Đầu xuân tản mạn về Thư Pháp

08/02/2022 | 742

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”

Bốn câu thơ nổi tiếng về “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã phác họa hình ảnh của một môn nghệ thuật từng rất phổ biến ở thời xa xưa đó là Thư Pháp. 

Nghệ thuật viết chữ thư pháp có nguồn gốc từ đâu?

Thư Pháp là gì?

Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Viết Thư Pháp không chỉ đòi hỏi chữ đẹp, mà bố cục còn phải hài hòa, đôi khi phải hợp phong thủy.

Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa. Do nét chữ tượng hình đặc trưng, Thư Pháp Trung Quốc phát triển rực rỡ với nhiều dạng chữ như chữ Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo. Nghệ thuật Thư Pháp ảnh hưởng và lan rộng qua các nước láng giềng như Hàn Quốc (Thư Nghệ), Nhật Bản (Thư Đạo).

Ở Việt Nam, Thư Pháp chữ Hán – Nôm đã từng rất phổ biến, hiện nay thi thoảng vẫn được sử dụng. Về sau, cùng với sự phát triển và phổ biến của chữ Quốc Ngữ, Thư Pháp Việt ra đời vừa mang tính đổi mới với việc sử dụng chữ La tinh, vừa đậm nét truyền thống với phong cách nghệ thuật cổ xưa.

“Văn phòng tứ bảo” - Những công cụ cần thiết cho thư pháp

Để viết Thư Pháp, cần đến Văn phòng tứ bảo, tức là bốn món bảo vật trong thư phòng. Những món ấy gồm: bút lông, mực, nghiên mực và giấy viết.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-1-voh
Văn phòng tứ bảo trong Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Bút lông

Bút lông là công cụ quan trọng nhất để thi triển Thư Pháp. Được ví như bảo kiếm của tướng sĩ khi ra trận, bạn nên tìm hiểu về bút lông trước khi chọn mua bút viết Thư Pháp để chắc chắn dùng thuận tay nhất và thỏa sức phóng tác.

Bút lông được phân loại theo nguyên liệu đầu bút (lông chuột, lông thỏ, lông chồn, …), kích thước (tiểu khải, trung khải, đại khải, …), mục đích sử dụng (viết chữ hay vẽ tranh), độ đàn hồi (nhuyễn hào, ngạch hào, kiêm hào, …), hình thái (viên hào, tiêm hào, …).

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-2-voh
Bút lông dùng trong Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Một cây bút lông tốt thì sẽ hội đủ các yếu tố sau đây: Tiêm, Tề, Viên, Kiện.

  • "Tiêm" nghĩa là nhọn, khi nhúng ngọn bút vào mực hay nước thì lông bút túm lại đến phần đầu bút phải thật nhọn.
  • "Tề" là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải được xếp đều đặn ngay ngắn từ gốc đến ngọn, không xiên qua xéo lại. Lúc bút lông khô, xoè ngọn bút lông ra trên mặt giấy, nếu thấy lông bút lông xoè đều ra như hình rẽ quạt thì là bút tốt.
  • "Viên" là tròn đều, quan sát thấy xung quanh ngọn bút no đầy, bốn mặt tròn đều không bị lõm vào hay lồi ra.
  • "Kiện" là cứng cáp, ngọn bút có độ đàn hồi cao, nhấn bút xuống mặt giấy khi nhấc lên, ngọn bút trở lại trạng thái ban đầu.

Tuy nhiên, khi mua bút chúng ta chỉ quan sát được ngọn bút có nhọn và tròn đều hay không thôi, vì bút được nhúng một loại hồ đặc biệt của nhà sản xuất. Sau khi mua về, các bạn nhớ ngâm bút trong nước để rửa sạch hồ và thử bút nhé.

Tìm mua được bút ưng ý, bạn cũng cần lưu ý bảo quản bút thật tốt: rửa bút trước và sau khi dùng, cất nơi khô ráo để đảm bảo lông bút mềm, đàn hồi tốt, sạch mực. Bạn cũng đừng quên kiểm tra, bỏ bớt các lông bút bị đứt để tránh làm xấu nét khi viết.

Mực tàu

Mực và bút là hai vật phẩm quan trọng nhất khi viết chữ. Mực tốt thì viết ra chữ đẹp.

Việc làm mực rất công phu, chọn một thỏi mực quý và tốt cũng công phu không kém. Cho nên, người ta thường nói: "Vàng dễ kiếm mà mực khó tìm". Hiện nay có hai loại mực tàu là mực nước và mực thỏi.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-3-voh
Mực tàu – Mực nước dùng trong Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Mực nước dạng lỏng, khi cần có thể đổ ra dùng ngay, cực kỳ tiện lợi.

Mực thỏi thì tốn thêm chút công phu mài mực. Nếu xem Thư Pháp là một môn nghệ thuật, thì việc mài mực cũng không hề kém cạnh.

Một thỏi mực tốt sẽ có mùi hương dễ chịu, mịn, cầm nặng tay, khô ráo, mực đen ánh lên sắc tía; có thể để lâu, càng lâu càng tốt. Mực xấu thì nặng mùi keo, ẩm, để lâu không dùng được.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-4-voh
Mực tàu – Mực thỏi dùng trong Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Để mài mực, bạn cho một ít nước sạch vào nghiên mực, dựng thỏi mực đứng theo chiều kim đồng hồ, mài nhẹ nhàng thư thái. Lượng nước và thời gian mài tùy vào lượng mực và độ đậm nhạt bạn cần, thường chúng ta sẽ mài đến khi màu mực đen sậm và có độ keo sệt.

Tịnh tâm mài mực cũng là lúc tâm hồn bạn được tĩnh lặng, cơ tay được rèn luyện, thần trí minh mẫn sảng khoái, có lẽ đây là bước chuẩn bị tốt cho một bức Thư Pháp đẹp.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-5-voh
Mài mực cũng là một nghệ thuật (Nguồn: Internet)

Nghiên mực

Nghiên là dụng cụ để mài và chứa mực tàu. Nghiên có thể làm từ đất sét, đồng thiếc, sắt hoặc sứ. Nghiên có thể có bề mặt trơn nhẵn, cũng có khi được chạm trổ tinh xảo.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-6-voh
Nghiên mực trong Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Thời xưa nghiên mực còn được đặc biệt chế tác từ ngọc thạch, đá quý. Chất liệu nghiên mực phản ánh vị thế và chức phận của chủ nhân. Các hình chạm khắc trên nghiên còn đa dạng tùy thuộc vào sở thích và tín ngưỡng của chủ. Lịch sử ghi nhận nhiều nghiên mực chạm trổ hình long lân quy phụng, các vị la hán, tiên ông, hoặc cảnh hoa lá cầu kỳ.

Giấy viết

Nếu bạn là người mới luyện chữ, giấy không cần quá cầu kỳ, không quá nhẵn hoặc quá thấm là được, bạn có thể sử dụng các loại giấy thông dụng trên thị trường.

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-7-voh
Giấy viết chữ Thư Pháp (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên để tạo ra các tác phẩm Thư Pháp đẹp mắt hơn, bạn cũng cần tìm hiểu vài loại giấy chuyên dụng hơn. Ở Việt Nam hiện nay, có một số loại giấy thường dùng trong Thư Pháp như sau:

  • Dòng giấy ốp, ganh, nhung với những ưu điểm: dễ bám mực tàu, nhanh khô mực, tạo nét xước đẹp khi viết thư pháp Việt, chất liệu giấy phổ biến, giá thành rẻ, có sẵn nhiều kích cỡ khác nhau, có nhiều mẫu in tranh, in viền, người viết thư pháp có nhiều sự lựa chọn.
  • Giấy xuyến (hay còn gọi giấy Tuyên Chỉ) có tính chất mềm dai, màu trắng, được ví sáng bóng như ngọc (giấy xuyến truyền thống có màu trắng), không bị mối mọt, mục nát, ít bị biến sắc qua thời gian. Khi viết “mặc phân ngũ sắc”, tức có thể có thể tạo ra năm dải màu đậm nhạt khác nhau.
  • Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, ít nhoè mực khi viết vẽ, ít bị mối mọt, giòn gãy, ẩm nát, có khả năng chống ẩm cao. Giấy dó rất bền với thời gian nên được ứng dụng làm sắc phong, gia phả, sổ sách lưu trữ, làm tranh dân gian, đồ chơi trung thu, v.v. Trong thư pháp, giấy dó rất phù hợp để viết tác phẩm cỡ chữ nhỏ do giấy dó có độ thấm mực tốt, ít bị loang, nhoè mực.
  • Giấy Mao Biên Chỉ là loại giấy vàng nhạt, chất liệu giấy tinh tế, mỏng nhưng bề mặt lại xốp mềm, khả năng thấm mực, hút nước tốt. Đặc biệt phù hợp để viết chữ, chế tạo sách cổ.

Thư pháp và khởi nguồn lịch sử

Những người am tường về thư pháp đều định nghĩa nội hàm của bộ môn thư pháp rất đơn giản và dễ hiểu. Đó là cách thức trình bày và thể hiện chữ viết. Cách định nghĩa như vậy có lý do rất thú vị, là khi xét ở khía cạnh văn hóa – lịch sử, người ta tin rằng con người biết đến ý niệm “nghệ thuật thư pháp” từ khi chữ viết sơ khai ra đời!

Những chỉ dấu đầu tiên về văn tự của người Việt cổ được tìm thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn. Phương pháp khắc chữ tượng hình biểu đạt ý niệm liên quan đến ảnh tượng chim lạc trên trống đồng Đông Sơn hoàn toàn khác với các biểu tượng tương tự được phát hiện tại những di chỉ khảo cổ khác. Cụ thể, chim lạc trên trống đồng có nhiều đường nét đặc tả thần thái hơn, chi tiết chạm khắc phức tạp hơn rất nhiều lần. Đường lối cách điệu chim lạc phản ánh những tư duy đầu tiên của người Việt thuở sơ khai về thư pháp chữ tượng hình.

Như vậy, có thể nhận định khởi nguyên của thư pháp không phải là một thể loại nghệ thuật quá cao siêu, ngược lại, nó vô cùng gần gũi với đời sống của cộng đồng văn hóa. Thư pháp mang tính nhân văn, nhân bản vì nó truyền tải được tâm tư con người và lòng say mê cái đẹp thông qua việc chi tiết hóa, nghệ thuật hóa một ký tự bình thường và đem lại khoái cảm trực quan sinh động.

Tag: nghệ thuật thư pháp

Phật ở tại tâm

Ở thời điểm mấy nghìn năm trước Công nguyên, khi người Ai Cập cổ đại hình thành hệ thống chữ tượng hình của riêng họ, gọi là hieroglyph (chữ khắc thần thánh). Loại chữ viết này đã chứa đựng sự phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự (một trong những biểu hiện của thư pháp). Các biểu tượng thể hiện ý niệm của con người về thần thánh, muôn loài, cõi vĩnh hằng được chạm khắc trên bài vị, lăng tẩm hay văn bản hành chính trên giấy papyrus hoàn toàn khác xa so với chữ viết dành cho giới bình dân. “Thư pháp” theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại là hình thức giao tiếp trang nghiêm và linh thiêng, thuộc về quý tộc, Pharaoh và thần thánh.

Bắt đầu muộn hơn phương Đông, người phương Tây trung đại dùng bút lông ngỗng viết chữ theo hệ ngữ Latin. Ở thời điểm đó, do kỹ nghệ in ấn chưa phát triển, họ phải chép tay các trước tác. Khi viết thư cho người mình trân quý hoặc sao y những tác phẩm quan trọng, ngoài lối viết thông thường, họ còn cách điệu chữ viết thành những đường cong, nét móc bay bướm. Bút lông ngỗng giúp cho chữ viết thêm nhỏ gọn, sắc sảo.

Mặc dù hệ ngữ Latin rất gần gũi với chữ viết của người Việt hiện đại và xu hướng viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ đang chiếm ưu thế, nhưng chúng ta không thể phủ nhận là nghệ thuật thư pháp Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền thư pháp Trung Hoa.

Ở Trung Hoa thời Đông Chu (771-256 Trước công nguyên), mỗi nước chư hầu dưới quyền thiên tử nhà Chu đều có hệ thống chữ viết ít nhiều khác biệt, song song với việc có một nền thư pháp riêng biệt. Sau năm 221 Trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thực hiện chính sách độc tôn văn hóa. Chữ viết của các nước chư hầu bị xóa sổ cùng đơn vị tiền tệ, đo lường và ranh giới địa lý. Tuy nhiên, chữ viết nhà Tần (221-206 Trước công nguyên) không phải là chữ Trung Hoa hiện tại. Trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa, các nho sĩ phong kiến đã đóng góp liên tục vào việc định hình đường lối, trường phái thư pháp. Có thể kể đến nhiều học giả nổi danh như Vương Hy Chi, Đường Bá Hổ…

Thư pháp còn tiếp thu cả hội họa. Ban đầu, chữ viết đẹp thường là những lạc khoản nhỏ điểm xuyết cho tranh vẽ. Sau này, chữ thư pháp trở thành nội dung chính, phần họa chỉ mang yếu tố phụ. Và thư họa đã ra đời từ những bức tranh chữ như vậy.

Thư pháp còn tiếp thu cả hội họa. Ban đầu, chữ viết đẹp thường là những lạc khoản nhỏ điểm xuyết cho tranh vẽ. Sau này, chữ thư pháp trở thành nội dung chính, phần họa chỉ mang yếu tố phụ. Và thư họa đã ra đời từ những bức tranh chữ như vậy.

Trung Hoa là một nền văn minh lớn. Có ảnh hưởng sâu đậm đến các quốc gia phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Mặc dù mỗi quốc gia có hệ thống chữ viết riêng, nhưng họ vẫn tiếp thu và hình thành bộ chữ viết dựa trên Hán tự. Ở Việt Nam, chữ Nôm bắt đầu thịnh hành từ thời Lê sơ (1428-1527). Hình thái chữ Nôm vẫn phụ thuộc phần nào vào lối viết Hán tự, chỉ thêm hoặc bớt nét đi. Ngoài ra, các nguyên tắc trình bày đều được tuân thủ.

Thư pháp Trung Hoa từ sau thời đại nhà Hán (206 Trước công nguyên – 220) càng thể hiện rõ tính thứ bậc về thể thức.

Cụ thể :

Văn bản hành chính trong triều đình (sớ tâu, chiếu chỉ), văn bản trong thi cử yêu cầu nét chữ phải đăng đối, rõ ràng. Chiếu chỉ là văn bản do hoàng đế tự chấp bút hoặc ủy nhiệm cho Ngự thư phòng (thuộc bộ Lễ) soạn thảo. Chữ khắc mộc bản in sách thường lựa chọn lối viết chân phương, rõ nét. Thư pháp trong đời sống văn nhân nghệ sĩ lại có thể bớt nét, thêm nét, chấm phá theo phong cách riêng biệt.

Việc thể hiện thư pháp cũng có nhiều chuẩn mực khác nhau. Khi viết theo lối triện thư thì chữ phải đảm bảo đủ nét như khắc trên dấu. Khi viết theo lối lệ thư thì có quyền dối nét, nối nét nhưng phải đảm bảo hình thái chữ. Còn viết thảo thư cũng tương tự như viết lệ thư, điểm khác biệt là tính phóng khoáng cao hơn.

Không dừng lại ở đó, thư pháp còn tiếp thu cả hội họa. Ban đầu, chữ viết đẹp thường là những lạc khoản nhỏ điểm xuyết cho tranh vẽ. Sau này, chữ thư pháp trở thành nội dung chính, phần họa chỉ mang yếu tố phụ. Và thư họa đã ra đời từ những bức tranh chữ như vậy.

Càng ngày càng có nhiều người yêu mến nét chữ Việt, muốn thể hiện tinh hoa của thư pháp chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ nên đã tự mày mò và hình thành phong cách viết thư pháp chữ Quốc ngữ độc đáo và giàu bản sắc.

Càng ngày càng có nhiều người yêu mến nét chữ Việt, muốn thể hiện tinh hoa của thư pháp chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ nên đã tự mày mò và hình thành phong cách viết thư pháp chữ Quốc ngữ độc đáo và giàu bản sắc.

Nhận diện thành tựu thư pháp chữ quốc ngữ

Đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, làn sóng Tây học theo chân thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh những nho sĩ kịch liệt phản đối trào lưu Tây học, cũng có không ít học giả cấp tiến tiếp thu và kết hợp sự ưu việt của tư tưởng tân học với nền tảng cựu học đương thời. Họ bắt đầu dùng bút lông viết chữ Quốc ngữ.

Nhà thơ, nhà giáo Lâm Tấn Phác (1906-1969), tức Đông Hồ tiên sinh, nguyên quán tại Hà Tiên, Kiên Giang, là một trong những người đầu tiên dùng bút lông viết chữ Quốc ngữ và thư pháp bằng chữ Quốc ngữ. Vì tiếng tăm trên văn đàn và vai trò mở đường cho việc cách tân thư pháp sang chữ Quốc ngữ, nhiều nhà thư pháp hậu sinh xem cụ Đông Hồ là tổ sáng nghiệp, nhiều thư quán còn treo hình cụ kèm dòng chữ “Đông Hồ tiên tổ”. Bút tích Đông Hồ tiên sinh hiện còn lưu giữ tại nhà lưu niệm Đông Hồ (thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).

Trước đây, chữ Hán được xem như chuẩn mực để viết thư pháp, vì đây là kiểu chữ tượng hình, dễ dàng thể hiện thần thái. Còn chữ Quốc ngữ lại là chữ tượng thanh, gặp nhiều hạn chế trong việc mô tả chữ đang viết. Tuy nhiên, nhà thư pháp Trụ Vũ, người tiếp thu phong cách của Đông Hồ tiên sinh đã quan niệm rằng, tiếng Việt không chỉ viết được thư pháp mà còn viết rất đẹp. Thư pháp chữ Quốc ngữ không thua kém gì thư pháp chữ Hán.

Sau một giai đoạn trầm lắng, thư pháp chữ Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ trở lại vào đầu những năm 2000, với các ông đồ 8x, 9x đam mê chữ viết và văn hóa dân tộc. Đây là tín hiệu khởi sắc trong đời sống tinh thần của người Việt hiện đại. Càng ngày càng có nhiều người yêu mến nét chữ Việt, muốn thể hiện tinh hoa của thư pháp chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ nên đã tự mày mò và hình thành phong cách viết thư pháp chữ Quốc ngữ độc đáo và giàu bản sắc. Nền thư pháp chữ Quốc ngữ đã mang dấu ấn của những ngòi bút nổi trội và tài hoa như: thiền sư Thích Nhất Hạnh, Trụ Vũ, họa sĩ Lê Vũ, Vũ Đăng Học, Hoa Nghiêm…

Học viết thư pháp là quá trình rèn luyện lâu dài, người viết cần phải cảm nhận được sự hòa quyện giữa thân, tâm, ý với bút, giấy, mực.

Học viết thư pháp là quá trình rèn luyện lâu dài, người viết cần phải cảm nhận được sự hòa quyện giữa thân, tâm, ý với bút, giấy, mực.

Cụ thể, Vũ Đăng Học từng bỏ ra hai năm để thực hiện Bộ Kinh Pháp cú bằng thư pháp chữ Quốc ngữ. Họa sĩ Lê Vũ là người mở ra hướng đi mới cho thư pháp thuần Việt, bằng ý tưởng sử dụng thư pháp vẽ tranh chân dung. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng tác thư pháp trên tinh thần của Thiền. Đường lối thư pháp Thiền không hề hoa mỹ, không bị gò bó vào bất kỳ một chuẩn tắc nào nhưng vẫn thể hiện trọn vẹn trạng thái tự do, đại định.

Từng trao đổi với nhiều nhà thư pháp trẻ và những bạn trẻ đam mê thư pháp, người viết thấy rằng học viết thư pháp không hề dễ dàng. Vào buổi nhập môn, bài học đầu tiên học viên được dạy là cách cầm bút, đặt giấy, giữ tư thế ngồi. Nhiều vị thầy kỹ tính không cho phép học trò dùng mực pha sẵn, học trò phải lấy nước hoặc rượu để mài mực. Đó cũng là cách rèn luyện sự khiêm cung và nhẫn nại.

Người mới bắt đầu cần làm quen với những nét cơ bản giống như học sinh lớp 1 tập viết vỡ lòng, phải viết chuẩn xác những nét dài, ngắn, đậm, nhạt đơn giản. Sau đó, mới tập nét xước, nét mác, mác cong, mác dài. Cuối cùng là học bộ chữ cái đơn và cách thức phối hợp những chữ cái đơn lại. Học viết thư pháp là quá trình rèn luyện lâu dài, người viết cần phải cảm nhận được sự hòa quyện giữa thân, tâm, ý với bút, giấy, mực.

Sau khi điều phục được bút lực, người học sẽ đi sâu vào bố cục. Sắp xếp bố cục của một bức thư pháp, ngoài vị trí đóng triện, đề từ, phân bổ số lượng câu chữ, thì người viết còn phải biết nhấn mạnh những chữ then chốt, có tính bao hàm. Ví dụ, viết các chữ TÂM, ĐẠO, HIẾU, TÍN, NHẪN nổi bật lên trong một đoạn thơ, bài thơ, làm cho hình thái bức thư pháp mượt mà, trôi chảy như ý thơ vừa mới cất lên.

Thư pháp chính là một bộ môn nghệ thuật nghiêm túc, có nội hàm lịch sử – văn hóa sâu sắc, đòi hỏi người phóng tác phải đạt đến trình độ thiện xảo, điêu luyện.

Nếu như dân gian có câu: “Nghề chơi cũng lắm công phu”, thì nghệ thuật thư pháp nói chung và thư pháp chữ Quốc ngữ nói riêng đã vượt xa cả một thú chơi đơn thuần trong các dịp lễ.

Thư pháp chính là một bộ môn nghệ thuật nghiêm túc, có nội hàm lịch sử – văn hóa sâu sắc, đòi hỏi người phóng tác phải đạt đến trình độ thiện xảo, điêu luyện.

Thư Pháp Làng Mai Đẹp Nhất ❤️ Thư Pháp Chữ Thiền

Nền thư pháp chữ Quốc ngữ đã mang dấu ấn của những ngòi bút nổi trội và tài hoa như thiền sư Thích Nhất Hạnh. Với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp là một môn thiền định và an trú trong hiện tại.

Thư pháp - Nét đẹp của chữ và tâm hồn người cầm bút

Đẹp hay không và thế nào thì mới đẹp luôn là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, Thư Pháp cũng không ngoại lệ. Có người cảm thấy chữ dễ đọc là chữ đẹp, có người lại cho rằng ngoằn ngoèo trừu tượng một tí mới xứng là nghệ thuật.

Nghệ thuật là tùy vào cảm nhận của mỗi người, khó có thể phân định ai đúng ai sai. Một tác phẩm Thư Pháp cân đối hài hòa, đường nét câu chữ nói lên cái tình cái tâm của người viết, màu sắc gợi cho bạn những hỉ nộ ái ố khác biệt, tùy mức độ bạn cảm thụ được mà cho rằng có đẹp hay không.

Không giống như khi chúng ta dùng điện thoại hay máy tính, nét chữ mặc định giống nhau cả. Chữ Thư Pháp mỗi người mỗi khác, cho dù bạn học theo ai, dần dần con chữ cũng sẽ mang cá tính riêng của bạn, tùy thuộc cả tâm ý lúc viết chữ nữa. Nên nếu như bạn có ý định theo đuổi, nghiên cứu môn nghệ thuật này, hãy tự tin lên nhé.

Hãy cùng xem qua một số tác phẩm Thư Pháp dưới đây để chiêm nghiệm thêm về môn nghệ thuật này nhé.

Tranh thư pháp " Cha Mẹ ..."
Thư Pháp chữ Cha Mẹ (Nguồn: Internet)

Thư Pháp chữ Tâm an (Nguồn: Internet)

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-11-voh
Thư Pháp chữ Phúc (Nguồn: Internet)

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-12-voh
Thư Pháp chữ Lộc (Nguồn: Internet)

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-13-voh
Thư Pháp chữ Thọ (Nguồn: Internet)

Chữ Thư Pháp Đẹp Nhất ❤️ 1001 Mẫu Đơn Giản Ý Nghĩa
Thư Pháp chữ Xuân (Nguồn: Internet)

nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-15-voh
Thư Pháp chữ An Khang Thịnh Vượng (Nguồn: Internet)
nghe-thuat-viet-thu-phap-net-dep-cua-chu-va-tam-hon-nguoi-cam-but-18-voh
Thư Pháp chữ Tài (Nguồn: Internet)

Giải mã ý nghĩa chữ Đức tiếng Hán theo 3 quan niệm khác nhau
Thư Pháp chữ Đức (Nguồn: Internet)

Tựu chung lại, Thư Pháp là một môn nghệ thuật cổ truyền thú vị và đặc sắc cần được lưu giữ. Trong mỗi tác phẩm đều chất chứa cái hồn của dân tộc, mộc mạc nhưng trữ tình, giàu cảm xúc, tinh tế và sâu sắc. Hy vọng các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy hơn nữa nghệ thuật Thư Pháp như một phần cội gốc tinh hoa của văn hoá dân tộc.

Thắm Lê tổng hợp theo phatgiao.org.vn & voh.com.vn

Thưởng lãm nghệ thuật thư pháp "thiền định" của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Người mang từ bi và hoà bình đến muôn nơi!


(*) Xem thêm

Bình luận