Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Người mang từ bi và hoà bình đến muôn nơi!

20/11/2021 | 665

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn dấn thân, đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Thiền sư đã từng dạy rằng: "có hiểu mới có thương". Thiền Sư là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và là người tích cực thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới. Thiền sư còn là một trong những người thầy vĩ đại trên thế gian, người mang năng lượng của từ bi, yêu thương đi khắp muôn phương...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Muốn vượt qua những nỗi khổ niềm đau bên trong,  chúng ta cần chăm sóc chúng chứ không phải trốn chạy chúng!

Con đường tu tập: Nhập thế - Độ đời

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11/10/1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Thầy xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu, thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức trên nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" trong cuốn "Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa". Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo John Malkin hơn một thập niên trước, Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích về Phật giáo dấn thân: "Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì đang xảy ra, không chỉ bên trong mà còn xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn".

"Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền", ông nhấn mạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell.

Năm 1956, ông làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thập niên 1960, ông lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị đánh bom, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh ở Việt Nam.

Thiền sư cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Thiền sư cũng là người sáng lập ra Nhà xuất bản Lá Bối.

Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra "lời kêu gọi vì hoà bình", với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam - Bắc tìm "giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau". 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, Thiền sư tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của thầy vẫn là vận động cho hòa bình.

Vào ngày mùng 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được “Ấn khả” từ Sư phụ Chân Thật, trở thành một vị Thiền sư và nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu. 

Cũng trong năm 1966, ông lập ra dòng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều trung tâm thực hành và thiền viện trên khắp thế giới.

Những câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn |  Người Phật Tử - nguoiphattu.com - Phật giáo Việt Nam

Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và phương pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần đến từ các quan điểm tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Thiền sư đưa ra cách thực hành chánh niệm thường được điều chỉnh cho phù hợp với tri giác phương Tây.

Chánh niệm là sự biết rõ những gì đang có mặt, đang xảy ra. "Khi nắm tay một em bé, ta hãy để tâm một trăm phần trăm vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong vòng tay cũng thế. Hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức. Điều này trái ngược hẳn với cách sống và làm việc của ta trước đây. Chúng ta từng có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa trả lời e-mail vừa nói điện thoại. Trong khi đang họp về một dự án này, ta viết xuống những ghi chú cho một dự án khác. Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc", Thiền sư viết trong cuốn sách "Quyền lực đích thực". Thầy cho rằng thực hành Chánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng.

tnh-profile-main

Cuộc đời Thiền sư gắn liền với các hoạt động vì hòa bình. Tháng 6/1965, Thiền sư viết thư cho nhà hoạt động nổi tiếng Mỹ Martin Luther King Jr. để kêu gọi ông công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam. Một năm sau, hai người lần đầu tiên gặp nhau tại Chicago, thảo luận về hòa bình, tự do và cộng đồng. Trong cuộc họp báo sau đó, King đã phản đối mạnh mẽ Chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, King đề cử Thiền sư cho Giải Nobel Hòa bình nhưng năm đó không ai được trao giải.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho biết khi Thiền sư "đã không thể tin nổi" khi nghe tin King bị ám sát vào năm 1968. "Tôi nghĩ người Mỹ đã tạo ra King nhưng lại không bảo vệ được ông ấy. Tôi có chút tức giận vào thời điểm đó. Tôi không ăn, không ngủ. Nhưng quyết tâm làm việc, xây dựng cộng đồng vẫn tiếp tục".

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Thiền sư thường xuyên đi Mỹ và châu Âu để nói về vấn đề hoà bình và kêu gọi chấm dứt các cuộc chiến ở Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục đi khắp nơi, truyền bá thông điệp hòa bình và từ bi, vận động các nhà lãnh đạo phương Tây tác động đến chiến tranh tại Việt Nam, và trở thành nhà lãnh đạo phái đoàn Phật giáo tại Paris Peace Talks vào năm 1969.  

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục giảng dạy, viết sách về nghệ thuật chánh niệm và “sống hòa bình”. Vào đầu những năm 1970, ông là một giảng viên và nhà nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sorbonne, Paris.

Thầy còn đó cho con về nương tựa

Ông ở nước ngoài từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, vùng Dordogne, miền nam nước Pháp.

Năm 1975 Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập cộng đồng Sweet Potato gần Paris, vào năm 1982, cộng đồng này di chuyển đến một khu vực rộng lớn hơn ở phía tây nam của nước Pháp, nơi thanh bình và tuyệt đẹp đó được gọi là “Làng Mai” hay Đạo tràng Mai Thôn.  

Dưới sự lãnh đạo của Thiền sư Nhất Hạnh, Làng Mai đã phát triển từ một trang trại nông thôn nhỏ đến những gì bây giờ là tu viện Phật giáo lớn nhất và năng động nhất ở phương Tây, với hơn 200 tu sĩ thường trú và hơn 8.000 du khách mỗi năm, những người đến từ khắp nơi trên thế giới để học “nghệ thuật của cuộc sống chánh niệm”.  

Trong các năm 1976-1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giúp giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan. Sau đó ông đã phải ngừng việc này do áp lực từ các chính phủ Thái Lan và Singapore

Trong mấy chục năm qua, hơn 100.000 người đã cam kết tuân theo quy tắc hiện đại của Thiền sư Nhất Hạnh về đạo đức toàn cầu phổ cập trong cuộc sống hàng ngày của họ, được gọi là “Thực tập 5 chánh niệm”.  

Gần đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thành lập Wake Up, một phong trào toàn thế giới của hàng ngàn thanh thiếu niên đào tạo về những thói quen này, và ông đã khởi động một chương trình đào tạo các giáo viên quốc tế để dạy chánh niệm tại các trường học ở Châu Âu, Mỹ và Châu Á.  Những câu nói hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn đến gần với hạnh

Thiền sư đã mở rất nhiều tu viện ở California, New York, Việt Nam, Paris, Hồng Kông, Thái Lan, Mississippi và Úc, và “Viện Phật Giáo Ứng Dụng ” ở Đức. Trong những năm gần đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dẫn dắt sự kiện cho các nghị sĩ Hoa Kỳ, và cho các nghị sĩ ở Anh, Ireland, Ấn Độ và Thái Lan.  

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề cập đến UNESCO tại Paris, kêu gọi các bước cụ thể để đảo ngược chu kỳ bạo lực, chiến tranh và hâm nóng toàn cầu, cũng như Quốc hội Tôn giáo thế giới tại Melbourne. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2013, ông xuất hiện trong các sự kiện chánh niệm cao trọng tại Google, Ngân hàng Thế giới và Trường Y đại học Harvard.  

Thiền sư tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các mâu thuẫn. Năm 2005, Thiền sư  tổ chức buổi diễu hành vì hòa bình ở Los Angeles với sự tham gia của hàng nghìn người, theo Christian Science Monitor.

Sau sự kiện khủng bố vào 2 toà tháp đôi ở Mỹ ngày 11/9/2001, thiền sư đã thỉnh cầu Hoa Kỳ dùng ngoại giao thay vũ khí ở Afghanistan và Iraq.

Tháng 5/2013, trong một buổi diễn thuyết kéo dài 3 giờ tại sân vận động ở Hàn Quốc, Thiền sư đã bàn về mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. "Vũ khí hạt nhân là một trở ngại đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Nó phản ánh nỗi sợ hãi, tức giận và nghi ngờ của Triều Tiên bởi nếu không, họ đã không xây dựng vũ khí hạt nhân. Vì hòa bình, điều cơ bản cần làm không phải việc loại bỏ vũ khí hạt nhân mà là loại bỏ sự sợ hãi, tức giận và nghi ngờ trong mỗi người. Qua đó, việc hòa giải sẽ trở nên dễ dàng".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quan điểm về Phật giáo dấn thân – Phật giáo  Sông Cầu

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chìa khóa để hòa giải chính là việc "biết lắng nghe". Thiền sư cũng khuyên các chính trị gia nên học theo con đường của Phật giáo để giúp ích cho đàm phán và hòa giải.

Sau hơn 4 thập niên rời xa quê hương, Thiền sư về Việt Nam lần đầu vào năm 2005 và năm 2007, Thiền sư đi khắp đất nước, tổ chức những khóa tu, buổi pháp thoại và gặp gỡ các tăng ni Phật tử. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền sư tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh.

Trong vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng) năm 2009, các tu sinh của thiền sư tại tu viện đã bị quấy nhiễu và hăm dọa bằng vũ lực, tu viện bị đập phá, cắt điện, nước, điện thoại và cô lập. Tuy nhiên, Thích Nhất Hạnh đã từ chối làm vụ việc thêm rắc rối và dạy các tu sinh nên chế ngự cơn giận nhằm mang lại sự thấu hiểu và tình yêu thương.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh - Hành trình tâm linh

Tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Hà Nội, Thiền sư được mời về Việt Nam với tư cách là người thuyết trình chủ đề chính.

Năm 2014, Thiền sư trải qua quá trình hôn mê do xuất huyết não. Sau khi phục hồi, Thiền sư năm 2016 từ Pháp đến tính dưỡng ở Trung tâm tu học Làng Mai ở Thái Lan để được gần quê hương hơn. Năm 2017, Thiền sư một lần nữa trở lại Việt Nam và thăm chùa Từ Hiếu.

Ngày 28/10/2018, Thiền sư trở về chùa Từ Hiếu ở Huế để tĩnh dưỡng trong sự chào đón của chư tăng và Phật tử. Ông quyết định ở lại đây cho đến ngày viên tịch.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải Hoà bình Luxembourg | Người Phật Tử  - nguoiphattu.com - Phật giáo Việt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thắp cùng chư tăng tại chùa Từ Hiếu. Ảnh: Võ Thạnh

Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, AP đánh giá trong một bài viết ra năm 2009. Huffington Post hồi cuối năm 2012 gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là "con người điềm đạm nhất thế giới".

Thiền sư được khắc tượng bên cạnh các vĩ nhân khác vì tất cả những đóng góp lớn lao cho hoà bình thế giới

Năm 2011, hình ảnh Thiền sư đã được khắc trên tượng đài "Remember Them: Champions for Humanity" - vinh danh những người tranh đấu cho dân quyền và nhân bản trên thế giới tại Fox Square Park ở thành phố Oakland, California, Mỹ.

Trên tượng đài là 25 nhân vật, còn sống và đã qua đời, đã tranh đấu cho những lý tưởng nhân bản trong đó có Mục sư Martin Luther King Jr. (thứ hai từ bên phải) và phu nhân là bà Coretta Scott King luôn ở bên cùng nhiều người khác như Frederick Douglass, Cesar Chavez, Maya Angelou, Rosa Park, Elie Wiesel, Oskar Schindler...

nguoiphattu.com_thich tnhat hanh2.jpg

Tổng thống Franklin Deleno Roosevelt (bên trái), Mẹ Teresa, Thiền sư Nhất Hạnh và Tộc trưởng da đỏ Joseph.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới.

Hình tượng sống động của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Fox Square Park ở thành phố Oakland.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao các giải thưởng vì hoà bình thế giới

Giải thưởng Pacem in Terri

Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới xuất phát từ phía đạo Thiên Chúa vinh danh hiến tặng cho một tu sĩ thuộc hàng giáo phẩm cao cấp của Phật Giáo là một quyết định trung thực và cao quý. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được thế giới công nhận như là người sáng lập của phái Phật Giáo xã hội nhập thế và đồng thời là người khởi phát của pháp tu Chánh Niệm (Mindfulness) trong văn hóa phương Tây. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây”. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Martin Luther King và Thích Nhất Hạnh đã từng nhiều lần hội kiến với nhau tại Hoa Kỳ để chia sẻ lý tưởng tìm kiếm một nền hòa bình công chính và tinh thần đấu tranh bất bạo động có tầm ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị vào những năm cuối thập niên 1960.

nguoiphattu.com_thich tnhat hanh0.jpg

Vào lúc 10:00 sáng ngày Thứ Bảy 31/10/2015, tại tu viện Lộc Uyển (Escondido- California) đã diễn ra lễ trao giải thường Hoà Bình Thế Giới (Pacem in Terri) cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

unnamed.jpg

Tu viện Lộc Uyển trong buổi lễ trao giải.

Đại diện cho Uỷ Ban Quản Nhiệm đến trao giải thưởng là Giám Mục Martin Amos. Vì lý do Thiền Sư Nhất Hạnh vẫn còn trong giai đoạn điều dưỡng bệnh tại San Francisco, cho nên Ni Sư Chân Không cùng tăng đoàn Làng Mai đã đại diện nhận giải thưởng cao quí này thay cho vị thầy tôn kính của mình, trước sự chứng kiến của khoảng 500 người đang có mặt ở tu viện Lộc Uyển để tham dự một khoá tu tại đây.

Pacem in Terri là Giải Thưởng Hoà Bình Thế Giới Của Thiên Chúa Giáo, có từ năm 1964, được đề xướng bởi Đức Giáo Hoàng John XXIII, với tôn chỉ trao giải là “ giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris trước đây cũng đã nhận được giải Nobel Hòa Bình: Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… Điều này phần nào nói lên được uy tín của giải thưởng này.

Nhiều người ngạc nhiên vì tại sao một vị tu sĩ Phật Giáo như Hoà thượng Thích Nhất Hạnh lại được một tổ chức tôn giáo khác trao giải. Giám Mục Martin Amos đã có giải thích điều này trong bài diễn văn ngắn gọn của mình tại buổi lễ trao giải: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là người cả đời công hiến cho lý tưởng hoà bình. Ông là người luôn cổ xuý cho một thế giới bất bạo động. Ông đã kết hợp hài hoà được tư tưởng Đông-Tây. Ông là người đi tiên phong trong việc đưa khái niệm “Chánh Niệm- Tỉnh Thức” của Phật Giáo vào trong đời sống hằng ngày, giúp cho hàng triệu người trên thế giới thuộc mọi màu da, tôn giáo chuyển hoá nội tâm, chế tác năng lượng bình an cho cuộc sống.

nguoiphattu.com_thich tnhat hanh3.jpg

Những ai đã quen thuộc với những sinh hoạt của tăng đoàn Làng Mai do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập, thì sẽ không ngạc nhiên trước sự kiện này. Đã từ gần nửa thế kỷ nay, định hướng Đạo Phật ứng dụng, hiện đại hoá của Thiền Sư Nhất Hạnh đã giúp cho Đạo Phật có một sức sống mới, lan toả mạnh mẽ trong thế giới Âu Mỹ. Pháp môn tu học của Làng Mai cũng dựa trên những chân lý căn bản của Phật Pháp, nhưng có tính thực dụng cao, dễ thực tập, và năng lượng chuyển hoá có thể nhận thấy được rõ ràng. Do đó, chúng đã giúp được rất nhiều người Âu Mỹ thoát được khổ đau, tìm lại được niềm hạnh phúc cho cuộc sống. Một vị thiền sư ở Lộc Uyển đã nhận xét rằng những người Mỹ khi họ đã nắm được phương pháp thực tập- thí dụ như phương pháp quán niệm hơi thở, phương pháp thiền hành…- thì họ còn thực tập siêng năng hơn người Việt, do đó kết quả tiến bộ về tâm linh đạt được cũng nhanh chóng hơn.

nguoiphattu.com_thich tnhat hanh4.jpg

Một đặc điểm nữa giúp cho các phương pháp thực tập của Làng Mai lan toả mạnh đó là vì chúng không mang nhiều màu sắc tôn giáo. Thực tập Hiểu và Thương, hay ăn cơm trong chánh niệm, hay quán chiếu sâu sắc sự thật về các hiện tượng trong cuộc sống… thì người thuộc tôn giáo nào cũng có thể thực hành được. Thiền Sư Nhất Hạnh luôn khuyên mọi người khi đến thực tập các pháp môn Làng Mai là hãy giữ lấy truyền thống tâm linh. Rời bỏ cội nguồn tâm linh có thể khiến cho con người dễ bị tổn thương, lạc lõng trong xã hội, cộng đồng của mình. Những ai đã từng đến Làng Mai vào dịp Giáng Sinh, Phục Sinh, sẽ thấy tăng thân ở đây cũng kỷ niệm mừng những ngày lễ này như người có đức tin Ki Tô. Thiền sư Nhất Hạnh hay chỉ ra những điểm tương đồng trong niềm tin giữa các tôn giáo khác nhau, để mọi người tin rằng dù ở truyền thống tâm linh nào, họ đều có khả năng tìm được sự bình an cho chính mình. Hoà bình với bản thân là điều quan trọng nhất. Làm được điều này, một cá nhân mới có thể có được bình an trong tâm hồn, rồi mở rộng lòng thương yêu đến với người khác. Hoà bình của một quốc gia, của toàn nhân loại đến từ hoà bình của từng cá nhân.

nguoiphattu.com_thich tnhat hanh5.jpg

Sự kiện Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được trao Giải Thưởng Hoà Binh Thế Giới của Thiên Chúa Giáo là một niềm vinh hạnh chung cho người Việt Nam. Nó cũng đem lại một thông điệp hoà bình, một niềm hy vọng mới đến với cộng đồng người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Bởi vì hơn bao giờ hết, người Việt yêu hoà bình, tự do, công lý khắp nơi cần xích lại gần với nhau hơn, vượt qua những khác biệt về tôn giáo, ý thức hệ… để cùng nhau thực hiện một ước mơ chung: đem lại tự do, dân chủ, công lý cho quê hương Việt Nam.

Giải thưởng Hoà bình Luxembourg

Giải thưởng Hoà bình Luxembourg gồm 10 lĩnh vực, trong đó giải Hòa bình nội tâm được trao cho thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ngày 24/6/2019, website Làng Mai thông báo, quỹ Hòa bình Schengen và Diễn đàn Hòa bình Thế giới vừa trao một hạng mục của giải thưởng Hoà bình Luxembourg lần thứ tám (năm 2019) cho thiền sư Thích Nhất Hạnh. 

Sư Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân (xóm Thượng, Làng Mai, Pháp) đại diện cho thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Luxembourg nhận giải thưởng này vào ngày 14/6.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao giải Hòa bình Luxembourg 2019

Lễ trao giải được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội Châu Âu ở Luxembourg. Bộ trưởng Lao động Luxembourg tham dự cùng 150 quan khách là nhà khoa học, đạo diễn, nghệ sĩ, bác sĩ...

Giải thưởng Hoà bình Luxembourg gồm 10 lĩnh vực, trong đó giải Hòa bình nội tâm (Inner Peace) được trao cho thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Theo quỹ Hoà bình Luxembourg, thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà lãnh đạo tinh thần, nhà thơ và nhà hoạt động hòa bình toàn cầu, được tôn kính trên khắp thế giới vì những bài pháp thoại đầy thuyết phục và những cuốn sách bán chạy nhất về chánh niệm và hòa bình.

Giáo lý quan trọng của thiền sư là với chánh niệm, "chúng ta có thể học cách sống hạnh phúc trong hiện tại, đây là cách duy nhất để thực sự có được bình an trong tự thân và trên thế giới". 

Quỹ cũng đề cập đến việc thiền sư là người tiên phong trong việc đưa Phật giáo đến phương Tây, thành lập 6 tu viện và hàng chục trung tâm thực tập chánh niệm tại Mỹ và châu Âu, cũng như hơn 1.000 cộng đồng thực hành chánh niệm địa phương, được gọi là tăng thân (sangha).

Ông đã xây dựng một cộng đồng thịnh vượng với hơn 700 các vị xuất sĩ trên toàn thế giới cùng với hàng chục nghìn đệ tử tại gia, những người thực tập những lời dạy của ông về chánh niệm, bình an.

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hiện ở tuổi 93, là một tu sĩ hiền lành, khiêm nhường – người mà mục sư Martin Luther King gọi là sứ giả của hòa bình và bất bạo động", quỹ Hoà bình Luxembourg nêu. 

Chưa có thông tin chính thức về việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Sự nghiệp sáng tác

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là một nghệ sĩ, và những tác phẩm văn học độc đáo và nổi tiếng của ông, những cụm từ ngắn và những câu chuyện thể hiện bản chất của các giáo lý chánh niệm của ông, từ năm 2010 đến nay chúng được trưng bày tại Hồng Kông, Đài Loan, Canada, Đức, Pháp và New York. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất bản hơn 100 quyển sách về thiền định, chánh niệm và Phật giáo, trong đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Trong đó có một số tác phẩm nổi bật như Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta, Chúa trong ta, An lạc từng bước chân...

Ông cũng xuất bản các bài giảng trong các tạp chí tạp chí Mindfulness Bell của Dòng tu Tiếp Hiện.

Ông thường xuyên có những bài viết trên tạp chí Order of Interbeing, cũng như các bài thơ, những câu chuyện về trẻ em, và các bài bình luận về các văn bản Phật giáo cổ.  

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bán được hơn ba triệu cuốn sách ở Mỹ, một số tác phẩm nổi tiếng nhất bao gồm: Being Peace, Peace Is Every Step, The Miracle of Mindfulness, The Art of Power, True Love and Anger.  

Khi đã ngoài 70, sức khoẻ có phần suy giảm, nhưng với ý chí mạnh mẽ của một hướng dẫn viên tinh thần thế giới, Thiền sư đã viết hơn 75 quyển sách văn xuôi, thơ và cầu nguyện.  

Hầu hết các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đều hướng về độc giả Phật giáo, nhưng lời dạy của ông thu hút đông đảo mọi người. Trong ít nhất một thập kỷ, Thiền sư đã thăm viếng Hoa Kỳ liên tục trong thời gian đó, sau mỗi chuyến đi, ông lại thu hút được rất nhiều người theo con đường của mình, chánh niệm và hoà bình.  

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản bởi nhiều nhà xuất bản như Parallax Press, Penguin – Riverhead Publishing, Beacon Press, Bantom Books. Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có sẵn tiếng Pháp, Đức, Ý, Nga, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Việt Nam…   

SÁCH “AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN” – Quản trị và khởi nghiệp

Câu nói trích trong sách: "An lạc từng bước chân".

Danh sách các tác phẩm (liệt kê không đầy đủ) như sau:

Thơ

  • Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.

  • Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
  • Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
  • Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.
  • Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.
  • Bông hồng cài áo, Sài Gòn, 1962.
  • Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
  • The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.
  • De Schreeuw van Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Holland, 1970.
  • Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.

Ngoài ra còn có nhiều tập thơ chép tay đã mất hoặc chưa xuất bản cùng nhiều tác phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí.

Truyện

  • Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973

  • Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972

  • Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
  • Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
  • Tố (tập truyện), Lá Bối.
  • Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975
  • Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
  • Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn
  • Truyện tranh Coconut - Monk Xuất bản ngày 25 tháng 1 năm 2006 bởi Nhà xuất bản Plum Blossom Books.

Khảo luận

  • Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950

  • Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969
  • Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
  • Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
  • Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
  • Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.

- Những con đường đưa về núi Thứu - Làng mai nhìn về núi Thứu - Đập vỡ vỏ hồ đào, - Sen búp từng cánh hé,....

Từng bước nở hoa sen – những bài thi kệ giúp ta sống đẹp - Sách Hay

Khác

  • Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952

  • Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962; Lá Bối xuất bản lần 2, 1965
  • Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964
  • Đạo Phật ngày nay, Lá Bối 1965
  • Nói với tuổi hai mươi, Lá Bối 1966, 1972
  • Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức), Lá Bối 1967
  • Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968
  • Đạo Phật ngày mai, Lá Bối 1970
  • Nẻo vào thiền học, Lá Bối 1971
  • Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973
  • Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Lá Bối
  • Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối, USA, 1994
  • The Miracle of Mindfulness: A Manual on Meditation, Beacon Press, 1999, ISBN 0-8070-1239-4 (Vietnamese: Phép lạ của sự tỉnh thức)
  • Phép lạ của sự tỉnh thức, Nhà xuất bản Tôn giáo
  • Đi như một dòng sông
  • An lạc từng bước chân
  • Trái tim của Bụt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
  • Hạnh phúc: mộng và thực Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
  • Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
  • Giận nxb Thanh niên, 2009.
  • Tĩnh lặng. Nhà xuất bản Thế giới 2018
  • Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2019.
  • Từng bước nở hoa sen. Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ TP HCM, 2018

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Chỉ khi từ bỏ được tiền tài, danh vọng và vật 

Những câu nói hay:

Những câu nói hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến cho chúng ta cái nhìn dịu dàng hơn trước mọi bất hạnh và khổ đau, từ đó biết sống hạnh phúc hơn.

1. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc. 

2. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa. Không phải vĩnh cửu là điều làm cho chúng ta đau khổ. 

3. Điều làm chúng ta khổ là mong muốn mọi thứ phải kéo dài vĩnh viễn, trong khi chúng không phải như vậy. 

4. Lo lắng là căn bệnh của thời đại chúng ta, bắt nguồn chủ yếu từ việc chúng ta không thể sống ở hiện tại. 

5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn. 

6. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ. 

7. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên. 

8. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng. 

9. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta. 

Ngẫm những câu nói này của Thiền sư Thích Nhất Hạnh để sống hạnh phúc hơn - Ảnh 1.

10. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác. 

11. Món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể mang đến cho người khác là sự hiện diện của chúng ta. Khi ta quan tâm đến những người ta yêu thương, họ sẽ như đóa hoa nở rộ.   

12. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản. 

13. Ngày hôm nay nếu bạn mỉm cười được, thảnh thơi được, an trú trong hiện tại, vui hưởng được từng bước chân, từng tách trà và từng nụ cười thì cái vốn liếng hạnh phúc ngày hôm nay sẽ làm ra cái vốn liếng hạnh phúc cho ngày mai. 

14. Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được?

15. Trong khi đó tâm có những cảm giác, cảm xúc như giận hờn, tuyệt vọng, bạo động, nếu không có phương pháp cụ thể thì làm sao nhận diện và chuyển hóa được những bất an của tâm? 

16. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc. 

17. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

18. Hạnh phúc khi được là chính mình. Bạn không cần được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần bạn thừa nhận chính mình là được rồi.

19. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt, anh ta cần sự giúp đỡ

20. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương, nếu không có thấu hiểu thì bạn chẳng thể nào yêu thương.

21. Không bùn thì không sen (ngụ ý không có khổ đau sẽ không có hạnh phúc)

22. Tâm an thế giới an 

.........

Đôi nét về Làng Mai

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sống chủ yếu ở miền tây nam nước Pháp, nơi ông thành lập một trung tâm tu tập được gọi là Làng Mai hay Đạo tràng Mai Thôn.  

Ở đây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục giảng dạy, viết sách và làm vườn. Lúc đầu, Làng Mai chỉ có khoảng ba mươi nhà sư, nữ tu, nhưng hàng ngàn người trên thế giới gọi đây là nhà. Chỗ ở có sẵn cho những du khách tìm kiếm sự cứu trợ về tinh thần, cho những người tị nạn, hoặc cho các nhà hoạt động cần nguồn cảm hứng.  

Thông tin cần thiết khi ghi danh và đến Làng – Làng Mai

Làng Mai tập hợp nhiều dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và giới tính khác nhau nhằm trân quý giây phút hiện tại, ý thức sâu sắc và trân trọng cuộc sống. Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi đây là nơi trú ngụ của sự hòa hợp, hoà bình và đa dạng sắc tộc.  

Trung tâm thực hành chánh niệm ở Làng Mai cung cấp các khóa tu đặc biệt cho các doanh nhân, giáo viên, gia đình, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, các nhà tâm lý trị liệu, các chính trị gia, thanh niên cũng như cựu chiến binh và cả người Israel và người Palestine.  

Làng Mai chào đón mọi người ở mọi lứa tuổi, nguồn gốc và niềm tin ở những nơi ẩn náu, nơi họ có thể học tập các phương pháp như ngồi thiền, ăn thiền, thư giãn tổng thể, thiền định, mỉm cười và hít thở. Đó là tất cả các thực hành Phật giáo cổ xưa, phương pháp mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đơn giản hóa và phát triển để áp dụng một cách dễ dàng và mạnh mẽ vào những thử thách và khó khăn của thời đại chúng ta.  

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dưới góc nhìn của báo chí quốc tế

Sự kết hợp giữa thực tiễn vào cuộc sống hàng ngày là cốt lõi của Làng Mai, được thành lập vào đầu những năm 1980 để hoàn thành giấc mơ nhiều năm của Thiền sư về một cộng đồng nơi mà những người tham gia vào công việc chuyển đổi xã hội có thể nghỉ ngơi và nuôi dưỡng tinh thần. 

Hiện nay, chỉ có khoảng 200 tu sĩ ở lại quanh năm, học Phật giáo, làm việc để giúp những đỡ chúng sinh, chăm sóc hơn 1.200 cây mai, trồng trọt kiếm tiền gửi thuốc về Việt Nam. Hàng năm vào mùa hè, cộng đồng mở cửa cho công chúng, và đón rất nhiều du khách đến tham quan và thiền hành trong vòng một tháng.  

Làng Mai nhấn mạnh về các kỹ năng học tập để đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày. Thực hành gia đình là trung tâm, và trẻ em được khuyến khích tham gia tất cả các hoạt động, bao gồm thiền định, lễ chay và đàm thoại Pháp.    

Trung tâm Làng Mai tổ chức chương trình thiền hành cho khách tham quan vào mùa hè, thời gian từ ngày 15/7 đến 15/8 hàng năm.  

Đoản văn ‘Bông hồng cài áo’ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tạo nên một truyền thống đẹp trong mùa Vu Lan.

Bông hồng cài áo là một đoản văn tuyệt đẹp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào năm 1962, từ đoản văn này một nghi thức đặc biệt mang tên “Bông hồng cài áo” trong dịp lễ Vu Lan cũng đã được ra đời.

“Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ.bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khó khăn, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống".

Đó là một đoạn được trích trong đoản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đoạn văn nói về tình mẫu tử thiêng liêng nhưng với một ngôn ngữ vô cùng giản dị chân thật ấm áp. Sau này, đoản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ dành cho giới Phật tử mà bất cứ ai đọc cũng đều lay động con tim bởi câu chuyện cảm động, mộc mạc, gần gũi, rất đỗi thân thương, chân thành về mẹ của ông.

Tại Việt Nam, mùa Vu Lan được xác định là nguyên cả tháng bảy âm lịch, nhưng lễ Vu Lan được diễn ra đúng vào ngày rằm. Đặc biệt trong dịp lễ này có một nghi thức mang tên Bông hồng cài áo. Ngày lễ Vu Lan, các Phật tử lên chùa và được các sư cài lên ngực một đóa hoa hồng. Nếu ai còn mẹ, họ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, còn nếu không còn mẹ, sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Bông hồng trên ngực mang ý nghĩa tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu.

Có thể nói Bông hồng cài áo là nghi thức mang nhiều ý nghĩa đặc biệt không chỉ cho những người theo đạo Phật mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc vệ sự ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Đây cũng là truyền thống đạo lý chung của người Việt Nam.

Vậy nghi thức Bông hồng cài áo ở Việt Nam ra đời từ bao giờ, ai là người đầu tiên nghĩ ra tạo cảm hứng có một nghi lễ rất đặc biệt này?

Xin trả lời ngay nghi lễ Bông hồng cài áo được ra đời vào năm 1962 tại Sài Gòn, nghi lễ đặc biệt này được khởi nguồn từ đoản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Theo như lời kể của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, năm 1962 trong thời gian ông đang nghiên cứu về khoa Tỷ Giáo Tôn Giáo tại Princeton University (Mỹ) sau đó thiền sư về nghỉ hè tại Camp Ockanickon, Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Bông hồng cài áo được viết trong một căn lều bằng gỗ tại địa điểm này.

Trong đoản văn Bông hồng cài áo Thiền sư Thích Nhất hạnh giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: “Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan". Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng".

Đoản văn Bông hồng cài áo đăng nguyên bài lần đầu tiên trong Tập san Liên Hoa của Giáo hội Tăng già Trung Phần, dưới tựa đề là Nhìn kỹ mẹ . Bông hồng cài áo bắt đầu có sức hút rất mạnh trong giới Phật tử trẻ ở Sài Gòn thời bấy giờ. Các Phật tử đã chép Bông hồng cài áo thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn Phật tử. Lễ Vu Lan năm đó (1962), Đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông hồng cài áo tại chùa Xá Lợi, họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo. Sự kiện này được ghi nhận là nghi thức Bông hồng cài áo đầu tiên tại Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn trên nguyệt san Giác Ngộ vào năm 2008, nói về sự ra đời của đoản văn Bông hồng cài áo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể lại: “Ban ngày tôi chơi và nói chuyện với thanh thiếu niên về văn hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm tôi viết văn. Tôi đã viết đoản văn Bông hồng cài trong một căn lều gỗ người trẻ dành cho tôi. Viết xong tôi gửi cho các vị đệ tử của tôi trong đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn do tôi hướng dẫn. Bài này gửi qua chị Trương Thị Nhiên. Chị Nhiên và đoàn Sinh viên Phật tử đọc xong rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè của họ trong các phân khoa Đại học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ, hay mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại chùa Xá Lợi, làm lễ Bông hồng cài áo lần đầu tiên”.

Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối (Sài Gòn) đã ra mắt độc giả bằng quyển Bông hồng cài áo - Nguồn ảnh GĐPT Quảng Đức, Sài Gòn

Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối (Sài Gòn) đã ra mắt độc giả bằng quyển Bông hồng cài áo, quyển sách được in khổ dài để có thể bỏ vào bì thư gửi tặng bạn bè trong ngày Vu Lan. Quyển sách này cũng đã được tái bản nhiều lần. Năm 1965 đoàn cải lương Thanh Nga đã dựng và trình diễn vở Bông hồng cài áo. Vở diễn đã gây xúc động mạnh trong công chúng miền Nam. Ngoài ra Bông hồng cài áo cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Hoa, Nga, Thái Lan và tiếng Lào.

Vào những năm 1965-1966, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý tưởng về đoản văn Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh để viết thành một ca khúc cùng tên. Từ đó, bài ca Bông hồng cài không chỉ được hát lên ở mỗi mùa lễ Vu Lan, mà còn là một trong những ca khúc cảm động, chân thành nhất về mẹ. Bông hồng cài áo cũng được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam chọn để hát, trong số đó có Thái Thanh, Duy Khánh, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Miên Đức Thắng, Nguyễn Hưng, Cẩm Vân, Quang Linh, Bằng Kiều, Đan Trường, Mạnh Quỳnh, Long Nhật…

Chúng ta đang trải qua những ngày của mùa Vu Lan báo hiếu. Dù là người theo đạo Phật, hoặc không phải là đạo Phật, nhưng khi đọc đoản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nghe những giai điệu tuyệt đẹp cũng những ca từ chứa chan tình cảm về tình mẫu tử của cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ chắc chắn sẽ có những cảm xúc rất đặc biệt và vô cùng thiêng liêng khi nghĩ về những đấng sinh thành. Nói như Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì: “Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đoá hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi".

---------

Nhà văn Mỹ Elizabeth Gilbert đã nói: "Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy-đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình." 

Một đoá Sen Vàng đã trở về Đất Mẹ

Vào lúc 00:00 ngày 22/01/2022 tức ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại Thất Lắng nghe - Tổ Đình Từ Hiếu ở tuổi 96. Trước khi mất, Thiền sư đã dặn dò Chư Tăng Tổ Đình Từ Hiếu rằng "Đừng xây tháp cho thầy".

Xin kính cẩn nghiêng mình cảm tạ công ơn của Người vì hoà bình, hạnh phúc của muôn chúng sinh và xin lễ biệt Người. Giờ đây chắc hẳn Người đã được về bên Đức Phật và Bồ Tát. Thế gian từ đây vắng bước chân Người, nhưng pháp thân của Người còn sống mãi trong lòng những phật tử chân chính trên khắp hành tinh này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏

*********

Thắm Lê tổng hợp (theo phatgiao.org.vn, wikipedia, vnexpress.net, duyendangvietnam.net.vn)

 


(*) Xem thêm

Bình luận