Cuộc tái sinh của đại bàng và bài học: Đương đầu hoặc là chết
Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất, cuộc đời của chúng có thể kéo dài tới 70 năm. Nhưng một con chim đại bàng thông thường chỉ sống được khoảng 40 năm. Để sống được quãng đời dài nhất, chim đại bàng phải vượt qua một giai đoạn thay đổi khó khăn, có ý nghĩa sống còn.
Ở năm 40 tuổi, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để có thể quắp mồi được nữa. Chiếc mỏ dài và sắc bén của nó cùn đi, cong lại. Đôi cánh già nua, nặng nề, bộ lông mọc dài, bết dính khiến nó bay rất nhọc sức. Lúc này, chim đại bàng đứng trước hai lựa chọn: Chịu chết hoặc vượt qua một quá trình biến đổi đau đớn kéo dài 150 ngày để có thể tiếp tục làm "chúa tể bầu trời".
Nó phải nỗ lực bay lên đỉnh núi cao, rồi làm tổ trên vách núi hiểm trở. Nó dừng lại ở đó, không được bay nữa. Và nó phải dùng mỏ để mổ vào đá, cho đến khi cái mỏ hoàn toàn bị rụng rơi.
Sau đó, nó phải tĩnh lặng đợi chờ cái mỏ mới sinh ra, nó cọ mỏ vào vách đá hay thân cây để mỏ thêm cứng và sắc hơn. Tiếp theo dùng cái mỏ mới sinh ra ấy mà nhổ từng cái móng vuốt. Sau khi móng vuốt mới mọc ra, nó lại phải dùng móng vuốt để nhổ từng sợi lông.
Đối với loài chim, không có lông, không có mỏ, chúng sẽ phải chịu đói vì không thể bay lượn hay săn mồi. Quá trình nhổ lông cũng khiến đại bàng phải chịu nhiều tổn thương, đau đớn, thậm chí có thể khiến con chim mất mạng vì chảy máu hay nhiễm trùng. Nhưng nếu vượt qua được, 5 tháng sau đại bàng có thể bay lượn với bộ cánh mới, lại bắt đầu cuộc đời mới của ‘thần điêu’, sống thêm 30 năm nữa.
Bài học từ cuộc "tái sinh" đầy đau đớn của đại bàng
Cuộc tái sinh của đại bàng giống như câu chuyện về một loài chim huyền thoại. Nhưng điều chúng ta bàn tới không phải vòng đời của một loài chim. Quá trình "tái sinh" đầy đau đớn của đại bàng cũng giống như những sóng gió xảy ra trong cuộc đời con người. Mỗi chúng ta muốn phát triển, bước sang một trang cuộc đời mới thì phải thay đổi, dám dấn thân và mạo hiểm.
Tại sao cần thay đổi? Cuộc sống luôn biến đổi và có những điều bất ngờ nằm ngoài sự kiểm soát chủ quan. Để tồn tại và phát triển hơn, chúng ta phải bắt đầu quá trình thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh. Đôi khi, chúng ta phải loại bỏ những kí ức, thói quen và lối mòn cũ. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chúng ta mới có thể sống hết mình với hiện tại, hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
Chỉ cần chúng ta nguyện vứt bỏ hành trang cũ, nguyện học cái mới, chúng ta mới có cơ hội phát huy tiềm năng của mình, khai sáng ra một tương lai mới mẻ.
Cuộc đời con người như dòng sông cuồn cuộn chảy, như đóa hoa mai ngạo nghễ tuyết sương, khát vọng mùa xuân và ánh nắng, chống chọi gió tuyết và khổ nạn. Trong quá trình vật lộn chống chọi đó, nhiều sinh mệnh đã hiển lộ ra lòng bền bỉ và đức tính cao quý của mình.
Vì đó là tổng hợp phức tạp của sinh mệnh tự nhiên và sinh mệnh xã hội, vừa gắn liền với đất mẹ tự nhiên, được thiên nhiên hậu đãi, lại vừa là sinh mệnh với tâm linh làm chủ thể. Quá trình vật lộn chống chọi của chúng ta chính là quá trình tiến hoá thuận với tự nhiên.
Đời người như dòng nước chảy xiết, không gặp đá ngầm, sao có thể bắn tung những bọt sóng diễm lệ như những đóa hoa? Chỉ có trải qua thoát xác biến đổi, mới có thể bộc lộ ra bản lai đích thực xuất sắc của mình, tạo nên sinh mệnh mới hoàn thiện hơn.
Khó khăn trong cuộc sống cũng là những thử thách, đôi khi chúng có tính chất sống còn. Trong chúng ta, bao nhiêu người dám thử "đập gãy mỏ", "tự nhổ từng chiếc lông" để làm một cuộc tái sinh như đại bàng?
Có vững tay chèo vượt qua bão giông thì cảm nhận trọn vẹn bình an của bến bờ, có mạnh mẽ vượt qua mùa đông lạnh giá thì mới cảm nhận được đủ đầy cái ấm áp của mùa xuân... Đó là phần thưởng xứng đáng cho những con người giàu nghị lực, trí tuệ và niềm tin.
Tổng hợp theo cafebiz.vn & dkn.tv
---
Xem thêm