Giấc ngủ trưa có quan trọng không?

27/01/2021 | 408

Ngủ trưa 15 phút là một kiểu dưỡng sinh quan trọng của Đông y, nhưng đáng tiếc là ngày nay do cuộc sống quá bận rộn hay theo thói quen mà không ít người đã không quan tâm đến việc nghỉ ngơi này.

Cơ thể con người không phải là robot, đó là lý do chúng ta cần phải dừng lại và nghỉ ngơi đúng lúc để giúp cơ thể được hồi phục và tái tạo năng lượng mới. Đây cũng là một cách rất đơn giản giúp tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật. 

Trong một nghiên cứu thực hiện tại Hy Lạp, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người ngủ trưa ít nhất 3 lần mỗi tuần có tỉ lệ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 37% so với những người không ngủ trưa. 

ngu trua-phunutoday1

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe tim thì trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã liệt kê ra thêm các lợi ích tuyệt vời khác nếu bạn ngủ trưa đúng cách mỗi ngày như sau:

1. Phục hồi chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ và khả năng phản ứng nhanh nhạy

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ) nhận thấy rằng, giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy việc sửa chữa tế bào não. Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Khoa học thần kinh.

Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên trang web Thư viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy rằng, ngủ đêm và ngày đều có tác dụng củng cố trí nhớ như nhau nhưng 2 thời điểm này không liên quan đến nhau, nghĩa là bạn không thể ngủ buổi đêm để bù cho buổi trưa.

Điều này cho thấy ngủ trưa giúp não nghỉ ngơi, phục hồi chức năng và cải thiện trí nhớ, giúp mọi người dễ ghi nhớ những khái niệm phức tạp, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc.

2. Tăng cường tiết nước mắt, nâng cao hiệu quả chăm sóc mắt

Khi bạn ngủ trưa, quá trình nhắm mắt sẽ giúp cho các cơ mắt nghỉ ngơi sau một buổi sáng căng mắt để làm việc. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm thị lực mà bạn rất khó để nhận ra những tổn hại mà mắt phải gánh chịu.

Hơn nữa, khi bạn làm việc liên tục vào ban ngày tạo ra sự ức chế bài tiết nước mắt, tuyến lệ không sản xuất ra độ ẩm cần thiết, làm việc trong một thời gian dài gây khô mắt; giác mạc tăng nhiệt độ, đẩy nhanh sự trao đổi chất giữa các tế bào, tăng nhanh lão hóa.

3. Hồi phục chức năng miễn dịch cơ thể, tăng cường thể chất

Một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Florida, giáo sư Bailey Darby, đã tiến hành một loạt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngủ, thôi miên và khả năng miễn dịch ở người.

Kết quả cho thấy sự can thiệp thôi miên ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, các tế bào trong máu như lympho T và bạch cầu lympho B có mức độ tăng cao hơn đáng kể.

Hệ thống miễn dịch có thể có được sự phục hồi nhất định trong thời gian ngủ và do đó có tác dụng điều chỉnh giấc ngủ.

4 lý do khiến bạn không thể không ngủ trưa

4. Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, hồi phục sức khỏe làn da

Bởi vì khi bạn rơi vào giấc ngủ, các cơ bắp, cơ quan nội tạng và các hoạt động khác đều giảm, da, mạch máu sẽ mở rộng hoàn toàn, làm cho máu có thể di chuyển đến từng phần nhỏ trên bề mặt làn da, cung cấp dinh dưỡng, tự sửa chữa và tái tạo các tế bào.

Đây cũng là một trong những lý do khiến toàn cơ thể có đầy năng lượng sau một giấc ngủ ngắn đạt chất lượng cao.

5. Chống lão hóa

Một bài viết được đăng trên tạp chí điện tử Nature của Mỹ cho rằng, một chức năng khác của giấc ngủ là khả năng chống oxy hóa và sửa chữa các tổn thương do oxy hoá cho cơ thể. Trong giấc ngủ, có rất nhiều protein bắt đầu được tổng hợp, bao gồm số lượng protein cần thiết cho việc chống oxy hóa. Việc ngủ trưa giúp bổ sung thêm sự thiếu ngủ vào ban đêm, đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sửa chữa phần hỏng hóc của cơ thể.

6. Giúp tinh thần thư giãn, giảm stress

Có được một giấc ngủ trưa chất lượng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, thư thái hơn sau khi thức dậy và sẵn sàng làm việc buổi chiều hiệu quả hơn.

Giấc ngủ trưa có nhiều tác dụng tốt như vậy nhưng chúng ta không nên ngủ quá nhiều (hơn 1 tiếng) vì có thể sẽ dẫn đến phản tác dụng khiến bạn mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, ảnh hưởng đến các hoạt động khác sau đó và có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. 

Vậy nên bạn chỉ cần ngủ trưa trong 15 - 60 phút (thời gian lý tưởng nhất khoảng 30 phút) để vừa đảm bảo sức khoẻ vừa đảm bảo năng lượng cho các hoạt động tiếp theo trong ngày hiệu quả hơn nhé.

*5 bí quyết để tạo ra giấc ngủ ngắn chất lượng cao

1. Chuẩn bị tốt cho việc đi ngủ

Sau khi ăn trưa khoảng 30 phút thì bạn có thể bắt đầu một giấc ngủ trưa. Muốn dễ ngủ, ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng một chút để thức ăn được tiêu hóa một cách thuận lợi, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Tùy thời gian của mình, bạn hãy tự sắp xếp giờ ngủ trưa ngắn sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.

2. Không có giường thì vẫn có thể ngủ ở nơi bất kỳ

Nếu tiện lợi, bạn có thể mua giường hoặc ghế xếp, hay các tấm đệm có thể xếp gọn sau khi ngủ, không chiếm nhiều không gian của bạn. Bất kỳ ở không gian nào, bạn đều nên tìm cho mình một cơ hội để chợp mắt một chút vào buổi trưa.

Ngủ trưa như thế nào mới tốt?

3. Nếu không đủ thời gian, chỉ cần ngủ 10 phút là đủ

Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng, 6 phút ngủ có thể đóng vai trò tăng cường khả năng của bộ nhớ. Bởi chỉ trong vài phút, bộ não đã biến vùng lưu trữ trí nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn, giải phóng nhiều "không gian" hơn và nhường chỗ cho việc bổ sung kiến ​​thức mới.

Thậm chí thời gian chợp mắt chỉ từ 10 - 15 phút, bạn vẫn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe, ngủ một chút, buổi chiều đã tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.

4. Nhắm mắt cũng là một cách nghỉ ngơi

Đôi khi bạn không buồn ngủ, không cần phải nhấn mạnh vào giấc ngủ, chỉ cần bạn có thể nhắm mắt lại, và sau đó tập trung vào hơi thở, tốc độ thở chậm.

Ngay cả khi bạn chỉ nằm nhắm mắt 20 phút và không ngủ, cơ thể cũng sẽ được nghỉ ngơi thư giãn giống như bạn vừa ngủ, quá trình này cũng mang lại tác dụng hồi phục thể lực quan trọng.

5. Chọn thời gian ngủ trưa phù hợp

Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất dựa trên giấc ngủ sóng ngắn và giấc ngủ tốc độ. Thông thường thời điểm ngủ trưa tốt nhất là cách thời gian thức dậy vào buổi sáng khoảng 6-8 tiếng. Ví dụ 5-6h bạn thức dậy thì có thể ngủ trưa trong khoảng từ 12-2h. Hoặc đơn giản hơn là bạn ngủ sau bữa ăn trưa 30 phút. Ngủ vào giai đoạn này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sự cân bằng.

Giáo sư tâm lý học tại John Groeger Đại học Hull (Anh) nhăn nhủ, ngay sau khi ngủ trưa dậy cần chú ý không nên làm ngay một công việc đòi hỏi não phải hoạt động ở mức phức tạp, bởi vì não bộ mất 1-2 giờ để hoàn toàn hồi phục trạng thái. Vì vậy, thức dậy xong nên làm việc nhẹ nhàng, ít căng thẳng trước.

(Thắm Lê tổng hợp)


(*) Xem thêm

Bình luận