Người có phúc thường có những tố chất sau
Có câu cổ ngữ: "gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận" quả đúng không sai. Người có phúc bởi ngay trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động đều ẩn chứa những điều thiện lành, đó chính là gốc rễ của cội phúc.
Một người có phúc hay không phải đến những năm sau trưởng thành mới biết được, vì nửa đời đầu chỉ là quá trình tích lũy phúc vận.
Thuở ấu thơ, cái phúc của chúng ta chính là được bố mẹ yêu thương và chiều chuộng, dù họ lam lũ đến mấy cũng không để con cái chịu khổ.
Lớn hơn, bắt đầu dấn thân vào xã hội ngoài kia, đối nhân xử thế chính là cách con người tích phúc. Phúc đến sớm dễ khiến con người mụ mị, lầm đường lỡ bước. Những gì đến quá nhanh cũng dễ dàng mất đi, không được trân quý thật sự.
Đời người bất kể bay cao đến đâu, điều quan trọng nhất là có thể đáp cánh an ổn hay không. Mặc dù thế giới ngoài kia đầy rẫy sự bất ổn, nhưng cái phúc của một người còn phải tự mình nắm bắt và tu dưỡng.
Nếu quan sát tinh tường, chúng ta sẽ không khó nhận ra một người có phúc khí hay không thông qua cách họ đối nhân xử thế:
1. Khoan dung rộng lượng
Người có trái tim rộng mở và biết khoan dung thường sống lương thiện. Có người cho rằng hiền lành dễ chịu thiệt, bị ăn hiếp, thường đi sau những kẻ khôn lanh nhanh tay chiếm lấy cơ hội.
Song đây chỉ là bề nổi bên ngoài, chưa thật sự nhìn thấu bản chất. Sự lương thiện và độc ác thường được phân biệt dựa trên tiêu chuẩn nào? Đó chính là sự đánh giá từ cách hành sự của một người.
Con người, lấy thiện làm gốc, phúc vận đủ đầy, hậu họa tránh xa. Người sống ác, phúc đức tan biến, tai họa triền miên.
Không cần trở thành thánh nhân, chỉ cần biết sống có đức, biết cách tha thứ, dung dị với đời. Nhờ vậy, chỉ cần ngồi im, cái phúc cũng tự tìm đến.
2. Biết đủ đầy
Người biết đủ mới có thể cười tươi như hoa, cho dù khó khăn trước mắt cũng biết tìm thấy hạnh phúc, nhờ đó mà hạnh phúc đong đầy phía cuối con đường.
Người ta có câu: “Không có cái tội nào lớn bằng lòng tham, không có cái họa nào lớn bằng việc không biết đủ đầy, không có cái ác nào ghê gớm bằng dục vọng đen tối. Vì vậy, hãy biết đủ để có tích phúc”.
Thật vậy! Hậu họa thường đến từ lòng tham không đáy. Đã có biết bao người tài hoa tự hủy hoại bản thân chỉ vì “đã có thứ này còn muốn nhiều hơn”.
Cuộc sống vốn dĩ không có quá nhiều đau khổ đến thế, chỉ là một số người lại cảm thấy khổ cực quấn thân. Song nguyên nhân của cái khổ này đều xuất phát từ những lần không cảm thấy đủ. Kiểu người này có đặc điểm lớn nhất là thích kể khổ. Thật ra, cái khổ này trong mắt của người biết đủ đầy lại vô cùng bình thường.
Đương nhiên chúng ta không thể phán xét cuộc sống của người khác, bởi lẽ mỗi người có mỗi trải nghiệm riêng. Song chúng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận và tư duy để dễ dàng thấy hạnh phúc hơn.
3. Khiêm nhường thành thật
Chúng ta sẽ gặp đủ kiểu người trong hành trình đường đời. Xấu tốt, thật giả lẫn lộn, người khiêm tốn sẽ không biến chất.
Thật ra, người có thực lực thật sự đều biết lấy lùi làm tiến. Trong cuộc sống, người xông xáo tiến về phía trước chưa chắc có năng lực, và người lùi bước chưa chắc ngốc nghếch.
Người khiêm tốn mặc dù tạo cảm giác im lặng, mờ nhạt, nhưng là người có nội hàm và đủ đầy phúc vận. Thế sự vô thường, tranh đấu một lần thì đời nhiều hơn vài phần hung hiểm. Bớt nói vài lời, ít làm phiền, họa tự nhiên cũng ít đi. Đây cũng chính là phúc phần lớn nhất của một người.
4. Nụ cười và tấm lòng rộng mở
Một chữ “cười” có thể vẽ lên cả tấm lòng và thế giới tâm hồn. Khi gặp vấn đề mà chỉ biết mặt nhăn mày nhó, than trời trách đất, vậy chẳng thể có hạnh phúc. Dùng nụ cười để đối mặt với tất cả, lòng cũng thư thái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Người bình thường có một đặc điểm thế này. Đó chính là nghĩ không thông, khó nuốt trôi cơn giận, từ đó đánh mất cách nở nụ cười, lúc nào cũng gặp cản trở, cuối cùng phải sống trong cảnh bào mòn cảm xúc của mình.
Con người sống trên đời, có thể đau khổ, nhưng không được quá lâu; có thể buồn bã, nhưng không được để nụ cười tắt mãi trên môi. Chỉ có cười, bạn mới sống vui vẻ. Trên thực tế, cười còn có thể hóa giải vấn đề, khiến khúc mắc nhỏ đi, thậm chí là biến mất.
Để vài lời nói khó nghe làm buồn cả một ngày, vậy đây có phải là yếu đuối không? Không so đo tính toán, không cố chấp, không cực đoan, đây mới là phúc khí của một người.
5. Buông bỏ và nghĩ thoáng
Sau khi gặp quá nhiều trắc trở, chàng trai tìm đến người anh để tâm sự.
Chàng trai: “Em làm việc cũng nhiều năm rồi, cố gắng như vậy nhưng không được sếp công nhận. Em không cam tâm”.
Người anh cười lớn và nói: “Nếu mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn thì có lẽ cậu không than vãn đâu nhỉ? Nguyên nhân chính là cuộc sống luôn không đủ đầy như thế, nên chúng ta mới phải phấn đấu để che lấp lỗ hổng đó đấy”.
Đi rồi mới biết đường bị tắc, vậy thì phải đứng tại chỗ luôn sao? Đương nhiên là không thể! Ai cũng phải tìm cách, một là phá đường, hai là tìm đường mới.
Cái này không phù hợp, nhưng không đồng nghĩa cái khác cũng không phù hợp. Muốn tìm thấy con đường mới thì đầu tiên phải biết buông bỏ đường cũ, nghĩ thoáng và thông, không loay hoay chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Đây mới là con đường đúng đắn nhất của chúng ta.
6. Vững vàng mạnh mẽ, sống thiết thực
Quân tử phải có bản lĩnh vững vàng, sống phải có tâm. Bạn có bao nhiêu bản lĩnh sẽ quyết định phúc khí của bạn có đủ đầy hay không. Nên nhớ rằng, người không có bản lĩnh, không có đức thì phúc khí cũng mỏng manh đến tội nghiệp.
Người chỉ biết khôn vặt để trục lợi thì hậu quả nhận được, hoặc là trắng tay, hoặc là mệt mỏi cả đời.
Con người có quyền được lựa chọn bản thân trở thành người như thế nào. Nhiều người cho rằng sống quá thật thà sẽ không thể giàu có, bị cuộc đời hà hiếp. Nhưng bạn phải hiểu rằng, thành tâm làm người, thật thà hành sự, như thế thì mới có phúc đời đời về sau, đồng thời cũng thỏa với lương tâm của mình.
Người trong lòng hiểm ác thì giàu sang đến mấy cũng chẳng có phúc. Người đủ đầy thiện lương, cho dù lạc lối đến mấy cũng có thể tìm được đường ra.
Có phúc, không cần vội vàng; vô phúc, gấp gáp đến mấy cũng vô ích. Phúc không tự nhiên mà có, phúc đến nhờ tâm, phúc đi cũng vì tâm, phúc là do chính mỗi người phải tự gieo trồng những hạt giống thiện lành trên "mảnh vườn tâm" rồi không ngừng tưới tắm, chăm bón, thì vị lai chắc chắn ta không lo thiếu "quả ngọt" để ăn...
Tổng hợp theo Phụ nữ Việt Nam & cafef.vn
-----
*Có thể bạn quan tâm:
Vạn Pháp không ngoài một chữ Tâm
Lương thiện là "tài sản quý giá nhất" của mỗi người!
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Xem thêm