Bí quyết sống 105 tuổi của bác sĩ đất nước Vùng Xanh
Cười nhiều, đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày dưới không gian xanh, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, là cách giúp bác sĩ Shigeaki Hinohara thọ 105 tuổi.
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước sống trường thọ. Hiện tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84, đứng đầu thế giới ba năm liên tiếp. Nhật Bản cũng là một trong 5 quốc gia sở hữu vùng đất Blue Zones. Đây là những khu vực địa lý mà người dân thường có tuổi thọ cao đến 100 tuổi, do được sống hòa quyện với thiên thiên và có những thói quen tốt cho sức khỏe.
Hiện tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84, đứng đầu thế giới trong 3 năm liên tiếp. Ở Nhật Bản, có một bác sĩ rất được kính trọng tên là Shigeaki Hinohara. Theo Min.news, bác sĩ Hinohara Shigeaki không chỉ là bác sĩ xuất sắc của đất nước này mà còn là bác sĩ lớn tuổi nhất còn làm việc. Ông đã tròn 105 tuổi vài tháng trước khi qua đời vào năm 2017 và luôn được tôn sùng là báu vật quốc gia của Nhật Bản.
Bác sĩ Hinohara không chỉ được chú ý vì tuổi thọ cao mà ông còn là một nhà khoa học và nhà văn lỗi lạc. Ông là tác giả của 150 cuốn sách khoa học và đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia. Một trong những cuốn sách bán chạy nhất của ông, "Living Long, Living Good" (Sống thọ, sống tốt), đã bán được hơn 1,2 triệu bản và được độc giả vô cùng yêu thích.
Trong cuốn sách, ông đưa ra 5 lời khuyên quan trọng để có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Tích hợp triết lý sống của người Nhật và tìm ra ý nghĩa cuộc sống
Ikigai là một triết lý của Nhật Bản có nghĩa là tìm ra lý do tồn tại. Iki có nghĩa là cuộc sống trong tiếng Nhật và gai có nghĩa là giá trị. Ikigai của bạn là mục đích sống hay hạnh phúc của bạn.
Mọi người Nhật đều tuân theo triết lý ikigai để đạt được trạng thái tâm lý thoải mái sau khi nghỉ hưu. Bác sĩ Hinohara cho rằng việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống cũng quan trọng ngang với các yếu tố như gen di truyền, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục.
Vì thế, mọi người ngày càng có xu hướng tìm kiếm không gian sống xanh, nơi mang đến sức khỏe thể chất và tinh thần để sống lâu hơn và hạnh phúc hơn.
Ông nhận thấy rằng khi nhiều người nghỉ hưu, cuộc sống của họ dường như "dừng lại". Ngày của họ trở nên trống rỗng, và chẳng bao lâu họ phát hiện ra rằng trong khi không làm gì cả, họ dần dần phát triển nhiều bệnh. Khi một người ngừng lập kế hoạch cho cuộc đời mình, họ thường ngừng sống một cuộc sống trọn vẹn.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải lên kế hoạch chi tiết. Một chút ngẫu hứng trong cuộc sống cũng rất bổ ích, mang lại những cảm xúc độc đáo và mới mẻ.
Đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày
Duy trì tình trạng thể chất tốt là điều cần thiết để sống lâu và hạnh phúc. Ở độ tuổi trung niên, bác sĩ Hinohara khuyên mỗi người đi 10.000 bước mỗi ngày. Việc trở nên uể oải khi nghỉ hưu là điều bình thường, nhưng nằm trên giường hoặc ngồi trước TV cả ngày không tốt cho cơ thể bạn chút nào.
Giống với tế bào não, cơ bắp có đặc tính tiêu biến nếu không dùng đến. Khi chúng ta quá ít vận động, chất béo bắt đầu tích tụ và các tế bào cơ và não bắt đầu suy giảm do không được sử dụng.
Khi con người già đi, họ cần tập thể dục nhiều hoặc đi bộ mỗi ngày, thực hiện hơn 10.000 bước mỗi ngày. Điều quan trọng là hoạt động thể chất giúp duy trì sự linh hoạt của cơ, tăng cường các khớp và hệ tim mạch, duy trì trái tim khỏe mạnh.
Đây cũng là thói quen của người dân vùng đất Blue Zones, họ thường tản bộ, tập thể dục dưới không gian xanh, hòa mình với thiên nhiên trong lành.
"Tôi vẫn thích đi bộ đến nơi làm việc và lên cầu thang bằng cách nhảy hai bước một lần để cơ bắp hoạt động", ông từng chia sẻ.
Tiếng cười và hạnh phúc là liều thuốc tốt nhất
Ai cũng biết tiếng cười là liều thuốc tốt nhất chữa lành mọi bệnh tật. Bác sĩ Hinohara đưa ra ví dụ về trẻ em. Hầu hết trẻ em đều mải mê vui chơi hoặc giải trí đến nỗi quên ăn và đôi khi quên ngủ.
Vì thế, ông cho rằng cách tốt nhất để giảm bớt nỗi đau là quên nó đi và phân tâm bằng việc giải trí. Cách tốt nhất để giảm tổn hại về thể chất và tinh thần khi về già là tìm các biện pháp giải trí phù hợp và cười thật nhiều.
Niềm vui thường ngày giúp tạo tiếng cười, từ đó sản sinh hormone hạnh phúc endorphin, giảm nồng độ hormone căng thẳng, giảm đau và tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Miễn dịch và kháng thể của người cũng hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cười còn rất tốt cho làn da, làm săn chắc cơ mặt và cải thiện tuần hoàn máu. Để duy trì tinh thần minh mẫn, bác sĩ Hinohara khuyên nên bắt chước trẻ em khi về già và thường xuyên tập trung vào việc giải trí, thư giãn.
Không thừa cân và duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát, bác sĩ Hinohara nhận thấy, theo thống kê, 85% những người sống lâu hơn những người khác không gặp vấn đề gì với việc thừa cân. Bản thân ông đã làm theo lời khuyên này và tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng suốt đời.
Nhưng thực tế, chế độ ăn kiêng của bác sĩ Hinohara khá đơn giản. Bữa sáng của ông là một tách cà phê đen, một ly sữa và một ít nước cam, với một thìa dầu ô liu. Vào bữa trưa, ông thường uống sữa, ăn một vài chiếc bánh quy, trái cây. Bữa tối là rau, một ít cá luộc, hải sản và cơm. Ông cũng không ăn quá 200g thịt nạc trong một tuần.
Những lựa chọn thực phẩm này đều giúp giữ cho động mạch khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về mạch máu. Thói quen ăn uống của bác sĩ Hinohara phản ánh sự kiên trì của ông và là nền tảng vững chắc cho tuổi thọ.
Đừng theo đuổi của cải vật chất trong những năm cuối đời
Mặc dù người ta có thể dễ dàng tin rằng của cải vật chất mang lại hạnh phúc, nhưng sự thỏa mãn thực sự lại khó hơn nhiều. Điều quan trọng là phải hiểu rằng bạn không thể mang theo tất cả của cải khi chết đi. Vì vậy, việc tiêu tốn quá nhiều sức lực và công sức để theo đuổi tiền bạc trong những năm cuối đời cũng chẳng ích gì.
"Tiền không mua được hạnh phúc và nghèo đói cũng không thể mua được. Nhưng sự hài lòng đến từ việc biết ơn bản thân và hoàn cảnh của bạn trong cuộc sống. Hãy tin rằng sự bình yên nội tại có giá trị hơn tất cả của cải trên thế giới. Đó là khởi đầu của một cơ thể khỏe mạnh", ông nói.
Tuổi thọ và thành công của bác sĩ Hinohara đã dạy chúng ta rằng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào gen mà còn có thể được hình thành bởi lối sống và tư duy năng động.
Theo dantri.com.vn
Xem thêm