Đại lễ tưởng niệm & cầu siêu cho hàng ngàn nạn nhân Covid-19

20/11/2021 | 323

Vào 20h tối ngày hôm qua (19/11), tất cả các chùa, nhà thờ... và người dân trong cả nước đã đồng loạt thỉnh chuông và thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Việc làm này được đánh giá mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; thể hiện tình dân tộc, nghĩa đồng bào, một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam .

Các chư tôn đức tăng cùng đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi lễ niệm hương cầu siêu tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19

Các chư tôn đức tăng cùng đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi lễ niệm hương cầu siêu tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19.

Cầu siêu nét đẹp trong văn hoá tâm linh: thể hiện lòng từ bi và tình đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam

Từ khi bùng phát đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều mất mát cho nhân loại. Tại Việt Nam, theo thống kê trên Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid-19, tính đến 11h ngày 19/11, đã có 23.476 người mất vì dịch bệnh này, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm. Riêng TP HCM là hơn 17.300 người, chiếm hơn 74% cả nước. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 còn để lại rất nhiều hậu quả đau thương cho những người ở lại.

Nhằm chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương ấy, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 vào lúc 20 giờ ngày 19/11.

Đại lễ kỳ siêu đồng bào tử vong vì dịch Covid-19 | Báo Dân tộc và Phát triển

Theo sư thầy Thích Đạo Thiện (chùa Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều chúng sinh và đó là điều mà không ai mong muốn. Lễ tưởng niệm cầu siêu, là lời báo ân, hồi hương công đức với người đã mất vì Covid-19. Phật giáo mong muốn để các nạn nhân được siêu thoát về cảnh giới an lạc; xoa bớt đi phần nào nỗi đau của những người ở lại, giúp họ tiếp tục vững tin vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.

nạn nhân tử vong vì COVID-19 lập đàn tụng kinh cầu siêu cho các nạn nhân tử  vong vì COVID-19.

“Mỗi một người ra đi là lời nhắn cho người ở lại. Đây cũng là lúc chúng ta nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh, để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai. Hôm nay, cùng với tất cả mọi người trên khắp đất nước, chúng ta sẽ cùng nhau nguyện cầu cho những nạn nhân xấu số ấy được chuyển kiếp siêu sinh, được siêu độ thanh thản về cõi vĩnh hằng”, sư thầy Thích Đạo Thiện chia sẻ.

Cùng cảm xúc trước buổi Lễ tưởng niệm, cầu siêu, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ: Trong đau thương chúng ta thấy rõ nhất tình thương yêu, đùm bọc. 160 ngày chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua, là những ngày cả nước cùng căng mình, nín thở dõi theo và sẻ chia, đồng lòng cùng TP. Hồ Chí Minh. Hơn 23.000 đồng bào đã mất. Đó thực sự là tổn thất và mất mát vô cùng to lớn, là nỗi đau thương của tất cả chúng ta, nhất là những gia đình có người thân bị mất do dịch Covid-19.

Đại lễ cầu siêu cho hàng ngàn đồng bào đã mất vì Covid-19: Nỗi đau, mất mát  quá lớn

Theo Thượng tọa, Phật giáo với sứ mệnh cứu khổ chúng sinh trên cả hai phương diện độ sinh và độ tử, đã không thể đứng ngoài nỗi đau chung của đồng bào. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hướng dẫn và kêu gọi các chùa tổ chức cầu siêu, tiếp nhận tro cốt miễn phí với tinh thần từ bi, cứu khổ, độ sinh cho tất cả mọi người. Với người bệnh và những người trong khu cách ly, bệnh viện dã chiến thu dung; Tăng ni, Phật tử các chùa đã ủng hộ nhu yếu phẩm, các suất cơm yêu thương, trang thiết bị y tế, bình oxy, túi thuốc F0, túi an sinh phát cho người dân. Các Tăng ni cũng chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện dã chiến, cặm cụi với những suất cơm đong đầy yêu thương kịp gửi tới các khu cách ly.

Không chỉ vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức các khóa tu ngày an lạc, khóa tu thiền Online để trị liệu tinh thần cho những người bị ảnh hưởng, sang chấn tâm lý do dịch bệnh và thời gian giãn cách quá dài...

Đại lễ cầu siêu cho nạn nhân COVID-19: Xoa dịu vết thương lòng | Ảnh | PLO

“Dịch bệnh đem đến vô vàn đau khổ, mất mát không gì bù đắp được, nhưng cũng chính trong đau thương, chúng ta thấy rõ nhất tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau thật cảm động của người Việt. Đó là niềm an ủi và sức mạnh lớn cho tất cả người Việt cùng vươn mình đứng dậy hôm nay”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Đại lễ cầu siêu cho nạn nhân tử vong do Covid-19 tại Việt Nam Quốc Tự

Là người có nhiều năm giảng dạy về tôn giáo, tín ngưỡng, TS. Vũ Trường Giang, Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I chia sẻ: Lễ tưởng niệm, cầu siêu chính là việc làm thể hiện sự tiếp nối truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc. Với những người không may qua đời vì dịch bệnh, tai nạn hay thiên tai bão lũ, chúng ta làm tưởng niệm như một sự tưởng nhớ; đồng thời cũng là chia sẻ với nỗi đau mất mát với thâm nhân của họ; tăng cường sự kết nối, đoàn kết cộng đồng cùng vượt qua khó khăn.

Chư tăng, phật tử thắp đèn cầu siêu cho đồng bào, chiến sĩ tử vong vì đại  dịch COVID-19 | VTV.VN

Theo TS. Vũ Trường Giang, trong tôn giáo tín ngưỡng có những nghi lễ được thực hiện đã và đang góp phần làm tăng cường thêm sức mạnh cho những người đang sống; giúp họ có thêm điểm tựa niềm tin để vượt qua những nỗi sợ, cảm thấy an lành hơn trước những trắc trở, tác nhân bên ngoài trong cuộc sống và trở nên sống thiện hơn.
Chuông ngân, tắt điện, tưởng niệm - cầu siêu cho những vong linh tội nghiệp

Vào 20h tối hôm qua, trong không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đêm đông, nhiều nhà chùa và nhà thờ đã rung chuông cùng rất nhiều nhà dân trên cả nước đều đồng loạt tắt điện, thắp đèn hoa đăng, cầu siêu cho hơn 23 ngàn nạn nhân đã mất vì covid-19. 

Các đại biểu, chức sắc tôn giáo cùng thắp nến cầu nguyện cho những người qua đời vì Covid-19 tại Dinh Thống Nhất, quận 1, TP HCM, tối 19/11.

"Nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc 'nhắm mắt xuôi tay' không có người thân ở bên cạnh, không có một lời trăng trối; nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt; có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời...", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nói trong buổi lễ. Ảnh: Quỳnh Trần

Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, vợ anh Cường "Béo", mang di ảnh chồng tham dự lễ. Trước khi mất vì dịch, cuộc sống gia đình còn khó khăn nhưng anh Cường tích cực tham gia hỗ trợ người yếu thế trong Covid-19 và mở hai tiệm cơm chay thiện nguyện cho người nghèo. Ảnh: Quỳnh Trần

Y bác sĩ Bình Dương cầm trên tay ngọn nến tưởng niệm đến các nạn nhân không qua khỏi bởi Covid-19. Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết đã huy động mọi nguồn lực y tế trong tỉnh và viện trợ của nhiều tỉnh bạn để cố gắng dập dịch. "Những mất mát này không thể bù đắp được, xin chia sẻ đến thân nhân", ông Thao nói. Ảnh: Phước Tuấn

Ông Trần Văn Chính, bảo vệ nhà thờ Ba Chuông (quận Phú Nhuận) kéo dây hồi chuông thay vì dùng điện như mọi hôm. "Ngày thường chuông đánh bằng điện, nhưng trong đại lễ tưởng niệm này chuông được đánh bằng tay để canh chuẩn tiếng chuông sầu hơn với ý nghĩa tiễn biệt người đã mất", ông nói. Ảnh: Tuấn Việt

Bà Võ Thị Mỹ Dung (quận 8) cùng con thắp nến tưởng niệm chồng tại nhà. Đầu tháng 8, cả gia đình bà đều nhiễm Covid-19. Chồng bà là ông Lê Khắc Huỳnh, 64 tuổi, chưa kịp tiêm vaccine nên trở nặng, được đưa đến bệnh viện Trưng Vương hôm 6/8. 5 ngày sau, bà Dung cũng được đưa đến bệnh viện Dã chiến quận 8. Từ hôm đó bà bặt tin ông.

Sau 10 ngày điều trị, bà được xuất viện, trong lòng đinh ninh chồng con đợi sẵn ở nhà mà không ngờ rằng ông đã mất cách đó 3 hôm. Gần 3 tuần sau gia đình mới nhận được tro cốt. "Lúc anh ấy mất không có người thân nào bên cạnh", người phụ nữ 68 tuổi kể. Ảnh: Lê Tuyết

Người dân chắp tay cầu khấn trước chùa Pháp Hoa (quận 3), nơi diễn ra lễ thả hoa đăng tưởng niệm các nạn nhân Covid-19.

Theo Thượng tọa Thích Quảng Minh, trụ trì chùa, để đảm bảo phòng dịch, lễ tụng kinh cầu nguyện diễn ra tại chánh điện với 150 người, sau đó là lễ truyền đăng, tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch. "Buổi lễ mang tinh thần an ủi những linh hồn đã mất và người thân của họ trong đại dịch", thượng tọa Thích Quảng Minh nói. Ảnh: Nhật Thực

Lời nhắn nhủ "Mẹ yêu" của một thân nhân được viết lên hoa đăng trước khi thả xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Mỗi hoa đăng được làm bằng giấy có nến ở giữa mô phỏng theo cánh hoa sen để cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp. Ảnh: Nhật Thực

Khi những hoa đăng trôi trên dòng kênh, một người thân nạn nhân Covid-19 quỳ lạy tỏ lòng thành kính. Ảnh: Nhật Thực

Tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm, chùa Quán Sứ đánh chuông và gần 100 phật tử bắt đầu tụng kinh tưởng niệm đồng bào qua đời vì Covid-19. Hòa thượng Thích Thanh Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam, chủ trì lễ cầu siêu tại chùa Quán Sứ. Ảnh: Phạm Chiểu

Hình ảnh thành kính xúc động cũng diễn ra ở nhiều tỉnh thành như Long An, Cần Thơ, Đà Nẵng... Tại Đồng Tháp, bà Nguyễn Thị Phượng Minh, ở TP Sa Đéc, dự lễ tưởng niệm tại chùa Bửu Quang từ sớm. Bà chắp tay khấn nguyện trước linh vị người mất vì dịch bệnh. "Vì nghĩa đồng bào và thương xót người ra đi không có người thân bên cạnh, tôi đến thắp nén nhang, hồi hướng mong họ được yên nghỉ", bà nói. Ảnh: Ngọc Tài

Kết thúc lễ tưởng niệm kéo dài khoảng 60 phút, người thân nạn nhân Covid-19 dâng hoa và nến trên sân khấu Hội trường Thống Nhất (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Theo baodantoc.vn, vnexpress.net & Kênh Youtube VTC Now

 


(*) Xem thêm

Bình luận