Cuộc sống ở Nhật Bản chưa bao giờ đắt đỏ như vậy
Nhiều người Nhật chọn cách "thắt lưng buộc bụng", chấp nhận từ bỏ các cuộc hẹn tiệc tùng, vui chơi và du lịch nhằm đối phó với cơn khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
“Mọi thứ trở nên khó khăn. Dường như, cứ mỗi lần tôi đi siêu thị, giá cả của một số mặt hàng lại tăng lên, đặc biệt là trái cây nhập khẩu, như chuối hoặc dứa”, cô chia sẻ.
Trải nghiệm của người phụ nữ này khớp với số liệu thống kê gần đây của chính phủ Nhật Bản, SCMP đưa tin.
Ngày 18/11, các nhà chức trách xác nhận rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 3,6% so với một năm trước đó, đánh dấu mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm ở xứ hoa anh đào.
Mọi thứ tăng giá
Trong số các mặt hàng thực phẩm, 88% đắt hơn so với một năm trước, dẫn đầu là đồ uống có cồn, như bia và rượu sake.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 10 bởi công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo, hơn 87% trong số 5.005 người được phỏng vấn nói rằng giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến tài chính gia đình họ ở một mức độ nào đó. Do đó, gần 73% cho biết họ đang tích cực cắt giảm chi phí.
Mức tăng giá thực phẩm được cảm nhận rõ ràng nhất, tiếp theo là hóa đơn tiện ích và chi phí nhiên liệu cho xe. Chỉ 12% người được phỏng vấn không thấy chi phí sinh hoạt bị tăng lên.
Để đối mặt với áp lực tiền bạc, 42,6% cho biết đang bớt mua sắm thực phẩm và hơn 36% hạn chế chi tiêu cho các hoạt động du lịch và giải trí.
Ngân sách của các gia đình có con nhỏ cũng trở nên eo hẹp hơn, với 16% số người được hỏi nói rằng họ phải cho các con nghỉ học thêm, và hơn 22% giảm tần suất học thêm của con.
Không dám tiêu tiền
Gần đây, chính phủ đã mở rộng chương trình trợ cấp nhiên liệu, đồng thời kêu gọi các công ty tăng lương. Tuy nhiên, trong tương lai gần, người dân vẫn sẽ gặp khó khăn.
“Tôi tưởng rằng cuối cùng, mình cũng có thể tiêu xài một chút sau 4 năm chắt bóp học đại học. Thế nhưng, sự thật không phải vậy”, Issei Izawa, nhân viên của một khách sạn sang trọng ở Tokyo, mới bắt đầu đi làm hồi tháng 4, chia sẻ.
Ngoài các hóa đơn sinh hoạt phí, Izawa vẫn đang trả các khoản vay sinh viên.
“Tôi nghĩ mình có thể gặp gỡ bạn bè ít nhất 1-2 lần/tuần, nhưng điều đó thật khó thực hiện”, người này nói thêm.
Sau vài năm đại dịch căng thẳng, quán dần lấy lại nhịp hoạt động bận rộn vốn có. Tuy nhiên, điều đó chủ yếu được thúc đẩy bởi cộng đồng người nước ngoài ở Tokyo và những người ngoại quốc có chuyến công tác tại Nhật Bản. Ông Lunt ước tính số khách địa phương giảm tới 50%.
“Hậu Covid-19, mọi người ngại ra đường, và một số công ty không muốn tổ chức các bữa tiệc cuối năm bởi lo ngại rủi ro. Vài bữa tiệc dự định tổ chức ở quán chúng tôi đã bị hủy, và tôi sợ rằng nhiều cuộc tụ tập khác cũng chung số phận”, chủ quán nói.
Ông chia sẻ thêm: “Chỉ trong thời gian ngắn như vậy, mọi thứ bỗng trở nên thật đắt đỏ. Quán chúng tôi phải tăng giá lên 7% toàn menu. Khách hàng hiểu rằng để tồn tại, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Nhưng thực sự, tôi không muốn làm điều đó, nhất là với những khách quen”.
Theo Zing
-----
*Có thể bạn quan tâm:
Nhiều CĐV Argentina ở Qatar không còn tiền về nước
'Ngân hàng sưởi ấm' hỗ trợ người dân Anh vượt qua cơn bão giá năng lượng
Xem thêm