Lương 100.000 USD/năm vẫn sống chật vật trên đất Mỹ

02/02/2023 | 233

Mức thu nhập được xếp vào nhóm cao tại Mỹ hiện chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí, thậm chí có nguy cơ phải vay mượn thêm để trang trải cuộc sống.

Một báo cáo mới cho thấy tỷ lệ người Mỹ nói rằng tiền lương không đủ sống đã tăng lên vào năm 2022. Và hầu hết người mới xuất hiện trong danh mục này lại nằm trong nhóm có thu nhập cao hơn của xứ cờ hoa, Bloomberg đưa tin.

Theo đó, khoảng 64% người tiêu dùng, tương đương với 166 triệu người, không thể tiết kiệm được đồng nào bởi tiền lương chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí cơ bản, theo khảo sát 4.000 người của ấn phẩm công nghiệp Pymnts và LendingClub Corp trong khoảng thời gian từ ngày 8/12 đến ngày 23/12.

Đó là mức tăng 3% so với một năm trước đó, tương đương 9,3 triệu người Mỹ. Trong nhóm đó, khoảng 8 triệu người kiếm được hơn 100.000 USD/năm. Những người này sống dựa hoàn toàn vào đồng lương và sẽ gặp khó khăn ngay lập tức nếu nguồn thu nhập bị gián đoạn.

Những con số phản ánh nỗi căng thẳng tiền bạc ngày càng leo thang trong các hộ gia đình khi chi phí sinh hoạt tăng cao, tiền lương không theo kịp và quỹ tiết kiệm bị bòn rút bởi đại dịch.

Số người phải xoay xở tiền nong để chi trả các hóa đơn cũng gia tăng vào cuối năm 2022, ngay cả những cá nhân thuộc nhóm thu nhập 100.000 USD/năm. Ảnh: Jeenah Moon/Bloomberg.

lam phat anh 1

Số người phải xoay xở tiền nong để chi trả các hóa đơn cũng gia tăng vào cuối năm 2022, ngay cả những cá nhân thuộc nhóm thu nhập 100.000 USD/năm. Ảnh: Jeenah Moon/Bloomberg.

Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi ngay cả những vỉ trứng cũng đã trở thành biểu tượng của lạm phát ở Mỹ, theo Guardian. Vào cuối năm 2022, giá đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, gây sức ép lên khoản chi cho các hộ gia đình trên cả nước.

Năm 2023 dự kiến sẽ mang lại nhiều áp lực hơn nữa, với gần 1/2 số người tham gia khảo sát mong muốn thu nhập có thể theo kịp lạm phát.

“Triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng rất mờ mịt. Giá cả tăng cao, tiền tiết kiệm bị xói mòn và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào điểm tín dụng làm suy yếu khả năng chi tiêu của họ trong mùa đông này. Những động lực này sẽ còn trở nên trầm trọng hơn bởi những tác động tiêu cực từ giá cổ phiếu thấp và giá trị bất động sản giảm”, Lydia Boussour, nhà kinh tế cấp cao tại EY Parthenon, cho biết.

Các chỉ số khác cũng chỉ ra một số mức độ căng thẳng tài chính hiện nay. Theo cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Michigan (Mỹ), tâm lý người tiêu dùng, dù đã tăng lên từ mức thấp của năm 2022, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 4 được công bố vào tuần trước cũng cho thấy sự chậm lại trong chi tiêu hộ gia đình.

Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, thu nhập khả dụng được điều chỉnh theo lạm phát vẫn ở dưới mức đầu năm 2020, cho thấy thu nhập thực tế của người tiêu dùng không tăng trong 3 năm qua.

Khảo sát của LendingClub cũng cho thấy số người gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện tại có xu hướng tăng.

24% người được hỏi phải xoay xở tiền nong để chi trả các hóa đơn vào tháng 12. Trong số nhóm kiếm được hơn 100.000 USD/năm, tỷ lệ này tăng từ 11% lên 16% sau một năm.

Tại nhiều quốc gia, chi phí xăng xe, đi lại, hàng tạp hóa và nhà ở tăng chóng mặt. Bất chấp nỗ lực của các chính phủ và tổ chức kinh tế, lạm phát liên tục tăng trong năm 2022.

Cuộc sống ở Mỹ: Sự khác nhau giữa các mặt hàng? - Mua Nhà Mỹ

Theo cuộc khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Numerator, gần 60% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch tiết kiệm nhiều tiền hơn vào năm 2023. Họ ưu tiên điều này vì lo lắng về việc lạm phát và suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến túi tiền của mình, theo CBS News.

Theo một cuộc khảo sát do công ty tư vấn Willis Towers Watson thực hiện, 36% dân văn phòng ở xứ sở cờ hoa có mức lương từ 100.000 USD/năm trở lên đang sống dè sẻn, không dám tiêu xài mạnh tay - cao gấp đôi so với năm 2019.

Thống kê cho thấy con số này cao hơn 2% ở phân khúc những người chi hết 50.000-100.000 USD/năm. 52% nhân viên có thù lao hàng năm dưới 50.000 USD cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, những người có thu nhập cao là nhóm duy nhất chứng kiến ​​sự gia tăng rõ rệt nhất trong việc "kiếm nhiều nhưng không dư" trong vòng 3 năm qua, theo CNBC.

“Dù sở hữu mức lương cao, họ vẫn không thể tránh khỏi việc chi tiêu hàng ngày chỉ vừa đúng số tiền mang về”, Mark Smrecek, người đứng đầu thị trường phúc lợi tài chính cho Bắc Mỹ tại Willis Towers Watson, cho biết.

Công ty này đã thăm dò ý kiến ​​của 9.658 nhân viên toàn thời gian từ các doanh nghiệp tư nhân lớn và vừa vào tháng 12/2021, tháng 1/2022, trước khi có lạm phát trở nên nghiêm trọng gần đây.

Thông qua dữ liệu, nhóm nghiên cứu phát hiện những xu hướng tương tự trong cuộc khảo sát LendingClub. Theo đó, 36% người kiếm được ít nhất 250.000 USD một năm cũng chỉ đủ sống.

Theo Smrecek, chi phí thực phẩm, giao thông và các lĩnh vực khác trong ngân sách hộ gia đình tăng nhanh đã gây sức ép lên khả năng tiết kiệm tiền của người dân.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 8,6% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2021, mức lạm phát cao nhất trong khoảng 40 năm, theo Bộ Lao động Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng nâng lãi suất chuẩn thêm 0,75 điểm phần trăm hôm 15/6 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994.

Như vậy, lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 1,5-1,75%. Đây được xem như một phần nỗ lực của cơ quan này nhằm kiềm chế giá cả leo thang. Tuy nhiên, động thái của FED đồng nghĩa với việc người dân sẽ không được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục khi vay mua nhà hay ôtô.

nguoi my xoay xo lam phat anh 1

Giá cả hàng hóa, thực phẩm tăng cao khiến người Mỹ chật vật xoay xở. Ảnh: CNBC.

“Những con số này có thể sẽ tăng lên nếu chúng ta thấy hệ lụy của lạm phát vẫn tiếp diễn,” Smrecek nói về những người sống bằng tiền lương vừa đủ.

Trong buổi phỏng vấn với AP ngày 16/6/2022, Tổng thống Joe Biden thừa nhận người dân Mỹ đã "thực sự thất vọng" khi phải đối mặt với lạm phát sau hơn thời gian dài hứng chịu đại dịch Covid-19.

Các yếu tố gây căng thẳng tài chính khác nhau tùy thuộc vào thu nhập. Những người có mức lương cao ngất ngưởng cho rằng chi phí nhà ở là thách thức lớn nhất, trong khi nhóm còn lại thường gặp khó khăn về nợ nần.

Mặc dù cuộc khảo sát không phân tích hạng mục này cụ thể, các nhà tuyển dụng cũng chỉ ra rằng chi phí thuê nhà và thế chấp gia tăng khi người lao động chuyển đổi chỗ ở trong đại dịch.

Những nhân viên có thu nhập cao hơn có cơ hội tìm kiếm các công việc cho phép họ làm việc từ xa.

Một số nhà hoạch định tài chính khuyên những ai đang sống trong tình cảnh thiếu thốn hãy thử áp dụng quy tắc 50-20-30 để chi tiêu phù hợp. Điều này liên quan đến việc phân bổ 50% thu nhập sau thuế cho các những khoản thiết yếu, 30% cho chi phí tùy ý và 20% còn lại cho tiết kiệm, đầu tư và giảm nợ.

Theo Zing

-----

Cuộc sống ở Nhật Bản chưa bao giờ đắt đỏ như vậy

Nhiều CĐV Argentina ở Qatar không còn tiền về nước


(*) Xem thêm

Bình luận