Sữa hạt là gì? Lợi ích của sữa hạt với sức khỏe
Trong cuốn sách “Nhân tố Enzyme” của tác giả Hiromi Shinya có đề cập đến một thói quen ăn uống lành mạnh, đó chính là thường xuyên sử dụng các loại hạt ngũ cốc chưa tinh chế – bí quyết giúp tránh xa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Và sữa hạt chính là thức uống dinh dưỡng kết hợp tuyệt vời mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua đâu nhé.
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt hay còn gọi là sữa thực vật vốn là thức uống được chế biến từ các loại hạt có trong tự nhiên. Nguồn gốc của sữa hạt bắt nguồn từ phương Tây cách đây nhiều thế kỷ.
Họ nghĩ ra loại đồ uống này bởi rất nhiều lí do khác nhau, nhưng chủ yếu là sự thơm ngon, nhiều dinh dưỡng của các loại hạt, có thể thay thế hoàn toàn sữa bò và đôi khi là cả vấn đề về môi trường, tôn giáo. Theo thời gian, thứ đồ uống này được du nhập rộng rãi khắp các nước và thực sự đã “chạm” được đến rất nhiều các chuyên gia ẩm thực, chuyên gia dinh dưỡng và thích hợp với rất nhiều đối tượng.
Công dụng của các loại hạt hay ngũ cốc cũng được chứng minh bởi nhiều nhà khoa học và nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc uống sữa hạt cũng có ý nghĩa không khác gì so với khi chúng ta trực tiếp ăn các loại hạt, chỉ có điều nó trở thành một thức uống giải khát lành mạnh có thể đem theo mọi nơi mọi lúc.
Người ta chia sữa hạt thành 2 nhóm: Sữa hạt từ ngũ cốc (như yến mạch, ngô, khoai, các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…) và sữa hạt giàu chất béo, đạm (như hạnh nhân, hạt mắc ca, gạo lứt…)
Sữa thảo mộc là gì?
Tương tự, sữa thảo mộc cũng được làm từ các nguyên liệu ngũ cốc, hạt, củ, quả có sẵn trong tự nhiên như là óc chó, bí ngô, các loại đậu, hạt điều…Sữa thảo mộc rất giàu dinh dưỡng, chống oxy hóa, đặc biệt chứa hàm lượng protein cao và là các hạt thực vật nên chứa rất nhiều enzyme. Nếu chưa biết thì enzyme chính là chìa khóa giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả để duy trì sức khỏe tốt.
Lợi ích của Sữa hạt
Với thành phần chính là các loại hạt thiên nhiên, sữa hạt mang đến các lợi ích tuyệt vời như:
1.1. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Trong sữa hạt chứa axit anacardic có dạng chất lỏng màu vàng và được tìm thấy trong vỏ hạt điều. Đây là thành phần có đặc tính chống ung thư hiệu quả, sử dụng sữa hạt mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư.
1.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Sữa hạt chứa hàm lượng kali và magie cao, đây là hai khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của cơ thể, đóng vai trò trong việc thư giãn cơ tim, giảm nhẹ huyết áp, duy trì sự ổn định sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó các vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo không bão hòa có trong sữa còn giúp cơ thể giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
1.3. Tăng cường thị lực
Lutein và zeaxanthin là hai hợp chất carotenoid chiếm tỷ lệ cao nhất ở điểm vàng của mắt và não, thường dùng trong điều trị các bệnh về mắt. Hai thành phần này thường được tìm thấy trong hạt ngũ cốc, vì vậy khi sử dụng sữa hạt sẽ chống quá trình oxy hóa, cải thiện hàm lượng sắc tố vàng ở mắt từ đó tăng cường sức khỏe mắt.
1.4. Hỗ trợ quá trình đông máu
Vitamin K chính là nhân tố chính giúp kích thích các protein hình thành các cục máu đông, cơ chế này giúp bảo vệ cơ thể khi gặp chấn thương. Và sữa hạt chính là một trong những nguồn bổ sung vitamin K đơn giản cũng như nhanh chóng nhất.
Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu
1.5. Kiểm soát lượng đường trong máu
Các loại hạt ngũ cốc chứa hàm lượng đường thấp. Nếu ống sữa hạt đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân, thích hợp sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường, người béo phì và người đang ăn kiêng.
1.6. Bảo vệ hệ miễn dịch
Hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ và hạt hướng dương là những nguồn tự nhiên cung cấp hàm lượng vitamin E, vitamin C cao cho cơ thể. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại tác hại tiêu cực của các gốc tự do gây ra và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Sữa hạt bảo vệ hệ miễn dịch
1.7. Cung cấp dinh dưỡng dồi dào
Ngoài các loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin E, C, kali, magie, protein, chất xơ đã đề cập ở trên, trong sữa hạt còn chứa lượng đạm và chất béo dồi dào, bổ sung năng lượng giúp cơ thể hoạt động khỏe khoắn.
1.8. Thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa
Nhờ việc chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, sữa hạt giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, đồng thời cải thiện và thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định.
Uống sữa hạt giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
1.9. Nuôi dưỡng làn da và hệ xương chắc khỏe
Một số loại sữa hạt như sữa đậu đậu đen, sữa đậu nành đậu đỏ, sữa đậu nành, sữa hạt sen, sữa óc chó, sữa hạt điều,... chứa hàm lượng canxi, protein, kẽm, sát và phốt pho cao. Đây là những dưỡng chất hỗ trợ quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện khả năng đàn hồi giúp xương phát triển ổn định.
Bên cạnh đó sữa hạt còn giúp làm đẹp da nhờ thành phần chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da như vitamin C, B và các loại khoáng chất thiết yếu như đồng giúp kích thích việc sản xuất collagen và elastin, tăng độ đàn hồi, giúp da trở nên tươi trẻ, rạng rỡ hơn.
Sữa hạt giúp làm đẹp da
1.10. Duy trì cân nặng
Bạn nên dùng sữa hạt không đường để tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn và nhờ vậy mà duy trì cân nặng ở mức ổn định. Nếu sử dụng sữa hạt có đường đồng nghĩa với việc bạn đang nạp thêm calo vào cơ thể và điều này sẽ khiến bạn tăng cân.
1.11. Hỗ trợ tình trạng thiếu máu
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tạo máu, thiếu sắt dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, làm suy nhược cơ thể, người gầy gò, xanh xao. Trong sữa hạt nhất là các loại như điều, hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó, đậu phộng chứa một lượng sát dồi dào, hỗ trợ tình trạng thiếu máu hiệu quả và an toàn.
Lưu ý khi sử dụng sữa hạt
Mặc dù sữa hạt mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên khi sử dụng sữa hạt bạn cần lưu ý một vài tiêu chí sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
-
Không nên cho các bé dưới 5 tuổi uống sữa hạt thường xuyên vì có thể sữa thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi và vitamin D.
- Lựa chọn loại sữa hạt phù hợp để tránh gây kích ứng vì tùy vào cơ địa hoặc yếu tố bẩm sinh mà một số bé sẽ bị dị ứng với đậu phộng, hạt điều,...
- Đối với trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa hạt thay cho sữa bột, sữa bột pha sẵn. Bởi việc sử dụng sữa hạt kèm một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến trẻ gặp tình trạng nhẹ cân, thấp còi.
- Mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Cách làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố – Công thức chung
Nguyên liệu và đồ dùng cần thiết để làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố
1. Các loại hạt dinh dưỡng
Đây là nguyên liệu chính của món sữa hạt. Bạn chỉ cần lựa chọn loại hạt mà bạn yêu thích là được nè. Lưu ý nhỏ: khi chọn mua hạt nên chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của hạt, tránh mua các hạt bị mốc hay bị mối mọt nha.
Chọn hạt yêu thích để làm sữa hạt
2. Chất tạo ngọt
Khi nhắc đến chất tạo ngọt nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các chất hóa học và có cảm giác là nó không tốt. Tuy nhiên, chất tạo ngọt mà Nhà bếp 24h trong công thức này là những chất tạo ngọt tự nhiên, an toàn và lành tính. Bao gồm:
- Các loại trái cây: quả chà là, kỷ tử, táo đỏ,…Dùng trái cây để tạo vị ngọt rất thích hợp để nấu sữa hạt cho các bé. Đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi chưa được ăn gia vị.
- Các loại đường. Nên sử dụng các loại đường tự nhiên hay đường hữu cơ chưa qua tẩy trắng như: đường thốt nốt, đường phèn, đường mía,…
3. Dụng cụ
Để làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ thiết yếu: máy xay sinh tố, túi lọc hoặc rây lọc, nồi đun, dụng cụ đong có chia vạch.
4. Nước lọc
Nếu kỹ hơn thì bạn có thể chuẩn bị nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Chế biến:
Bước 1: Sơ chế hạt
Dù làm sữa hạt bằng máy làm sữa hạt hay bất cứ loại máy nào khác thì đều không thể bỏ qua bước ngâm hạt này. Khi mua hạt về nên rửa qua với nước cho sạch sau đó tiến hành ngâm hạt ngập nước.
Hầu hết các loại hạt đều cần phải ngâm, đặc biệt là các hạt thuộc nhóm hạt nảy mầm như: hạt bí, hạnh nhân, hạt điều, các loại hạt họ đậu,…
Tuy nhiên, nếu bạn làm sữa hạt bằng các loại hạt như: yến mạch cán dẹt, hạt dẻ cười, hạt thông, hạt macca,… thì không cần ngâm hạt đâu nha. Bạn chỉ cần rửa sạch với nước là được nè.
Hầu hết các loại hạt đều cần ngâm trước khi chế biến
Bước 2: Xay hạt
Hạt sau khi được ngâm xong thì để ra rá cho ráo nước. Lúc này, hạt đã có độ mềm nhất định nên việc xay sẽ dễ hơn và sẽ cho sữa sánh hơn.
Bạn cho hạt vào máy xay sinh tố và lượng nước vừa phải (cho nước vừa ngập hạt) rồi khởi động máy cho hạt được xay nhuyễn. Có thể chia hạt thành 2-3 phần rồi xay từng phần một nếu có nhiều hạt. Như vậy sẽ đảm bảo hạt được xay kỹ hết.
Làm sữa hạt bằng máy xay sinh tố
Lưu ý: Nếu bạn dùng trái cây để làm chất tạo ngọt thì nên cho trái cây vào cùng để xay nhuyễn luôn.
Bước 3: Lọc sữa qua rây
Sau khi xay xong, bạn sẽ thu được lượng sữa. Tuy nhiên sữa này còn lẫn bã nên chưa được mịn, bạn cần dùng rây hoặc túi lọc để lọc, loại bỏ bã.
Lọc sữa
Lưu ý: Phần bã nên giữ lại vì nó có rất nhiều công dụng hay đó. Tham khảo cách xử lý bã tối ưu nhất sau khi làm món sữa hạt này nếu bạn chưa biết nên dùng bã làm gì nhé.
Bước 4: Nấu sữa hạt
Cho sữa đã lọc vào nồi, cho thêm đường theo khẩu vị vào. Bật bếp vừa lửa rồi dùng muối khuấy đều tay hỗn hợp sữa cho đường tan ra và giữ cho sữa không bị tách nước. Đun khoảng 15 phút, đến khi sữa sôi lên thì tắt bếp. Uống bao nhiêu thì để riêng ra, phần còn lại để nguội hẳn rồi bảo quản sữa hạt trong ngăn mát tủ lạnh.
Nấu sữa
Lưu ý: Một số loại hạt không cần nấu như: hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca,…Với nhóm hạt này bạn có thể bỏ qua bước nấu hạt nếu thích vị sữa thanh mát. Còn các loại hạt họ đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành,…thì bạn bắt buộc phải nấu chín rồi mới thưởng thức nhé.
Tóm lại, Sữa hạt là một thức uống tuyệt vời cho sức khoẻ. Vậy các bạn hãy cố gắng đưa sữa hạt vào trong thực đơn hàng ngày của mình nhé.
Cách xử lý bã tối ưu nhất sau khi làm món sữa hạt
Có nên ném bã sữa hạt như những “phế thải” thông thường?
Có vẻ như những người đam mê nội trợ và những nhà yêu môi trường không thích điều này! Bởi đây là một thói quen hay một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Sau khi chế biến, để cho ra một hũ sữa hạt thơm ngon, đủ dùng cho cả gia đình, chắc chắn sẽ tốn rất nhiều nguyên liệu chính là các loại hạt, ngũ cốc. Điều đó có nghĩa là một lượng lớn bã sau khi lọc sẽ “thừa” ra, và bạn sẽ vứt hết chúng đi?
Thực tế, bã của các loại hạt chính là những sợi thực vật, chứa rất nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đương nhiên, chúng vẫn còn giữ được một phần dinh dưỡng sau khi bạn đã ép lấy sữa, bao gồm vitamin, khoáng chất, protein, và nhất là đường và chất xơ. Chúng hoàn toàn có thể được chế biến và biến tấu thành những món ăn khác nhau, giúp kích thích vị giác và thay đổi khẩu vị. Bã sữa hạt không hẳn là “phế thải”, và cũng đừng cho rằng sử dụng chúng để biến tấu thành các món khác là “ki bo”. Vì thực sự, những dưỡng chất trong đó là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để bạn khai thác và mày mò tạo nên những cách chế biến hấp dẫn.
Những cách xử lý với bã sữa hạt
1. Làm bánh
Bạn đã nghe ai đó bày cách làm bánh với bã sữa hạt chưa? Ví dụ làm bánh quy từ bã đậu nành, bã hạt óc chó, đậu phộng,…? Nếu chưa thì hôm nay sẽ là cơ hội cho bạn mở mang tầm mắt với công thức làm bánh siêu ngon áp dụng được với các loại hạt đấy nhé
Cách làm bánh quy:
Chuẩn bị: bã hạt (tùy loại), bột mỳ đa dụng, trứng gà, bơ, đường, sữa tươi, hạt yêu thích, vani.
Cách làm:
- Bã từ các loại hạt bạn đem sấy trong lò vi sóng khoảng 5 phút. Lưu ý xới tơi bã ra để chúng nhanh khô
- Đổ bơ và đường cùng nhau, trộn đều tay. Cho thêm 2 quả trứng gà, tiếp tục đánh thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp tục cho bột mỳ đa dụng, vài giọt vani và 1 ít sữa tươi. Dùng tay nhào cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện đều vào nhau.
- Lúc này cho bã của các loại hạt từ lò vi sóng trộn cùng với hỗn hợp. Lúc này nặn thành những miếng bánh có hình dạng yêu thích. Lăn nhẹ qua 1 lớp bột mỳ rồi nhúng thêm các loại hạt khác như đậu phộng hay hạt điều,… tùy theo sở thích.
- Nướng bánh ở 170 độ trong 15 phút. Hoặc có thể thay thế bằng lò nướng điện hay nồi chiên không dầu với cùng thời gian. Bánh giòn và dậy lên mùi thơm của hạt là bạn đã thành công rồi đấy nhé.
2. Nấu cháo
Ngoài cách làm các loại bánh như trên, thì bã sữa hạt cũng có thể là nguyên liệu giúp món cháo của bạn trông hấp dẫn và ngon hơn. Cách làm thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần nấu như những loại cháo thông thường (cháo thịt băm, cháo tôm, cháo gà,…). Đến khi cháo sôi, bạn cho bã sữa hạt vào, đảo đều là được. Không những có vị ngon lạ miệng mà cháo này còn bổ sung chất xơ, khiến bạn không bị ngán khi ăn cùng thịt động vật hay hải sản.
3. Làm thịt chay viên
Với những người ăn chay, món ăn này có lẽ cũng không còn lạ lẫm gì. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể làm món mặn mix thêm thịt để phù hợp với khẩu vị.
Cách làm:
- Thịt lợn xay, ướp chung với muối, tiêu, ớt, thì là, dầu ăn
- Đập trứng vào tô chứa bã hạt, cho thêm hành lá, 1 chút nước mắm. Cho thịt lợn đã ướp vào rồi trộn. Sau đó nặn thành những viên hình tròn, đem lên chiên nóng.
- Phi thơm hành, sốt cà chua rồi thả những viên thịt vừa chiên. Thêm gia vị, đảo đều, đợi ngấm sốt thì tắt bếp
4. Làm mặt nạ dưỡng da
Thành phần trong các loại hạt vốn chứa đựng rất nhiều protein, các chất chống oxy hóa, chống lão hóa giúp trẻ hóa làn da khiến da trắng sáng và căng mịn. Bã của chúng cũng được nhiều người tận dụng để làm đẹp, ví dụ như mặt nạ dưỡng da. Bạn có thể làm mặt nạ tùy thích khi kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên vào với nhau. Ví dụ mix với mật ong, nha đam, sữa chua, sữa tươi,… tạo nên loại mặt nạ handmade để thư giãn và làm đẹp cho da của chính mình đấy nhé.
5. Ủ phân bón
Bã sữa hạt cũng là một loại thực vật nên sau khi kết thúc vòng đời của mình, chúng ta có thể biến nó trở thành một loại phân ủ hữu cơ. Vừa bón được cho cây trồng nhà mình một cách an toàn, vừa tiết kiệm chi phí phân bón. Bạn có thể mua men ủ hoặc những chế phẩm sinh học bán sẵn trên thị trường để ủ; hoặc ủ cùng cả những loại vỏ, rễ rau, trái cây nữa nhé.
Tổng hợp theo nhabep24h.com
-----
Xem thêm