Đột phá tư duy với bí quyết sử dụng cân bằng 2 bán cầu não

21/10/2021 | 2480

Thực tế cho thấy, có nhiều người mang khả năng vượt trội về tư duy toán học nhưng không thể hát đúng giai điệu của một bài hát và ngược lại. Đây là vấn đề xảy ra do cơ chế hoạt động của 2 bán cầu não. Vậy bán cầu não trái và bán cầu não phải chịu trách nhiệm tư duy như thế nào? Và đâu là cách để sử dụng cân bằng cả 2 bán cầu não?

Vai trò của 2 bán cầu não

Bán cầu não trái

Bán cầu não trái mang tính quyết định về khả năng tư duy, phân tích và suy luận logic. Những người có khuynh hướng sử dụng thiên về bán cầu não trái sẽ nổi trội hơn người khác trong các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và khả năng ngôn ngữ. 

Đề cao tính logic và phân tích kỹ càng giúp họ luôn đưa ra quyết định một cách chính xác, có hệ thống và khả năng tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng. Đặc biệt, những người phát triển bán cầu não trái luôn tự mình đặt ra các quy định, quy luật và thực hiện mọi việc theo quy trình đúng chuẩn nhất.

Đồng thời, bán cầu não trái là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các giác quan và giúp con người đưa ra lời giải phù hợp nhất. Cùng với đó khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và ứng xử xã hội cũng là vai trò không thể bỏ qua của bán cầu não trái.

Những người có bán cầu não trái phát triển nổi bật thường có suy nghĩ rất chín chắn và lý tính, họ ít khi để cảm xúc “chen chân” vào quá trình ra quyết định của mình. Vì vậy, khuynh hướng phát triển nghề nghiệp của những người phát triển bán cầu não trái thường là các nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hoặc nhà phê bình,...

2 bán cầu não

Mỗi bán cầu não giúp phát triển một kỹ năng riêng biệt

Bán cầu não phải

Những người làm nghệ thuật thường được “ví von” là “người dùng não phải” bởi khả năng cảm thụ âm nhạc và khuynh hướng nghệ thuật nổi bật trong họ. Có thể nói, bán cầu não phải là đơn vị chịu trách nhiệm về khả năng cảm nhận, cảm thụ và ghi nhớ các thông tin qua thị giác. 

Những người phát triển nổi bật bán cầu não phải thường có khả năng nắm bắt và ghi nhớ đặc biệt với các hình ảnh, âm thanh và khả năng nhận định tình huống. Điều này giúp chúng ta có thể linh hoạt trong các tình huống và phát triển khả năng giao tiếp. 

Họ thường bị chi phối khá nhiều bởi cảm xúc và rất khó để dự đoán những hành động của họ. Vì vậy, người có khuynh hướng phát triển thiên về bán cầu não phải thường khá hòa đồng và tốt với mọi người. Điểm nổi bật ở những người này là tư duy tích cực, họ thường có thể giữ bình tĩnh và khá bình thản trước các khó khăn.

Trong công việc, họ thường khá cảm tính và ít khi quan tâm đến vấn đề quy trình hay tiến độ. Đề cao cách làm việc dựa trên suy nghĩ cá nhân của mình, tùy hứng thay vì làm việc theo mô típ có sẵn.

Đặc biệt, họ là đối tượng có óc sáng tạo và khả năng thẩm mỹ, nghệ thuật rất cao. Vì vậy, họ thường rất giỏi trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật hay thể thao. Đồng thời, những người này thường có khuynh hướng tò mò và họ khá quan tâm đến các vấn đề tâm linh bí ẩn.

Đâu là cách giúp cân bằng 2 bán cầu não?

Thực tế cho thấy, trẻ em Việt Nam thường được “uốn nắn” để sử dụng tay phải để viết thay vì tay thuận của bé. Đồng thời, các môn học tại trường học hay nhu cầu của các bậc phụ huynh thường đòi hỏi khả năng sử dụng vượt trội bán cầu não trái thay vì rèn luyện tính cân bằng của 2 bán cầu não. Đó là lý do mà trẻ thường được đánh giá khả năng theo tiêu chuẩn chung của xã hội thay vì khả năng và tiềm năng của bản thân. Điều này khiến trẻ bị kìm hãm phát triển và không thể vượt qua vỏ bọc đã được dựng nên bởi tư duy của các bậc phụ huynh.

Duy trì khuynh hướng giáo dục này sẽ khiến khả năng tư duy bán cầu não phải bị mai một và dần mất đi, khiến trẻ không thể phát triển đều, đúng hướng và mang tính phụ thuộc, kìm hãm khả năng sáng tạo, tư duy linh động của mình.

Đối với trẻ, hãy bắt đầu với sở thích và tiềm năng của trẻ, từ đó phát huy và khuyến khích trẻ nâng cao khả năng của mình thay vì tư tưởng “dạy cá trèo cây”. Đồng thời, rèn luyện trẻ tư duy và phát triển đều 2 bán cầu não để nâng cao khả năng và cân bằng tư duy.

2 bán cầu não

Sử dụng cân bằng 2 bán cầu não giúp phát triển kỹ năng toàn diện

Nghiên cứu đã chứng minh, sự phát triển của não bộ có liên quan mật thiết đến các chuyển động của cánh tay. Đó là lý do mà chúng ta thường được các chuyên gia gợi ý về việc sử dụng đều cả 2 cánh tay thay vì sử dụng thường xuyên cách tay thuận của mình.

Việc sử dụng cánh tay không thuận sẽ giúp liên kết các nơ ron thần kinh, kích thích bộ não và nâng cao khả năng tư duy. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những chuyển động nhỏ nhất hay những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản mà bạn vẫn thường làm như đóng, mở cửa bằng tay không thuận. Theo thời gian, điều này sẽ giúp cho đôi tay của bạn trở nên linh hoạt hơn cũng như cải thiện tốt nhất tư duy của bộ não. 

Sau đây là một số cách giúp thúc đẩy cả hai bán cầu não cùng hoạt động song song, nâng cao hiệu quả hoạt động não bộ:

1. Liên tưởng và thực hành cùng lúc

Phụ huynh hãy cho phép con tham gia, thậm chí là giành quyền chủ động trong những hoạt động yêu cầu sự tưởng tượng và thực hành cùng lúc. Chẳng hạn, nếu muốn trồng các loại cây trong khu vườn của gia đình, bạn phải hình dung trước sẽ trồng cây gì và ở đâu. Bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia đóng góp ý tưởng. Sau đó, cho phép trẻ trồng những loại cây đã trù tính hoặc trang trí vườn.

Liên tưởng về vườn cây lý tưởng là hoạt động của não phải trong khi thực hành các bước trồng cây là nhiệm vụ của não trái. Kết hợp hai hoạt động này sẽ giúp trẻ tư duy cân bằng.

2. Trò chơi

Board games (trò chơi cờ bàn) là hoạt động giải trí phổ biến dành cho thiếu nhi và gia đình nhưng cũng là công cụ hữu ích để rèn luyện tư duy cân bằng. Lấy ví dụ trò cờ tướng hay cờ vua, người chơi phải hình dung bàn cờ trong đầu, suy tính nước đi của bản thân và dự đoán nước đi của đối phương. Từ đó, kích thích sự sáng tạo vốn là vai trò của bán cầu não phải. Song song người chơi phải đưa ra các nước đi tuần tự trong thực tế.

Ngoài cờ bàn, bạn có thể khuyến khích trẻ chơi rubik. Để giải khối rubik, trẻ phải sử dụng cùng lúc tay, mắt và não để tư duy và thực hành.

Giải rubik, cách giải rubik, bí kíp chơi rubik, bí kíp cho người tập chơi  Rubik

3. Chơi nhạc cụ

Nhiều phụ huynh cho rằng nhạc cụ thuộc về nghệ thuật nên chỉ giúp phát triển tư duy bán cầu não phải. Tuy nhiên, việc học cách đặt vị trí ngón tay, đọc bản nhạc đòi hỏi nhiều sự tham gia của bán cầu não trái.Năm cách giúp trẻ thích chơi nhạc cụ - VnExpress

4. Tư duy bằng bán cầu không phải thế mạnh

Nếu bạn thấy con có dấu hiệu tư duy não trái nhiều hơn như thích học Toán, lập kế hoạch, hãy khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật hoặc đòi hỏi tính sáng tạo. Ngược lại, nếu trẻ mơ mộng, ghi nhớ tốt bằng hình ảnh, âm thanh, hãy khuyến khích con học các môn tự nhiên, chơi trò câu đố tư duy.

5. Tung hứng

Trò tung hứng đòi hỏi sự phối hợp cả tay và mắt, từ đó buộc hai bán cầu phải hoạt động cùng nhau. Để tăng độ khó, bạn có thể khuyến khích trẻ ném bóng bằng tay không thuận.

Thông minh ngoài bẩm sinh cũng cần sự luyện tập, đừng bỏ qua 5 thói quen  đơn giản để rèn luyện não bộ này

6. Bài kiểm tra màu sắc

Trong tâm lý học, có một bài kiểm tra phân tích khả năng cân bằng hai bán cầu não, gọi là "stroop", đặt theo tên nhà tâm lý học người Mỹ Ridley Stroop. Yêu cầu của bài kiểm tra là viết tên các màu sắc bằng bút khác màu. Ví dụ, viết chữ "Đỏ" bằng bút mực xanh nước biển, chữ "Vàng" bằng bút mực tím. Trẻ phải liên tục gọi tên màu sắc biểu trưng của chữ, thay vì đọc màu chữ.

Bài kiểm tra Stroop giúp rèn luyện tư duy cân bằng hai bán cầu não. Ảnh: Neeuro.

Bài kiểm tra Stroop giúp rèn luyện tư duy cân bằng hai bán cầu não. Ảnh: Neeuro.

7. Sử dụng tay nghịch

Để sử dụng tay nghịch thường xuyên, còn gọi là tay không thuận, não bộ của trẻ phải tạo ra những kết nối đồng đều. Điều này cũng sửa đổi thói quen tư duy thiên về một bán cầu não. Nếu bạn thuận tay phải thì hãy đánh răng và cầm thìa, cầm bút vẽ bằng tay trái... Ngoài ra bạn cũng nên tập gõ bàn phím bằng 10 ngón, gẩy bàn tính bằng 2 tay...

8. Giải toán bằng nhiều cách

Giải toán bằng một cách mới chỉ kích thích tư duy thiên về bán cầu não trái nhưng nếu giải bằng nhiều cách trẻ buộc phải đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó hình thành khả năng sáng tạo. Hoạt động này cũng giúp kết nối hai bán cầu não.

9. Sơ đồ tư duy

Phụ huynh hãy khuyến khích con sử dụng sơ đồ tư duy nhiều nhất có thể. Khi làm sơ đồ, trẻ dùng não phải tưởng tượng, tô vẽ để tạo nên những mô hình ấn tượng, nhiều màu sắc, kích thích khả năng ghi nhớ. Đồng thời, trẻ sử dụng não trái để phân loại khối lượng nội dung hỗn độn theo các ý chính có tính logic.

Sơ đồ tư duy là gì? Những điều cần biết về sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo

10. Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp kích thích 2 bán cầu não hoạt động cân bằng:

Các bạn cùng tham khảo trong video sau qua sự hướng dẫn của chuyên gia giáo dục Do Thái Lại Thị Hải Lý và cộng sự nhé.

Việc tư duy cân bằng 2 bán cầu não không chỉ giúp phát triển khả năng logic, tính toán và sắp xếp công việc mà còn là cơ sở giúp bạn phát huy nhiều tiềm năng não bộ, từ đó sẽ thành công hơn trong cuộc sống.

---------

Thắm Lê tổng hợp

Theo unica.vn & vnexpress.net

 


(*) Xem thêm

Bình luận