Thế nào là làm nông nghiệp thuận tự nhiên?

14/03/2022 | 743

Làm nông nghiệp thuận tự nhiên thường được gọi là “không làm gì”. Đây là một phương thức canh tác bền vững với môi trường, không dựa trên kỹ thuật hiện đại, mà theo nguyên tắc về mối quan hệ hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Masanobu Fukuoka được biết đến như nông dân và triết gia là người truyền cảm hứng cho nông nghiệp thuận tự nhiên bền vững.

Masanobu Fukuoka là ai?

Masanobu fukuoka (1913 – 2008) là một nông dân và triết gia người Nhật đến từ đảo Shikoku. Kỹ thuật làm nông tự nhiên của ông không cần đến máy móc hay nhiên liệu hóa thạch, không cần tới hóa chất, chẳng cần ủ phân, và rất ít phải làm cỏ. Trong những ruộng lúa của mình, ông Fukuoka đã không cày đất hay giữ nước lại suốt vụ – như cách người nông dân vẫn làm từ hàng thế kỷ ở châu Á và trên khắp thế giới.

How One Japanese Farmer Changed the Concept of Agriculture

Ấy vậy mà ông Fukuoka vẫn thu được sản lượng ngang bằng hoặc hơn so với hầu hết các nông trại có năng suất cao ở Nhật. Phương pháp của ông không gây ô nhiễm, và sự màu mỡ trên những cánh đồng của ông được cải thiện cùng với mỗi mùa trồng trọt.

Cuốn đầu tiên trong số các cuốn sách được chuyển ngữ sang tiếng Anh của ông Fukuoka là cuốn Cuộc cách mạng một-cọng-rơm: Giới thiệu về làm nông tự nhiên. Trong cuốn sách, ông đã kể về hành trình làm nông, trình bày khái quát về triết lý và các kỹ thuật làm nông của mình. Ông cũng đã đưa ra quan điểm về những thứ như chế độ ăn, nền kinh tế, chính trị và con đường đáng buồn mà nhân loại đã chọn đi theo – bằng cách tách bản thân nó ra khỏi tự nhiên.

Trong cuốn sách chuyển ngữ sang tiếng Anh tiếp theo của mình, Cách thức làm nông tự nhiên (Nhà xuất bản Nhật Bản, 1985), ông Fukuoka đưa ra chi tiết về việc các kỹ thuật làm nông của mình đã tiến triển như thế nào qua nhiều năm. Cuốn sách này chủ yếu là về thực hành, và dù đã không có được lượng độc giả rộng khắp như cuốn Cuộc cách mạng một-cọng-rơm, nó vẫn rất đáng đọc, đặc biệt là với những ai quan tâm tới việc đưa những phương pháp làm nông tự nhiên của ông Fukuoka vào thực hành trên mảnh đất của chính mình.

Sách Nói Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm - Masanobu Fukuoka - Sách Nói Online

 

Review sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm - THÂN CÔNG HUY

Trong cuốn sách hiện tại, Gieo mầm trên sa mạc, ông Fukuoka trình bày triết lý của mình dưới dạng chi tiết và đưa ra kế hoạch sử dụng cách làm nông tự nhiên để tái lập thảm thực vật cho các sa mạc trên thế giới. Đây là công trình cuối cùng của ông, và xét về nhiều mặt, nó là công trình quan trọng nhất.

Review sách] - Gieo Mầm Trên Sa Mạc - Masanobu Fukuoka - Thành công

Masanobu Fukuoka lớn lên ở một ngôi làng nhỏ trên đảo Shikoku, nơi gia tộc của ông đã sinh sống hàng trăm năm. Hồi nhỏ ông làm lụng trên ruộng lúa và vườn cam của nông trại gia đình. Ông Fukuoka đã theo học trường Cao đẳng Nông nghiệp Gifu gần Nagoya, ở đó ông nghiên cứu về bệnh học cây trồng dưới sự truyền dạy của nhà khoa học Makato Hiura lỗi lạc, và cuối cùng thì nhận việc tại Văn phòng Hải quan Nông nghiệp ở Yokohama.

Nhiệm vụ chính yếu của ông là thẩm duyệt những cây trồng được nhập vào Nhật Bản xem có bệnh hay mang theo côn trùng gì không. Vào những lúc không kiểm tra cây, ông dành thời giờ để làm nghiên cứu, và như sau này nhớ lại, ông “đã thấy rất sửng sốt trước thế giới của tự nhiên được hiển lộ qua kính hiển vi”.

Sau ba năm làm việc tại đó, ông phát bệnh viêm phổi và suýt chết. Ngay cả sau khi đã hồi phục, ông vẫn bỏ ra hàng giờ liền đi lang thang trên những triền đồi suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Sau một trong những đêm đơn độc, đi lang thang suốt cả đêm như thế, ông ngã quỵ xuống gần một cái cây trên đỉnh con dốc nhìn xuống bến tàu. Ông tỉnh giấc khi nghe thấy tiếng kêu của một con diệc, và đã có một mặc khải làm thay đổi cuộc đời ông mãi mãi.

Tranh dán trần: Rừng xanh

Theo như cách ông miêu tả, “Chỉ trong một khoảnh khắc, toàn bộ những nghi ngờ và cơn mù mịt ảm đạm của tôi đã tiêu biến. Mọi điều mà tôi đã từng tin chắc, mà tôi vẫn thường dựa vào đã bị quét đi cùng với gió… Tôi cảm thấy đây đích thực là thiên đường trên trái đất, và cái gì đấy có thể gọi là ‘bản lai diện mục’ 1 đã hiển lộ”.

Ông Fukuoka đã cố gắng giải thích những ý tưởng của mình cho các đồng nghiệp và thậm chí là cả những người ông gặp ở trên đường, nhưng đều bị gạt đi, bị coi là kẻ lập dị. Đấy là vào những năm 1930, khi mà khoa học và công nghệ đang trên đà kiến tạo một xã hội thừa mứa và rảnh rang. Và vì thế, ông quyết định bỏ việc và quay trở về nông trại gia đình để áp dụng hiểu biết của mình vào nông nghiệp. Mục đích của ông là tạo nên một ví dụ thể hiện cách nghĩ của ông, và qua đó, cho thế giới thấy giá trị tiềm tàng của nó.

Masanobu Fukuoka - lão nông Nhật Bản với triết lý nông nghiệp thuận tự nhiên

Khi ông Fukuoka quay trở về nông trại của gia đình và bắt đầu thực hành nông nghiệp tự nhiên, ông muốn chứng minh cách suy nghĩ của mình có thể giúp ích cho đời. Sau hai mươi lăm năm, sản lượng của những cánh đồng lúa không giữ cho ngập nước của ông Fukuoka đã bằng hoặc vượt các nông trại hàng đầu về năng suất của Nhật Bản. Ông cũng trồng một vụ lúa mạch vào mùa đông trên cùng những cánh đồng trồng lúa gạo, và gửi bán gần chín mươi tấn quýt mỗi năm, chủ yếu là tới Tokyo, nơi mà nhiều người trước đó chưa từng được nếm thực phẩm trồng tự nhiên.

Fukuoka, Agricoltura
Masanobu Fukuoka đem đến triết lý sâu sắc về nông nghiệp

Với thế giới quan của ông Fukuoka như thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi cách làm nông tự nhiên của ông và kế hoạch mà ông cổ vũ nhằm phủ cây cho các sa mạc trên thế giới lại có vẻ đi ngược lại kiến thức chính thống và cách suy nghĩ khoa học hiện nay đến vậy.

Đấy là một kế sách thực sự có tầm nhìn và sáng tạo mà ông tin rằng sẽ trả loài người về mối quan hệ đúng đắn với tự nhiên và chữa lành sự hoang mang đau khổ trong trái tim con người. Mục tiêu của ông không gì khác hơn là tái tạo vườn Địa đàng, nơi người ta sống cùng nhau trong thịnh vượng, tự do và an bình.

Làm nông nghiệp thuận tự nhiên đúng nghĩa

Nông nghiệp thuận tự nhiên hoàn toàn trái ngược với hầu hết các hình thức canh tác hiện đại ở chỗ "tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa nông dân, đất đai và người tiêu dùng". Điểm này là yếu tố then chốt tạo nên tính bền vững vốn có của canh tác tự nhiên.

Làm nông nghiệp thuận tự nhiên
Làm nông thuận tự nhiên tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa nông dân, đất đai và người tiêu dùng.

Lịch sử làm nông thuận tự nhiên

Masanobu Fukuoka là nhà khoa chuyên nghiên cứu sâu bệnh và côn trùng. Đồng thời ông cũng nhà khoa học nông nghiệp nổi tiếng nhất về nông nghiệp tự nhiên. Vào năm 1930, ông nhận ra rằng công việc của mình đang đưa bản thân và những người khác trong nghề của ông đi xa khỏi bản chất thực sự. Tại thời điểm này, ông đã từ bỏ sự nghiệp “kiểm tra thiên nhiên qua kính hiển vi” và quyết định dùng nửa cuộc đời còn lại để phát triển một cách sống và canh tác phù hợp với các nguyên tắc của tự nhiên.

Trong suốt cuộc đời của mình, Fukuoka đã giới thiệu kiến thức quý giá của mình về làm nông thuận tự nhiên thông qua việc viết và giảng dạy tại trang trại của mình ở vùng nông thôn Shikoku, cũng như qua các chuyến đi nhiều nơi trên thế giới. Ý tưởng của ông đã được phổ biến từ cuối những năm 1970 trở đi, thông qua việc xuất bản một số cuốn sách. Đặc biệt, cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm -  được coi là tài liệu dẫn đường của phong trào thực phẩm thuận tự nhiên.

Mặc dù Fukuoka đã đặt ra thuật ngữ này và phổ biến các phương pháp. Nhưng trên thực tế đây là một sự tái khám phá. Vì canh tác thuận tự nhiên vốn là một hình thức nông nghiệp đã được thực hành trong hầu hết các nền văn hóa trên khắp thế giới trong nhiều nghìn năm lịch sử của loài người.

Ví dụ, nghiên cứu gần đây về kiến ​​thức sinh thái học cho chúng ta thấy rằng hầu hết trong số 100 bộ lạc thổ dân ở California có thể được gọi là "nông dân tự nhiên". Cũng như nghiên cứu nông nghiệp học đã chỉ ra điều tương tự đối với nông dân ở các vùng Nam Mỹ và các vùng của Châu Phi.

Canh tác tự nhiên có khả thi không?

Trước hết, chúng ta hãy tự đặt một câu hỏi ngược lại: Liệu canh tác hiện đại mà chúng ta đang làm sẽ phát triển mãi mãi?

Câu trả lời chúng ta có thể dễ dàng hình dung được: không! Bởi vì cách thức canh tác chúng ta đang làm là lấy tài nguyên từ trái đấy nhiều hơn mức có thể. Và chúng ta không thể tự nuôi sống mình mãi mãi nếu dựa trên khai thác quá mức và gây ô nhiễm thay vì tái tạo môi trường sống.

Lúc này, câu hỏi sẽ trở thành: Chúng ta sẽ lấy gì thay thế cách cách tác hiện đại? Và làm thế nào để chúng ta thoát khỏi cảnh "phá hoại" đất mẹ, hướng đến một cách thức làm nông tốt đẹp hơn?

Lần theo lịch sử, chúng ta thấy, làm nông thuận tự nhiên là tất cả gốc rễ của hình thức sản xuất lương thực bền vững nhất mà loài người biết đến. Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay - chưa kể nhiều nông dân hành nghề - tin rằng chìa khóa cho tương lai của chúng ta nằm ở việc phát triển nền nông nghiệp thuận tự nhiên.

nong nghiep tu nhien min
Bảo vệ bản sức khỏe và đất mẹ với nông nghiệp thuận tự nhiên.

Những nguyên tắc trong làm nông thuận tự nhiên

Hiện nay, trên thế giới có nhiều khóa học, trường học miễn phí và trang trại học tập cộng đồng, nơi dạy về cách làm nông thuận tự nhiên. Tuy nhiên, không có bộ “kỹ thuật canh tác tự nhiên” nào có thể áp dụng cho mọi người hay mọi nơi. Tuy vậy, có một số nguyên tắc chung về cách làm nông này như sau.

  • Không cày xới đất.

  • Rệp và cỏ dại không phải là kẻ thù.
  • Không phân bón, thuốc trừ sâu...
  • Hãy để tự nhiên quyết định những gì phát triển

Những nguyên tắc này có thể áp dụng ở hầu hết mọi nơi mà chúng ta muốn làm nông nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không có bộ quy tắc bất di bất dịch nào cả!

Mối quan hệ với đất đai trong nông nghiệp tự nhiên

Như Larry Korn đã nhắc nhở chúng ta, nhận ra lợi ích thực sự của canh tác tự nhiên đòi hỏi chúng ta phải “trở thành đối tác một lần nữa với các hình thức sống khác”: Hòa mình vào thiên nhiên. Hãy để thiên nhiên dạy bạn.

Hình ảnh cánh đồng lúa đẹp nhất trên quê hương Việt Nam
Từ quan điểm này, canh tác tự nhiên không chỉ là một cách trồng trọt lương thực, mà còn là những cách tái tạo sức khỏe của chính chúng ta, sức khỏe của xã hội và sức khỏe của môi trường xung quanh chúng ta. Và từ nỗ lực cá nhân này giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ với trái đất, khám phá thêm ý nghĩa, vai trò của chúng ta trong thế giới tự nhiên này.

Từ quan điểm này, có thể thấy làm nông nghiệp tự nhiên là con đường duy nhất của nhân loại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng lẫn hệ sinh thái.

Cuối cùng, việc làm nông nghiệp thuận tự nhiên  mang lại cho chúng ta những cách để sống hạnh phúc, hòa bình và bền vững hơn. Cảm ơn đã đọc và chúc bạn may mắn trên hành trình làm nông nghiệp sạch như nó vốn là này.

Theo nongnghiepthuanthien.vn & veque.com.vn

-----

Sống thuận tự nhiên - Bình yên cuộc đời

“Tắm rừng” – liệu pháp chữa lành tâm hồn


(*) Xem thêm

Bình luận