh pháp và biết được sự tích kì diệu này.

Nam Mô A Di Đà Phật

...

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

...

Quan Âm Bồ Tát có thật không?

Trong Phật giáo Nguyên Thủy không có các vị Bồ Tát nhưng lại có khái niệm về Bồ Tát xuất hiện trong các kinh điển Nguyên Thủy như Tạp A-hàm hay Tiểu Bộ, để chỉ tiền thân của Đức Phật, những kiếp tái sinh trên con đường tu hành trước khi đạt đến quả vị Phật.

Bồ Tát lại là hình tượng điển hình trong các kinh điển Phật giáo Đại Thừa, ngoài việc mang ý nghĩa triết lý để răn dạy chúng sanh như: Quán Thế Âm Bồ Tát biểu hiện cho lòng từ bi, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho Trí Huệ, Phổ Hiền Bồ Tát biểu hiện cho Đại Hạnh dấn thân, Địa Tạng Vương Bồ Tát tiêu biểu cho đại nguyện độ âm…

Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử tôn giáo, có nhiều câu chuyện kể về sự xuất hiện của các vị Bồ Tát trong những trường hợp cụ thể như: hòa thượng Bồ Đại là hiện thân của Di Lặc Bồ Tát để truyền đi thông điệp về từ bi hỷ xả, Bồ Tát Quán Thế Âm rưới nước lên người cứu ngài Huyền Tràng khỏi chết khát trong sa mạc để tiếp tục hành trình thỉnh kinh…

Nhưng ngay khi bị phát hiện tung tích, các Ngài liền ẩn thân hoặc nhập diệt để tránh việc rối loạn lòng người.

Ngoài ra, các vị Bồ Tát cũng có thể xuất hiện trong cơn thiền định hoặc giấc chiêm bao của hành giả.

Quan Âm Bồ Tát có phải là Phật không?

Trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca dạy rằng: trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.. nhưng vì hạnh nguyện Đại Bi và muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các vị Bồ Tát và mang đến hạnh phúc thực sự cho chúng sanh nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm và trụ ỡ cõi Ta Bà, đồng thời Ngài cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Phật Bà Quan Âm độ mạng nghĩa là gì?

Phật Bà Quan Âm là biểu tượng của sự từ bi, bao dung độ lượng và tình yêu bao la, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu những đau khổ của chúng sanh.

Mẹ Quan Âm độ mạng  không chỉ là cứu mạng những tai nạn mà chúng sinh gặp phải mà còn cứu vớt tâm chúng sanh khỏi tham lam, u mê, thù hận.

Nhiều người suy nghĩ Phật Mẹ sanh Mẹ độ, nhưng chỉ những người thành tâm kêu cầu và có mong muốn chính đáng thì mới đón nhận được ánh sáng và nguồn nước Cam Lồ Ngài tưới xuống thế gian.

Ý nghĩa niệm Phật Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát 108 lần:

Việc niệm 'Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát ' sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn đối với quý Phật Tử.

Trong kinh Phổ Môn, Đức Phật Thích Ca có nói rằng: Nếu vô lượng muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và thành tâm xưng niệm niệm phật bồ tát quan thế âm thì tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tìm theo tiếng kêu cầu đó để giải thoát và mọi khổ não sẽ biến mất.

Khi niệm Nam Mô Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp bạn tránh xa tính tham lam ích kỷ. Bởi khi niệm phật bồ tát quan thế âm sẽ được Quan Thế Âm mở lòng từ bi, khiến bạn làm như điều thiện nguyện và trong lòng bạn sẽ cảm thấy vui vẻ.

Trong lúc bạn giận dữ khi niệm Quán Thế Âm sẽ cắt đứt sự tức giận, bạn không chỉ có sự từ bi mà còn được khai sáng trí tuệ. Có từ bi để bạn hiểu được vấn đề và có trí tuệ để biết những thứ vô thường, không nên ép buộc và không tức giận.

Niệm Phật bà Quan Âm sẽ loại bỏ si mê. Ngài sẽ lắng nghe sự phiền nào và giúp bạn khai thông trí tuệ, đem lại sự thanh tịnh trong tâm hồn, hiểu được chân lý của cuộc sống: mọi thứ có hợp rồi có tan, không bám chấp vào người và cảnh.

Khi niệm Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp bạn tránh sự sợ hãi, loại bỏ ba loại độc tham là Tham Sân Si. Ngoài ra còn giúp trừ tà ma, tránh oán kết nhiều đời hay có thể bảo vệ chúng sinh khỏi thần chú, ác quỷ….

Việc nghe kinh Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát và niệm Nam Mô (Đại Từ Đại Bi) Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp cho chúng sinh nhận được năng lượng an lành từ Phật Mẹ, từ đó chuyển hoá trong tâm thức và hành động để sống thiện lương hơn, rồi thân tâm sẽ thường an lạc...

-----

Tổng hợp theo phatgiao.org.vn, Truyện Phật Giáo Hay (Youtube) & tuongphattrangia.com


(*) Xem thêm

Bình luận